[rev_slider alias="Banner header"]
Trang chủ Sống bằng sáng tạo Hi-tech - Sản phẩm Sinh viên chế tạo máy làm ống hút từ cỏ sậy

Sinh viên chế tạo máy làm ống hút từ cỏ sậy

Nhóm sinh viên Trường Cơ khí, Đại học Bách khoa Hà Nội vừa phát triển và sản xuất thành công máy chế tạo ống hút organic.
Máy tạo ống hút cỏ sậy của nhóm sinh viên Đại học Bách khoa Hà Nội.
Máy tạo ống hút cỏ sậy của nhóm sinh viên Đại học Bách khoa Hà Nội.

Máy chế tạo ống hút oragnic của nhóm sinh viên Đại học Bách khoa Hà Nội giúp nâng cao năng suất sản xuất với 2 đầu thông, mỗi đầu chỉ mất 5 giây để cho ra một sản phẩm.

Nỗ lực giảm rác thải nhựa

Nhóm sinh viên Trường Cơ khí, Đại học Bách khoa Hà Nội vừa phát triển và sản xuất thành công máy chế tạo ống hút organic. Hướng dẫn nhóm là TS Nguyễn Ngọc Kiên, Giảng viên chuyên ngành Chế tạo Máy, Trường Cơ khí, Đại học Bách khoa Hà Nội.

Nhóm được đặt tên là ECOTECH với thành viên là Nguyễn Hải Nam, sinh viên Cơ điện tử – K65, Đại học Bách khoa Hà Nội (nhóm trưởng) cùng 3 bạn là Nguyễn Quang Anh – Cơ Điện tử – K65; Nguyễn Thị Linh – Cơ khí – K64; Vũ Văn Hưởng – Cơ khí – K65.

Hiện nay, ống hút nhựa xếp thứ 6 trong tốp các loại rác khó có thể phân hủy và nằm trong top 10 loại rác thải được tìm thấy nhiều nhất khi nhắc đến vấn đề chất thải đại dương.

Có tới 8,3 tỷ ống hút nhựa đang làm ô nhiễm mọi bãi biển trên toàn thế giới – theo kết quả nghiên cứu của Hiệp hội Nghiên cứu biển Hoa Kỳ năm 2018. Thời gian để một ống hút nhựa bị phân hủy là 100 – 500 năm, trong khi đó lượng rác thải nhựa lại không ngừng gia tăng qua mỗi năm.

Trưởng nhóm Nguyễn Hải Nam chia sẻ, khi đi sâu vào tìm hiểu về ống hút sinh học, cả nhóm đã nhận thấy những “rào cản” cho sản phẩm này trên thị trường là giá thành cao và chưa phổ biến.

Nguyên nhân do quy trình sản xuất hoàn toàn thủ công còn rời rạc, chi phí cho nhân công và sản phẩm lỗi khá cao. Nhóm nhận thấy cây cỏ sậy thường mọc ở các khu vực ruộng đất và vùng trũng, đáp ứng đủ các tiêu chí cần thiết để tạo ra ống hút.

Sau khi thu gom cây cỏ sậy cả nhóm đã tiến hành khâu xử lý và vệ sinh. Cây cỏ sậy sau khi bỏ lá sẽ được chia thành từng đoạn, các ống cong được loại bỏ, chỉ giữ lại những ống thẳng. Điều khó nhất của một chiếc ống hút organic là công đoạn xử lý lõi của cây cỏ sậy. Trong lõi có rất nhiều xơ, chỉ khi lõi được xử lý sạch sẽ, chúng mới có thể được sử dụng để sản xuất ống hút.

Theo nhóm nghiên cứu, hiện nay, trên thị trường, việc xử lý lõi ống hút từ cây cỏ sậy thường được thực hiện bằng cách thủ công, dẫn đến năng suất thấp và chưa hoàn toàn loại bỏ được xơ bên trong lõi. Để làm ra ống hút cần máy phải chính xác tuyệt đối so với bản thiết kế. Bên cạnh đó, vì nguyên liệu đầu vào là cỏ sậy nên không được đồng nhất về kích thước, chất lượng, rất khó để thiết kế máy phù hợp.

Khắc phục khó khăn

Để tạo độ chính xác, ban đầu nhóm sử dụng công nghệ in 3D. Tuy nhiên, loại nhựa này dễ trượt, chỉ có thể sử dụng trong thời gian ngắn, nếu áp lực áp đặt lên máy liên tục, nó sẽ trượt và làm biến dạng, lệch kích thước đã tính toán ban đầu.

Thành viên Nguyễn Quang Anh chia sẻ, để khắc phục các nhược điểm nêu trên, các phôi ống hút sẽ được đưa vào hệ thống rửa, sau đó tiến hành quá trình sấy, sử dụng sấy nóng và sấy lạnh để đảm bảo khử khuẩn, tránh sự giãn nở do nhiệt độ. Bước tiếp theo, phôi ống hút sẽ đặt vào một tủ để giữ ẩm ở nhiệt độ phù hợp, giúp bảo quản lâu hơn.

Sản phẩm được dự kiến sẽ mang lại năng suất gấp 5 – 6 lần khi làm thủ công bằng các thiết bị thô sơ, tự chế. Độ chính xác cao hơn rất nhiều so với các thiết bị tự chế giúp hạn chế các sản phẩm bị lỗi đến tối đa và đảm bảo an toàn cho người lao động. Theo tính toán của nhóm, giá thành phẩm của ống hút organic dao động từ 300 – 340 đồng/1 ống hút.

Hiện, các ống hút organic của nhóm có thể bảo quản được 6 – 8 tháng. Trong tương lai, nhóm sẽ phát triển công nghệ về xử lý ảnh để phân loại được các nguyên liệu đầu vào không đạt tiêu chuẩn. Hướng tới tự động hóa cung cấp nguyên liệu, nguyên công xử lý lõi của cây cỏ và nguyên công vệ sinh ống hút sau khi gia công. Qua đó, tự động hóa hoàn toàn quy trình sản xuất ống hút organic… với năng suất lớn.

Hiện, máy chế tạo ống hút oragnic của nhóm sinh viên giúp nâng cao năng suất sản xuất với 2 đầu thông, mỗi đầu thông chỉ mất 5 giây để cho ra một sản phẩm; số lượng đầu thông có thể điều chỉnh linh hoạt. Máy thiết kế của nhóm đã đoạt giải Khuyến khích trong Cuộc thi Sáng tạo trẻ năm 2023 của Đại học Bách khoa Hà Nội.

Theo Giáo Dục Thời Đại

CÁC TIN KHÁC

Sinh viên chế tạo robot chơi piano

Nhóm sinh viên Trường Đại học Kinh tế TPHCM chế tạo robot có thể chơi hàng trăm bản nhạc khác nhau một cách thuần thục với đàn piano.

Khung xương robot hỗ trợ người đột quỵ phục hồi chức năng

Khung xương robot là một sáng kiến đột phá của nhóm các nhà khoa học Khu công nghệ cao TPHCM.

Robot dạy tiếng Anh của nhóm nghiên cứu Học viện Kỹ thuật Quân sự

Robot dạy tiếng Anh là sản phẩm của nhóm nghiên cứu Học viện Kỹ thuật Quân sự có thể nói chuyện, cử động tự nhiên, tương tác với học sinh.

Sản phẩm hỗ trợ tăng trí nhớ từ dược liệu quý sẵn có

Cao dược liệu hương nhu tía và rau sam đắng là thành phần chính của sản phẩm hỗ trợ tăng cường trí nhớ, bảo vệ sức khỏe.

Công nghệ giúp gia tăng giá trị cho củ gừng

Đối với gừng, việc sử dụng công nghệ chiết xuất CO2 lỏng sẽ giúp thu được những thành phần hoạt chất chất lượng cao, có hoạt tính sinh học quý.

Tiến sĩ chế tạo thiết bị thăm dò hiệu suất chip thế hệ mới

TS Lê Xuân Lực, 34 tuổi, cùng cộng sự phát triển thành công đầu dò loại nhiều chân cho phép tiếp xúc nhiều điểm có thể đo hiệu suất chip chính xác hơn.

Bài viết nổi bật

Đại học Sư phạm TP.HCM ‘bắt tay’ doanh nghiệp công nghệ Việt thúc đẩy chuyển đổi số

Theo hợp tác mới ký kết với Viettel Solutions, Đại học Sư phạm TP.HCM sẽ cùng doanh nghiệp này xây dựng các giải pháp công nghệ trong giáo dục tập trung vào 4 nội dung chính.

Nhóm sinh viên trường ĐH Ngoại thương giành giải ‘Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng’

Ngày 12/6, tại Học viện Tài chính diễn ra Chung khảo Hội thi khoa học sinh viên toàn quốc 'Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng' lần thứ VII, năm 2022. Ban Giám khảo đã chọn ra nhóm sinh viên ĐH Ngoại thương TP. Hồ Chí Minh giành giải Đặc biệt.

Bài viết mới nhất

Giới thiệu siêu du thuyền chạy bằng pin hydro đầu tiên trên thế giới

Công ty Feadship giới thiệu mẫu siêu du thuyền chạy bằng pin nhiên liệu hydro không khí thải, hứa hẹn cách mạng hóa phương tiện hạng sang này.

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.74) Văn miếu Mao Điền (Hải Dương): Biểu tượng hiếu học xứ Đông – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Nằm cách thành phố Hải Dương 15km về phía bắc, Văn Miếu Mao Điền được biết tới là văn miếu lớn thứ hai chỉ sau Văn Miếu Quốc Tử Giám (Hà Nội). Với hơn 500 năm tồn tại và thờ hơn 600 tiến sĩ của trấn Hải Dương, nơi đây đã trở thành biểu tượng cho tinh thần hiếu học của người xứ Đông.

Công ty Mỹ và Nhật Bản ‘bắt tay’ phát triển chip AI tiết kiệm năng lượng

Công ty Esperanto Technologies của Mỹ sẽ cung cấp kiến thức chuyên môn về thiết kế loại chip AI tiết kiệm năng lượng, trong khi Rapidus sẽ phụ trách phần các công nghệ chế tạo chip.

[WOWTIMES – VIETKINGS] Bưu điện Thành phố Hồ Chí Minh (1891-2024): Nét đẹp tráng lệ giữa lòng Sài Gòn – Top 100 đơn vị trên 100 tuổi còn hoạt động tại Việt Nam 2024 – P.32

(WowTimes - VietKings) Bưu điện Thành phố Hồ Chí Minh được hoàn thành xây dựng vào năm 1891. Tới nay, trải qua gần 133 năm hình thành và phát triển nhưng bưu điện vẫn và đang là trung tâm văn hóa - du lịch - thương mại náo nhiệt nhất đất Sài thành.

Hai nhà khoa học lĩnh vực vật lý và môi trường đoạt Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2024

Đó là Tiến sĩ Nguyễn Thị Kim Thanh, Viện Vật lý, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam với một công...

Vương cung Thánh đường Phú Nhai (Nam Định) – TOP 5 nhà thờ cổ trên 100 tuổi của Việt Nam được nhiều người biết đến (P.5) – [VIETKINGS-TOPPLUS – Hành trình TOP Việt Nam]

(kyluc.vn) Vương cung thánh đường Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội – nhà thờ Phú Nhai (xã Xuân Phương, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định) được biết đến là một trong những nhà thờ lớn nhất Đông Nam Á với kiến trúc Gothic nước Pháp. Nhà thờ Phú Nhai là biểu tượng văn hoá nổi tiếng của xứ đạo Nam Định.