Trang chủ Thế kỷ của não bộ Khám phá Ngôi làng năng lượng mặt trời thắp sáng cuộc sống của người...

Ngôi làng năng lượng mặt trời thắp sáng cuộc sống của người nghèo ở Ấn Độ

Ông Kesa Bhai Prajapati cười rạng rỡ trong lúc nhào nặn những khối đất sét thành hình lọ hoa trên bàn gốm. Nhờ có điện mà năng suất của ông đã tăng gấp đôi.
Các tấm năng lượng mặt trời được lắp trên mái nhà của người dân làng Modhera. Ảnh: Reuters

Các tấm năng lượng mặt trời được lắp trên mái nhà của người dân làng Modhera. Ảnh: Reuters

Giờ đây, ông Prajapati, 68 tuổi, sống ở làng Modhera ở bang Gujarat, miền tây Ấn Độ, đã làm ra lượng thành phẩm gốm tăng gấp đôi so với vài tháng trước vì không còn phải tự quay bàn gốm nữa. Lúc đó, ông không thể đóng tiền điện vì hóa đơn lên đến 1.500 rupee Ấn Độ (khoảng 450.000 đồng) một tháng.

Từ đầu tháng 10, chiếc máy của ông đã chuyển sang sử dụng điện mặt trời, sau khi ngôi làng ông sống là ngôi làng đầu tiên của Ấn Độ vận hành hoàn toàn bằng năng lượng mặt trời. Ông Prajapati nói: “Điện đã giúp chúng tôi tiết kiệm thời gian và sản xuất nhiều hơn”.

Ấn Độ – quốc gia phát thải carbon dioxide lớn thứ ba thế giới – đặt mục tiêu đáp ứng một nửa nhu cầu năng lượng từ các nguồn tái tạo, chẳng hạn như năng lượng mặt trời và gió, vào năm 2030, tăng so với mục tiêu trước đó là 40%.

Reena Ben làm việc bên chiếc máy khâu chạy bằng năng lượng mặt trời. Ảnh: Reuters

Reena Ben làm việc bên chiếc máy khâu chạy bằng năng lượng mặt trời. Ảnh: Reuters

Với nguồn tài trợ lên đến gần 10 triệu USD, dự án điện mặt trời ở Modhera đã lắp đặt hơn 1.300 tấm pin trên mái của các tòa nhà dân cư và chính quyền địa phương rồi kết nối với một nhà máy điện.

Chính phủ sẽ mua năng lượng dư thừa được sản xuất ở đây nếu người dân không sử dụng hết công suất được giao cho các hộ gia đình.

Với số tiền này, người thợ may Praveen Bhai, 43 tuổi, dự định mua một bộ bếp gas mới, vì bếp củi cũ thải khói mù mịt. “Tôi đã phải dạy bọn trẻ học dưới ánh đèn đường. Bây giờ chúng sẽ có thể học trong nhà”, ông chia sẻ.

Trong khi đó, đối với Reena Ben, 36 tuổi, thợ may bán thời gian, năng lượng mặt trời đã hỗ trợ rất nhiều cho công việc của cô.

“Khi chúng tôi được tiếp cận với nguồn năng lượng mặt trời, tôi đã mua một động cơ điện giá 2.000 rupee để gắn vào máy may. Bây giờ tôi có thể may thêm một hoặc hai bộ quần áo hàng ngày”, cô Ben vui mừng chia sẻ.

Làng Modhera, nổi tiếng với Ngôi đền Mặt trời cổ kính thờ thần Mặt trời, nằm ở bang Gujarat, quê hương của Thủ tướng Narendra Modi.

“Đối với một đất nước Ấn Độ tự cường của thế kỷ 21, chúng ta phải tăng cường các nỗ lực để giải quyết nhu cầu năng lượng”, Thủ tướng Modi phát biểu vào đầu tháng 10.

Về vấn đề biến đổi khí hậu, Thủ tướng Modi nhấn mạnh cam kết của Ấn Độ trong việc khử cacbon và tăng cường sản xuất năng lượng tái tạo. New Delhi sẽ ủng hộ đề xuất của Mỹ và Đức về việc thiết lập quan hệ đối tác Ấn Độ – G7 để tài trợ và hỗ trợ quá trình chuyển đổi của Ấn Độ từ nền kinh tế dựa trên hóa thạch sang nền kinh tế không có carbon.

Thực tế, Ấn Độ đã thực hiện vượt mức cam kết của mình khi đáp ứng gần 40% công suất điện từ nhiên liệu không hóa thạch trước thời hạn khoảng 9 năm. Gia tăng đáng kể trong sử dụng các nguồn thay thế khả thi hơn, cùng với sự phát triển công nghệ, chính sách hỗ trợ ổn định và sự tham gia tích cực của khu vực tư nhân, sẽ phản ánh rõ ràng nỗ lực của Ấn Độ trong quá trình sản xuất năng lượng xanh thông qua các nhà máy điện mặt trời với chi phí rẻ hơn than đá.

Theo Báo Tin Tức

CÁC TIN KHÁC

Hé lộ sự tồn tại hành tinh thứ 9 trong Hệ Mặt trời chúng ta

Chúng ta biết rằng, có ít nhất 8 hành tinh đang tồn tại trong Hệ Mặt trời, nhưng có thể vẫn còn tồn tại những vật thể khác. Mới đây các nhà khoa học đã hé lộ thêm bằng chứng về hành tinh thứ 9.

Điều gì biến Ấn Độ trở thành trung tâm thiết kế bán dẫn của thế giới?

Theo Chủ tịch Công ty bán dẫn Qualcomm chi nhánh Ấn Độ, quốc gia Nam Á đang và sẽ là trung tâm thiết kế chip với đội ngũ kỹ sư dồi dào.

Điều ít biết về người phát minh ra bút xóa

Ngày nay, chiếc bút xóa đã không còn xa lạ gì với mọi người. Tuy nhiên, ít ai biết được người phát minh ra nó lại chính là một phụ nữ.

Những cỗ máy ‘có một không hai’ trong lịch sử

Một số cỗ máy kỳ lạ nhất từng được thiết kế và chế tạo trong lịch sử nhân loại, từ máy tính cổ nhất thế giới của người Hy Lạp tới máy bay cánh chim của Leonardo da Vinci.

Khoa học tìm ra cơ chế giúp não bộ biến trải nghiệm thành ký ức dài hạn, bạn cũng có thể thử xem sao

Theo định nghĩa, ký ức là quá trình diễn ra liên tục của hành động lưu giữ thông tin theo thời gian, chúng tạo nên một “kịch bản” mà dựa vào đó, một người có thể luận ra lý lẽ và hành động trong thực tế. Dù mô tả được đến vậy, với chúng ta ký ức vẫn chứa đựng vô vàn bí ẩn. Một số sự kiện được não bộ lưu giữ một cách rõ ràng dù chúng xảy ra đã lâu, trong khi đó có những sự kiện mờ dần vào quên lãng dù mới diễn ra ngày hôm qua. Để giải thích một phần bí ẩn kỳ lạ này, các nhà khoa học thực hiện một loạt các nghiên cứu, và báo cáo vừa mới được xuất bản trên tạp chí Science hồi cuối tháng Ba.

Kính viễn vọng không gian: Mắt thần của loài người

Những bước phát triển mới của kính viễn vọng không gian có vai trò to lớn giúp đẩy nhanh thành tựu nghiên cứu vũ trụ của các nhà thiên văn học.

Bài viết nổi bật

Đại học Sư phạm TP.HCM ‘bắt tay’ doanh nghiệp công nghệ Việt thúc đẩy chuyển đổi số

Theo hợp tác mới ký kết với Viettel Solutions, Đại học Sư phạm TP.HCM sẽ cùng doanh nghiệp này xây dựng các giải pháp công nghệ trong giáo dục tập trung vào 4 nội dung chính.

Nhóm sinh viên trường ĐH Ngoại thương giành giải ‘Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng’

Ngày 12/6, tại Học viện Tài chính diễn ra Chung khảo Hội thi khoa học sinh viên toàn quốc 'Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng' lần thứ VII, năm 2022. Ban Giám khảo đã chọn ra nhóm sinh viên ĐH Ngoại thương TP. Hồ Chí Minh giành giải Đặc biệt.

Bài viết mới nhất

Tàu chữa cháy lớn nhất thế giới tự thăng bằng trong 6 giây

https://www.youtube.com/watch?v=cZdGcip4FzM Chiếc tàu chế tạo bởi xưởng đóng tàu Lungteh ở huyện Nghi Lan của Đài Loan được cho là tàu chữa cháy tự thăng...

[WOWTIMES – VIETKINGS] Trường Đại học Sài Gòn (1908-2024) – Chứng nhân lịch sử kiêu hùng – Top 100 đơn vị trên 100 tuổi còn hoạt động tại Việt Nam 2024 – P.19

(nienlich.vn) Đại học Sài Gòn được xây dựng vào năm 1908 có tiền thân là trường Trung học Pháp – Hoa. Trong hơn một thế kỷ xây dựng và phát triển, Trường hiện là cơ sở giáo dục đại học và nghiên cứu khoa học công lập, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội của Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói chung.

Ra mắt “pin” muối nóng chảy khổng lồ đầu tiên trên thế giới

Cơ sở lưu trữ năng lượng xanh bằng muối nóng chảy mới khánh thành ở Đan Mạch được ví như viên pin khổng lồ và cực kỳ hiệu quả.

Nhà hát lớn Thành phố Hồ Chí Minh – TOP 5 sân khấu – nhà hát kịch lâu đời của Việt Nam thu hút nhiều khách tham quan (P.4) – [VIETKINGS-TOPPLUS – Hành trình TOP Việt Nam]

(kyluc.vn) Được khởi công xây dựng từ năm 1898 và đưa vào sử dụng từ năm 1900, Nhà hát thành phố (tên ban đầu là Nhà hát lớn Sài Gòn- L’Opera de Saigon) từng là biểu tượng văn hoá của “Hòn ngọc viễn Đông”. Hơn 100 năm qua, theo dòng lịch sử của Sài Gòn, Nhà hát cũng có nhiều thăng trầm và trở thành một chứng nhân của lịch sử.

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.59) Đình Hàng Kênh (Hải Phòng): Ngôi đình cổ tạc gần 400 con rồng – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Đình Hàng Kênh được khởi dựng vào nửa cuối thế kỷ XVII, trải hơn 300 năm, đình vẫn được bảo lưu gần như nguyên vẹn công trình kiển trúc gỗ to lớn, bề thế, được lát ván sàn; trong đình còn bảo tổn được hàng trăm mảng chạm khắc gỗ tinh xáo, với đề tài chủ đạo long - phượng, Đã đưa Đình Hàng Kênh trở thành một bảo tàng nghệ thuật điêu khắc sống động, thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước đến tham quan, thưởng lãm.

Hé lộ sự tồn tại hành tinh thứ 9 trong Hệ Mặt trời chúng ta

Chúng ta biết rằng, có ít nhất 8 hành tinh đang tồn tại trong Hệ Mặt trời, nhưng có thể vẫn còn tồn tại những vật thể khác. Mới đây các nhà khoa học đã hé lộ thêm bằng chứng về hành tinh thứ 9.