Trang chủ Ý tưởng sáng tạo toàn cầu 24h Top 100 Ý Tưởng Sáng Tạo Thế Giới Năm 2022 -P57- Công...

Top 100 Ý Tưởng Sáng Tạo Thế Giới Năm 2022 -P57- Công nghệ mới chuyển hóa nhựa phế thải từ các bãi rác thành nguồn nhiên liệu

Các nhà khoa học đã sáng tạo một phương pháp tái chế nhựa tiên tiến, có thể tạo ra nhiều sản phẩm hữu ích hơn với chi phí thấp, sử dụng ít kim loại quý ruthenium hơn.
 Rác thải nhựa thành nhiên liệu. Ảnh minh hoa SciTechDaily

Rác thải nhựa thành nhiên liệu. Ảnh minh hoa SciTechDaily

Công trình nghiên cứu tiên tiến có tiêu đề “Những cấu trúc nano Ru rối loạn nguyên tử trên vật chất hỗ trợ CeO2 là chất xúc tác hiệu quả cao và có chọn lọc trong quá trình tái chế nâng cấp polymer bằng phương pháp thủy phân (hydrogenolysis)” được trình bày ngày 22/8/ 2022 tại cuộc họp mùa thu của Hiệp hội Hóa học Mỹ (ACS) ở Chicago.

Nhà hóa học Janos Szanyi thuộc Phòng thí nghiệm quốc gia Tây Bắc Thái Bình Dương (PNNL), lãnh đạo nhóm nghiên cứu cho biết, điều then chốt trong phát minh mới của nhóm nhà khoa học là tải lượng kim loại trong chất xúc tác thấp, khiến cho việc sử dụng chất xúc tác rẻ đi rất nhiều.

Kỹ thuật mới chuyển đổi hiệu quả hơn chất dẻo thành những hóa chất hàng hóa có giá trị cao trong một quy trình được gọi là “tái sử dụng nâng cao” (Upcycling) tạo ra ít methane, loại khí nhà kính không mong muốn như một sản phẩm phụ, so với những phương pháp tái chế đã được giới thiệu.

Nghiên cứu sinh sau TS Linxiao Chen, trình bày nghiên cứu tại ACS, cho biết, không có bất kỳ công bố nào trước đây cho được kết quả này. Nghiên cứu cho thấy khả năng phát triển các chất xúc tác hiệu quả, có chọn lọc và đa năng cho quy trình tái chế nhựa.

Tái sử dụng nâng cao nhựa (Upcycling) là gì?

Việc tái sử dụng nhựa cung cấp một cách để giải quyết vấn đề rác thải nhựa, đang bị vùi lấp trong các bãi rác và và làm ô nhiễm bãi biển. Ảnh: Hoạt hình của Sara Levine | Phòng thí nghiệm quốc gia Tây Bắc Thái Bình Dương

Giảm kim loại hơn trong quá trình tái chế nhựa “tái sử dụng nâng cao”

Rác thải nhựa có nguồn gốc từ dầu mỏ có thể được cho là một nguồn hóa chất gốc carbon chưa được khai thác làm nguyên liệu ban đầu cho vật liệu và nhiên liệu bền vững hữu ích. Mặc dù nguồn nguyên liệu này rất lớn trong các thùng rác, nhưng hiện nay có rất ít nhựa được tái chế, chủ yếu vì lý do kinh tế và hạn chế của kỹ thuật trên thực tế đưa vào ứng dụng. Các nhà nghiên cứu PNNL đang cố gắng thay đổi tình trạng này bằng cách áp dụng phát minh mới nhằm phá vỡ hiệu quả các liên kết hóa học bền vững của nhựa.

Quy trình thêm hydro trong một phản ứng được gọi là hydrogenolysis vào các loại nhựa khó tái chế như polypropylene và polyethylene là chiến lược đầy hứa hẹn chuyển hóa chất thải nhựa thành các hydrocacbon chuỗi nhỏ có giá trị cao hơn. Nhưng quy trình này đòi hỏi các chất xúc tác hiệu quả và có chọn lọc để trở thành khả thi về mặt kinh tế. Đây là mục đích mà mà nghiên cứu của PNNL đạt được kết quả xuất sắc.

Nhóm nhà khoa học phát hiện thấy, giảm lượng kim loại quý ruthenium thực sự giúp tăng cường hiệu quả hấp thụ và tính chọn lọc của polymer. Trong một nghiên cứu trước đây, được công bố trên tạp chí ACS Catallysis, nhóm nghiên cứu chứng minh được, hiệu suất của phản ứng gia tăng khi tỷ lệ kim loại thấp so với cấu trúc hỗ trợ khiến cấu trúc chuyển từ một mảng có trật tự của các hạt sang các nhóm nguyên tử rối loạn.

Nguyên tử bị mắc kẹt

Một hồ sơ theo dõi chuyên môn PNNL về chất xúc tác đơn nguyên tử giúp nhóm nghiên cứu hiểu rõ, vì sao ít hơn lại hiệu quả hơn. Các nhà khoa học đã quan sát sự chuyển đổi sang rối loạn ở cấp độ phân tử, sử dụng lý thuyết được thiết lập cho thấy, các nguyên tử đơn lẻ thực sự là chất xúc tác hiệu quả hơn trong nghiên cứu thử nghiệm này.

Công trình khoa học được phát triển trên nghiên cứu về bẫy nguyên tử và chất xúc tác đơn nguyên tử của Yong Wang, GS kỹ thuật hóa học tại Đại học bang Washington, Pullman, thành viên Phòng thí nghiệm PNNL.

Tại ACS, GS Chen mô tả công trình nghiên cứu nhằm khám phá vai trò của vật liệu hỗ trợ nhằm nâng cao hiệu quả của hệ thống. Nhóm nhà khoa học đã tìm kiếm các vật liệu hỗ trợ rẻ hơn và dễ sử dụng hơn thay thế cho ôxít xeri (CeO2). Nhóm nhà khoa học xác định được, oxit titan khi được biến đổi về hóa học có thể mở ra một khả năng mới chuyển hóa polypropylene có chọn lọc và hiệu quả hơn.

Nghiên cứu tác động của clo đến quy trình thủy phân

Để phương pháp chuyển hóa mới có thể dự vào ứng dụng thực tế trong tái chế các loại rác thải nhựa hỗn hợp, các nhà khoa học đang nghiên cứu kỹ lưỡng, clo có ảnh hưởng thế nào đến hiệu quả của quá trình chuyển đổi hóa học.

Nhà hóa học Oliver Y. Gutíerrez, chuyên gia chất xúc tác trong các ứng dụng công nghiệp phân tích: Khi không có nguồn nhựa sạch, trong quy trình chiết xuất công nghiệp, có sự hiện diện clo từ polyvinylclorua và các nguồn rác thải nhựa khác. Clo có thể làm ô nhiễm phản ứng tái chế “tái sử dụng nâng cao”. Cần phải hiểu rất rõ, clo có ảnh hưởng gì đến phương pháp mới.

Công trình nghiên cứu cung cấp những hiểu biết cơ bản về quy trình sử dụng chất xúc tác để chuyển đổi nhựa phế thải, hiện đang gây ô nhiễm môi trường thành các sản phẩm giá trị cao và bền vững.

Theo Viettimes

CÁC TIN KHÁC

Ra mắt “pin” muối nóng chảy khổng lồ đầu tiên trên thế giới

Cơ sở lưu trữ năng lượng xanh bằng muối nóng chảy mới khánh thành ở Đan Mạch được ví như viên pin khổng lồ và cực kỳ hiệu quả.

AI tạo ra “bản sao kỹ thuật số” của Trái đất giúp dự báo thiên tai với tốc độ siêu nhanh

Các nhà khoa học đã tạo ra một "bản sao kỹ thuật số" của Trái đất sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để dự đoán sớm thiên tai, giúp hạn chế hậu quả nghiêm trọng của những thảm họa khí hậu có nguy cơ xảy ra trong tương lai.

Công cụ AI phát hiện 3 loại ung thư trong vài phút chỉ bằng 1 giọt máu khô

Các nhà khoa học Trung Quốc đã phát triển, thử nghiêm một công cụ trí tuệ nhân tạo (AI) để phát hiện chính xác và nhanh chóng 3 loại ung thư nguy hiểm (ung thư tuyến tụy, dạ dày và đại trực tràng) chỉ bằng một giọt máu khô.

‘Hành lang thông minh’ giúp giảm tắc nghẽn, tăng cường an toàn giao thông

Ùn tắc giao thông là một thách thức lớn đối với các thành phố, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế, sức khỏe và sự an toàn của người dân. Các giải pháp quản lý giao thông hiện tại tối ưu hóa luồng giao thông nhưng thiếu sự kết nối với hành vi của người lái xe. Để khắc phục những hạn chế này và giảm thiểu tác động của giao thông, công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI), thuật toán học sâu và mô hình dự đoán khác được tận dụng để làm tăng mối liên kết giữa phương tiện và cơ sở hạ tầng đường bộ, giúp giảm thời gian di chuyển do tắc nghẽn giao thông.

Ấn Độ giới thiệu mũ bảo hiểm có điều hòa cho cảnh sát giao thông

Mới đây, các sở cảnh sát ở nhiều bang của Ấn Độ đã giới thiệu mũ bảo hiểm có điều hòa nhiệt độ cho cảnh sát giao thông, qua đó hỗ trợ lực lượng làm nhiệm vụ trên đường có thể thoải mái hơn trong bối cảnh nắng nóng đang hoành hành trên khắp đất nước.

Dùng AI cứu động vật hoang dã khỏi nguy cơ bị xe đụng

Hãng AFP giới thiệu nỗ lực dùng đến trí tuệ nhân tạo (AI) giải quyết tình trạng động vật hoang dã bị xe đụng chết tại Brazil của một sinh viên khoa học máy tính 25 tuổi.

Bài viết nổi bật

Đại học Sư phạm TP.HCM ‘bắt tay’ doanh nghiệp công nghệ Việt thúc đẩy chuyển đổi số

Theo hợp tác mới ký kết với Viettel Solutions, Đại học Sư phạm TP.HCM sẽ cùng doanh nghiệp này xây dựng các giải pháp công nghệ trong giáo dục tập trung vào 4 nội dung chính.

Nhóm sinh viên trường ĐH Ngoại thương giành giải ‘Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng’

Ngày 12/6, tại Học viện Tài chính diễn ra Chung khảo Hội thi khoa học sinh viên toàn quốc 'Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng' lần thứ VII, năm 2022. Ban Giám khảo đã chọn ra nhóm sinh viên ĐH Ngoại thương TP. Hồ Chí Minh giành giải Đặc biệt.

Bài viết mới nhất

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.60) Chợ Đà Lạt (Lâm Đồng): Trái tim của thành phố ngàn hoa – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Chợ Đà Lạt hiện nay không chỉ là một ngôi chợ với các hoạt động mua bán thông thường với người bản xứ, mà còn là nơi nối tiếng thu hút khách tham quan khi đến với thành phố này.

Giới hạn chịu nóng của con người không cao như chúng ta tưởng

Theo thống kê từ EPA, khoảng 11.000 trường hợp tử vong tại Mỹ gây ra bởi các sóng nhiệt trong giai đoạn từ 1979-2018. Con số này thậm chí còn có thể nhiều hơn do nhiều nơi không liệt kê hoặc không nhận định nhiệt độ cao là nguyên nhân gây tử vong.

Tàu chữa cháy lớn nhất thế giới tự thăng bằng trong 6 giây

https://www.youtube.com/watch?v=cZdGcip4FzM Chiếc tàu chế tạo bởi xưởng đóng tàu Lungteh ở huyện Nghi Lan của Đài Loan được cho là tàu chữa cháy tự thăng...

[WOWTIMES – VIETKINGS] Trường Đại học Sài Gòn (1908-2024) – Chứng nhân lịch sử kiêu hùng – Top 100 đơn vị trên 100 tuổi còn hoạt động tại Việt Nam 2024 – P.19

(nienlich.vn) Đại học Sài Gòn được xây dựng vào năm 1908 có tiền thân là trường Trung học Pháp – Hoa. Trong hơn một thế kỷ xây dựng và phát triển, Trường hiện là cơ sở giáo dục đại học và nghiên cứu khoa học công lập, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội của Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói chung.

Ra mắt “pin” muối nóng chảy khổng lồ đầu tiên trên thế giới

Cơ sở lưu trữ năng lượng xanh bằng muối nóng chảy mới khánh thành ở Đan Mạch được ví như viên pin khổng lồ và cực kỳ hiệu quả.

Nhà hát lớn Thành phố Hồ Chí Minh – TOP 5 sân khấu – nhà hát kịch lâu đời của Việt Nam thu hút nhiều khách tham quan (P.4) – [VIETKINGS-TOPPLUS – Hành trình TOP Việt Nam]

(kyluc.vn) Được khởi công xây dựng từ năm 1898 và đưa vào sử dụng từ năm 1900, Nhà hát thành phố (tên ban đầu là Nhà hát lớn Sài Gòn- L’Opera de Saigon) từng là biểu tượng văn hoá của “Hòn ngọc viễn Đông”. Hơn 100 năm qua, theo dòng lịch sử của Sài Gòn, Nhà hát cũng có nhiều thăng trầm và trở thành một chứng nhân của lịch sử.