Trang chủ Thế kỷ của não bộ Khám phá Vì sao bê tông La Mã từ 2.000 năm trước lại bền...

Vì sao bê tông La Mã từ 2.000 năm trước lại bền bỉ hơn cả bê tông thời hiện đại?

Càng chịu mưa nắng, bê tông do người La Mã cổ đại sáng tạo ra càng thêm bền bỉ nhờ vào một bí quyết đặc biệt trong vật liệu và cách trộn bê tông.

Người La Mã cổ đại được đánh giá là những nhà xây dựng và kỹ sư bậc thầy. Một trong những công trình tiêu biểu nổi tiếng nhất là hệ thống dẫn nước của các thành phố La Mã, vốn vẫn còn có thể hoạt động đến tận ngày nay.

Theo đó, những kiệt tác kiến trúc này được thực hiện dựa vào một loại vật liệu xây dựng độc đáo có tên gọi là bê tông pozzolanic, được đặt tên theo thành phố Pozzuoli của Ý. Đây là một loại vật liệu đã mang lại cho các công trình kiến trúc La Mã độ bền bỉ đáng kinh ngạc qua hàng ngàn năm. Có thể kể đến Patheon, đến thờ được xây dựng bằng bê tông không cốt thép lớn nhất thế giới, vốn vẫn còn nguyên vẹn sau gần 2000 năm.

tm-img-alt
Bê tông pozzolanic được cho là “bí quyết” đằng sau giúp các công trình do người La Mã cổ đại xây dựng nên vẫn có thể tồn tại trong hàng nghìn năm. Ảnh: Internet

Các đặc tính của bê tông pozzolanic thường được quy cho các thành phần của nó: pozzolana, tức hỗn hợp tro núi lửa và vôi. Khi trộn với nước, hai loại vật liệu này có thể phản ứng để tạo ra bê tông bền chắc. Tuy nhiên, bí quyết đằng sau bê tông pozzolanic của người La Mã không chỉ dừng lại ở thành phần tạo nên. Một nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế do Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) dẫn đầu đã phát hiện ra rằng, bê tông pozzolanic có các đặc tính tuyệt vời nhờ kỹ thuật được sử dụng để trộn ra chúng.

Chẳng hạn, những khối vôi nhỏ, màu trắng có thể được tìm thấy trong khối bê tông được trộn kỹ. Sự hiện diện của những khối này trước đây được cho kết quả của quá trình trộn bê tông không đạt chuẩn, hoặc do thành phần nguyên vật liệu kém. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu của MIT lại không đồng ý với điều này.

“Nếu người La Mã đã nỗ lực rất nhiều để tạo ra một vật liệu xây dựng xuất sắc, tuân theo tất cả các công thức chi tiết đã được tối ưu hóa trong nhiều thế kỷ, thì tại sao họ lại không nỗ lực thêm để đảm bảo ra lò loại bê tông được trộn một cách kĩ lưỡng?”, nhà khoa học vật liệu Admir Masic của MIT nhận định.

Bí quyết hoàn hảo của người La Mã

Masic và nhóm nghiên cứu do kỹ sư xây dựng của – Linda Seymour dẫn đầu đã nghiên cứu cẩn thận các mẫu bê tông La Mã 2.000 năm tuổi từ địa điểm khảo cổ Privernum ở Ý.

Một trong những câu hỏi đến từ cách vôi được sử dụng. Cách hiểu tiêu chuẩn về bê tông pozzolanic là nó sử dụng vôi tôi. Đầu tiên, đá vôi được nung ở nhiệt độ cao để tạo ra một loại bột ăn da có tính phản ứng cao được gọi là vôi sống, hay canxi oxit. Việc trộn vôi sống với nước tạo ra vôi tôi, hoặc canxi hydroxit: một loại bột nhão ít phản ứng hơn. Theo lý thuyết, chính loại vôi tôi này được cho là đã được người La Mã cổ đại sử dụng để trộn với pozzolana.

Tuy nhiên, dựa trên phân tích của nhóm nghiên cứu, các cục vôi trong các mẫu vật của họ không phù hợp với phương pháp này. Thay vào đó, bê tông La Mã có thể được tạo ra bằng cách trộn trực tiếp vôi sống với pozzolana và nước ở nhiệt độ cực cao, một quy trình mà nhóm gọi là “trộn nóng” dẫn đến các cục vôi.

“Đầu tiên, khi toàn bộ bê tông được nung nóng ở nhiệt độ cao, nó tạo ra các chất hóa học không thể có nếu bạn chỉ sử dụng vôi tôi, tạo ra các hợp chất liên quan đến nhiệt độ cao vốn sẽ khó có thể hình thành. Thứ hai, nhiệt độ tăng này làm giảm đáng kể thời gian đóng rắn và đông kết do tất cả các phản ứng được tăng tốc,cho phép xây dựng nhanh hơn nhiều.”, chuyên gia Masic cho biết.

Và nó còn có một lợi ích khác: Các cục vôi mang lại khả năng tự phục hồi đáng kể cho bê tông.

Khi các vết nứt hình thành trong bê tông, chúng ưu tiên di chuyển đến các cục vôi, có diện tích bề mặt cao hơn các hạt khác trong ma trận. Khi nước chảy vào vết nứt, nó sẽ phản ứng với vôi để tạo thành một dung dịch giàu canxi. Dung dịch này sẽ khô và cứng lại dưới dạng canxi cacbonat, gắn vết nứt lại với nhau và ngăn không cho vết nứt lan rộng hơn.

Điều này đã được quan sát thấy trong bê tông từ một địa điểm 2.000 năm tuổi khác, Lăng mộ Caecilia Metella, nơi các vết nứt trên bê tông đã được lấp đầy bằng canxit. Nó cũng có thể giải thích tại sao bê tông La Mã từ tường chắn sóng được xây dựng cách đây 2.000 năm vẫn tồn tại nguyên vẹn trong nhiều thiên niên kỷ, bất chấp sự va đập liên tục của đại dương. Hiểu một cách đơn giản, càng chịu nhiều mưa gió, bê tông của người La Mã càng vững vàng và bền bỉ.

Vì vậy, nhóm nghiên cứu đã thử nghiệm những phát hiện của họ bằng cách tạo ra bê tông pozzolanic từ các công thức cổ xưa và hiện đại bằng cách sử dụng vôi sống. Họ cũng tạo ra một loại bê tông được trộn mà không có vôi và thực hiện các bài kiểm tra vết nứt. Kết quả, bê tông được thực hiện theo phương pháp truyền thống khi nứt vẫn có thể được lấp đầy hoàn toàn trong vòng hai tuần. Trong khi đó, vết nứt trên bê tông không được trộn với vôi vẫn còn nguyên.

Được biết, nhóm nghiên cứu hiện đang ấp ủ để thương mại hóa loại bê tông dựa trên cảm hứng từ người La Mã cổ đại, như một giải pháp thay thế thân thiện với môi trường hơn so với bê tông hiện tại.

Theo Môi Trường & Đô Thị

CÁC TIN KHÁC

Việt Nam có 1 loại “nấm trường thọ” chứa hơn 400 dưỡng chất quý giá

Đây là một loại dược liệu quý giúp bồi bổ sức khỏe, ngăn ngừa một số loại bệnh và tăng cường tuổi thọ.

Giới hạn chịu nóng của con người không cao như chúng ta tưởng

Theo thống kê từ EPA, khoảng 11.000 trường hợp tử vong tại Mỹ gây ra bởi các sóng nhiệt trong giai đoạn từ 1979-2018. Con số này thậm chí còn có thể nhiều hơn do nhiều nơi không liệt kê hoặc không nhận định nhiệt độ cao là nguyên nhân gây tử vong.

Tàu chữa cháy lớn nhất thế giới tự thăng bằng trong 6 giây

https://www.youtube.com/watch?v=cZdGcip4FzM Chiếc tàu chế tạo bởi xưởng đóng tàu Lungteh ở huyện Nghi Lan của Đài Loan được cho là tàu chữa cháy tự thăng...

Hé lộ sự tồn tại hành tinh thứ 9 trong Hệ Mặt trời chúng ta

Chúng ta biết rằng, có ít nhất 8 hành tinh đang tồn tại trong Hệ Mặt trời, nhưng có thể vẫn còn tồn tại những vật thể khác. Mới đây các nhà khoa học đã hé lộ thêm bằng chứng về hành tinh thứ 9.

Nhà vệ sinh tương lai, bồn cầu sẽ biết… bắt bệnh

Những chiếc gương và toilet có thể phát hiện bệnh sớm, các loại vật liệu lót sàn có khả năng đo lường nguy cơ ngã của người dùng, đó là những gì có thể sẽ sớm hiện diện trong các nhà vệ sinh cao cấp tương lai.

Điều gì biến Ấn Độ trở thành trung tâm thiết kế bán dẫn của thế giới?

Theo Chủ tịch Công ty bán dẫn Qualcomm chi nhánh Ấn Độ, quốc gia Nam Á đang và sẽ là trung tâm thiết kế chip với đội ngũ kỹ sư dồi dào.

Bài viết nổi bật

Đại học Sư phạm TP.HCM ‘bắt tay’ doanh nghiệp công nghệ Việt thúc đẩy chuyển đổi số

Theo hợp tác mới ký kết với Viettel Solutions, Đại học Sư phạm TP.HCM sẽ cùng doanh nghiệp này xây dựng các giải pháp công nghệ trong giáo dục tập trung vào 4 nội dung chính.

Nhóm sinh viên trường ĐH Ngoại thương giành giải ‘Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng’

Ngày 12/6, tại Học viện Tài chính diễn ra Chung khảo Hội thi khoa học sinh viên toàn quốc 'Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng' lần thứ VII, năm 2022. Ban Giám khảo đã chọn ra nhóm sinh viên ĐH Ngoại thương TP. Hồ Chí Minh giành giải Đặc biệt.

Bài viết mới nhất

[WOWTIMES – VIETKINGS] Trường THPT Chu Văn An (1908-2024) – Ngôi trường cách mạng xuyên thế kỷ – Top 100 đơn vị trên 100 tuổi còn hoạt động tại Việt Nam 2024 – P.25

(nienlich.vn) Trường THPT Chu Văn An (tiền thân là trường Bưởi) được chính quyền Pháp thành lập năm 1908. Tính tới nay, trải qua gần 116 năm hình thành và phát triển, ngôi trường cổ kính này ngày càng phát triển mạnh mẽ, là chiếc nôi đào tạo hàng loạt nhân tài xuất sắc cho đất nước.

Chợ Đà Lạt (Lâm Đồng) – TOP 5 khu chợ đặc trưng ba miền của Việt Nam được nhiều người biết đến (P.4) – [VIETKINGS-TOPPLUS – Hành trình TOP Việt Nam]

(kyluc.vn) Chợ Đà Lạt hiện nay không chỉ là một ngôi chợ với các hoạt động mua bán thông thường với người bản xứ, mà còn là nơi nổi tiếng thu hút khách tham quan khi đến với thành phố này.

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.66) Hải đăng Kê Gà (Bình Thuận): Trăm năm soi lối giữa biển khơi – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Hải đăng Kê Gà là ngọn hải đăng trên hòn đảo cùng tên, được thực dân Pháp xây dựng từ cuối thế kỉ 19. Ngọn hải đăng oai nghiêm hàng trăm năm với vẻ đẹp cổ kính và trầm mặc, trở thành một trong những biểu tượng được nhiều người biết đến

Tập đoàn Mường Thanh chào mừng 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ với Kỷ lục màn múa xòe Thái tại 42 cơ sở trong và ngoài nước

(Kyluc.vn) Chiều ngày 7/5/2024 tại thủ đô Hà Nội, Tập đoàn Mường Thanh đã long trọng tổ chức buổi lễ tổng kết cho Chương trình “Một vòng Mường Thanh”. Đặc biệt, tại buổi lễ, Tập đoàn đã chính thức đón nhận xác lập Kỷ lục Việt Nam: “Một vòng Mường Thanh” – Màn múa Xòe Thái do các cán bộ, nhân viên thực hiện tại nhiều địa điểm nhất (42 điểm)”.

[WOWTIMES – VIETKINGS] Trường Cao đẳng Mỹ thuật trang trí Đồng Nai (1903-2024) – Nơi hội tụ của nghệ nhân tài năng – Top 100 đơn vị trên 100 tuổi còn hoạt động tại Việt Nam 2024 – P.24

(nienlich.vn) Là một trong những ngôi trường đào tạo mỹ thuật hàng đầu tại khu vực miền Nam. Đến nay, trải qua 120 năm hình thành và phát triển, Trường Cao đẳng Mỹ thuật trang trí Đồng Nai đã và đang đào tạo nhiều thế hệ sinh viên tài năng, cung cấp cho thị trường lao động nguồn nhân lực mỹ thuật ứng dụng chất lượng cao.

Chợ Hàn (Đà Nẵng) – TOP 5 khu chợ đặc trưng ba miền của Việt Nam được nhiều người biết đến (P.3) – [VIETKINGS-TOPPLUS – Hành trình TOP Việt Nam]

(kyluc.vn) Đối với thành phố Đà Nẵng, chợ Hàn để lại một dấu ấn sâu đậm trong sinh hoạt kinh tế và văn hoá, gắn với nhiều thế hệ qua nhiều biến cố lịch sử khác nhau trong cuộc sống. Chợ Hàn nằm bên bờ sông Hàn, kể chuyện chợ Hàn cũng chính là kể một câu chuyện của thành phố bên dòng sông Hàn, phản ánh một bức tranh trong tiến trình lịch sử Đà Nẵng.