Trang chủ Cộng đồng sáng tạo Khát vọng sáng tạo đóng góp giải pháp công nghệ cho đồng...

Khát vọng sáng tạo đóng góp giải pháp công nghệ cho đồng tiền số quốc gia

Nắm bắt xu thế phát triển đồng tiền số quốc gia (CBDC) mà nhiều nước đang thực hiện, các kĩ sư trẻ của TCT Dịch vụ số Viettel (VDS) đang nỗ lực nghiên cứu, sáng tạo đóng góp các giải pháp về công nghệ cho vấn đề 'nóng' này.

Góp tiếng nói Việt Nam trong lĩnh vực tài chính số thế giới

Tại Việt Nam, theo Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021 – 2025, Ngân hàng Nhà nước đã được giao chủ trì nghiên cứu, xây dựng và thí điểm sử dụng tiền điện tử dựa trên công nghệ blockchain.

Theo kỹ sư Nguyễn Thùy Linh, Phòng Công nghệ tiền số, Trung tâm công nghệ, TCT Dịch vụ số Viettel (VDS), thành viên của Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel) trong những năm qua vấn đề công nghệ cho tiền số đã được tập trung nghiên cứu. “Từ 2017 đến nay, các giải pháp về tài chính số đã được Viettel xử lý trong quá trình phát triển các sản phẩm tiêu biểu như ViettelPay, ViettelMoney”, Linh cho biết.

Kỹ sư Thùy Linh đại diện duy nhất của VN tham gia nhóm dự án thuộc lĩnh vực Thanh toán số và Thương mại số tại trụ sở Trung tâm chuyển đổi công nghiệp 4.0 WEF (Hoa Kỳ)

Tốt nghiệp ngành Khoa học máy tính, Viện Khoa học Công nghệ tiên tiến Hàn Quốc (KAIST), với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực công nghệ và tài chính số, Thùy Linh hiện là một trong những chuyên gia cao cấp của Viettel về công nghệ tiền điện tử. Đặc biệt nữ kỹ sư này vừa trải qua một năm làm việc tại Diễn đàn kinh tế giới (WEF). Năm 2021, Thùy Linh đã xuất sắc vượt qua nhiều vòng thi khắt khe để trở thành đại diện duy nhất của VN tham gia nhóm dự án thuộc lĩnh vực Thanh toán số và thương mại số tại trụ sở Trung tâm chuyển đổi công nghiệp 4.0 WEF (Hoa Kỳ).

Nữ chuyên gia Viettel cho hay, qua trao đổi, các chuyên gia quốc tế đánh giá rất cao việc Việt Nam sử dụng hạ tầng viễn thông để vận hành một ngân hàng số như ứng dụng Viettel Money. “Không chỉ đột phá về mặt công nghệ và sản phẩm, Viettel Money còn có ý nghĩa to lớn trong việc phát triển tài chính toàn diện tới mọi người dân. Điều này không chỉ mới mẻ tại Việt Nam mà còn ở trên thế giới”, Linh cho biết.

Trở lại Việt Nam, Thùy Linh cùng với các đồng nghiệp Trung tâm Công nghệ VDS đề xuất dự án nghiên cứu công nghệ CBDC từ khuyến nghị của WEF về thúc đẩy thanh toán xuyên biên giới. Sau nhiều vòng bảo vệ chuyên môn, dự án công nghệ CBDC “chưa từng có tiền lệ” được lãnh đạo Tập đoàn Viettel chấp thuận triển khai.

Theo ông Hoàng Đại Huỳnh, Phó Giám đốc Trung tâm Công nghệ VDS, CBDC là vấn đề mới nhưng đã trở xu hướng được nhiều quốc gia quan tâm phát triển, có tiềm năng ứng dụng cao.

“Hiện nay Ngân hàng Nhà nước đang được giao nhiệm vụ chủ trì nghiên cứu, xây dựng và thí điểm sử dụng tiền điện tử. Về phía Viettel, với vai trò và thế mạnh về công nghệ chúng tôi chủ động nghiên cứu, phát triển, xây dựng các nền tảng để có thể sẵn sàng hỗ trợ, đóng góp tri thức, giải pháp khi được yêu cầu”, ông Huỳnh nói.

Kỹ sư Thùy Linh cho biết đội ngũ phát triển dự án công nghệ cho CBDC được Viettel trao cơ hội hầu hết là các thành viên thuộc nhóm Gen Z. “Tin tưởng, giao việc khó cho đội ngũ trẻ là một điểm khác biệt và cũng là “sức cuốn hút” của Viettel”, Linh nói.

Với nữ kỹ sư phân tích nghiệp vụ Đinh Ngọc Hà (1991), dự án CBDC với hàng loạt các bài toán “rất phức tạp, rất lớn” do đó có “không gian sáng tạo là vô tận”. Do đây là lĩnh vực rất mới nên hành pháp lý của VN cũng còn rất hạn chế. Hà và các đồng nghiệp đã tập trung nghiên cứu cách thức một số quốc gia xây dựng CBDC sau đó đối chiếu với các điều kiện trong nước tìm giải pháp.

Mong bà con vùng sâu vùng xa cũng có thể tiếp cận dịch vụ

Trong quá trình xây dựng bài toán nghiệp vụ nhóm dự án cũng vấp nhiều vấn đề chưa có quy định mà ngay các chuyên gia tài chính đầu ngành của VN mà VDS tham vấn cũng thấy vướng mắc. Cách làm của team CBDC là sáng tạo các đề xuất mới.

Đội ngũ phát triển dự án công nghệ cho đồng tiền số quốc gia (CBDC) hầu hết là các thành viên nhóm Gen Z. Tin tưởng, giao việc khó cho đội ngũ trẻ là một điểm khác biệt tạo nên sự cuốn hút của Viettel

“Chúng tôi suy nghĩ là đối với những vấn đề chưa có tiền lệ thì cần chủ động thử nghiệm. Nếu thành công, các đề xuất đó có thể trở thành cơ sở để cho cơ quan chức năng tham khảo trong quá trình xây dựng hành lang pháp lý, quy định. Trước đây khi tham gia dự án sandbox về Mobile Money VDS cũng đã đề xuất nhiều chính sách và cũng đã được các cơ quan quản lý tiếp thu, sử dụng”, Ngọc Hà chia sẻ.

Vừa gia nhập Viettel sau khi tốt nghiệp Đại học Bách Khoa Hà Nội, kỹ sư phát triển phần mềm Trần Lê Hoàng (1999) một trong những thành viên trẻ tuổi nhất của dự án. Bắt nhịp nhanh với công việc, Hoàng cho biết Viettel hiện có môi trường lý tưởng để nghiên cứu về các công nghệ mới.

“Chúng tôi có thuận lợi là không gặp phải bất cứ giới hạn nào. Team có thể tham khảo tất cả các dự án CBDC mà các nước đang thử nghiệm từ e-Krona (Thụy Điển) đến e-CNY (Trung Quốc). Tất cả các giải pháp công nghệ tương ứng các khung pháp lý, thể chế các nước đang áp dụng đều được nhóm nghiên cứu kĩ để tìm ra ứng dụng phù hợp bối cảnh Việt Nam”, Hoàng chia sẻ.

Theo ông Hoàng Đại Huỳnh, CBDC hướng tới việc sử dụng công nghệ để tạo ra phiên bản số của đồng tiền quốc gia do vậy khi áp dụng sẽ tạo ra sự thay đổi lớn đến nền tài chính quốc gia. Mục tiêu được Viettel đặt ra là mong muốn hỗ trợ người dân ở vùng sâu, vùng xa, nơi không có internet hay vẫn có thể sử dụng được dịch vụ.

Kỹ sư Thùy Linh cho biết CBDC đòi hỏi sự kết hợp của nhiều công nghệ, bài toán khác nhau từ bảo mật trên phần cứng, bảo mật trên phần mềm, bài toán truyền dẫn dữ liệu, bài toán giao tiếp giữa các thiết bị v.v. Tất cả đều là các công nghệ lõi phức tạp.

Do vậy để phát triển CBDC rất cần sự hợp tác công và tư, cần sự kết hợp giữa các cơ quan chức năng với các tổ chức tài chính, thanh toán để phát triển các chức năng tương tự các nền tảng tài chính, thanh toán trực tuyến hiện có. “Điều này sẽ giúp tiết kiệm chi phí, tăng mức độ phổ cập cho người dân, kể cả các unbanker, underbanker – những người chưa tiếp cận tài chính chính thức, chưa có tài khoản ngân hàng…”, Linh chia sẻ.

Theo các chuyên gia, chặng đường đi đến đồng tiền số quốc gia của Việt Nam sẽ còn khá dài. Trung Quốc triển khai CBDC từ 2014 nhưng mới thử nghiệm ở 4 thành phố lớn. Các nước châu Âu cũng đang trong quá trình thử nghiệm. Theo kĩ sư Thùy Linh, Việt Nam, đi sau nên có cơ hội thể kế thừa kinh nghiệm của thế giới. Với những nền tảng đang được xây dựng, Viettel hoàn toàn đủ năng lực tư vấn, hỗ trợ về công nghệ để các cơ quan chức năng triển khai ứng dụng.

“Điều quan trọng nhất, chúng tôi đã nhìn thấy con đường cần phải đi như thế nào”, nữ kỹ sư Viettel tự tin khẳng định.

Theo ICT News

CÁC TIN KHÁC

Nhà khoa học kiếm tìm những bí ẩn trong lòng đất

PGS.TS Cao Đình Triều là một trong số ít những nhà khoa học, dành trọn tâm huyết, đam mê nghiên cứu địa vật lý suốt cả cuộc đời.

Kỹ sư Việt và hành trình 4 tháng hoàn thiện AI trên điện thoại hiện đại nhất

Thu âm hàng triệu tệp giọng nói, huy động hàng trăm người xử lý dữ liệu, từ con số 0 chỉ trong 4 tháng, các kỹ sư người Việt đã hoàn thiện AI tiếng Việt cho điện thoại hiện đại nhất hiện nay.

Hành trình cải tiến giúp đôi dép cao su vươn ra thế giới

Dép lốp hay còn gọi 'đôi dép Bác Hồ' làm thủ công thường bị đen chân, trơn trượt, được con cháu "Vua dép lốp Phạm Quang Xuân" cải tiến nhẹ, bám, xuất khẩu hơn 60 nước.

Trần Ngọc Long và đôi găng tay AI chuyển ngữ, giúp đỡ người khuyết tật

Nhận thấy người khiếm thính gặp nhiều khó khăn về giao tiếp, em học sinh lớp 11 ở Quảng Trị đã chế tạo đôi găng tay chuyển ngữ giúp những người kém may mắn có thể được học tập, tiếp thu kiến thức.

Kỹ sư sáng chế cỗ máy biến rác thải thành phân bón hữu cơ

Từ đống rác thải hữu cơ tưởng chừng vô dụng, qua sáng chế tài hoa của kỹ sư Nguyễn Tuấn Anh, chúng lại biến thành phân bón hữu cơ vi sinh, góp phần bảo vệ môi trường.

Thần đồng vật lý Trung Quốc khiến Đại học Harvard phá bỏ thông lệ 300 năm

Thần đồng vật lý Trung Quốc Doãn Hy với thành tích đặc biệt xuất sắc khiến Đại học Harvard của Mỹ phải phá bỏ thông lệ tồn tại suốt 300 năm để giữ chân.

Bài viết nổi bật

Đại học Sư phạm TP.HCM ‘bắt tay’ doanh nghiệp công nghệ Việt thúc đẩy chuyển đổi số

Theo hợp tác mới ký kết với Viettel Solutions, Đại học Sư phạm TP.HCM sẽ cùng doanh nghiệp này xây dựng các giải pháp công nghệ trong giáo dục tập trung vào 4 nội dung chính.

Nhóm sinh viên trường ĐH Ngoại thương giành giải ‘Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng’

Ngày 12/6, tại Học viện Tài chính diễn ra Chung khảo Hội thi khoa học sinh viên toàn quốc 'Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng' lần thứ VII, năm 2022. Ban Giám khảo đã chọn ra nhóm sinh viên ĐH Ngoại thương TP. Hồ Chí Minh giành giải Đặc biệt.

Bài viết mới nhất

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.61) Nhà trăm cột (Long An): Kiến trúc nhà Rường giữa miền Tây – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Ở tả ngạn sông Vàm Cỏ Đông, thuộc xã Long Hựu Đông, huyện Cần Đước, tỉnh Long An, nhà Trăm cột là công trình kiến trúc điêu khắc cổ xây dựng theo lối nhà Rường đặc trưng của xứ Huế. Trải qua hơn 100 năm, ngôi nhà vẫn được các hậu duệ của chủ nhân ngôi nhà gìn giữ qua nhiều thế hệ.

Việt Nam có 1 loại “nấm trường thọ” chứa hơn 400 dưỡng chất quý giá

Đây là một loại dược liệu quý giúp bồi bổ sức khỏe, ngăn ngừa một số loại bệnh và tăng cường tuổi thọ.

[WOWTIMES – VIETKINGS] Trường Đại học Điện lực (1898-2024) – Ngôi trường hàng đầu trong lĩnh vực năng lượng – Top 100 đơn vị trên 100 tuổi còn hoạt động tại Việt Nam 2024 – P.20

(nienlich.vn) Đại học Điện lực, thành lập năm 1898, là trường đại học công lập đa cấp, đa ngành có nhiệm vụ chủ yếu là đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao cung cấp cho Ngành và phục vụ nhu cầu kinh tế xã hội đồng thời là một trung tâm nghiên cứu khoa học - công nghệ hàng đầu của Ngành.

‘Siêu ứng dụng’ được Điện Biên lan tỏa dịp 7/5

Điện Biên Smart được ví là 'siêu ứng dụng' tích hợp nhiều tính năng hiện đại, tạo nên cầu nối trực tiếp giữa người dân và các cấp chính quyền.

Nhà hát kịch Việt Nam (Hà Nội) – TOP 5 sân khấu – nhà hát kịch lâu đời của Việt Nam thu hút nhiều khách tham quan (P.5) – [VIETKINGS-TOPPLUS – Hành trình TOP Việt Nam]

(kyluc.vn) Nhà hát Kịch Việt Nam là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, có chức năng biểu diễn nghệ thuật kịch nói; sưu tầm, bảo tồn và phát triển nghệ thuật kịch nói.

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.60) Chợ Đà Lạt (Lâm Đồng): Trái tim của thành phố ngàn hoa – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Chợ Đà Lạt hiện nay không chỉ là một ngôi chợ với các hoạt động mua bán thông thường với người bản xứ, mà còn là nơi nối tiếng thu hút khách tham quan khi đến với thành phố này.