Trang chủ Thế kỷ của não bộ Khám phá Tại sao loài chuột lại được lựa chọn để tham gia vào...

Tại sao loài chuột lại được lựa chọn để tham gia vào các thí nghiệm khoa học?

Chuột bạch được sử dụng phổ biến trong nghiên cứu khoa học, nhưng trên thực tế đây là một sự lựa chọn ngẫu nhiên hay có yếu tố nào gì đặc biệt ở chúng?

Theo Tạp chí Smithsonian, chuột cống và chuột nhắt, lần lượt được sử dụng cho các nghiên cứu khoa học từ những năm 1850 và đầu những năm 1900. Chúng thực sự được bảo vệ bởi một loạt các quy tắc đạo đức khác nhau về thử nghiệm trên động vật. Những quy tắc này đảm bảo chuột thí nghiệm chỉ được sử dụng khi thực sự cần thiết.

Ngoài ra, các nhà khoa học thường cố gắng hết sức để đảm bảo những con chuột này luôn cảm thấy thoải mái. Chẳng hạn, các nhà nghiên cứu đã ngừng cầm đuôi chuột sau khi nghiên cứu cho thấy điều đó khiến các con vật bị căng thẳng, theo Tạp chí Smithsonian.

Các yếu tố thực sự ảnh hưởng đến lý do tại sao chuột cống và chuột nhắt được sử dụng trong nghiên cứu thực sự khá phức tạp và mang tính khoa học thỏa đáng. Các yếu tố được xem xét bao gồm tính khí của động vật, tính tương đồng cao với con người và tỷ lệ sinh sản tốt, theo Live Science.

Tại sao loài chuột lại được lựa chọn để tham gia vào các thí nghiệm khoa học? - Ảnh 1.

Theo How Stuff Works, chuột thường được dùng để làm thí nghiệm vì chúng có kích thước nhỏ và khá vô hại. Chuột cũng là loài động vật dễ nuôi, không cần nhiều không gian sống, có tốc độ sinh sản nhanh nên dễ nhân giống hàng loạt với giá rẻ. Tuổi thọ của chuột ngắn, chỉ trong một vài năm. Do đó, các nhà khoa học có thể nghiên cứu những thế hệ khác nhau của chúng dễ dàng.

Không giống như những động vật lớn hơn, chuột sinh sản nhanh chóng, theo Live Science. Thời kỳ mang thai của chúng chỉ kéo dài khoảng ba tuần và chỉ trong vòng sáu tuần sau đó, những con chuột con có thể phát triển thành những con trưởng thành về mặt giới tính.

Điều đó có nghĩa là có thể nghiên cứu nhiều thế hệ chuột chỉ trong một chương trình nghiên cứu, cho phép các nhà khoa học kiểm tra cách thức di truyền giữa các thế hệ.

Ngoài ra, chuột là loài động vật có kích thước nhỏ, dễ thuần hóa, do đó các nhà khoa học thường không gặp vấn đề gì quá phức tạp khi sử dụng chúng. Thêm vào đó, chúng là những sinh vật khá dễ thích nghi, có thể làm quen với nhiều môi trường khác nhau, bao gồm cả những môi trường kỳ lạ của phòng thí nghiệm.

Hơn thế nữa, chuột cũng có giá thành khá rẻ, giúp giảm chi phí nghiên cứu.

Tại sao loài chuột lại được lựa chọn để tham gia vào các thí nghiệm khoa học? - Ảnh 2.

Người và chuột có hệ gen di truyền giống nhau đến 95%. Điều này khiến chuột trở thành con vật trung gian thích hợp, giúp các nhà nghiên cứu tìm hiểu cách thức gen người phản ứng với những nhân tố môi trường tương tự. Ngoài yếu tố di truyền, hệ thống sinh học trong cơ thể chuột, chẳng hạn như các bộ phận cơ thể, cũng hoạt động rất giống con người.

Theo Live Science, về mặt di truyền, loài chuột có nhiều điểm chung đáng ngạc nhiên với con người. Chúng chia sẻ khoảng 95% mã di truyền với con người. Điều đó khiến cho loài chuột trở thành một phép so sánh tương đối tốt đối với con người, đặc biệt là khi các nhà khoa học đã giải mã hoàn toàn bộ gen của người, chuột nhắt và chuột cống, giúp dễ dàng phân lập và so sánh các gen tương đương.

Trên hết, những con chuột có thể được nhân giống để bắt chước một số điều kiện nhất định ở người. Ví dụ, những con chuột đã được nhân giống đặc biệt có chứa gen đột biến gây điếc di truyền giống như con người. Theo Thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ, bằng cách quan sát những con chuột này, chúng ta có thể thực hiện loại thí nghiệm có kiểm soát không thể thực hiện được ở người (vì một số vấn đề liên quan đến đạo đức).

Tại sao loài chuột lại được lựa chọn để tham gia vào các thí nghiệm khoa học? - Ảnh 3.

Có hai loại chuột thường được dùng trong thí nghiệm: Chuột cống và chuột nhắt. Chuột nhắt họ Mus musculus có đặc tính ưu việt về y sinh nhờ bộ gen dễ điều chỉnh để phục vụ công tác nghiên cứu. Chuột cống Rattus norvegicus và các dòng khác nhau của loài này có đặc điểm sinh lý giống người.

Chuột được coi là loài lý tưởng cho những nghiên cứu liên quan đến tim mạch, độc tính và nghiên cứu hành vi. Mặt khác, chúng cũng được sử dụng để nghiên cứu về thần kinh. trong đó các tế bào não được cấy vào hộp sọ của chuột.

Nhưng bất kể mục đích sử dụng của chúng là gì, hầu hết chuột thí nghiệm đều chịu chung số phận cuối cùng. Chúng thường bị giết sau khi hoàn thành nghiên cứu, theo Tạp chí Smithsonian. Trong một số nghiên cứu, các nhà khoa học mổ xẻ chuột và kiểm tra xem chúng đã bị ảnh hưởng về mặt sinh lý như thế nào bởi một vài nghiên cứu nhất định. Mỗi năm, khoảng 100 triệu con chuột bị giết ở Mỹ với mục đích phục vụ nghiên cứu khoa học, theo Tạp chí Smithsonian.

Với tư cách là con vật thí nghiệm phổ biến nhất, chuột đã giúp con người đạt được rất nhiều thành tựu khoa học, những gì mà loài động vật này trải qua hàng ngày trong phòng thí nghiệm thì phần lớn không mấy người biết.

Không phải cứ ai muốn là có thể dùng chuột trong thí nghiệm. Các nhà khoa học phải được tập huấn về đạo đức và quy tắc đối xử với động vật rồi mới được phép “làm việc” với chúng trong phòng thí nghiệm. Quy tắc đối xử khác nhau tùy quốc gia. Tại Canada và châu Âu, các nhà khoa học phải chịu sự giám sát của một cơ quan quản lý quốc gia; còn ở Mỹ họ phải tuân thủ quy định riêng của từng tổ chức và hướng dẫn chung của Viện Y tế quốc gia.

Phần lớn các trường đại học tại Mỹ đều mở khóa tập huấn về cách đối xử với chuột nhằm giảm thiểu sự căng thẳng và đau đớn cho chúng trong quá trình thí nghiệm. Quy trình áp dụng được cập nhật hàng năm cho phù hợp với thực tế hiểu biết của con người về loài chuột.

Theo GenK

CÁC TIN KHÁC

Giới hạn chịu nóng của con người không cao như chúng ta tưởng

Theo thống kê từ EPA, khoảng 11.000 trường hợp tử vong tại Mỹ gây ra bởi các sóng nhiệt trong giai đoạn từ 1979-2018. Con số này thậm chí còn có thể nhiều hơn do nhiều nơi không liệt kê hoặc không nhận định nhiệt độ cao là nguyên nhân gây tử vong.

Hé lộ sự tồn tại hành tinh thứ 9 trong Hệ Mặt trời chúng ta

Chúng ta biết rằng, có ít nhất 8 hành tinh đang tồn tại trong Hệ Mặt trời, nhưng có thể vẫn còn tồn tại những vật thể khác. Mới đây các nhà khoa học đã hé lộ thêm bằng chứng về hành tinh thứ 9.

Điều gì biến Ấn Độ trở thành trung tâm thiết kế bán dẫn của thế giới?

Theo Chủ tịch Công ty bán dẫn Qualcomm chi nhánh Ấn Độ, quốc gia Nam Á đang và sẽ là trung tâm thiết kế chip với đội ngũ kỹ sư dồi dào.

Điều ít biết về người phát minh ra bút xóa

Ngày nay, chiếc bút xóa đã không còn xa lạ gì với mọi người. Tuy nhiên, ít ai biết được người phát minh ra nó lại chính là một phụ nữ.

Những cỗ máy ‘có một không hai’ trong lịch sử

Một số cỗ máy kỳ lạ nhất từng được thiết kế và chế tạo trong lịch sử nhân loại, từ máy tính cổ nhất thế giới của người Hy Lạp tới máy bay cánh chim của Leonardo da Vinci.

Khoa học tìm ra cơ chế giúp não bộ biến trải nghiệm thành ký ức dài hạn, bạn cũng có thể thử xem sao

Theo định nghĩa, ký ức là quá trình diễn ra liên tục của hành động lưu giữ thông tin theo thời gian, chúng tạo nên một “kịch bản” mà dựa vào đó, một người có thể luận ra lý lẽ và hành động trong thực tế. Dù mô tả được đến vậy, với chúng ta ký ức vẫn chứa đựng vô vàn bí ẩn. Một số sự kiện được não bộ lưu giữ một cách rõ ràng dù chúng xảy ra đã lâu, trong khi đó có những sự kiện mờ dần vào quên lãng dù mới diễn ra ngày hôm qua. Để giải thích một phần bí ẩn kỳ lạ này, các nhà khoa học thực hiện một loạt các nghiên cứu, và báo cáo vừa mới được xuất bản trên tạp chí Science hồi cuối tháng Ba.

Bài viết nổi bật

Đại học Sư phạm TP.HCM ‘bắt tay’ doanh nghiệp công nghệ Việt thúc đẩy chuyển đổi số

Theo hợp tác mới ký kết với Viettel Solutions, Đại học Sư phạm TP.HCM sẽ cùng doanh nghiệp này xây dựng các giải pháp công nghệ trong giáo dục tập trung vào 4 nội dung chính.

Nhóm sinh viên trường ĐH Ngoại thương giành giải ‘Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng’

Ngày 12/6, tại Học viện Tài chính diễn ra Chung khảo Hội thi khoa học sinh viên toàn quốc 'Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng' lần thứ VII, năm 2022. Ban Giám khảo đã chọn ra nhóm sinh viên ĐH Ngoại thương TP. Hồ Chí Minh giành giải Đặc biệt.

Bài viết mới nhất

[WOWTIMES – VIETKINGS] Trường Đại học Điện lực (1898-2024) – Ngôi trường hàng đầu trong lĩnh vực năng lượng – Top 100 đơn vị trên 100 tuổi còn hoạt động tại Việt Nam 2024 – P.20

(nienlich.vn) Đại học Điện lực, thành lập năm 1898, là trường đại học công lập đa cấp, đa ngành có nhiệm vụ chủ yếu là đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao cung cấp cho Ngành và phục vụ nhu cầu kinh tế xã hội đồng thời là một trung tâm nghiên cứu khoa học - công nghệ hàng đầu của Ngành.

‘Siêu ứng dụng’ được Điện Biên lan tỏa dịp 7/5

Điện Biên Smart được ví là 'siêu ứng dụng' tích hợp nhiều tính năng hiện đại, tạo nên cầu nối trực tiếp giữa người dân và các cấp chính quyền.

Nhà hát kịch Việt Nam (Hà Nội) – TOP 5 sân khấu – nhà hát kịch lâu đời của Việt Nam thu hút nhiều khách tham quan (P.5) – [VIETKINGS-TOPPLUS – Hành trình TOP Việt Nam]

(kyluc.vn) Nhà hát Kịch Việt Nam là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, có chức năng biểu diễn nghệ thuật kịch nói; sưu tầm, bảo tồn và phát triển nghệ thuật kịch nói.

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.60) Chợ Đà Lạt (Lâm Đồng): Trái tim của thành phố ngàn hoa – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Chợ Đà Lạt hiện nay không chỉ là một ngôi chợ với các hoạt động mua bán thông thường với người bản xứ, mà còn là nơi nối tiếng thu hút khách tham quan khi đến với thành phố này.

Giới hạn chịu nóng của con người không cao như chúng ta tưởng

Theo thống kê từ EPA, khoảng 11.000 trường hợp tử vong tại Mỹ gây ra bởi các sóng nhiệt trong giai đoạn từ 1979-2018. Con số này thậm chí còn có thể nhiều hơn do nhiều nơi không liệt kê hoặc không nhận định nhiệt độ cao là nguyên nhân gây tử vong.

Tàu chữa cháy lớn nhất thế giới tự thăng bằng trong 6 giây

https://www.youtube.com/watch?v=cZdGcip4FzM Chiếc tàu chế tạo bởi xưởng đóng tàu Lungteh ở huyện Nghi Lan của Đài Loan được cho là tàu chữa cháy tự thăng...