Trang chủ Cộng đồng sáng tạo Gặp gỡ vị tỷ phú muốn chế tạo 'máy bay Tesla'

Gặp gỡ vị tỷ phú muốn chế tạo ‘máy bay Tesla’

Richard Chandler, nhà đầu tư 63 tuổi hiện đang kiểm soát Eviation, đặt kỳ vọng rất lớn vào ngành công nghiệp máy bay điện.
 Gặp gỡ vị tỷ phú muốn chế tạo máy bay Tesla  - Ảnh 1.

Không gian yên tĩnh vào một buổi chiều tháng 11 lạnh giá miền đông bang Washington đã bị phá vỡ bởi tiếng động cơ máy bay chiến đấu F/A-18. Bên trong một nhà kho gần đó là Eviation Alice – chiếc máy bay với nước sơn trắng, được kỳ vọng có thể tạo ra bước tiến lớn trong hành trình loại bỏ khí nhà kính của ngành công nghiệp máy bay. Nó có 2 động cơ, gần giống một chiếc Cessna Citation, hoàn toàn chạy bằng pin và nặng hơn 16.000 pound. Theo Forbes, đây là chiếc máy bay điện nặng nhất từng được thông hành.

Richard Chandler, nhà đầu tư 63 tuổi, hiện đang kiểm soát Eviation và công ty sản xuất động cơ điện MagniX. Ý tưởng ban đầu là lắp đặt những động cơ đó vào xe Jeepney ở Manila để giảm ô nhiễm không khí, song sau khi cân nhắc chi phí, ông Chandler quyết định áp dụng chúng cho những chiếc máy bay.

Máy bay điện có rất nhiều ưu điểm, vừa giúp không khí sạch hơn, lại vừa tiết kiệm chi phí. Chẳng hạn như Eviation có thể tiết kiệm hơn 40%, thậm chí lên tới 80%, chi phí năng lượng và bảo trì bởi đặc tính của động cơ điện.

Bất chấp sự hoài nghi sâu sắc từ ngành công nghiệp hàng không truyền thống, các nhà đầu tư ngày càng hướng sự quan tâm về máy bay điện, đặc biệt là những loại cất và hạ cánh thẳng đứng. Hàng tỷ USD đã được đầu tư vào taxi bay, trong đó Joby Aviation, một công ty ở Bắc California, đã huy động được 820 triệu USD vốn đầu tư mạo hiểm từ những công ty như Intel và Toyota trước khi ra mắt công chúng trong một thỏa thuận SPAC trị giá 1,1 tỷ USD vào năm 2021.

Quan điểm của Chandler là tại sao không điện khí hóa những chiếc máy bay nhỏ thông thường. Ngoài việc rẻ và dễ hơn, việc thay đổi ít động cơ cũng sẽ giúp cơ quan quản lý thoải mái phê duyệt dự án.

Năm 2019, Richard Chandler mua 70% cổ phần của Eviation, một công ty khởi nghiệp của Israel, để cố gắng cho mọi người thấy động cơ của MagniX có thể hoạt động tốt như thế nào trong một chiếc máy bay được thiết kế dựa hoàn toàn trên động cơ điện.

 Gặp gỡ vị tỷ phú muốn chế tạo máy bay Tesla  - Ảnh 2.

Eviation Alice được kỳ vọng có thể tạo ra bước tiến lớn trong hành trình loại bỏ khí nhà kính của ngành công nghiệp máy bay.

Với Chandler, Eviation Alice, chiếc máy bay có thể chở tối đa 9 người, chính là “Tesla Model S” của máy bay điện. Nó đắt đỏ, khoảng 7 đến 8 triệu USD, cao hơn gấp đôi so với một động cơ tua-bin cơ bản với sức chứa tương tự, song Chandler vẫn tin rằng, đây sẽ trở thành chất xúc tác cho sự phát triển của một ngành công nghiệp non trẻ. “Đó là tiền thân cho sự thay đổi địa chấn trong ngành hàng không”, ông Richard Chandler nói.

Quay lại những năm 1980 – thời điểm Chandler gây dựng được khối tài sản trị giá 2,6 tỷ USD nhờ các khoản đầu tư mang tính chiến lược. Tổng cộng, người đàn ông này đã chi khoảng 180 triệu USD cho Eviation và hàng chục triệu USD cho MagniX. Cả hai công ty sau đó được chuyển đến khu vực Seattle để tận dụng hệ sinh thái hàng không vũ trụ do Boeing xây dựng ở Tây Bắc Thái Bình Dương.

Eviation chưa có doanh thu đáng kể. MagniX trước đó đã giành được hợp đồng trị giá 74 triệu USD của NASA vào năm 2021 để phát triển động cơ đẩy điện cho máy bay lớn với lộ trình phát triển ngắn hạn rõ ràng. Theo Forbes, hãng hàng không Harbor Air có trụ sở tại Vancouver đã thử nghiệm thủy phi cơ Beaver chạy bằng MagniX từ năm 2019. United Therapeutics cũng đang hướng mục tiêu tới các chuyến bay kéo dài hàng giờ với máy bay trực thăng Robinson R44 chạy bằng MagniX.

Không rõ chúng sẽ có giá bao nhiêu, song theo Chandler, MagniX phải có giá cao hơn để bù đắp cho nhược điểm về độ bền. Được biết doanh thu từ hoạt động bảo trì được coi là huyết mạch của các nhà sản xuất động cơ.

Theo Kiruba Haran, Giáo sư kỹ thuật của Đại học Illinois, MagniX đóng góp nhiều cho lĩnh vực máy bay điện, song chỉ có thể cung cấp sức mạnh “khiêm tốn” cho trọng lượng của chính nó. Trong khi đó, các công ty lớn đã đạt được nhiều tiến bộ với các động cơ quy mô megawatt.

 Gặp gỡ vị tỷ phú muốn chế tạo máy bay Tesla  - Ảnh 3.

Hãng hàng không Cape Air đã đặt mua 75 máy bay Alice với mục đích thúc đẩy “tính bền vững, tăng trưởng và đổi mới”.

Dẫu vậy, Chandler vẫn đánh giá cao triển vọng của Alice. Ông hy vọng những chiếc máy bay như vậy sẽ mở rộng dịch vụ tới các sân bay nhỏ và đáp ứng dịch vụ vận chuyển hàng hóa và chở khách.

Thắc mắc hiện tại là Alice có thể bay tối đa bao nhiêu km sau một lần sạc và nhu cầu sử dụng máy bay điện sẽ ở mức nào. Riêng về câu hỏi liên quan tới quãng đường tối đa Alice có thể bay sau mỗi lần sạc, Eviation khẳng định chiếc máy bay này có thể đi được 250 dặm. Theo Shashank Sripad, một nhà nghiên cứu về pin từ Carnegie Mellon, tuyên bố của Eviation là khả thi, song vẫn chưa có gì chắc chắn.

Chandler mong đợi sẽ bán được Alice. Ông lạc quan một phần vì chính phủ nhiều quốc gia trên thế giới đang hướng tới việc ưu tiên sử dụng các phương tiện thân thiện với môi trường, đồng thời đánh thuế cao với những phương tiện thải nhiều khí carbon ra bên ngoài.

Chandler tin rằng MagniX đang dẫn đầu cuộc đua về máy bay điện. Cả General Electric và Pratt & Whitney đều đang cố gắng thâu tóm công ty này. Giống như Tesla, Chandler cho rằng sự tập trung duy nhất của MagniX vào động cơ điện sẽ giúp hãng tiếp tục phát triển.

“Thay vì đi tàu hỏa hoặc ô tô trong những chuyến đi dài từ 200 đến 250 dặm, sẽ thú vị hơn rất nhiều nếu bạn đón một chiếc Alice tại sân bay gần đó”, ông Chandler nói.

Trước đó, hồi cuối tháng 9, sau thời gian dài bị trì hoãn, chuyến bay đầu tiên của Alice đã cất cánh. Sự kiện này đánh dấu bước tiến quan trọng của công ty khởi nghiệp Israel Eviation, sau nhiều tháng thử nghiệm cả trên mặt đất lẫn không trung. Nguyên nhân trì hoãn đến từ nhiều phía, chẳng hạn như thời tiết xấu, COVID-19, vấn đề công nghệ và sự xáo trộn trong hàng ngũ lãnh đạo.

Cho tới nay, hãng hàng không Cape Air đã đặt mua 75 máy bay Alice với mục đích thúc đẩy “tính bền vững, tăng trưởng và đổi mới”. Trong khi đó, DHL Express đặt mua 12 máy bay Alice eCargo.

“Hôm nay đánh dấu kỷ nguyên mới của ngành hàng không. Lần đầu tiên chúng ta đã điện khí hóa thành công máy bay với chuyến bay đầu tiên không thể nào quên của Alice”, đại diện công ty cho biết.

Theo GenK

CÁC TIN KHÁC

Kỹ sư Việt và hành trình 4 tháng hoàn thiện AI trên điện thoại hiện đại nhất

Thu âm hàng triệu tệp giọng nói, huy động hàng trăm người xử lý dữ liệu, từ con số 0 chỉ trong 4 tháng, các kỹ sư người Việt đã hoàn thiện AI tiếng Việt cho điện thoại hiện đại nhất hiện nay.

Hành trình cải tiến giúp đôi dép cao su vươn ra thế giới

Dép lốp hay còn gọi 'đôi dép Bác Hồ' làm thủ công thường bị đen chân, trơn trượt, được con cháu "Vua dép lốp Phạm Quang Xuân" cải tiến nhẹ, bám, xuất khẩu hơn 60 nước.

Trần Ngọc Long và đôi găng tay AI chuyển ngữ, giúp đỡ người khuyết tật

Nhận thấy người khiếm thính gặp nhiều khó khăn về giao tiếp, em học sinh lớp 11 ở Quảng Trị đã chế tạo đôi găng tay chuyển ngữ giúp những người kém may mắn có thể được học tập, tiếp thu kiến thức.

Kỹ sư sáng chế cỗ máy biến rác thải thành phân bón hữu cơ

Từ đống rác thải hữu cơ tưởng chừng vô dụng, qua sáng chế tài hoa của kỹ sư Nguyễn Tuấn Anh, chúng lại biến thành phân bón hữu cơ vi sinh, góp phần bảo vệ môi trường.

Thần đồng vật lý Trung Quốc khiến Đại học Harvard phá bỏ thông lệ 300 năm

Thần đồng vật lý Trung Quốc Doãn Hy với thành tích đặc biệt xuất sắc khiến Đại học Harvard của Mỹ phải phá bỏ thông lệ tồn tại suốt 300 năm để giữ chân.

Hai nhà khoa học được tôn vinh tài năng trẻ TP HCM

Với nhiều công trình nghiên cứu, công bố quốc tế Hà Quý Tân và Đoàn Châu Thành Vinh, đều 24 tuổi, được tôn vinh Tài năng trẻ TP HCM lĩnh vực khoa học – kỹ thuật, tối 23/3.

Bài viết nổi bật

Đại học Sư phạm TP.HCM ‘bắt tay’ doanh nghiệp công nghệ Việt thúc đẩy chuyển đổi số

Theo hợp tác mới ký kết với Viettel Solutions, Đại học Sư phạm TP.HCM sẽ cùng doanh nghiệp này xây dựng các giải pháp công nghệ trong giáo dục tập trung vào 4 nội dung chính.

Nhóm sinh viên trường ĐH Ngoại thương giành giải ‘Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng’

Ngày 12/6, tại Học viện Tài chính diễn ra Chung khảo Hội thi khoa học sinh viên toàn quốc 'Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng' lần thứ VII, năm 2022. Ban Giám khảo đã chọn ra nhóm sinh viên ĐH Ngoại thương TP. Hồ Chí Minh giành giải Đặc biệt.

Bài viết mới nhất

ALIEN COFFEE: ‘Vũ trụ siêu anh hùng’ thu nhỏ tại thành phố hoa phượng đỏ lập Kỷ lục Việt Nam

(kyluc.vn) Chiều ngày 27/4/2024, tại Quán ALIEN COFFEE, thành phố Hải Phòng, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam (VietKings) đã chính thức trao bằng Kỷ lục Việt Nam đến ông Hoàng Anh Tuấn với Bộ sưu tập chính hãng các mô hình đồ sộ đang được trưng bày tại đây. Bộ sưu tập gồm 1.679 mô hình nhân vật siêu anh hùng, game, nhân vật truyện tranh và phim điện ảnh chính hãng được ra mắt sau hành trình 10 năm tâm huyết sưu tầm của chủ nhân. ALIEN COFFEE từ lâu đã trở thành điểm hẹn của dân chơi mô hình tại Việt Nam.

Chinh phục cầu đáy kính Kỷ lục ở độ cao gần 146m tại Happy One Central (Bình Dương) của Tập đoàn Địa ốc Vạn Xuân

(VietKings) Kỳ vọng trở thành biểu tượng kiến trúc độc đáo bậc nhất TP Thủ Dầu Một, Happy One Central được chủ đầu tư dành nhiều tâm huyết thiết lập những giá trị đẳng cấp, độc bản. Đặc biệt, Happy Central One sở hữu cây cầu kính ở độ cao gần 146m, nối liền 2 tòa tháp cao 40 tầng. Trong khuôn khổ buổi lễ sự kiện Khánh thành cầu kính "Happy One Central - The Bridge to Glory" tại TP Thủ Dầu Một (Bình Dương) vào ngày 27/4/2024, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam (VietKings) đã chính thức trao Kỷ lục với nội dung "Happy One Central – Dự án căn hộ có cầu đáy kính trên không cao nhất, nối liền 2 đỉnh tòa tháp" đến Tập đoàn Địa ốc Vạn Xuân.

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.55) Nhà thờ Tân Định (Thành phố Hồ Chí Minh): Rực rỡ sắc hồng giữa lòng thành phố mang tên Bác – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Cùng với nhà thờ Đức Bà, nhà thờ Tân Định là một trong những nhà thờ cổ nổi tiếng với kiến trúc theo phong cách La Mã, Gothic và Phục Hưng. Được khởi công xây dựng từ năm 1870 và khánh thành vào ngày 16.12.1876, nơi đây được ví như một tòa lâu đài màu hồng nổi bật trên con đường Hai Bà Trưng sầm uất.

‘Hành lang thông minh’ giúp giảm tắc nghẽn, tăng cường an toàn giao thông

Ùn tắc giao thông là một thách thức lớn đối với các thành phố, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế, sức khỏe và sự an toàn của người dân. Các giải pháp quản lý giao thông hiện tại tối ưu hóa luồng giao thông nhưng thiếu sự kết nối với hành vi của người lái xe. Để khắc phục những hạn chế này và giảm thiểu tác động của giao thông, công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI), thuật toán học sâu và mô hình dự đoán khác được tận dụng để làm tăng mối liên kết giữa phương tiện và cơ sở hạ tầng đường bộ, giúp giảm thời gian di chuyển do tắc nghẽn giao thông.

HITA GAME: Sản phẩm giáo dục đúc kết hành trình đào tạo Hiền Tài trong 10 năm qua một tấm bản đồ xác lập Kỷ lục Việt Nam

(VIETKINGS) HITA GAME chính thức được ghi nhận Kỷ lục là "Sản phẩm giáo dục tích hợp đào tạo phẩm chất đạo đức, tư duy tích cực, phương pháp học tập và kỹ năng sống bằng nguyên lý trò chơi đầu tiên tại Việt Nam" từ ngày 13/4/2024. Kỷ lục được trao tặng đến 02 đơn vị đồng sở hữu gồm Viện Nghiên cứu Phát triển Sáng tạo Sơ đồ Tư duy & Bản quyền Việt Nam và Công ty Cổ phần Hita Books.

Nokia sắp đưa mạng 4G lên Mặt trăng

Nhắn tin trên Mặt trăng hay truyền dữ liệu trên sao Hỏa dường như đã không còn là điều gì xa xôi.