Trang chủ Thế giới ý tưởng Ý tưởng khác Kế hoạch 1,2 tỷ USD để mang Internet tới Bắc Cực

Kế hoạch 1,2 tỷ USD để mang Internet tới Bắc Cực

Tuyến cáp quang biển xuyên qua Bắc Cực được đánh giá là quãng đường ngắn và hiệu quả nhất so với các luồng dữ liệu khác, có thể cải thiện đáng kể tốc độ kết nối Internet.

Nằm nép mình giữa những ngôi mộ có dấu xương cá voi của những thuyền trưởng đã khuất, các hang cáo Bắc Cực hay bãi biển phủ đầy tuyết, một loạt đĩa vệ tinh hướng về phía chân trời từ thị trấn Utqiagvik, bang Alaska, Mỹ.

Khác xa với hệ thống cáp quang siêu tốc cung cấp kết nối Internet đến mọi nơi trên thế giới, các thị trấn ở Bắc Cực như Utqiagvik thường dựa vào kết nối vệ tinh vốn có nhiều hạn chế và kém tin cậy.

 Một bến tàu ở thị trấn Utqiagvik ở Alaska bị bao quanh bởi lớp băng dày vào tháng 10. Ảnh: WSJ.

Một bến tàu ở thị trấn Utqiagvik ở Alaska bị bao quanh bởi lớp băng dày vào tháng 10. Ảnh: WSJ.

Với những sinh viên tại đây, việc xem video cũng là một điều khó khăn. Trong khi đó, các bệnh viện phải tốn hàng giờ để tải lên các bản quét y tế, còn những nhà khoa học đôi khi phải vật lộn chỉ để mở email.

Biên giới cuối cùng của kỹ thuật số

WSJ gọi Bắc Cực là một trong những biên giới kỹ thuật số cuối cùng của thế giới. Cho đến nay, hệ thống cáp quang dưới biển đã mang hơn 99% lưu lượng liên lạc và dữ liệu xuyên lục địa đi qua gần hết mọi đại dương lớn trên thế giới.

Tuy nhiên, Bắc Băng Dương là ngoại lệ duy nhất. Những dải băng ở khu vực này là trở ngại quá lớn với cáp quang.

Cho đến gần đây, khi những tảng băng đó bắt đầu tan chảy do hệ quả từ biến đổi khí hậu, các công ty viễn thông mới tìm đến khu vực này.

Bắc Cực là nơi gần với châu Á, châu Âu và Bắc Mỹ hơn bất kỳ điểm nào khác trên Trái đất. Điều đó đồng nghĩa rằng một tuyến đường cáp quang đi qua nơi này sẽ là quãng đường ngắn và hiệu quả nhất so với các luồng dữ liệu khác.

 Bắc Cực là một trong những biên giới kỹ thuật số cuối cùng của thế giới do những dải băng là trở ngại quá lớn để xây dựng tuyến cáp quang ở khu vực này. Ảnh: WSJ.

Bắc Cực là một trong những biên giới kỹ thuật số cuối cùng của thế giới do những dải băng là trở ngại quá lớn để xây dựng tuyến cáp quang ở khu vực này. Ảnh: WSJ.

“Việc biến đổi khí hậu đã khiến mọi việc trở nên dễ dàng hơn về mặt kỹ thuật”, AJ Knaapila, chủ tịch kiêm CEO của công ty phần mềm, an ninh mạng và viễn thông Phần Lan Cinia Oy cho biết.

Cùng với các đối tác khác, Cinia sẽ xây dựng một tuyến cáp quang biển xuyên Bắc Cực trong những năm tới, một dự án ước tính trị giá khoảng 1,2 tỷ USD.

Tuyến cáp quang ưu việt

Theo WSJ, tuyến cáp quang Bắc Cực sẽ mang đến kết nối ngắn nhất giữa London và Tokyo. Điều này mang ý nghĩa to lớn đối với các ngành như giao dịch tài chính, nơi một phần nghìn giây có thể tạo ra sự khác biệt giữa một giao dịch lãi hoặc lỗ.

Ngoài ra, dự án cũng sẽ mang lại kết nối cực kỳ cần thiết cho các thị trấn nông thôn phía bắc như Utqiagvik, thay đổi nơi này trở thành thành một giao lộ kỹ thuật số quan trọng.

Ông Knaapila khẳng định khả năng cung cấp liên lạc với độ trễ thấp là một trong những ưu điểm lớn nhất của tuyến cáp.

Theo Tim Stronge, nhà phân tích tại công ty phân tích cáp ngầm TeleGeography, thông qua tuyến cáp quang xuyên Bắc Cực, một ngân hàng ở London có thể truyền dữ liệu đến Tokyo nhanh hơn từ 30-40% so với các tuyến đang được triển khai hiện nay.

 Theo kế hoạch, tuyến cáp quang ở Bắc Cực sẽ có từ 12-16 cặp sợi quang, với mỗi cặp có lưu lượng truyền tải khoảng 15 terabit/s. Ảnh: Cinia.

Theo kế hoạch, tuyến cáp quang ở Bắc Cực sẽ có từ 12-16 cặp sợi quang, với mỗi cặp có lưu lượng truyền tải khoảng 15 terabit/s. Ảnh: Cinia.

Ngoài dịch vụ tài chính, Cinia cho biết các ngành công nghiệp khác cũng sẽ được hưởng lợi từ cơ hội đa dạng hóa tuyến đường cáp quang.

Paul Gabla, giám đốc kinh doanh và tiếp thị của Alcatel Submarine Networks, cho biết hiện nay gần như mọi tuyến cáp ngầm nối châu Á và châu Âu đều đi qua Ai Cập.

Tuy nhiên, đây cũng là tuyến đường phổ biến để vận chuyển hàng hóa, dẫn đến việc các phương tiện gây ra sự cố đứt cáp.

Theo Gabla, nguyên nhân phổ biến nhất là hoạt động đánh bắt cá. Trong khi đó, ở Bắc Cực, lưu lượng vận chuyển hoặc các hoạt động đánh bắt cá chỉ ở mức tối thiểu và phần lớn là vào mùa đông. Ngoài ra, dải băng ở nơi này cũng là “lá chắn” vững chắc cho cáp quang khỏi thiệt hại do con người gây ra.

Tuy nhiên, viễn cảnh ấy chỉ khả thi trên lý thuyết, còn trong thực tế, việc xây dựng tuyến cáp quang biển xuyên qua Bắc Cực là một thách thức to lớn.

Gian nan hành trình đưa Internet đến Bắc Cực

Cinia, công ty được sở hữu 77,5% bởi chính phủ Phần Lan đã từng nhiều lần thất bại với những dự án tương tự ở Bắc Cực.

Năm 2019, Cinia từng ký hợp đồng hợp tác với công ty MegaFon của Nga trong một dự án định tuyến cáp phía đông từ châu Âu qua Bắc Cực của Nga đến châu Á.

Đến năm 2021, Cinia thừa nhận dự án đổ vỡ sau khi sự hỗ trợ của chính phủ Nga đối với dự án bắt đầu giảm dần, bên cạnh rủi ro địa chính trị khi vận hành một luồng dữ liệu gần nước Nga là quá cao.

 AJ Knaapila, chủ tịch kiêm CEO của công ty phần mềm, an ninh mạng và viễn thông Phần Lan Cinia giới thiệu bản đồ chi tiết toàn bộ tuyến cáp quang ngầm trên thế giới. Ảnh: WSJ.

AJ Knaapila, chủ tịch kiêm CEO của công ty phần mềm, an ninh mạng và viễn thông Phần Lan Cinia giới thiệu bản đồ chi tiết toàn bộ tuyến cáp quang ngầm trên thế giới. Ảnh: WSJ.

Trong hơn hai thập kỷ qua, có không ít các tuyến cáp quang đi qua Bắc Cực đã được lên kế hoạch tỉ mỉ. Tuy nhiên, tất cả đều bị hủy bỏ và trì hoãn vô thời hạn, một phần do những thách thức trong việc tìm kiếm tài trợ cho dự án đầu tiên ở nơi này.

Với tham vọng biến kế hoạch này trở thành hiện thực, trong một năm rưỡi qua, Cinia đã thành lập liên doanh với Arteria Networks của Nhật Bản và một công ty địa phương là Far North Digital.

Theo Alcatel Submarine Networks, công ty con của Nokia ước tính, chiều dài tuyến cáp sẽ đạt khoảng 16.880 km vẫn còn có thể thay đổi trong tương lai

Theo đại diện của Cinia cho biết, tuyến cáp mới phải kiếm được hơn 80 triệu USD hàng năm, trong vòng đời khoảng 25 năm mới giúp công ty có lãi.

Do thiếu kinh phí, các đối tác trong dự án này phải tự bỏ tiền túi ra tài trợ bằng doanh thu từ nhiều lĩnh vực kinh doanh khác, trong lúc vẫn đang tìm kiếm nguồn tài trợ từ các nhà đầu tư bên ngoài và khách hàng trong tương lai.

Ngoài vấn đề chi phí, lớp băng vĩnh cửu cũng là rào cản lớn trong việc xây dựng tuyến cáp. Ông Gabla cho biết, dù biến đổi khí hậu đã khiến Bắc Cực ấm và có mưa nhiều hơn, nhưng công việc xây dựng tuyến cáp ở nơi đây chỉ có thể thực hiện trong những tháng mùa hè khi băng tan.

 Lớp băng vĩnh cửu ở Bắc Cực là rào cản lớn trong việc xây dựng tuyến cáp. Ảnh: Submarine Force Atlan.

Lớp băng vĩnh cửu ở Bắc Cực là rào cản lớn trong việc xây dựng tuyến cáp. Ảnh: Submarine Force Atlan.

Bên cạnh đó, khâu bảo trì cũng là một vấn đề khác. Phần lớn các tàu cáp hiện không được thiết kế để xuyên qua băng và Cinia vẫn đang phải thảo luận liệu có thể gia cố thêm cho các tàu chuyên dụng để hoạt động trong môi trường Bắc Cực.

Đây cũng là điều làm cho khách hàng tiềm năng của tuyến cáp lo lắng. Takahiro Sumimoto, phó chủ tịch cấp cao về cáp quang biển của NTT Ltd, một công ty cơ sở hạ tầng có trụ sở tại London thuộc sở hữu của Nippon, lo ngại nếu tuyến cáp bất ngờ bị đứt trong những tháng mùa đông, người dùng có thể phải đợi vài tháng để nó hoạt động trở lại.

Theo Zing

CÁC TIN KHÁC

Sinh viên làm siêu tụ điện từ vỏ sầu riêng

Nhóm sinh viên Đại học Quốc gia TPHCM đã chế tạo siêu tụ điện từ vỏ sầu riêng để lưu trữ năng lượng ổn định và thân thiện với môi trường.

Sinh viên sáng chế cà phê túi lọc

Làm thế nào để có tách cà phê truyền thống đậm vị mà không mất nhiều công đoạn pha chế?

Sinh viên biến phế thải thành vật liệu xây dựng

Nhóm sinh viên đã sử dụng các phế thải nông nghiệp (bã mía, rơm rạ...) và phế thải công nghiệp để chế tạo loại vật liệu mới thân thiện với môi trường.

Xây bể chứa nước, bổ sung muối khoáng ‘chống khát’ cho thú rừng

Trước tình trạng nguồn nước tự nhiên trong rừng đang dần khô cạn, hàng loạt bể chứa nước đã được xây dựng để cung cấp nguồn nước uống cho các loại thú rừng

Sinh viên hàng không chế tạo hộp thông minh chỉ dẫn hành khách ở sân bay

Nhóm sinh viên Học viện Hàng không Việt Nam chế tạo hộp thiết bị gắn ở các vị trí khác nhau trong sân bay giúp hành khách tìm cửa ra máy bay, nhà vệ sinh, tra cứu thông tin.

Ví tái chế từ màn chiếu cũ của CGV Việt Nam gây sốt vì ý tưởng độc đáo

Chỉ trong thời gian ngắn, ví đựng thẻ tái chế từ màn chiếu cũ của CGV Việt Nam đã thu hút sự chú ý của giới trẻ vì ý tưởng tận dụng các vật liệu cũ từ rạp phim vô cùng độc đáo.

Bài viết nổi bật

Đại học Sư phạm TP.HCM ‘bắt tay’ doanh nghiệp công nghệ Việt thúc đẩy chuyển đổi số

Theo hợp tác mới ký kết với Viettel Solutions, Đại học Sư phạm TP.HCM sẽ cùng doanh nghiệp này xây dựng các giải pháp công nghệ trong giáo dục tập trung vào 4 nội dung chính.

Nhóm sinh viên trường ĐH Ngoại thương giành giải ‘Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng’

Ngày 12/6, tại Học viện Tài chính diễn ra Chung khảo Hội thi khoa học sinh viên toàn quốc 'Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng' lần thứ VII, năm 2022. Ban Giám khảo đã chọn ra nhóm sinh viên ĐH Ngoại thương TP. Hồ Chí Minh giành giải Đặc biệt.

Bài viết mới nhất

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.60) Chợ Đà Lạt (Lâm Đồng): Trái tim của thành phố ngàn hoa – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Chợ Đà Lạt hiện nay không chỉ là một ngôi chợ với các hoạt động mua bán thông thường với người bản xứ, mà còn là nơi nối tiếng thu hút khách tham quan khi đến với thành phố này.

Giới hạn chịu nóng của con người không cao như chúng ta tưởng

Theo thống kê từ EPA, khoảng 11.000 trường hợp tử vong tại Mỹ gây ra bởi các sóng nhiệt trong giai đoạn từ 1979-2018. Con số này thậm chí còn có thể nhiều hơn do nhiều nơi không liệt kê hoặc không nhận định nhiệt độ cao là nguyên nhân gây tử vong.

Tàu chữa cháy lớn nhất thế giới tự thăng bằng trong 6 giây

https://www.youtube.com/watch?v=cZdGcip4FzM Chiếc tàu chế tạo bởi xưởng đóng tàu Lungteh ở huyện Nghi Lan của Đài Loan được cho là tàu chữa cháy tự thăng...

[WOWTIMES – VIETKINGS] Trường Đại học Sài Gòn (1908-2024) – Chứng nhân lịch sử kiêu hùng – Top 100 đơn vị trên 100 tuổi còn hoạt động tại Việt Nam 2024 – P.19

(nienlich.vn) Đại học Sài Gòn được xây dựng vào năm 1908 có tiền thân là trường Trung học Pháp – Hoa. Trong hơn một thế kỷ xây dựng và phát triển, Trường hiện là cơ sở giáo dục đại học và nghiên cứu khoa học công lập, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội của Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói chung.

Ra mắt “pin” muối nóng chảy khổng lồ đầu tiên trên thế giới

Cơ sở lưu trữ năng lượng xanh bằng muối nóng chảy mới khánh thành ở Đan Mạch được ví như viên pin khổng lồ và cực kỳ hiệu quả.

Nhà hát lớn Thành phố Hồ Chí Minh – TOP 5 sân khấu – nhà hát kịch lâu đời của Việt Nam thu hút nhiều khách tham quan (P.4) – [VIETKINGS-TOPPLUS – Hành trình TOP Việt Nam]

(kyluc.vn) Được khởi công xây dựng từ năm 1898 và đưa vào sử dụng từ năm 1900, Nhà hát thành phố (tên ban đầu là Nhà hát lớn Sài Gòn- L’Opera de Saigon) từng là biểu tượng văn hoá của “Hòn ngọc viễn Đông”. Hơn 100 năm qua, theo dòng lịch sử của Sài Gòn, Nhà hát cũng có nhiều thăng trầm và trở thành một chứng nhân của lịch sử.