Trang chủ Tin tức Việt Nam Lần đầu tiên cuộc chiến chống Covid-19 của Việt Nam được đưa...

Lần đầu tiên cuộc chiến chống Covid-19 của Việt Nam được đưa lên màn ảnh

Bước tiếp với hoài bão/giấc mơ đưa tinh thần dân tộc Việt Nam lên màn ảnh, đạo diễn Huỳnh Tuấn Anh rục rịch chuẩn bị tiền kỳ cho bộ phim mới mang tên "Bản mệnh thiên thần" lấy cuộc chiến chống Covid-19 làm chủ đề. Phim dự kiến ra mắt công chúng vào tháng 2/2022.
Từ ngày phát hiện ca nhiễm Covid-19 đầu tiên tại Việt Nam, chúng ta đã trải qua 571 ngày chống chọi với chủng virus nguy hiểm này. Trong thời gian qua, chúng ta đã và đang trải qua cảm giác bất an vì những diễn biến phức tạp, vì công ăn việc làm bị đình trệ. Điều may mắn nhất có lẽ là chúng ta vẫn được ở trong ngôi nhà an toàn của mình, vẫn ở cạnh những người thân yêu của mình. 
Còn với đội ngũ y bác sĩ, 571 ngày qua là 571 ngày chiến đấu không ngừng nghỉ và sẽ còn hơn những con số như thế nữa đến lúc phim được công chiếu. Họ cùng các bệnh nhân giành giật từng cơ hội sống sót và có khi trở thành bệnh nhân của đồng nghiệp mình. Họ luôn túc trực và luôn tăng ca để đảm bảo không bệnh nhân nào bị bỏ lại phía sau. Họ tất tả khắp các con phố lớn nhỏ để rà soát mầm bệnh trong bộ đồ bảo hộ dưới khí trời không mấy dễ chịu. Và cũng có thể là ngần ấy thời gian, họ chưa có một bữa cơm trọn vẹn với gia đình của mình. 
Mỗi đợt sóng Covid-19 đi qua thì diễn biến lại phức tạp hơn rất nhiều. Mỗi ngày mới đến chúng ta luôn tự hỏi bao giờ khép lại cuộc chiến này. Thế nhưng với họ, mỗi ngày mới là thêm một cơ hội để họ cứu chữa nhiều bệnh nhân hơn. Họ kiên trì với mục tiêu chiến thắng trong trận đánh lần này. 
“Như một lời biết ơn và động viên bé nhỏ mà ekip chúng tôi mong muốn gửi đến đội ngũ y bác sĩ Việt Nam và toàn thể người dân Việt Nam, những chiến sĩ áo blouse thầm lặng luôn chiến đấu không ngừng nghỉ suốt hơn 500 ngày qua và còn hơn thế nữa. Người dân Việt Nam đã và đang phối hợp tốt với Chính phủ và lan tỏa tinh thần “lá lành đùm lá rách”. Chúng ta hãy dành lời cảm ơn cho nhau, động viên lẫn nhau. Đây cũng là dự án chúng tôi ấp ủ từ đợt dịch đầu năm 2021 đã phải dời lại nhiều lần vì sửa chữa, cập nhật những chất liệu chưa từng có đang diễn ra mỗi ngày theo diễn biến của đại dịch. 
‘Bản mệnh thiên thần’ không phải là một phim chuyên sâu về y khoa, mà bộ phim được hư cấu từ những câu chuyện được góp nhặt được trong cuộc chiến chống dịch trên những phương tiện truyền thông đã phản ánh suốt thời gian qua. Phim chỉ chú trọng khai thác và khám phá thế giới nội tâm, tình cảm và những tình huống khốc liệt mà người trong cuộc phải đối diện: Ranh giới giữa sự sống và cái chết, trạng thái phức tạp của con người khi đối diện với loại virus gây bệnh quái ác” – đạo diễn Huỳnh Tuấn Anh chia sẻ. 
Anh bộc bạch thêm về ý nghĩa của tựa đề “Bản mệnh thiên thần”. Bộ phim lấy cảm hứng từ cuộc chiến đấu chống lại Covid-19 của toàn dân Việt Nam. Được cố vấn về kiến thức y khoa của các y bác sỹ có uy tín nhưng Đạo diễn Huỳnh Tuấn Anh không khai thác vào các kiến thức y khoa chuyên sâu mà dựa vào chủ đề y đức được thể hiện qua sự hy sinh của đội ngũ y bác sỹ dành cho bệnh nhân của mình trong cuộc chiến cam go chống dịch Covid-19 và tái hiện lại một lát cắt nhỏ về tinh thần chiến đấu và phẩm giá nhân hậu “lá lành đùm lá rách” của người Việt trong trận chiến này. 
Lát cắt về sự hy sinh mà người Việt dành cho nhau, lát cắt về tinh thần hợp tác của Chính phủ và nhân dân, lát cắt về tình người tạo nên thành tích chống dịch của Việt Nam trong thời gian qua. Thiên thần không ở đâu xa, không cần có đôi cánh. Thiên thần không chỉ là những y bác sỹ trong cuộc chiến chống dịch mà thiên thần còn là những số phận bé nhỏ của những bệnh nhân trong nghịch cảnh đã siết tay cùng những người thầy thuốc vượt qua đại dịch. Và tất nhiên không cần đôi cánh nào cả họ xứng đáng được gọi là những thiên thần được sinh ra trong nghịch cảnh. 
Câu chuyện “Bản mệnh thiên thần” là một câu chuyện hư cấu dựa trên những sự kiện được ghi nhận từ các nhân chứng trong cuộc chiến và thông tin được đăng tải trên các phương tiện truyền thông suốt thời gian qua. 
Câu chuyện được kể lại thông qua hồi ức đầy kinh khủng của một nhân vật shipper chuyên ship các hũ tro cốt sau khi hoả táng của nạn nhân đã mất trong đại dịch mà chưa được người thân kịp nhận về. Ký ức dẫn anh về những ngày khởi đầu cho trận chiến dài kỳ là chỉ thị phong tỏa các bệnh viện đang có ca nhiễm trong toàn lãnh thổ Việt Nam. 
Trong suốt 15 ngày phong tỏa tập thể y bác sĩ lẫn bệnh nhân đột ngột bị “khóa chốt” trong tình trạng “nội bất xuất, ngoại bất nhập” và chính anh cũng là nạn nhân của vụ mắc kẹt kinh hoàng này. Bệnh viện lúc này trở thành một xã hội thu nhỏ – nơi có đầy đủ các giai tầng và xuất thân. Họ cùng đứng trên một con thuyền, cùng một số mệnh: chống chọi với virus hay khuất phục bởi bệnh tật và nỗi sợ. Bộ phim chọn khai thác từ góc nhìn của những bệnh nhân mắc kẹt trong tình huống bệnh viện có chỉ thị cách ly, phong toả.
Sau khi cập nhật khá đủ tư liệu và bắt đầu chuẩn bị cho giai đoạn tiền kỳ, ekip đã đối mặt với làn sóng Covid-19 thứ 4 – làn sóng kinh khủng và nguy hiểm nhất từ trước tới nay – buộc đạo diễn Huỳnh Tuấn Anh chuyển toàn bộ kế hoạch sản xuất tiền trạm qua hình thức trực tuyến, tiêu biểu là quá trình sản xuất “promotion posters”. 
Tuân thủ theo chỉ thị 16 tại thành phố Hồ Chí Minh, ekip “Bản mệnh thiên thần” đã thay đổi kế hoạch chụp poster tại studio theo concept định trước bằng poster được vẽ tay bởi họa sĩ Nguyễn Định, Đoàn Quốc và Lê Sa Long. 
Họa sĩ Lê Sa Long đặc biệt rung cảm với những thứ cảm tình bình dị anh cảm nhận từ những con người bình thường ở Sài Gòn – thành phố anh yêu từng ấy năm nay. Những bức tranh của Lê Sa Long không theo trường phái bay bổng, mà nó hiện thực, khắc họa rõ nét đặc trưng riêng nhân vật, nó phản chiếu những tâm hồn và cảm xúc mang tính thời điểm cao. Điều này rất phù hợp với những gì đạo diễn Huỳnh Tuấn Anh tìm kiếm trong ý tưởng posters tranh lần này.
Theo VOV
CÁC TIN KHÁC

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.61) Nhà trăm cột (Long An): Kiến trúc nhà Rường giữa miền Tây...

(kyluc.vn) Ở tả ngạn sông Vàm Cỏ Đông, thuộc xã Long Hựu Đông, huyện Cần Đước, tỉnh Long An, nhà Trăm cột là công trình kiến trúc điêu khắc cổ xây dựng theo lối nhà Rường đặc trưng của xứ Huế. Trải qua hơn 100 năm, ngôi nhà vẫn được các hậu duệ của chủ nhân ngôi nhà gìn giữ qua nhiều thế hệ.

‘Siêu ứng dụng’ được Điện Biên lan tỏa dịp 7/5

Điện Biên Smart được ví là 'siêu ứng dụng' tích hợp nhiều tính năng hiện đại, tạo nên cầu nối trực tiếp giữa người dân và các cấp chính quyền.

Nhà hát kịch Việt Nam (Hà Nội) – TOP 5 sân khấu – nhà hát kịch lâu đời của Việt Nam thu hút nhiều...

(kyluc.vn) Nhà hát Kịch Việt Nam là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, có chức năng biểu diễn nghệ thuật kịch nói; sưu tầm, bảo tồn và phát triển nghệ thuật kịch nói.

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.60) Chợ Đà Lạt (Lâm Đồng): Trái tim của thành phố ngàn hoa...

(kyluc.vn) Chợ Đà Lạt hiện nay không chỉ là một ngôi chợ với các hoạt động mua bán thông thường với người bản xứ, mà còn là nơi nối tiếng thu hút khách tham quan khi đến với thành phố này.

[WOWTIMES – VIETKINGS] Trường Đại học Sài Gòn (1908-2024) – Chứng nhân lịch sử kiêu hùng – Top 100 đơn vị trên 100 tuổi...

(nienlich.vn) Đại học Sài Gòn được xây dựng vào năm 1908 có tiền thân là trường Trung học Pháp – Hoa. Trong hơn một thế kỷ xây dựng và phát triển, Trường hiện là cơ sở giáo dục đại học và nghiên cứu khoa học công lập, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội của Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói chung.

Nhà hát lớn Thành phố Hồ Chí Minh – TOP 5 sân khấu – nhà hát kịch lâu đời của Việt Nam thu hút...

(kyluc.vn) Được khởi công xây dựng từ năm 1898 và đưa vào sử dụng từ năm 1900, Nhà hát thành phố (tên ban đầu là Nhà hát lớn Sài Gòn- L’Opera de Saigon) từng là biểu tượng văn hoá của “Hòn ngọc viễn Đông”. Hơn 100 năm qua, theo dòng lịch sử của Sài Gòn, Nhà hát cũng có nhiều thăng trầm và trở thành một chứng nhân của lịch sử.

Bài viết nổi bật

Đại học Sư phạm TP.HCM ‘bắt tay’ doanh nghiệp công nghệ Việt thúc đẩy chuyển đổi số

Theo hợp tác mới ký kết với Viettel Solutions, Đại học Sư phạm TP.HCM sẽ cùng doanh nghiệp này xây dựng các giải pháp công nghệ trong giáo dục tập trung vào 4 nội dung chính.

Nhóm sinh viên trường ĐH Ngoại thương giành giải ‘Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng’

Ngày 12/6, tại Học viện Tài chính diễn ra Chung khảo Hội thi khoa học sinh viên toàn quốc 'Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng' lần thứ VII, năm 2022. Ban Giám khảo đã chọn ra nhóm sinh viên ĐH Ngoại thương TP. Hồ Chí Minh giành giải Đặc biệt.

Bài viết mới nhất

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.61) Nhà trăm cột (Long An): Kiến trúc nhà Rường giữa miền Tây – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Ở tả ngạn sông Vàm Cỏ Đông, thuộc xã Long Hựu Đông, huyện Cần Đước, tỉnh Long An, nhà Trăm cột là công trình kiến trúc điêu khắc cổ xây dựng theo lối nhà Rường đặc trưng của xứ Huế. Trải qua hơn 100 năm, ngôi nhà vẫn được các hậu duệ của chủ nhân ngôi nhà gìn giữ qua nhiều thế hệ.

Việt Nam có 1 loại “nấm trường thọ” chứa hơn 400 dưỡng chất quý giá

Đây là một loại dược liệu quý giúp bồi bổ sức khỏe, ngăn ngừa một số loại bệnh và tăng cường tuổi thọ.

[WOWTIMES – VIETKINGS] Trường Đại học Điện lực (1898-2024) – Ngôi trường hàng đầu trong lĩnh vực năng lượng – Top 100 đơn vị trên 100 tuổi còn hoạt động tại Việt Nam 2024 – P.20

(nienlich.vn) Đại học Điện lực, thành lập năm 1898, là trường đại học công lập đa cấp, đa ngành có nhiệm vụ chủ yếu là đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao cung cấp cho Ngành và phục vụ nhu cầu kinh tế xã hội đồng thời là một trung tâm nghiên cứu khoa học - công nghệ hàng đầu của Ngành.

‘Siêu ứng dụng’ được Điện Biên lan tỏa dịp 7/5

Điện Biên Smart được ví là 'siêu ứng dụng' tích hợp nhiều tính năng hiện đại, tạo nên cầu nối trực tiếp giữa người dân và các cấp chính quyền.

Nhà hát kịch Việt Nam (Hà Nội) – TOP 5 sân khấu – nhà hát kịch lâu đời của Việt Nam thu hút nhiều khách tham quan (P.5) – [VIETKINGS-TOPPLUS – Hành trình TOP Việt Nam]

(kyluc.vn) Nhà hát Kịch Việt Nam là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, có chức năng biểu diễn nghệ thuật kịch nói; sưu tầm, bảo tồn và phát triển nghệ thuật kịch nói.

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.60) Chợ Đà Lạt (Lâm Đồng): Trái tim của thành phố ngàn hoa – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Chợ Đà Lạt hiện nay không chỉ là một ngôi chợ với các hoạt động mua bán thông thường với người bản xứ, mà còn là nơi nối tiếng thu hút khách tham quan khi đến với thành phố này.