Trang chủ Thế kỷ của não bộ Công nghệ 7 cách Google dùng AI giải quyết các thách thức của xã...

7 cách Google dùng AI giải quyết các thách thức của xã hội, giúp thế giới tốt đẹp hơn

Tiềm năng của AI để giải quyết các vấn đề lớn đang tăng lên mọi lúc. Trong vài năm qua, AI và những đổi mới mang tính chuyển đổi đã trở nên quan trọng hơn khi người dân đối mặt với một số thách thức lớn nhất của xã hội.

Ngày nay, AI đang giúp các quốc gia và cộng đồng đối mặt với bệnh tật và thiên tai, đồng thời mang đến những cơ hội mới cho các nhóm người trước đây chưa được phục vụ đầy đủ.

Dưới đây là 7 cách Google sử dụng AI giúp thế giới tốt đẹp hơn:

1. Dự báo lũ và an toàn cho người dân thông qua hệ thống cảnh báo sớm

Năm 2022, Liên Hợp Quốc đã công bố báo cáo nói rằng một nửa thế giới thiếu những hệ thống cảnh báo sớm đầy đủ về các thảm họa như lũ lụt và hỏa hoạn. Nghiên cứu cho thấy số người bị ảnh hưởng bởi các cuộc khủng hoảng liên quan đến khí hậu và thiệt hại do chúng gây ra ngày càng tăng. Muốn đối phó, chúng ta cần công nghệ cứu sinh để giúp người dân được an toàn và các chính phủ phải chuẩn bị đầy đủ.

Chương trình dự báo lũ lụt của Google có ở hàng chục quốc gia. Nó hiển thị thông tin dự báo trong ứng dụng Google Search và Google Maps, đồng thời gửi cảnh báo đến thiết bị di động để thông báo cho những người đang gặp nguy hiểm. Công cụ FloodHub của Google có các bản đồ ngập lụt chi tiết để mọi người có thể thấy chính xác những gì sẽ xảy ra ở vị trí của họ.

Google hy vọng FloodHub sẽ giúp người dân tránh được các rủi ro do tác động của lũ lụt gây ra và sẽ hỗ trợ các tổ chức lẫn chính phủ trong việc chủ động ứng phó với thiên tai.

Trong một bài đăng trên blog, Yossi Matias, Phó chủ tịch phụ trách kỹ thuật và ứng phó khủng hoảng của Google, chia sẻ: “Việc mở rộng phạm vi địa lý này có thể thực hiện được nhờ những đột phá gần đây của chúng tôi trong các mô hình dự báo lũ lụt dựa trên AI. Chúng tôi cam kết sẽ mở rộng ra nhiều quốc gia hơn”.

Yossi Matias cũng lưu ý rằng thiệt hại do lũ lụt gây ra ảnh hưởng nặng nề đến hơn 250 triệu người mỗi năm. Sự nóng lên toàn cầu có thể khiến các hiện tượng thời tiết cực đoan và thiên tai có chiều hướng gia tăng. Điều này làm cho các hệ thống phát hiện lũ lụt và cháy rừng mà Google đang phát triển trở nên vô cùng quan trọng và cấp thiết.

Theo Sella Nevo, Giám đốc kỹ thuật nhân viên cấp cao của Google, trước đây công ty phải dựa chủ yếu vào dữ liệu từ các đồng hồ đo mực nước để đưa ra các cảnh báo. Song giờ đây, động lực chính của mô hình là dữ liệu dự báo thời tiết sẽ cho phép Google đưa ra cảnh báo lũ lụt trước tối đa một tuần, so với khoảng 48 giờ như trước đó.

Google cho biết sẽ đưa ra dự báo lũ lụt cho các lưu vực sông ở 18 quốc gia trên thế giới, gồm Brazil, Colombia, Sri Lanka, Burkina Faso, Cameroon, Chad, Cộng hòa Dân chủ Congo, Bờ Biển Ngà, Ghana, Guinea, Malawi, Nigeria, Sierra Leone, Angola, Nam Sudan, Namibia, Liberia và Nam Phi.

Trước đó, công ty đã đưa ra cảnh báo lũ lụt cho người dùng ở Ấn Độ và Bangaldesh bằng thông báo trên các thiết bị Android hoặc smartphone có cài đặt ứng dụng Search.

2. Phát hiện ranh giới cháy rừng theo thời gian thực để hỗ trợ chữa cháy

Google sử dụng hình ảnh vệ tinh để tạo các mô hình AI có thể phát hiện ranh giới cháy rừng trong thời gian thực và hiển thị vị trí của chúng trong ứng dụng Search cùng Maps.

Năm ngoái, Google đã áp dụng các mô hình của mình cho hơn 30 vụ cháy rừng ở Mỹ và Canada, giúp cung cấp thông tin cho người dân địa phương và lính cứu hỏa. Google hiện đã mở rộng sang Mexico và một phần của Úc.

Vị trí xảy ra vụ cháy Pukatawagan ở tỉnh Manitoba, Canada

Vị trí xảy ra vụ cháy Pukatawagan ở tỉnh Manitoba, Canada

Yossi Matias cho biết Google hiện sử dụng các mô hình AI mới dựa trên hình ảnh vệ tinh để hiển thị vị trí theo thời gian thực của đám cháy rừng trong Search và Maps.

Hơn nữa, Google đang sử dụng công nghệ máy học để cải thiện khả năng phát hiện và giám sát các đám cháy rừng.

Ngoài ra, công ty cũng sử dụng dữ liệu từ Cơ quan Khí quyển và Đại dương Quốc gia cùng các vệ tinh của NASA để theo dõi tình trạng cháy rừng.

3. Theo dõi sức khỏe trước khi sinh

Tỷ lệ thai phụ tử vong trên toàn cầu cao đáng sợ, với khoảng 295.000 người tử vong trong và sau khi mang thai, sinh con vào năm 2017, hầu hết do những nguyên nhân lẽ ra có thể được điều trị hoặc phòng ngừa bằng cách chăm sóc sức khỏe đầy đủ.

Ví dụ, siêu âm đã trở thành một phần thường xuyên trong chăm sóc trước khi sinh với nhiều người, nhưng vẫn khó tiếp cận ở những nơi có nguồn lực hạn chế, một phần do thiếu nhân viên y tế được đào tạo đầy đủ.

Google đang hợp tác với hệ thống chăm sóc sức khỏe phi lợi nhuận Northwestern Medicine (Mỹ) để phát triển và thử nghiệm các mô hình AI nhằm cho phép những người điều hành siêu âm được đào tạo ở những nơi có nguồn lực hạn chế nhằm xác định chính xác các vấn đề và rủi ro tiềm ẩn, chẳng hạn định vị thai nhi.

4. Chống sâu bệnh hại cây trồng

Sự phá hoại của sâu bệnh với cây bông gòn và lương thực có thể tàn phá nông dân cùng những người phụ thuộc vào thu hoạch.

Google đang hợp tác với công ty InstaDeep (Anh) cùng Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên Hợp Quốc để phát hiện tốt hơn các đợt bùng phát châu chấu ở châu Phi để có thể thực hiện các biện pháp kiểm soát.

Google cũng hỗ trợ Viện trí tuệ nhân tạo Wadhwani (Ấn Độ) để tạo một ứng dụng AI giúp xác định và xử lý sự xâm nhập của sâu bệnh, giảm 20% số lần phun thuốc trừ sâu và tăng 26% tỷ suất lợi nhuận cho nông dân.

5. Giúp giải quyết những thay đổi về dân số và ứng phó nhân đạo thông qua các tòa nhà

Open Buildings là dự án bộ dữ liệu truy cập mở sử dụng AI để diễn giải hình ảnh vệ tinh, được thiết kế để xác định vị trí và hình học của các tòa nhà. Thông tin này hữu ích cho một số ứng dụng quan trọng, từ ước tính dân số, quy hoạch đô thị, ứng phó nhân đạo đến khoa học môi trường và khí hậu.

Có mặt ở châu Phi, Bangladesh, Indonesia, Lào, Nepal, Philippines, Singapore, Sri Lanka, Thái Lan và Việt Nam, Open Buildings cho phép các chính phủ và tổ chức viện trợ hiểu rõ hơn nhu cầu của người dân, cả trong cuộc sống hàng ngày và ở các tình huống khủng hoảng.

Open Buildings được thiết kế để xác định vị trí và hình học của các tòa nhà

Open Buildings được thiết kế để xác định vị trí và hình học của các tòa nhà

6. Phát hiện biến dị di truyền gây bệnh

Nhờ hợp tác với hãng công nghệ sinh học PacBio (Mỹ), các nhà nghiên cứu đang sử dụng công nghệ học sâu của Google là DeepConsensus để xác định nhanh chóng và chính xác các biến dị di truyền gây bệnh. Điều này sẽ giúp những nhà khoa học phát hiện ra các tình trạng di truyền nghiêm trọng, chẳng hạn như tăng nguy cơ ung thư vú hoặc tăng huyết áp động mạch phổi.

Biến dị di truyền là sự khác nhau về ADN giữa các cá thể hoặc quần thể. Đột biến là nguyên nhân sâu xa nhất của biến dị di truyền, nhưng các cơ chế khác, chẳng hạn phiêu bạt di truyền, cũng đóng một vai trò nhất định.

7. Giúp người có giọng nói không chuẩn giao tiếp với người khác dễ dàng hơn

Hàng triệu người có giọng không chuẩn nên gây khó hiểu khi nói chuyện. Project Relate, ứng dụng Android được xây dựng dựa trên nghiên cứu về AI, giúp những người có giọng nói không chuẩn giao tiếp với người khác dễ dàng hơn.

Project Relate có thể chuyển lời nói thành văn bản, sử dụng giọng nói tổng hợp để lặp lại những gì đã nói hoặc giao tiếp trực tiếp với Google Assistant để hoàn thành bất kỳ tác vụ nào, từ phát bài hát đến bật đèn.

CÁC TIN KHÁC

Tàu chữa cháy lớn nhất thế giới tự thăng bằng trong 6 giây

https://www.youtube.com/watch?v=cZdGcip4FzM Chiếc tàu chế tạo bởi xưởng đóng tàu Lungteh ở huyện Nghi Lan của Đài Loan được cho là tàu chữa cháy tự thăng...

Nhà vệ sinh tương lai, bồn cầu sẽ biết… bắt bệnh

Những chiếc gương và toilet có thể phát hiện bệnh sớm, các loại vật liệu lót sàn có khả năng đo lường nguy cơ ngã của người dùng, đó là những gì có thể sẽ sớm hiện diện trong các nhà vệ sinh cao cấp tương lai.

Nghiên cứu cho thấy AI giúp con người cảm thấy được lắng nghe

Một nghiên cứu mới được công bố trong Kỷ yếu của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Mỹ đã phát hiện rằng tin nhắn do trí tuệ nhân tạo (AI) phản hồi mang lại cảm giác được lắng nghe nhiều hơn tin nhắn do một người có khả năng giao tiếp non nớt.

Khả năng cuộc cách mạng thiết bị AI ‘khai tử’ điện thoại thông minh

Tham vọng của Humane là khai tử điện thoại thông minh hoặc ít nhất là giảm nhu cầu thiết bị đang được coi là thứ không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại này.

Tìm kiếm trên Internet sẽ thay đổi

Mô hình tìm kiếm thông tin trên Internet hiện nay chủ yếu xoay quanh Google; người dùng gõ từ khóa thông tin muốn tìm, bộ máy tìm kiếm của Google chạy hết tốc lực trong chốc lát trả về kết quả là những trang web chứa thông tin muốn tìm kiếm dựa trên nhiều tiêu chí.

Tiết lộ góc khuất đằng sau thành công rực rỡ của OpenAI: lệ thuộc vào một “mỏ vàng số” do Google nắm giữ

Đây cũng là thách thức khó khăn mà toàn ngành AI đang gặp phải khi phát triển các công cụ AI mới.

Bài viết nổi bật

Đại học Sư phạm TP.HCM ‘bắt tay’ doanh nghiệp công nghệ Việt thúc đẩy chuyển đổi số

Theo hợp tác mới ký kết với Viettel Solutions, Đại học Sư phạm TP.HCM sẽ cùng doanh nghiệp này xây dựng các giải pháp công nghệ trong giáo dục tập trung vào 4 nội dung chính.

Nhóm sinh viên trường ĐH Ngoại thương giành giải ‘Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng’

Ngày 12/6, tại Học viện Tài chính diễn ra Chung khảo Hội thi khoa học sinh viên toàn quốc 'Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng' lần thứ VII, năm 2022. Ban Giám khảo đã chọn ra nhóm sinh viên ĐH Ngoại thương TP. Hồ Chí Minh giành giải Đặc biệt.

Bài viết mới nhất

Tàu chữa cháy lớn nhất thế giới tự thăng bằng trong 6 giây

https://www.youtube.com/watch?v=cZdGcip4FzM Chiếc tàu chế tạo bởi xưởng đóng tàu Lungteh ở huyện Nghi Lan của Đài Loan được cho là tàu chữa cháy tự thăng...

[WOWTIMES – VIETKINGS] Trường Đại học Sài Gòn (1908-2024) – Chứng nhân lịch sử kiêu hùng – Top 100 đơn vị trên 100 tuổi còn hoạt động tại Việt Nam 2024 – P.19

(nienlich.vn) Đại học Sài Gòn được xây dựng vào năm 1908 có tiền thân là trường Trung học Pháp – Hoa. Trong hơn một thế kỷ xây dựng và phát triển, Trường hiện là cơ sở giáo dục đại học và nghiên cứu khoa học công lập, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội của Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói chung.

Ra mắt “pin” muối nóng chảy khổng lồ đầu tiên trên thế giới

Cơ sở lưu trữ năng lượng xanh bằng muối nóng chảy mới khánh thành ở Đan Mạch được ví như viên pin khổng lồ và cực kỳ hiệu quả.

Nhà hát lớn Thành phố Hồ Chí Minh – TOP 5 sân khấu – nhà hát kịch lâu đời của Việt Nam thu hút nhiều khách tham quan (P.4) – [VIETKINGS-TOPPLUS – Hành trình TOP Việt Nam]

(kyluc.vn) Được khởi công xây dựng từ năm 1898 và đưa vào sử dụng từ năm 1900, Nhà hát thành phố (tên ban đầu là Nhà hát lớn Sài Gòn- L’Opera de Saigon) từng là biểu tượng văn hoá của “Hòn ngọc viễn Đông”. Hơn 100 năm qua, theo dòng lịch sử của Sài Gòn, Nhà hát cũng có nhiều thăng trầm và trở thành một chứng nhân của lịch sử.

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.59) Đình Hàng Kênh (Hải Phòng): Ngôi đình cổ tạc gần 400 con rồng – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Đình Hàng Kênh được khởi dựng vào nửa cuối thế kỷ XVII, trải hơn 300 năm, đình vẫn được bảo lưu gần như nguyên vẹn công trình kiển trúc gỗ to lớn, bề thế, được lát ván sàn; trong đình còn bảo tổn được hàng trăm mảng chạm khắc gỗ tinh xáo, với đề tài chủ đạo long - phượng, Đã đưa Đình Hàng Kênh trở thành một bảo tàng nghệ thuật điêu khắc sống động, thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước đến tham quan, thưởng lãm.

Hé lộ sự tồn tại hành tinh thứ 9 trong Hệ Mặt trời chúng ta

Chúng ta biết rằng, có ít nhất 8 hành tinh đang tồn tại trong Hệ Mặt trời, nhưng có thể vẫn còn tồn tại những vật thể khác. Mới đây các nhà khoa học đã hé lộ thêm bằng chứng về hành tinh thứ 9.