Trang chủ Tin tức Việt Nam 29 người Việt vào top nhà khoa học ảnh hưởng nhất thế...

29 người Việt vào top nhà khoa học ảnh hưởng nhất thế giới 2021

Các nhà khoa học Việt có tên trong danh sách "100.000 nhà khoa học có tầm ảnh hưởng" được đánh giá dựa trên nhiều tiêu chí trong đó có tổng số trích dẫn nghiên cứu.

Bảng xếp hạng vừa được đưa ra bởi nhóm Metrics của giáo sư
Jeroen Baas, Kevin Boyack và John P.A. Ioannidis thuộc Đại học Stanford (Mỹ) do tạp chí PLoS Biology công bố.

Theo bảng xếp hạng, có 146 cá nhân đang công tác tại các trường đại học của Việt Nam trong đó có 29 người là nhà khoa học Việt. Trong top 10.000 nhà khoa học hàng đầu thế giới, Việt Nam có 5, gồm: GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, PGS.TS Lê Hoàng Sơn (Đại học Quốc gia Hà Nội); GS.TS Nguyễn Xuân Hùng (trường Đại học công nghệ TP HCM), GS.TS Bùi Tiến Diệu (trường Đại học Duy Tân) và GS.TS Võ Xuân Vinh (trường Đại học kinh tế TP HCM).

Trong số này, GS Nguyễn Đình Đức, GS Nguyễn Xuân Hùng và PGS.TS Lê Hoàng Sơn đều lọt vào top 3 năm liên tiếp 2019, 2020 và 2021.

GS Nguyễn Đình Đức. Ảnh: T.N

GS Nguyễn Đình Đức là một trong số 3 nhà khoa học Việt có 3 năm liên tiếp lọt top nhà khoa học hàng đầu thế giới. Ảnh: T.N

Trong danh sách có nhiều nhà khoa học nước ngoài đang làm việc tại các trường đại học của Việt Nam như Đại học Duy Tân, Đại học Tôn Đức Thắng, Đại học Phenikaa.

Trong bảng xếp hạng cũng có nhiều nhà khoa học Việt đang làm việc tại nước ngoài như GS Đàm Thanh Sơn (Mỹ, xếp hạng 7.301) hay PGS Bùi Quốc Tính (Nhật Bản, xếp hạng 9.639)…

Đặc biệt, trong danh sách 29 người có những nhà khoa học trẻ, như PGS Trần Xuân Bách (sinh năm 1984), giảng viên Đại học Y Hà Nội, đạt được nhiều thành tựu nghiên cứu. Năm 2016, anh trở thành Phó giáo sư trẻ nhất Việt Nam ở tuổi 32. Năm 2015, anh được Trung tâm nghiên cứu AIDS, Đại học Johns Hopkins (Mỹ) trao giải thưởng Nghiên cứu quốc tế về lâm sàng và dự phòng. Năm 2018, PGS Bách là người Việt Nam thứ hai tham gia Viện Hàn lâm Khoa học trẻ toàn cầu (GYA), là một trong chín Ủy viên Hội đồng Điều hành GYA nhiệm kỳ 2018-2019. Anh được nhận giải thưởng Noam Chomsky – Giải thưởng về Thành tựu trong nghiên cứu 2020. Anh có hơn 300 bài báo trên các tạp chí quốc tế được đánh giá cao về khoa học sức khỏe toàn cầu.

PGS.TS Trần Xuân Bách.

PGS.TS Trần Xuân Bách. Ảnh: NVCC

Là nhà khoa học nữ duy nhất trong danh sách, TS Lê Thái Hà (33 tuổi), trường Đại học Fullbrigh Việt Nam, xếp hạng 74.063. TS Hà là một trong hai gương mặt nữ trong top 10 nhà kinh tế Việt Nam có nhiều nghiên cứu được xuất bản ở các tạp chí quốc tế theo bảng xếp hạng của Dự án nghiên cứu kinh tế Repec. Trong bảng xếp hạng của dự án công bố tháng 9/2019, TS Hà đứng thứ 4 về công bố khoa học trong nghiên cứu kinh tế ở Việt Nam tính từ trước đến nay và đứng thứ hai trong vòng 10 năm trở lại đây.

Bảng xếp hạng này sử dụng cơ sở dữ liệu của Scopus từ năm 1960 đến tháng 8/2021 để lọc ra top trong số 100.000 người có ảnh hưởng nhất. Các tiêu chí đánh giá dựa theo các chỉ số ảnh hưởng trong giới khoa học (tổng số trích dẫn, chỉ số Hirsch h-index; chỉ số Schreiber hm-index; tổng số trích dẫn các bài báo được đăng với tư cách là tác giả duy nhất, tác giả chính và một chỉ số tổng hợp). Các dữ liệu cho thấy tác động của họ trong suốt sự nghiệp và trong năm qua.

Danh sách 29 nhà khoa học Việt Nam và chỉ số xếp hạng

1. Nguyễn Đình Đức – Đại học Quốc gia Hà Nội (xếp hạng 5.949)

2. Lê Hoàng Sơn – Đại học Quốc gia Hà Nội (xếp hạng 6.765)

3. Nguyễn Xuân Hùng – trường Đại học Công nghệ TP. HCM (xếp hạng 6.818)

4. Bùi Tiến Diệu – trường Đại học Duy Tân (xếp hạng 9.488)

5. Võ Xuân Vinh – trường Đại học Kinh tế TP.HCM (xếp hạng 9.528)

6. Trần Hải Nguyên – trường Đại học Duy Tân (xếp hạng 14.704)

7. Trần Xuân Bách – trường Đại học Y Hà Nội (xếp hạng 19.881)

8. Phạm Thái Bình – trường Đại học Giao thông Vận tải (xếp hạng 21.588)

9. Hoàng Đức Nhật – trường Đại học Duy Tân (xếp hạng 23.301)

10. Đặng Văn Hiếu – trường Đại học Thăng Long (xếp hạng 31.139)

11. Hoàng Anh Tuấn – trường Đại học Công nghệ TP HCM – (xếp hạng 32.938)

12. Phạm Văn Hùng – trường Đại học Quốc tế, Đại học Quốc gia TP HCM (xếp hạng 37.520)

13. Nguyễn Thời Trung – trường Đại học Tôn Đức Thắng (xếp hạng 46.053)

14. Trần Trung – trường Đại học Hòa Bình (xếp hạng 48.769)

15. Nguyễn Đức Khương – trường Đại học Quốc gia Hà Nội (xếp hạng 50.426)

16. Thái Hoàng Chiến – trường Đại học Tôn Đức Thắng (xếp hạng 50.676)

17. Vũ Quang Bách – trường Đại học Tôn Đức Thắng (xếp hạng 54.001)

18. Nguyễn Trung Kiên – trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP HCM (xếp hạng 53.486)

19. Nguyễn Minh Thọ – trường Đại học Tôn Đức Thắng (xếp hạng 56.922)

20. Phạm Việt Thành – trường Đại học Tôn Đức Thắng (xếp hạng 57.491)

21. Nguyễn Trường Khang – trường Đại học Tôn Đức Thắng (xếp hạng 62.835)

22. Nguyễn Trung Thắng – trường Đại học Tôn Đức Thắng (xếp hạng 66.150)

23. Lê Thái Hà – trường Đại học Fullbrigh Việt Nam (xếp hạng 74.063)

24. Nguyễn Đăng Nam – trường Đại học Duy Tân (xếp hạng 81.653)

25. Nguyễn Văn Hiếu – trường Đại học Phenikaa (xếp hạng 82.171)

26. Phùng Văn Phúc – trường Đại học Công nghệ TP HCM (xếp hạng 83.196)

27. Phạm Thái Bình – trường Đại học Giao thông vận tải TP HCM (xếp hạng 84.698)

28. Dương Viết Thông – trường Đại học Tôn Đức Thắng (xếp hạng 88.842)

29. Nguyễn Hoàng – trường Đại học Mỏ Địa Chất (xếp hạng 94.128)

Theo VN Express

CÁC TIN KHÁC

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.60) Chợ Đà Lạt (Lâm Đồng): Trái tim của thành phố ngàn hoa...

(kyluc.vn) Chợ Đà Lạt hiện nay không chỉ là một ngôi chợ với các hoạt động mua bán thông thường với người bản xứ, mà còn là nơi nối tiếng thu hút khách tham quan khi đến với thành phố này.

[WOWTIMES – VIETKINGS] Trường Đại học Sài Gòn (1908-2024) – Chứng nhân lịch sử kiêu hùng – Top 100 đơn vị trên 100 tuổi...

(nienlich.vn) Đại học Sài Gòn được xây dựng vào năm 1908 có tiền thân là trường Trung học Pháp – Hoa. Trong hơn một thế kỷ xây dựng và phát triển, Trường hiện là cơ sở giáo dục đại học và nghiên cứu khoa học công lập, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội của Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói chung.

Nhà hát lớn Thành phố Hồ Chí Minh – TOP 5 sân khấu – nhà hát kịch lâu đời của Việt Nam thu hút...

(kyluc.vn) Được khởi công xây dựng từ năm 1898 và đưa vào sử dụng từ năm 1900, Nhà hát thành phố (tên ban đầu là Nhà hát lớn Sài Gòn- L’Opera de Saigon) từng là biểu tượng văn hoá của “Hòn ngọc viễn Đông”. Hơn 100 năm qua, theo dòng lịch sử của Sài Gòn, Nhà hát cũng có nhiều thăng trầm và trở thành một chứng nhân của lịch sử.

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.59) Đình Hàng Kênh (Hải Phòng): Ngôi đình cổ tạc gần 400 con...

(kyluc.vn) Đình Hàng Kênh được khởi dựng vào nửa cuối thế kỷ XVII, trải hơn 300 năm, đình vẫn được bảo lưu gần như nguyên vẹn công trình kiển trúc gỗ to lớn, bề thế, được lát ván sàn; trong đình còn bảo tổn được hàng trăm mảng chạm khắc gỗ tinh xáo, với đề tài chủ đạo long - phượng, Đã đưa Đình Hàng Kênh trở thành một bảo tàng nghệ thuật điêu khắc sống động, thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước đến tham quan, thưởng lãm.

Công ty khởi nghiệp Mỹ cấy ghép mắt khoa học cho người mù

Những người bị mù do bệnh viêm võng mạc sắc tố và bệnh thoái hóa điểm vàng khô do tuổi tác có hy vọng được nhìn thấy trở lại.

[WOWTIMES – VIETKINGS] Đại học Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh (1913-2024) – Chiếc nôi đào tạo nghệ sĩ hàng đầu cả nước...

Trường Đại học Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh, tiền thân là Trường vẽ Gia Định được thành lập ngày 1/9/1913, là một trong những trường mỹ thuật có truyền thống lâu đời ở Việt Nam.

Bài viết nổi bật

Đại học Sư phạm TP.HCM ‘bắt tay’ doanh nghiệp công nghệ Việt thúc đẩy chuyển đổi số

Theo hợp tác mới ký kết với Viettel Solutions, Đại học Sư phạm TP.HCM sẽ cùng doanh nghiệp này xây dựng các giải pháp công nghệ trong giáo dục tập trung vào 4 nội dung chính.

Nhóm sinh viên trường ĐH Ngoại thương giành giải ‘Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng’

Ngày 12/6, tại Học viện Tài chính diễn ra Chung khảo Hội thi khoa học sinh viên toàn quốc 'Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng' lần thứ VII, năm 2022. Ban Giám khảo đã chọn ra nhóm sinh viên ĐH Ngoại thương TP. Hồ Chí Minh giành giải Đặc biệt.

Bài viết mới nhất

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.60) Chợ Đà Lạt (Lâm Đồng): Trái tim của thành phố ngàn hoa – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Chợ Đà Lạt hiện nay không chỉ là một ngôi chợ với các hoạt động mua bán thông thường với người bản xứ, mà còn là nơi nối tiếng thu hút khách tham quan khi đến với thành phố này.

Giới hạn chịu nóng của con người không cao như chúng ta tưởng

Theo thống kê từ EPA, khoảng 11.000 trường hợp tử vong tại Mỹ gây ra bởi các sóng nhiệt trong giai đoạn từ 1979-2018. Con số này thậm chí còn có thể nhiều hơn do nhiều nơi không liệt kê hoặc không nhận định nhiệt độ cao là nguyên nhân gây tử vong.

Tàu chữa cháy lớn nhất thế giới tự thăng bằng trong 6 giây

https://www.youtube.com/watch?v=cZdGcip4FzM Chiếc tàu chế tạo bởi xưởng đóng tàu Lungteh ở huyện Nghi Lan của Đài Loan được cho là tàu chữa cháy tự thăng...

[WOWTIMES – VIETKINGS] Trường Đại học Sài Gòn (1908-2024) – Chứng nhân lịch sử kiêu hùng – Top 100 đơn vị trên 100 tuổi còn hoạt động tại Việt Nam 2024 – P.19

(nienlich.vn) Đại học Sài Gòn được xây dựng vào năm 1908 có tiền thân là trường Trung học Pháp – Hoa. Trong hơn một thế kỷ xây dựng và phát triển, Trường hiện là cơ sở giáo dục đại học và nghiên cứu khoa học công lập, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội của Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói chung.

Ra mắt “pin” muối nóng chảy khổng lồ đầu tiên trên thế giới

Cơ sở lưu trữ năng lượng xanh bằng muối nóng chảy mới khánh thành ở Đan Mạch được ví như viên pin khổng lồ và cực kỳ hiệu quả.

Nhà hát lớn Thành phố Hồ Chí Minh – TOP 5 sân khấu – nhà hát kịch lâu đời của Việt Nam thu hút nhiều khách tham quan (P.4) – [VIETKINGS-TOPPLUS – Hành trình TOP Việt Nam]

(kyluc.vn) Được khởi công xây dựng từ năm 1898 và đưa vào sử dụng từ năm 1900, Nhà hát thành phố (tên ban đầu là Nhà hát lớn Sài Gòn- L’Opera de Saigon) từng là biểu tượng văn hoá của “Hòn ngọc viễn Đông”. Hơn 100 năm qua, theo dòng lịch sử của Sài Gòn, Nhà hát cũng có nhiều thăng trầm và trở thành một chứng nhân của lịch sử.