Trang chủ Tin tức - Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel)...

[WOWTIMES – Niên lịch & Thành tựu Việt Nam 2022] – Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel) – 33 năm không ngừng đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực viễn thông tại Việt Nam.

(kyluc.vn) - Với 33 năm hình thành và phát triển, Viettel luôn cố gắng nỗ lực để trở thành Tập đoàn Viễn thông và Công nghệ thông tin lớn tại Việt Nam. Hiện Viettel được đánh giá là một trong những công ty viễn thông có tốc độ phát triển nhanh nhất thế giới và nằm trong Top 15 công ty viễn thông toàn cầu về số lượng thuê bao. Viettel đang hoạt động và kinh doanh tại 13 quốc gia trải dài từ Châu Á, Châu Mỹ, Châu Phi với quy mô thị trường 270 triệu dân, gấp khoảng 3 lần dân số Việt Nam. Bên cạnh viễn thông, Viettel còn tham gia vào lĩnh vực nghiên cứu sản xuất công nghệ cao và một số lĩnh vực khác như bưu chính, xây lắp công trình, thương mại và XNK, IDC.

Logo Viettel cũ với slogan: Nói theo cách của bạn

Năm 2021, Viettel tái định vị thương hiệu Viettel, với bộ nhận diện gồm logo màu đỏ và slogan mới: “Theo cách của bạn”.

Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel) là tập đoàn Viễn thông và Công nghệ Việt Nam được thành lập vào ngày 1 tháng 6 năm 1989. Các ngành nghề chính của tập đoàn bao gồm: ngành dịch vụ viễn thông & công nghệ thông tin;ngành nghiên cứu sản xuất thiết bị điện tử viễn thông, ngành công nghiệp quốc phòng, ngành công nghiệp an ninh mạng và ngành cung cấp dịch vụ số. Sản phẩm nổi bật nh���tt của Viettel hiện nay là mạng di động Viettel Mobile.

Hiện nay, Viettel đã đầu tư tại 13 thị trường nước ngoài ở 3 châu lục gồm Châu Á, Châu Mỹ và Châu Phi. Năm 2018, Viettel đạt doanh thu 10 tỷ USD (234.500 tỷ VND). Viettel được đánh giá là một trong những công ty viễn thông có tốc độ phát triển nhanh nhất thế giới. Năm 2019, Viettel đã trở thành doanh nghiệp thuộc Top 15 công ty viễn thông lớn nhất thế giới về số thuê bao, Top 40 công ty viễn thông lớn nhất thế giới về doanh thu. Giá trị thương hiệu của Viettel được Brand Finance xác định là 4,3 tỷ USD – thuộc Top 500 thương hiệu lớn nhất trên thế giới, và là thương hiệu giá trị nhất tại Việt Nam.

VIETTEL – LỊCH SỬ 33 NĂM HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN

Ngày 1 tháng 6 năm 1989, Tổng Công ty Điện tử thiết bị thông tin (SIGELCO) được thành lập – là tiền thân của Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel). Trong những năm đầu thành lập, SIGELCO đã tập trung triển khai các công trình xây lắp cột cao.

Tháng 12 năm 1992, SIGELCO đã đề nghị Nhà nước cho phép được chuyển thành Công ty Điện tử thiết bị thông tin trực thuộc Binh chủng thông tin liên lạc.

Ngày 13 tháng 6 năm 1995, Thủ tướng Chính phủ ra Thông báo số 3179/ĐM-DN (do Phó Thủ tướng Trần Đức Lương ký) quyết định cho phép thành lập Công ty Điện tử viễn thông Quân đội. Ngày 14 tháng 7 năm 1995, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định đổi tên Công ty Điện tử thiết bị thông tin thành Công ty Điện tử Viễn thông quân đội trực thuộc Binh chủng thông tin liên lạc, tên giao dịch quốc tế là VIETEL. Vietel khi đó cũng là doanh nghiệp thứ hai được cấp giấy phép kinh doanh đầy đủ các dịch vụ viễn thông ở Việt Nam.

Năm 1997, Trung tâm Bưu chính được thành lập với dịch vụ đầu tiên là phát hành báo chí.

Năm 1999, Vietel đã hoàn thành đường trục thông tin quân sự Bắc – Nam đầu tiên của Việt Nam, ký hiệu tuyến cáp 1A. Tuyến đường trục cáp quang này dài gần 2.000 km, với 19 trạm chính và một số trạm nhánh, dung lượng 2.5 Mbps.

Năm 2000, Vietel triển khai thử nghiệm dịch vụ điện thoại đường dài, sử dụng công nghệ VoIP. Khi đó, Vietel là đơn vị duy nhất tại Việt Nam được cấp phép.

Năm 2002, Vietel chính thức khai trương dịch vụ kết nối Internet, tốc độ đường truyền Internet quốc tế 2Mbps với giá chỉ còn 1/3 so với giá thời điểm hiện hành.

Năm 2004,  Viettel khai trương dịch vụ thông tin di động 098.

Năm 2005, Viettel hoàn thành tuyến cáp quang quân sự Bắc – Nam 1B sau 2 năm triển khai. Đây là đường trục 10Gbps đầu tiên của Việt Nam, giúp vùng phủ truyền dẫn trong nước của Viettel tăng từ 23 lên 52 tỉnh. Công ty Viễn thông Quân đội đã chuyển đổi thành Tổng Công ty Viễn thông Quân đội trực thuộc Bộ Quốc phòng, các Trung tâm và Xí nghiệp trực thuộc được chuyển đổi thành các Công ty con. Viettel cũng ra mắt cách tính cước theo block 6s. Sau khi cách tính cước này tạo bước đột phá trên thị trường, Viettel tiếp tục thống nhất phương thức tính cước này trên các dịch vụ còn lại, trở thành doanh nghiệp đầu tiên tính cước block 6s cho dịch vụ điện thoại đường dài.

Năm 2006, Viettel thành lập Công ty Viettel Cambodia, cung cấp dịch vụ điện thoại quốc tế, Internet và thuê kênh tại Campuchia và trở thành công ty đầu tiên của Việt Nam đầu tư viễn thông ra nước ngoài.

Theo đánh giá của Brand Finance – công ty tư vấn chiến lược và đánh giá thương hiệu hàng đầu thế giới có trụ sở tại Anh, “Metfone” của Tập đoàn Viễn thông quân đội (Viettel) đã trở thành thương hiệu viễn thông giá trị nhất tại Campuchia năm 2016.

Năm 2008, Viettel đẩy mạnh các hoạt động trách nhiệm xã hội như: tài trợ chương trình Chúng tôi là chiến sĩ, Như chưa hề có cuộc chia ly, Trái tim cho em, chương trình phẫu thuật Nụ cười, Internet trường học, v.v..

Năm 2010, Viettel khai trương 3G tại 63 tỉnh, thành phố trên cả nước với 8.000 trạm phát sóng 3G tại thời điểm khai trương.

Họp báo ra mắt mạng 3G của Viettel tại Việt Nam.

Năm 2011, Viettel khai trương mạng Natcom nhằm cung cấp các dịch vụ viễn thông tại Haiti sau gần 1 năm đầu tư, trở thành công ty duy nhất cung cấp đầy đủ dịch vụ viễn thông, công nghệ 3G và cũng là nhà mạng sở hữu cổng kết nối Internet quốc tế duy nhất của Haiti qua tuyến cáp quang biển 10Gbps tới Bahamas kết nối đi Hoa Kỳ.

Mạng Natcom của Viettel có mặt tại Haiti.

Năm 2012, Viettel đã khai trương mạng di động Movitel tại Mozambique. Viettel cũng thực hiện thành công sản xuất, chế tạo nhiều thiết bị thông tin quân sự đáp ứng nhu cầu an ninh quốc phòng.

Năm 2013, tại các diễn đàn viễn thông và CNTT, lãnh đạo Tập đoàn đã tuyên bố về sự thay đổi chuyển dịch trong Viettel, từ nhà mạng viễn thông thành nhà cung cấp dịch vụ. Bộ Quốc phòng chính thức giao nhiệm vụ cho Viettel sản xuất trang bị quân sự.

Năm 2014, Viettel bán những thẻ sim đầu tiên với thương hiệu Nexttel tại Cameroon và Bitel tại Peru. Sau hơn 10 năm kinh doanh dịch vụ di động, Viettel bắt đầu chuyển hướng sang CNTT bằng việc ra đời nhiều dịch vụ giải pháp như: dịch vụ chứng thực chữ ký số CA, hệ thống quản lý nhà trường SMAS, dịch vụ Agri.One hỗ trợ người nông dân, dịch vụ chống trộm và giám sát thông minh cho xe máy Smart Motor, dịch vụ chuyển tiền tận nhà BankPlus… Cũng trong năm này, Viettel thay đổi cách làm các chương trình xã hội, tập trung vào các chương trình lớn, có ý nghĩa xã hội cao như Quỹ bò giống thoát nghèo, Internet băng siêu rộng, Vì em hiếu học…

Thương hiệu Nexttel của Viettel xuất hiện tại Cameroon năm 2014. 

Năm 2015, Viettel bắt đầu kinh doanh tại Burundi với thương hiệu Lumitel và tại Tazania với thương hiệu Halotel. Tại Việt Nam, Viettel là doanh nghiệp viễn thông đầu tiên thử nghiệm cung cấp dịch vụ 4G.

Năm 2016, Viettel chính thức nhận giấy phép cung cấp dịch vụ 4G trên lãnh thổ Việt Nam và tuyên bố sản xuất thành công thiết bị hạ tầng cho mạng viễn thông. Cũng trong giai đoạn này Viettel đã cán mốc 36 triệu khách hàng quốc tế.

Bộ trưởng Bộ TT&TT Trương Minh Tuấn trao giấy phép cung cấp dịch vụ 4G cho Tổng giám đốc Viettel Nguyễn Mạnh Hùng. Ảnh: Cổng TTĐT Bộ TT&TT

Năm 2017, Viettel chính thức khai trương mạng viễn thông 4G tại Việt Nam. Với vùng phủ toàn quốc lên tới 95% dân số, Viettel là nhà mạng đầu tiên trên thế giới có vùng phủ 4G toàn quốc ngay khi khai trương. Giữa năm 2017, hệ thống tính cước thời gian thực (vOCS) do Viettel tự phát triển đi vào hoạt động.

Năm 2017, Công ty mẹ Viettel chính thức được Chính phủ công nhận là doanh nghiệp Quốc phòng An ninh.

Năm 2018 những nỗ lực của Viettel trong việc góp phần thúc đẩy Chính phủ điện tử với các sản phẩm: hệ thống quản lý thông tin tiêm chủng quốc gia, dự án cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, dự án đô thị thông minh, cổng thông tin 1 cửa quốc gia.

Năm 2018, Tập đoàn Viễn thông Quân đội đã đổi tên thành Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội. Tháng 3 năm 2018, dịch vụ máy chủ ảo do Viettel phát triển mang tên Viettel StartCloud ra đời, Viettel dẫn đầu thị trường về dịch vụ Data Center và Cloud.

Tháng 6 năm 2018, thương hiệu quốc tế thứ 10 của Viettel – mạng di động quốc tế Mytel – khai trương tại Myanmar. Viettel chuyển tiếp sang Giai đoạn phát triển 4: Giai đoạn của 4.0 và Kinh doanh toàn cầu. Chiến lược phát triển trong giai đoạn này là duy trì tốc độ tăng trưởng 10-15%, trở thành Tập đoàn công nghệ kinh doanh toàn cầu, tiếp tục duy trì vị thế dẫn dắt số một Việt Nam về viễn thông và công nghiệp công nghệ cao.

Nghi thức đánh dấu Mytel chính thức đi vào đời sống người dân Myanmar, trở thành  thương hiệu quốc tế thứ 10 của Viettel

2018 – nay – Viettel tiếp tục cung cấp dịch vụ kỹ thuật số tại Việt Nam

Năm 2018, Viettel kích hoạt thành công 30 trạm phát sóng đầu tiên cùng nền tảng cung cấp dịch vụ sử dụng công nghệ NB-IoT tại Hà Nội, trở thành nhà mạng đầu tiên tại Việt Nam triển khai thành công mạng IoT thương mại. Nửa đầu năm 2019, Viettel cũng ra mắt nhiều Tổng Công ty và Công ty đóng vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển giai đoạn 4 của mình như: Tổng Công ty Giải pháp Doanh nghiệp, Công ty An ninh mạng, Tổng Công ty Công nghiệp Công nghệ cao và Tổng Công ty Dịch vụ số.

Năm 2019, Viettel hoàn thành tích hợp hạ tầng phát sóng 5G đầu tiên tại khu vực hồ Hoàn Kiếm (Hà Nội) và phát sóng thử nghiệm thành công trên các băng tần được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép. Ngày 10 tháng 5 năm 2019, Viettel cùng Tập đoàn Ericsson (Thụy Điển) thực hiện kết nối chính thức lần đầu tiên trên mạng di động 5G tại Việt Nam.

Viettel thực hiện cuộc gọi 5G đầu tiên tại Việt Nam, sự kiện này giúp Việt Nam trở thành một trong những quốc gia thử nghiệm thành công mạng 5G sớm nhất thế giới.

Tháng 6 năm 2019Viettel++ – chương trình chăm sóc khách hàng lớn nhất từ trước đến nay của Viettel, đã chính thức đi vào hoạt động. Cuối tháng 6 năm 2019, Hệ thống thông tin phục vụ họp và xử lý công việc của Chính phủ (e-cabinet) do Viettel phát triển cũng đi vào hoạt động sau hơn 3 tháng chuẩn bị.

Năm 2019Trung tâm giám sát điều hành đô thị thông minh cấp tỉnh đầu tiên của Việt Nam trên nền tảng Smart City đã ra mắt tại Thừa Thiên Huế. Mô hình được triển khai trên nền tảng giải pháp Smart City của Viettel. Với 10 dịch vụ giám sát đô thị thông minh, thu thập phản ánh của người dân và gửi đến các cơ quan chức năng để xử lý nhanh chóng, mô hình tại Huế được Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đánh giá rất cao.

Trung tâm Giám sát, điều hành đô thị thông minh tỉnh Thừa Thiên Huế (IOC) là mô hình được Viettel triển khai trên nền tảng giải pháp Smart City. Đây là đầu mối kết nối giữa công dân, doanh nghiệp và chính quyền trong các dịch vụ đô thị thông minh hướng đến xây dựng một chính quyền phục vụ người dân tốt hơn.

Năm 2019, Viettel bước chân vào thị trường gọi xe công nghệ với ứng dụng MyGo, đồng thời ra mắt website thương mại điện tử VoSo.vn.

Tháng 8 năm 2019, tại Diễn đàn cấp cao về CNTT-TT Việt Nam 2019 (Vietnam ICT Summit 2019), Viettel cùng một số doanh nghiệp CNTT lớn tại Việt Nam thành lập Liên minh Chuyển đổi số Việt Nam.

Liên minh chuyển đổi số đã chính thức được thành lập. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Tháng 9 năm 2019, Viettel công bố sẽ phát sóng 5G và đưa vào khai thác hạ tầng kết nối vạn vật (IoT) tại TP Hồ Chí Minh. Tại đây, Viettel đã hoàn thành xây dựng 1.000 trạm NB-IoT phủ sóng 100% thành phố và phủ sóng 5G trên toàn bộ phường 12, quận 10, TPHCM. TPHCM trở thành địa phương đầu tiên trên cả nước phủ sóng 5G liền mạch và IoT trên diện rộng.

Viettel cho biết đã hoàn thành phủ sóng 5G trên toàn bộ phường 12, quận 10, TP.HCM và hiện người dùng đã có thể trải nghiệm một số dịch vụ dựa trên công nghệ 5G tại tại một chi nhánh của Viettel, nơi có thiết bị chuyên dụng để nhận sóng 5G.

Năm 2020, cuộc gọi video đầu tiên sử dụng đường truyền kết nối 5G trên thiết bị thu phát sóng gNodeB do Viettel tự nghiên cứu và sản xuất, bao gồm cả thiết bị phần cứng và phần mềm đã được thực hiện thành công.

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng và Bộ trưởng Chu Ngọc Anh đã thực hiện cuộc gọi video đầu tiên sử dụng đường truyền kết nối 5G trên thiết bị thu phát sóng gNodeB do Viettel tự nghiên cứu và sản xuất.

Ngày 30 tháng 11 năm 2020, Viettel công bố chính thức khai trương kinh doanh thử nghiệm 5G, trở thành nhà mạng cung cấp sớm nhất 5G cho khách hàng sau thời gian phát sóng thử nghiệm về kỹ thuật. Theo công bố của Hiệp hội Di động Thế giới (GSMA), Viettel là đại diện duy nhất của Việt Nam góp mặt trong danh sách 50 nhà mạng đầu tiên trên thế giới triển khai thành công công nghệ 5G.


VIETTEL – 33 NĂM NỖ LỰC KHÔNG NGỪNG VỚI NHỮNG THÀNH TÍCH ẤN TƯỢNG TRONG NƯỚC VÀ THẾ GIỚI.

Tại Việt Nam nhiều năm liền Viettel đã gặt hái được nhiều giải thưởng danh giá trong nước như: 

– Năm 2022, trong khuôn khổ Hội thảo Hiện đại hóa hạ tầng viễn thông và dịch vụ nội dung số hướng tới thúc đẩy kinh tế số, xã hội số do Tập đoàn Dữ liệu Quốc tế IDG phối hợp Hội Vô tuyến điện tử, Hội Truyền thông số, Bộ Thông tin & Truyền thông tổ chức, Viettel được vinh danh ở hạng mục “Nhà cung cấp dịch vụ viễn thông tiêu biểu về chất lượng dịch vụ băng thông rộng di động“.

Ông Nguyễn Trọng Tính, Phó tổng giám đốc Tổng công ty Viễn thông Viettel (bên phải) nhận giải thưởng từ Ban tổ chức.

– Năm 2021, Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel) được công nhận nằm trong Top 10 thương hiệu hàng đầu của quốc gia theo công bố của Chương trình vinh danh Thương hiệu mạnh Việt Nam 2020-2021.

– Trong Bảng xếp hạng VNR500 – Top 500 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam, Viettel nhiều năm liên tiếp nằm trong Top 5.

– Nhà mạng đầu tiên triển khai thử nghiệm thành công cuộc gọi 5G (2019);

– Doanh nghiệp Viễn thông đầu tiên ở Việt Nam thử nghiệm cung cấp dịch vụ 4G (2015);

– Doanh nghiệp nộp ngân sách lớn nhất Việt Nam (2012, 2013, 2014, 2015; 2016, 2017, 2018)

– Doanh nghiệp nộp thuế lớn nhất tại Lào và Campuchia (2014);

– Doanh nghiệp chiếm thị phần lớn nhất trên thị trường viễn thông Việt Nam (2013);

– Mạng phủ sóng lớn nhất Việt Nam (2008);

– Top 10 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam (2009);

– Số 4/10 thương hiệu nổi tiếng nhất Việt Nam (2009);

– Mạng lưới viễn thông lớn nhất Việt Nam (2009);

– Công ty di động lớn nhất Việt Nam (2008).

– Năm 2008: Các nhân viên công ty Viettel tại TP Hồ Chí Minh đã dùng 97.200 vỏ sim điện thoại của Viettel đã qua sử dụng, ghép lại thành một bức tranh Lân khổng lồ cao 10,5m (tính luôn chân đế) dài 18 mét với lời chúc đến người dân trong dip Tết đến, xuân về. Bức tranh với diện tích bề mặt 162 m2, nặng 1,125 tấn với hình một chú Lân đang vờn múa sống động. Tác phẩm này đã được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam công nhận với nội dung: Bức tranh ghép từ vỏ sim có kích thước lớn nhất Việt Nam.

Bức tranh với diện tích bề mặt 162 m2, nặng 1,125 tấn với hình một chú Lân đang vờn múa sống động xác lập Kỷ lục Việt Nam là: Bức tranh ghép từ vỏ sim có kích thước lớn nhất Việt Nam. 

Trong khu vực:

– Năm 2020 Viettel được đánh giá là nhà mạng có giá trị thương hiệu lớn nhất Đông Nam Á: Nhà tư vấn định giá thương hiệu hàng đầu thế giới Brand Finance vừa công bố danh sách 150 nhà mạng có giá trị lớn nhất thế giới 2020 (Telecoms 150), trong đó Viettel xếp thứ 28 trên bảng xếp hạng với giá trị thương hiệu đạt 5,8 tỷ USD, đồng thời đứng thứ 1 tại Đông Nam và thứ 9 tại châu Á.

Viettel xếp thứ 28 trong top 30 thương hiệu giá trị nhất thế giới. Ảnh: Viettel cung cấp

–  Viettel nằm trong Top 10 nhà mạng giá trị nhất Châu Á;

– Viettel là nhà mạng duy nhất tại Peru cung cấp dịch vụ trên duy nhất nền tảng 3G (2014);

– Viettel nằm trong Top 30 thương hiệu viễn thông giá trị nhất trong khu vực và số 1 tại Lào cho Unitel (2016);

– Viettel là Mạng di động giữ thị phần số 1 trên thị trường viễn thông tại Campuchia (2011-nay).

Viettel được vinh danh trên phạm vi thế giới với các giải thưởng: 

– Viettel Nằm trong 100 thương hiệu viễn thông lớn nhất thế giới (Informa Telecoms & Media, 2008).

– Viettel là Mạng di động có tốc độ phát triển nhanh nhất thế giới do tạp chí Wireless Intelligence bình chọn)

– Viettel đón nhận danh hiệu nhà cung cấp dịch vụ của năm tại thị trường mới nổi trong hệ thống giải thưởng Frost & Sullivan Asia Pacific ICT Awards 2009.

– Năm 2009 Viettel nhận Giải thưởng “Nhà cung cấp dịch vụ viễn thông tốt nhất thế giới tại các nước đang phát triển” tai Lễ trao Giải thưởng Truyền thông Thế giới (World Communication Awards – WCA 2009) tổ chức tại London (Anh).

– Năm 2011, Metfone – Thương hiệu Viettel tại Campuchia đạt giải “Nhà cung cấp dịch vụ viễn thông tốt nhất thế giới tại thị trường đang phát triển”

– Năm 2012, Unitel – Thương hiệu Viettel tại Lào đạt giải “Nhà cung cấp dịch vụ viễn thông tốt nhất thế giới tại thị trường đang phát triển”

– Tại Giải thưởng Truyền thông Thế giới (World Communication Award – WCA) 2012, mạng viễn thông Unitel – liên doanh của Viettel và Laos Asia Telecom – đã chiến thắng tại hạng mục Hãng viễn thông tốt nhất tại thị trường đang phát triển. Sau đó 1 ngày, công ty Movitel do Viettel đầu tư tại Mozambique cũng trở thành Doanh nghiệp có giải pháp tốt nhất giúp cải thiện viễn thông vùng nông thôn châu Phi trong lễ trao Giải thưởng Truyền thông Châu Phi (AfricaCom) 2012 tổ chức tại Nam Phi.

Đại diện Movitel do Viettel đầu tư tại Mozambique nhận giải thưởng tại AfricaCom.

– Mobile Innovations Awards 2014: Công ty Movitel chiến thắng ở hạng mục Giải thưởng do Hội đồng Giám khảo bình chọn – thuộc khuôn khổ Giải Sáng tạo Di động (Mobile Innovations Awards).

Đại diện Movitel nhận giải thưởng sáng tạo

– Giải thưởng Kinh doanh quốc tế (IBA) 2014 (tổ chức Stevie Awards): Movitel đoạt Giải vàng Stevie hạng mục “Doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất ở Trung Đông và châu Phi” và được mệnh danh là “Điều kỳ diệu của châu Phi”. Thương hiệu Telemor của Viettel Đông-Timor đoạt Giải bạc Stevie cho “Doanh nghiệp khởi đầu thành công nhất” và được IBA gọi là “Doanh nghiệp khởi đầu hạnh phúc”.

– Giải thưởng Stevie châu Á – Thái Bình Dương : Viettel nhận giải Bạc Giải thưởng Stevie châu Á – Thái Bình Dương (Stevie Awards) ở hạng mục “Dịch vụ khách hàng mới của năm” với dịch vụ tổng đài tiếng dân tộc tại Seoul (Hàn Quốc).

– Giải thưởng Kinh doanh Quốc tế năm 2015 của tổ chức Stevie Awards (Mỹ) – Telemor (Thương hiệu của Viettel ở Đông Timo) với giải vàng hạng mục “Doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất năm 2015 khu vực châu Á, châu Úc và New Zealand” và Natcom (thương hiệu của Viettel ở Haiti) với giải bạc ở hạng mục “Chương trình doanh nghiệp xã hội của năm”.

Với hành trình 33 năm không ngừng đổi mới, sáng tạo và ứng dụng công nghệ mới vào quá trình xây dựng cũng như cung cấp dịch vụ cho người dân, Viettel luôn mong muốn mang lại những sản phẩm ứng dụng công nghệ số như trí tuệ nhân tạo, dữ liệu số lớn, Internet vạn vật đến mọi ngõ ngách của đời sống xã hội, cung cấp những giải pháp mang giá trị toàn cầu, đưa Việt Nam đồng hành với thế giới trong cuộc Cách mạng 4.0. Ban lãnh đạo tập đoàn Viettel luôn chú trọng vào sự sáng tạo, chính sáng tạo sẽ tạo ra khác biệt. Bằng cách suy nghĩ không cũ về những gì không mới, Viettel luôn trân trọng và tôn vinh từ những ý tưởng dù nhỏ nhất để phát triển lớn mạnh như này hôm nay. 

 

Uyên Võ – Kyluc.vn

CÁC TIN KHÁC

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.62) Chùa Kh’Leang (Sóc Trăng): Tinh hoa kiến trúc Kinh-Khmer-Hoa – [VIETKINGS-TOPPLUS đề...

(kyluc.vn) Là một ngôi chùa cổ của người Khmer, chùa Kh’Leang là nơi sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng của đông đảo người dân địa phương. Với phong cách kiến trúc – điêu khắc không chỉ thuần Khmer mà còn thể hiện sự giao thoa với văn hóa Hoa – Việt, chùa được xếp hạng Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia và là một trong những điểm đến của du khách, khi ghé thăm Sóc Trăng.

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.61) Nhà trăm cột (Long An): Kiến trúc nhà Rường giữa miền Tây...

(kyluc.vn) Ở tả ngạn sông Vàm Cỏ Đông, thuộc xã Long Hựu Đông, huyện Cần Đước, tỉnh Long An, nhà Trăm cột là công trình kiến trúc điêu khắc cổ xây dựng theo lối nhà Rường đặc trưng của xứ Huế. Trải qua hơn 100 năm, ngôi nhà vẫn được các hậu duệ của chủ nhân ngôi nhà gìn giữ qua nhiều thế hệ.

Nhà hát kịch Việt Nam (Hà Nội) – TOP 5 sân khấu – nhà hát kịch lâu đời của Việt Nam thu hút nhiều...

(kyluc.vn) Nhà hát Kịch Việt Nam là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, có chức năng biểu diễn nghệ thuật kịch nói; sưu tầm, bảo tồn và phát triển nghệ thuật kịch nói.

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.60) Chợ Đà Lạt (Lâm Đồng): Trái tim của thành phố ngàn hoa...

(kyluc.vn) Chợ Đà Lạt hiện nay không chỉ là một ngôi chợ với các hoạt động mua bán thông thường với người bản xứ, mà còn là nơi nối tiếng thu hút khách tham quan khi đến với thành phố này.

[WOWTIMES – VIETKINGS] Trường Đại học Sài Gòn (1908-2024) – Chứng nhân lịch sử kiêu hùng – Top 100 đơn vị trên 100 tuổi...

(nienlich.vn) Đại học Sài Gòn được xây dựng vào năm 1908 có tiền thân là trường Trung học Pháp – Hoa. Trong hơn một thế kỷ xây dựng và phát triển, Trường hiện là cơ sở giáo dục đại học và nghiên cứu khoa học công lập, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội của Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói chung.

Nhà hát lớn Thành phố Hồ Chí Minh – TOP 5 sân khấu – nhà hát kịch lâu đời của Việt Nam thu hút...

(kyluc.vn) Được khởi công xây dựng từ năm 1898 và đưa vào sử dụng từ năm 1900, Nhà hát thành phố (tên ban đầu là Nhà hát lớn Sài Gòn- L’Opera de Saigon) từng là biểu tượng văn hoá của “Hòn ngọc viễn Đông”. Hơn 100 năm qua, theo dòng lịch sử của Sài Gòn, Nhà hát cũng có nhiều thăng trầm và trở thành một chứng nhân của lịch sử.

Bài viết nổi bật

Đại học Sư phạm TP.HCM ‘bắt tay’ doanh nghiệp công nghệ Việt thúc đẩy chuyển đổi số

Theo hợp tác mới ký kết với Viettel Solutions, Đại học Sư phạm TP.HCM sẽ cùng doanh nghiệp này xây dựng các giải pháp công nghệ trong giáo dục tập trung vào 4 nội dung chính.

Nhóm sinh viên trường ĐH Ngoại thương giành giải ‘Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng’

Ngày 12/6, tại Học viện Tài chính diễn ra Chung khảo Hội thi khoa học sinh viên toàn quốc 'Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng' lần thứ VII, năm 2022. Ban Giám khảo đã chọn ra nhóm sinh viên ĐH Ngoại thương TP. Hồ Chí Minh giành giải Đặc biệt.

Bài viết mới nhất

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.62) Chùa Kh’Leang (Sóc Trăng): Tinh hoa kiến trúc Kinh-Khmer-Hoa – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Là một ngôi chùa cổ của người Khmer, chùa Kh’Leang là nơi sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng của đông đảo người dân địa phương. Với phong cách kiến trúc – điêu khắc không chỉ thuần Khmer mà còn thể hiện sự giao thoa với văn hóa Hoa – Việt, chùa được xếp hạng Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia và là một trong những điểm đến của du khách, khi ghé thăm Sóc Trăng.

Mr Đàm lập Kỷ lục với thành tích biểu diễn 18 mashup từ 62 ca khúc: “Phải tập trung cao độ, không được lơ mơ”

(Kyluc.vn) Vào tối ngày 04.5.2024 tại Trung tâm Hội nghị Thiskyhall Sala tại TP.Thủ Đức diễn ra liveshow "Ngày Em Thắp Sao Trời" của ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng. Tại đây Mr.Đàm cùng các nghệ sĩ đã mang đến cho khán giả một bữa tiệc âm nhạc hoàng tráng. Đặc biệt với 18 bài mashup từ 62 ca khúc trữ tình nổi tiếng của làng nhạc Việt, ông hoàng của làng nhạc Việt đã thiết lập kỷ lục Việt Nam lần thứ 3 trong sự nghiệp âm nhạc của mình.

[WOWTIMES – VIETKINGS] Đại học Công nghiệp Hà Nội (1898-2024) – Truyền thống kỹ nghệ trăm năm – Top 100 đơn vị còn hoạt động tại Việt Nam

Trải qua gần 126 năm hình thành và phát triển, tính đến nay Đại học Công nghiệp Hà Nội đã và đang chứng minh được vị thế của mình trên con đường phát triển học thuật cũng như đào tạo nguồn chất lượng cao cho nước nhà trong hành trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

TOP 5 khu chợ đặc trưng ba miền của Việt Nam được nhiều người biết đến – 50 TOP các điểm đến hấp dẫn của Việt Nam 2024 (P.10) – [VIETKINGS-TOPPLUS – Hành trình TOP Việt Nam]

(kyluc.vn) Không ai biết chính xác chợ đươc hình thành từ khi nào, có bao nhiêu cái chợ và bao nhiêu loại chợ búa khác nhau ở Việt Nam. Nhưng có một điều chắc chắn rằng chợ không chỉ nằm trong phạm trù kinh tế đơn thuần mà còn biểu hiện văn hóa Việt Nam một cách đậm nét.

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.61) Nhà trăm cột (Long An): Kiến trúc nhà Rường giữa miền Tây – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Ở tả ngạn sông Vàm Cỏ Đông, thuộc xã Long Hựu Đông, huyện Cần Đước, tỉnh Long An, nhà Trăm cột là công trình kiến trúc điêu khắc cổ xây dựng theo lối nhà Rường đặc trưng của xứ Huế. Trải qua hơn 100 năm, ngôi nhà vẫn được các hậu duệ của chủ nhân ngôi nhà gìn giữ qua nhiều thế hệ.

Việt Nam có 1 loại “nấm trường thọ” chứa hơn 400 dưỡng chất quý giá

Đây là một loại dược liệu quý giúp bồi bổ sức khỏe, ngăn ngừa một số loại bệnh và tăng cường tuổi thọ.