Trang chủ Thế giới ý tưởng Ý tưởng khác Choáng với công nghệ có thể giúp chúng ta đi từ New...

Choáng với công nghệ có thể giúp chúng ta đi từ New York đến Los Angeles chỉ trong… 1 giây

Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta có thể di chuyển với tốc độ ánh sáng? Phía trước vẫn còn một chặng đường dài, nhưng chắc chắn công nghệ này một ngày nào đó có thể cho phép chúng ta đi từ New York sang Los Angeles chỉ trong vòng một giây.

Ánh sáng là thứ nhanh nhất thế giới với tốc độ 299.792.450 m/giây. Có nghĩa là, nó có thể đi từ Trái đất đến Mặt trăng chỉ trong hơn một giây.

Việc chế tạo ra những phương tiện đạt tốc độ ánh sáng không hề dễ dàng. Có quá nhiều biến số cần giải quyết. Tuy nhiên, công nghệ mà chúng ta sử dụng trong tàu vũ trụ ngày nay có thể cho phép chúng ta khai thác một tỷ lệ nhỏ của tốc độ đó.

Phương pháp "buồm mặt trời" được ứng dụng trên tàu vũ trụ
Phương pháp “buồm mặt trời” được ứng dụng trên tàu vũ trụ. (Ảnh: bgr)

Khai thác tốc độ ánh sáng trong việc di chuyển

Di chuyển theo một tỷ lệ phần trăm của tốc độ ánh sáng nghe thì có vẻ không nhiều. Tuy nhiên, ngay cả khi chỉ bằng 1% vận tốc ánh sáng, chúng ta vẫn có thể đi hơn 11 triệu km trong một giờ. Điều đó có nghĩa là chỉ mất hơn một giây để đi từ New York đến Los Angeles. Tốc độ này nhanh hơn khoảng 10.000 lần so với việc di chuyển trên một chiếc máy bay phản lực.

Tất nhiên, việc khai thác sức mạnh đó không hề dễ dàng. Hiện nay, các nhà khoa học đang nghiên cứu động cơ warp, công nghệ mà chúng ta sử dụng trong tàu vũ trụ có thể giúp phương tiện đạt được tốc độ nhanh hơn.

Năm 2010, con người bắt đầu sử dụng phương pháp Solar sail (buồm mặt trời) trên một số tàu vũ trụ. Ý tưởng của dự án là dùng những tấm gương lớn thu nhận sức mạnh từ ánh sáng mặt trời, tương tự như cách những cánh buồm bình thường sử dụng sức gió. Có rất nhiều phép toán phức tạp đằng sau công nghệ này, nhưng nếu áp dụng thành công với các quy mô nhỏ hơn, chúng ta hoàn toàn có thể tạo ra một bước đột phá.

Cánh buồm mặt trời thực chất chỉ là những tấm gương mỏng gắn vào tàu vũ trụ. Những con tàu sẽ sử dụng ánh sáng mặt trời thu được để đẩy tàu về phía trước. Các nhà khoa học tin rằng một ngày nào đó chúng sẽ có thể di chuyển với tốc độ bằng 10% vận tốc ánh sáng.

Ánh sáng là thứ nhanh nhất thế giới.
Ánh sáng là thứ nhanh nhất thế giới. (Ảnh: YiuCheung/Adobe)

Tại sao chúng ta không áp dụng rộng rãi công nghệ này?

Chúng ta đã có công nghệ, vậy tại sao chúng ta không sử dụng nó? Điều này không hoàn toàn đơn giản như vậy. Năng lượng là một yếu tố quan trọng trong việc di chuyển. Bất kỳ vật thể nào đang chuyển động đều cần đến năng lượng. Đây được gọi là động năng, và để đi nhanh hơn, bạn sẽ cần rất nhiều động năng. Tuy nhiên, vấn đề là cần một mức động năng cực lớn để tăng tốc độ của một vật.

Làm một cái gì đó đi nhanh gấp đôi đòi hỏi năng lượng phải gấp bốn lần. Tăng tốc độ của thứ gì đó lên ba lần đòi hỏi năng lượng gấp chín lần, và cứ tiếp tục như vậy. Theo The Conversation, sẽ mất khoảng 200 nghìn tỷ Joules để có thể giúp một thiếu niên nặng 50kg di chuyển với tốc độ 1% vận tốc ánh sáng, tương đương với lượng năng lượng mà 2 triệu người Mỹ sử dụng mỗi ngày. Nếu chúng ta muốn di chuyển với tốc độ cao như vậy, chúng ta sẽ cần phải tìm ra những cách mới để tạo động năng.

Cho đến nay, chúng ta thậm chí còn chưa đạt được 1% tốc độ ánh sáng. Trên thực tế, con tàu gần nhất với vận tốc đó là tàu thăm dò Mặt trời Parker của NASA. Vào năm 2018, NASA đã phóng tàu thăm dò từ Trái đất. Sau khi phóng, nó lướt qua bề mặt Mặt trời và sử dụng lực hấp dẫn để đạt vận tốc 531 nghìn km/giờ, khoảng 0,5% tốc độ ánh sáng.

Theo Dân Việt

CÁC TIN KHÁC

Sinh viên làm siêu tụ điện từ vỏ sầu riêng

Nhóm sinh viên Đại học Quốc gia TPHCM đã chế tạo siêu tụ điện từ vỏ sầu riêng để lưu trữ năng lượng ổn định và thân thiện với môi trường.

Sinh viên sáng chế cà phê túi lọc

Làm thế nào để có tách cà phê truyền thống đậm vị mà không mất nhiều công đoạn pha chế?

Sinh viên biến phế thải thành vật liệu xây dựng

Nhóm sinh viên đã sử dụng các phế thải nông nghiệp (bã mía, rơm rạ...) và phế thải công nghiệp để chế tạo loại vật liệu mới thân thiện với môi trường.

Xây bể chứa nước, bổ sung muối khoáng ‘chống khát’ cho thú rừng

Trước tình trạng nguồn nước tự nhiên trong rừng đang dần khô cạn, hàng loạt bể chứa nước đã được xây dựng để cung cấp nguồn nước uống cho các loại thú rừng

Sinh viên hàng không chế tạo hộp thông minh chỉ dẫn hành khách ở sân bay

Nhóm sinh viên Học viện Hàng không Việt Nam chế tạo hộp thiết bị gắn ở các vị trí khác nhau trong sân bay giúp hành khách tìm cửa ra máy bay, nhà vệ sinh, tra cứu thông tin.

Ví tái chế từ màn chiếu cũ của CGV Việt Nam gây sốt vì ý tưởng độc đáo

Chỉ trong thời gian ngắn, ví đựng thẻ tái chế từ màn chiếu cũ của CGV Việt Nam đã thu hút sự chú ý của giới trẻ vì ý tưởng tận dụng các vật liệu cũ từ rạp phim vô cùng độc đáo.

Bài viết nổi bật

Đại học Sư phạm TP.HCM ‘bắt tay’ doanh nghiệp công nghệ Việt thúc đẩy chuyển đổi số

Theo hợp tác mới ký kết với Viettel Solutions, Đại học Sư phạm TP.HCM sẽ cùng doanh nghiệp này xây dựng các giải pháp công nghệ trong giáo dục tập trung vào 4 nội dung chính.

Nhóm sinh viên trường ĐH Ngoại thương giành giải ‘Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng’

Ngày 12/6, tại Học viện Tài chính diễn ra Chung khảo Hội thi khoa học sinh viên toàn quốc 'Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng' lần thứ VII, năm 2022. Ban Giám khảo đã chọn ra nhóm sinh viên ĐH Ngoại thương TP. Hồ Chí Minh giành giải Đặc biệt.

Bài viết mới nhất

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.61) Nhà trăm cột (Long An): Kiến trúc nhà Rường giữa miền Tây – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Ở tả ngạn sông Vàm Cỏ Đông, thuộc xã Long Hựu Đông, huyện Cần Đước, tỉnh Long An, nhà Trăm cột là công trình kiến trúc điêu khắc cổ xây dựng theo lối nhà Rường đặc trưng của xứ Huế. Trải qua hơn 100 năm, ngôi nhà vẫn được các hậu duệ của chủ nhân ngôi nhà gìn giữ qua nhiều thế hệ.

Việt Nam có 1 loại “nấm trường thọ” chứa hơn 400 dưỡng chất quý giá

Đây là một loại dược liệu quý giúp bồi bổ sức khỏe, ngăn ngừa một số loại bệnh và tăng cường tuổi thọ.

[WOWTIMES – VIETKINGS] Trường Đại học Điện lực (1898-2024) – Ngôi trường hàng đầu trong lĩnh vực năng lượng – Top 100 đơn vị trên 100 tuổi còn hoạt động tại Việt Nam 2024 – P.20

(nienlich.vn) Đại học Điện lực, thành lập năm 1898, là trường đại học công lập đa cấp, đa ngành có nhiệm vụ chủ yếu là đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao cung cấp cho Ngành và phục vụ nhu cầu kinh tế xã hội đồng thời là một trung tâm nghiên cứu khoa học - công nghệ hàng đầu của Ngành.

‘Siêu ứng dụng’ được Điện Biên lan tỏa dịp 7/5

Điện Biên Smart được ví là 'siêu ứng dụng' tích hợp nhiều tính năng hiện đại, tạo nên cầu nối trực tiếp giữa người dân và các cấp chính quyền.

Nhà hát kịch Việt Nam (Hà Nội) – TOP 5 sân khấu – nhà hát kịch lâu đời của Việt Nam thu hút nhiều khách tham quan (P.5) – [VIETKINGS-TOPPLUS – Hành trình TOP Việt Nam]

(kyluc.vn) Nhà hát Kịch Việt Nam là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, có chức năng biểu diễn nghệ thuật kịch nói; sưu tầm, bảo tồn và phát triển nghệ thuật kịch nói.

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.60) Chợ Đà Lạt (Lâm Đồng): Trái tim của thành phố ngàn hoa – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Chợ Đà Lạt hiện nay không chỉ là một ngôi chợ với các hoạt động mua bán thông thường với người bản xứ, mà còn là nơi nối tiếng thu hút khách tham quan khi đến với thành phố này.