Trang chủ Sống bằng sáng tạo Khoa học công nghệ Top Ý Tưởng Sáng Tạo Việt Nam 2023 - Sinh viên dùng...

Top Ý Tưởng Sáng Tạo Việt Nam 2023 – Sinh viên dùng khí CO2 để bảo quản lúa gạo

Nhóm sinh viên Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TPHCM đã sáng tạo ra cách bảo quản lúa gạo bằng CO2.
Hình ảnh lúa được bảo quản bằng khí CO2.

Hình ảnh lúa được bảo quản bằng khí CO2.

Thay vì phải dùng hóa chất chống nấm mốc hoặc để trong các điều kiện nhiệt độ tối ưu, nhóm sinh viên Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TPHCM đã sáng tạo ra cách bảo quản lúa gạo bằng CO2.

Kìm hãm độc tố phát triển

Đề tài “Nghiên cứu ứng dụng khí CO2 kìm hãm sự sinh trưởng, phát triển và sinh độc tố gây ung thư Aflatoxin B1 và Fumonisin B1 của Aspergillus flavus và Fusarium proliferatum trong bảo quản lúa” do nhóm sinh viên Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TPHCM thực hiện. Nhóm nghiên cứu gồm Phạm Thị Anh Thư, Trần Hoàng Diễm Quỳnh, Nguyễn Phương Tùng, Nguyễn Thị Kim Xuyến đều là sinh viên năm thứ 3.

Phạm Thị Anh Thư cho biết, đây không phải là phát kiến mới của nhóm, mà là tiếp nối nghiên cứu của sinh viên các khóa trong nhà trường. Từ năm 2017, TS Phan Thị Kim Liên – giảng viên Khoa Công nghệ Thực phẩm đã hướng dẫn sinh viên nghiên cứu theo hướng này.

Do cần thời gian, công sức, nhiều nhóm nghiên cứu đã ra trường trước khi hoàn thành đề tài. Nhóm của Anh Thư “tiếp quản” và hoàn thiện các bước cuối cùng của nghiên cứu.

Nhóm sinh viên thực hiện các công đoạn tiếp theo của đề tài như cấy mốc, đo hoạt độ nước, cấy nhiễm, đo tốc độ tăng trưởng nấm mốc, chạy độc tố, xử lý số liệu và đưa ra kết luận cuối cùng.

“Một lý do khác khiến chúng em quyết tâm nghiên cứu đề tài này là nhận thấy tình trạng bảo quản lúa gạo sau thu hoạch vẫn còn rất bấp bênh. Làm ra hạt gạo cực nhọc nhưng không bảo quản đúng cách là đổ xuống sông hết. Việc tạo ra một công nghệ tối ưu để bảo quản lúa gạo là mong mỏi của người nông dân bấy lâu”, Anh Thư chia sẻ.

Nhóm nhận thấy các loại nấm mốc thường bị tác động bởi các yếu tố như nhiệt độ, hoạt độ nước và thành phần khí. Khí CO2 được nhận định là thân thiện với môi trường, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con người, đặc biệt là không gây biến đổi chất lượng lúa gạo trong bảo quản.

Các sinh viên đã khảo sát lúa gạo ở 3 tỉnh Đồng Tháp, Cần Thơ, An Giang, sau đó thu thập mẫu ở 5 giai đoạn khác nhau. Sau khi đã có mẫu lúa, nhóm tiến hành phân lập và định danh nấm mốc bằng phương pháp truyền thống lẫn hiện đại. Ở phương pháp truyền thống, nhóm quan sát đặc điểm nấm mốc bằng đại thể và vi thể; còn ở phương pháp hiện đại, tiến hành giải trình tự gen và phân tích độc tố bằng LC-MS/MS.

Khi đã có mẫu lúa, tiến hành cấy vào môi trường lúa đã chiếu xạ và đánh giá dựa trên các yếu tố: Nhiệt độ, hoạt độ nước và nhiệt độ, hoạt độ nước kèm nồng độ khí CO2. Từ đó, đánh giá khả năng kìm hãm sự sinh trưởng, sinh độc tố của các loại nấm mốc.

Tìm ra điều kiện phát triển tối ưu nấm mốc

Theo nhóm nghiên cứu, sau khi tiến hành phân lập từ 240 mẫu lúa từ Đồng bằng sông Cửu Long, nhóm phát hiện ra 12 loại nấm mốc. Trong đó, có 2 loại nấm mốc nguy hiểm, sinh ra các loại độc tố gây ung thư là Aspergillus flavus và Fusarium proliferatum.

Trong đó, 60% Fusarium proliferatum và 44% Aspergillus flavus được phân lập trên lúa có khả năng sinh độc tố. Trong khi đó, 31% Aspergillus flavus được phân lập từ gạo có khả năng sinh độc tố Aflatoxin B1 và không phát hiện Fusarium proliferatum trong nguyên liệu này sinh Fumonisin B1.

Trong quá trình nghiên cứu, nhóm xác định điều kiện tối ưu để hai loại nấm mốc sinh trưởng phát triển tốt nhất. Cụ thể, ở nhiệt độ 35ºC, hoạt độ nước 0.99, nấm mốc Aspergillus flavus phát triển mạnh nhất.

Tương tự, loại Fusarium proliferatum phát triển tối ưu ở 30°C và hoạt độ nước 0.99. Tiếp đó, nhóm đưa khí CO2 tác động vào lúa ở hai điều kiện này để đánh giá khả năng kìm hãm phát triển hai loại nấm mốc.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, khi sử dụng khí CO2, nấm mốc Aspergillus flavus bị kìm hãm sự sinh trưởng phát triển khoảng 80%; Fusarium proliferatum có thể bị kìm hãm 81%.

Đặc biệt, khi sử dụng khí CO2, độc tố gây ung thư Aflatoxin B1 do nấm mốc Aspergillus flavus sinh ra bị kìm hãm 100%. Đặc biệt, trong quá trình nghiên cứu, nhóm không phát hiện độc tố Fumonisin B1 do nấm mốc Fusarium proliferatum sinh ra trong các điều kiện khảo sát.

Như vậy, giải pháp sử dụng khí CO2 trong bảo quản lúa gạo sẽ ngăn chặn sự sinh trưởng, phát triển của nấm mốc độc hại. Đây là phương pháp an toàn, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con người cũng như môi trường.

Nhóm sáng chế mong có thể kết nối các doanh nghiệp, đơn vị trong lĩnh vực lúa gạo để đưa đề tài ứng dụng vào thực tế. Nhóm cũng hy vọng rằng, phương pháp này sẽ phát triển mạnh mẽ trong tương lai, thay thế các phương pháp bảo quản liên quan đến hóa chất để đảm bảo tốt nhất sức khỏe người tiêu dùng cũng như mang lại giá trị vốn có của lúa gạo Việt Nam.

Theo Giáo Dục Thời Đại

CÁC TIN KHÁC

Sinh viên chế tạo robot chơi piano

Nhóm sinh viên Trường Đại học Kinh tế TPHCM chế tạo robot có thể chơi hàng trăm bản nhạc khác nhau một cách thuần thục với đàn piano.

Khung xương robot hỗ trợ người đột quỵ phục hồi chức năng

Khung xương robot là một sáng kiến đột phá của nhóm các nhà khoa học Khu công nghệ cao TPHCM.

Robot dạy tiếng Anh của nhóm nghiên cứu Học viện Kỹ thuật Quân sự

Robot dạy tiếng Anh là sản phẩm của nhóm nghiên cứu Học viện Kỹ thuật Quân sự có thể nói chuyện, cử động tự nhiên, tương tác với học sinh.

Sinh viên chế tạo máy làm ống hút từ cỏ sậy

Nhóm sinh viên Trường Cơ khí, Đại học Bách khoa Hà Nội vừa phát triển và sản xuất thành công máy chế tạo ống hút organic.

Sản phẩm hỗ trợ tăng trí nhớ từ dược liệu quý sẵn có

Cao dược liệu hương nhu tía và rau sam đắng là thành phần chính của sản phẩm hỗ trợ tăng cường trí nhớ, bảo vệ sức khỏe.

Công nghệ giúp gia tăng giá trị cho củ gừng

Đối với gừng, việc sử dụng công nghệ chiết xuất CO2 lỏng sẽ giúp thu được những thành phần hoạt chất chất lượng cao, có hoạt tính sinh học quý.

Bài viết nổi bật

Đại học Sư phạm TP.HCM ‘bắt tay’ doanh nghiệp công nghệ Việt thúc đẩy chuyển đổi số

Theo hợp tác mới ký kết với Viettel Solutions, Đại học Sư phạm TP.HCM sẽ cùng doanh nghiệp này xây dựng các giải pháp công nghệ trong giáo dục tập trung vào 4 nội dung chính.

Nhóm sinh viên trường ĐH Ngoại thương giành giải ‘Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng’

Ngày 12/6, tại Học viện Tài chính diễn ra Chung khảo Hội thi khoa học sinh viên toàn quốc 'Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng' lần thứ VII, năm 2022. Ban Giám khảo đã chọn ra nhóm sinh viên ĐH Ngoại thương TP. Hồ Chí Minh giành giải Đặc biệt.

Bài viết mới nhất

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.60) Chợ Đà Lạt (Lâm Đồng): Trái tim của thành phố ngàn hoa – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Chợ Đà Lạt hiện nay không chỉ là một ngôi chợ với các hoạt động mua bán thông thường với người bản xứ, mà còn là nơi nối tiếng thu hút khách tham quan khi đến với thành phố này.

Giới hạn chịu nóng của con người không cao như chúng ta tưởng

Theo thống kê từ EPA, khoảng 11.000 trường hợp tử vong tại Mỹ gây ra bởi các sóng nhiệt trong giai đoạn từ 1979-2018. Con số này thậm chí còn có thể nhiều hơn do nhiều nơi không liệt kê hoặc không nhận định nhiệt độ cao là nguyên nhân gây tử vong.

Tàu chữa cháy lớn nhất thế giới tự thăng bằng trong 6 giây

https://www.youtube.com/watch?v=cZdGcip4FzM Chiếc tàu chế tạo bởi xưởng đóng tàu Lungteh ở huyện Nghi Lan của Đài Loan được cho là tàu chữa cháy tự thăng...

[WOWTIMES – VIETKINGS] Trường Đại học Sài Gòn (1908-2024) – Chứng nhân lịch sử kiêu hùng – Top 100 đơn vị trên 100 tuổi còn hoạt động tại Việt Nam 2024 – P.19

(nienlich.vn) Đại học Sài Gòn được xây dựng vào năm 1908 có tiền thân là trường Trung học Pháp – Hoa. Trong hơn một thế kỷ xây dựng và phát triển, Trường hiện là cơ sở giáo dục đại học và nghiên cứu khoa học công lập, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội của Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói chung.

Ra mắt “pin” muối nóng chảy khổng lồ đầu tiên trên thế giới

Cơ sở lưu trữ năng lượng xanh bằng muối nóng chảy mới khánh thành ở Đan Mạch được ví như viên pin khổng lồ và cực kỳ hiệu quả.

Nhà hát lớn Thành phố Hồ Chí Minh – TOP 5 sân khấu – nhà hát kịch lâu đời của Việt Nam thu hút nhiều khách tham quan (P.4) – [VIETKINGS-TOPPLUS – Hành trình TOP Việt Nam]

(kyluc.vn) Được khởi công xây dựng từ năm 1898 và đưa vào sử dụng từ năm 1900, Nhà hát thành phố (tên ban đầu là Nhà hát lớn Sài Gòn- L’Opera de Saigon) từng là biểu tượng văn hoá của “Hòn ngọc viễn Đông”. Hơn 100 năm qua, theo dòng lịch sử của Sài Gòn, Nhà hát cũng có nhiều thăng trầm và trở thành một chứng nhân của lịch sử.