Trang chủ Sống bằng sáng tạo Khoa học công nghệ Biến tinh bột gạo thành chất xơ

[Sáng tạo Việt] Biến tinh bột gạo thành chất xơ

Ứng dụng công nghệ chiếu xạ trong sản xuất maltodextrin kháng tiêu hóa từ tinh bột gạo dùng làm chất xơ thực phẩm là sản phẩm nghiên cứu của PGS.TS Nguyễn Duy Lâm...

Tạo chất xơ bổ sung vào thực phẩm ăn liền

Xuất phát từ suy nghĩ phải tìm cách bổ sung chất xơ như maltodextrin kháng tiêu hóa – một chất xơ hòa tan dạng bột thường dùng làm phụ gia trong nhiều loại thực phẩm vào các sản phẩm ăn liền, để đem lại giá trị dinh dưỡng mới cho nó, PGS.TS Nguyễn Duy Lâm – Viện Cơ điện Nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch (Bộ NN&PTNT) cùng cộng sự đã quyết định đề xuất đề tài “Ứng dụng công nghệ chiếu xạ trong sản xuất maltodextrin kháng tiêu hóa từ tinh bột gạo dùng làm chất xơ thực phẩm”.

Chưa cần hình dung ra những ứng dụng sâu xa của maltodextrin kháng tiêu hóa, chúng ta chỉ cần nhìn vào mì tôm, một thực phẩm cứu trợ đắc lực nhất trong những ngày mưa lũ tràn vào miền Trung hay những đợt giãn cách xã hội dài ngày do dịch Covid-19 ở Việt Nam.

Mặc dù giúp no bụng, song mì ăn liền có một nhược điểm là nghèo dinh dưỡng, nếu ăn nhiều thường gây ra cảm giác “xót ruột”. “Nếu có thể bổ sung chất xơ như maltodextrin kháng tiêu hóa vào mì tôm thì sẽ góp phần giải quyết vấn đề này, nhất là ở những vùng xảy ra thiên tai, dịch họa cũng khó mua rau”, PGS.TS Nguyễn Duy Lâm nhận xét.

Tuy nhiên, tác dụng của maltodextrin kháng tiêu hóa không chỉ có vậy. “Nó là chất xơ, không phải xơ dai bã như trong rau, mà là chất xơ hòa tan trong nước, vừa giúp tiêu hóa dễ dàng hơn, vừa có khả năng giảm thiểu hấp thụ đường và cholesterol trong cơ thể, đồng thời hỗ trợ sự phát triển của các lợi khuẩn trong đường ruột.

Maltodextrin kháng tiêu hóa không chứa nhiều calo nên rất phù hợp với những người ăn kiêng, bị tiểu đường hoặc béo phì”, ông giải thích về tiềm năng ứng dụng gợi mở trên rất nhiều sản phẩm khác nhau trong tương lai của chất liệu này.

Dù rất hứa hẹn nhưng ở Việt Nam chưa có nhiều người quan tâm đến việc nghiên cứu và sản xuất loại chất xơ hòa tan này. “Một số nơi đã nghiên cứu tinh bột kháng để làm chất xơ, nhưng mới dừng ở quy mô phòng thí nghiệm, chưa nơi nào có triển khai sản xuất thử nghiệm và đặt vấn đề thương mại. Trong khi đó, Việt Nam vẫn đang nhập khẩu sản phẩm này”, PGS.TS Nguyễn Duy Lâm cho biết.

Vì vậy, đề tài này của ông và cộng sự hướng đến ba mục tiêu, xây dựng quy trình sản xuất maltodextrin kháng tiêu hóa có ứng dụng công nghệ chiếu xạ; thiết kế, chế tạo hệ thiết bị quy mô sản xuất thử nghiệm với công suất 50kg/mẻ, và cuối cùng là đưa sản phẩm vào ứng dụng để chế biến một loạt thực phẩm giàu chất xơ.

Sử dụng bức xạ gamma

Việc ứng dụng công nghệ chiếu xạ trong thực phẩm ngày càng phổ biến trong những năm gần đây. Tuy nhiên, đa phần mọi người quen thuộc với chức năng chiếu xạ nhằm tiêu diệt các vi sinh vật bị nhiễm trong thực phẩm, giúp bảo đảm an toàn thực phẩm, ngăn chặn hư hỏng và kéo dài thời gian bảo quản chứ ít ai để ý rằng chiếu xạ cũng có thể ứng dụng trong nhiều công đoạn sản xuất thực phẩm.

Đây là điều mà PGS.TS Nguyễn Duy Lâm đã khám phá ra khi nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất maltodextrin kháng tiêu hóa. Bức xạ gamma có thể thay thế hoặc giảm bớt chất xúc tác axit trong quá trình sản xuất maltodextrin kháng tiêu hóa từ tinh bột gạo, giúp tiết kiệm thời gian, năng lượng, chi phí sản xuất và thân thiện hơn với môi trường.

Bức xạ gamma là một phương pháp vật lý dùng để biến đổi tinh bột, với các ưu điểm như giảm nhiệt độ nhiệt phân, thời gian phản ứng nhiệt phân và giảm độ màu của sản phẩm nhiệt phân, gần như không để lại các tạp chất độc hại trong tinh bột sau khi chế biến so với các phương pháp hóa học.

Chỉ chưa đầy hai năm, nhóm nghiên cứu đã làm chủ được quy trình này. “Dựa trên quy trình sản xuất mang tính nguyên lý, chúng tôi đã nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất cụ thể, từ bước đầu tiên là lựa chọn nguyên liệu lúa gạo và tinh chế tinh bột, sau đem đi chiếu xạ ở Trung tâm chiếu xạ Hà Nội (Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam), sấy khô rồi đưa vào nhiệt phân ở thời gian và nhiệt độ phù hợp, sau đó dịch hóa và đường hóa bằng enzyme, tinh chế và cô đặc, sấy phun để cho ra sản phẩm cuối cùng là maltodextrin kháng tiêu hóa có hàm lượng đạt tới 85%”, ông cho biết.

Thực chất, tỉ lệ maltodextrin kháng tiêu hóa thu được khi sử dụng bức xạ gamma thay thế hoàn toàn xúc tác axit thấp hơn so với phương pháp truyền thống. Do vậy, PGS.TS Nguyễn Duy Lâm cho biết, trong trường hợp muốn nâng cao hàm lượng, người sản xuất vẫn có thể bổ sung thêm một lượng rất nhỏ xúc tác axit, kể cả như vậy thì “lượng axit sử dụng vẫn thấp hơn nhiều so với trước đây”.

Nhờ phát hiện mới này, nhóm nghiên cứu đã thu được nhiều dòng sản phẩm maltodextrin kháng tiêu hóa có hàm lượng khác nhau trong khuôn khổ của đề tài. Ngoài bài báo trên tạp chí Journal of Food Processing and Preservation, họ đã đăng ký bảo hộ sáng chế cho phương pháp sản xuất maltodextrin kháng tiêu hóa từ tinh bột gạo bằng công nghệ chiếu xạ tại Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH&CN) và đã được chấp nhận đơn hợp lệ.

Nhóm nghiên cứu đã thử nghiệm bổ sung maltodextrin kháng tiêu hóa cho các sản phẩm bột đậu xanh, nước cam, trà gừng mật ong… “Chúng tôi lựa chọn các sản phẩm tiêu thụ nhiều trên thị trường, như thế mới có ý nghĩa bổ sung dinh dưỡng cho người dân” – ông cho biết – “Ngoài việc đáp ứng tiêu chí về mặt dinh dưỡng, chúng tôi còn phải điều chỉnh lượng maltodextrin sao cho không làm ảnh hưởng đến tính chất thực phẩm”.

PGS.TS Nguyễn Duy Lâm cho biết: “Sau khi kết thúc đề tài, chúng tôi cũng sẽ có kế hoạch xây dựng dự án sản xuất thử nghiệm và hợp tác với doanh nghiệp nào đó để sản xuất lớn. Chúng tôi đã đăng ký các tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm, nên sản phẩm hoàn toàn đủ điều kiện đưa ra thị trường. Vấn đề bây giờ là mình có đủ năng lực để mở rộng sản xuất, hạ giá thành sản phẩm hay không”.

Theo Giáo Dục Thời Đại 

CÁC TIN KHÁC

Sinh viên chế tạo robot chơi piano

Nhóm sinh viên Trường Đại học Kinh tế TPHCM chế tạo robot có thể chơi hàng trăm bản nhạc khác nhau một cách thuần thục với đàn piano.

Khung xương robot hỗ trợ người đột quỵ phục hồi chức năng

Khung xương robot là một sáng kiến đột phá của nhóm các nhà khoa học Khu công nghệ cao TPHCM.

Robot dạy tiếng Anh của nhóm nghiên cứu Học viện Kỹ thuật Quân sự

Robot dạy tiếng Anh là sản phẩm của nhóm nghiên cứu Học viện Kỹ thuật Quân sự có thể nói chuyện, cử động tự nhiên, tương tác với học sinh.

Sinh viên chế tạo máy làm ống hút từ cỏ sậy

Nhóm sinh viên Trường Cơ khí, Đại học Bách khoa Hà Nội vừa phát triển và sản xuất thành công máy chế tạo ống hút organic.

Sản phẩm hỗ trợ tăng trí nhớ từ dược liệu quý sẵn có

Cao dược liệu hương nhu tía và rau sam đắng là thành phần chính của sản phẩm hỗ trợ tăng cường trí nhớ, bảo vệ sức khỏe.

Công nghệ giúp gia tăng giá trị cho củ gừng

Đối với gừng, việc sử dụng công nghệ chiết xuất CO2 lỏng sẽ giúp thu được những thành phần hoạt chất chất lượng cao, có hoạt tính sinh học quý.

Bài viết nổi bật

Đại học Sư phạm TP.HCM ‘bắt tay’ doanh nghiệp công nghệ Việt thúc đẩy chuyển đổi số

Theo hợp tác mới ký kết với Viettel Solutions, Đại học Sư phạm TP.HCM sẽ cùng doanh nghiệp này xây dựng các giải pháp công nghệ trong giáo dục tập trung vào 4 nội dung chính.

Nhóm sinh viên trường ĐH Ngoại thương giành giải ‘Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng’

Ngày 12/6, tại Học viện Tài chính diễn ra Chung khảo Hội thi khoa học sinh viên toàn quốc 'Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng' lần thứ VII, năm 2022. Ban Giám khảo đã chọn ra nhóm sinh viên ĐH Ngoại thương TP. Hồ Chí Minh giành giải Đặc biệt.

Bài viết mới nhất

Tập đoàn Mường Thanh chào mừng 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ với Kỷ lục màn múa xòe Thái tại 42 cơ sở trong và ngoài nước

(Kyluc.vn) Chiều ngày 7/5/2024 tại thủ đô Hà Nội, Tập đoàn Mường Thanh đã long trọng tổ chức buổi lễ tổng kết cho Chương trình “Một vòng Mường Thanh”. Đặc biệt, tại buổi lễ, Tập đoàn đã chính thức đón nhận xác lập Kỷ lục Việt Nam: “Một vòng Mường Thanh” – Màn múa Xòe Thái do các cán bộ, nhân viên thực hiện tại nhiều địa điểm nhất (42 điểm)”.

[WOWTIMES – VIETKINGS] Trường Cao đẳng Mỹ thuật trang trí Đồng Nai (1903-2024) – Nơi hội tụ của nghệ nhân tài năng – Top 100 đơn vị trên 100 tuổi còn hoạt động tại Việt Nam 2024 – P.24

(nienlich.vn) Là một trong những ngôi trường đào tạo mỹ thuật hàng đầu tại khu vực miền Nam. Đến nay, trải qua 120 năm hình thành và phát triển, Trường Cao đẳng Mỹ thuật trang trí Đồng Nai đã và đang đào tạo nhiều thế hệ sinh viên tài năng, cung cấp cho thị trường lao động nguồn nhân lực mỹ thuật ứng dụng chất lượng cao.

Chợ Hàn (Đà Nẵng) – TOP 5 khu chợ đặc trưng ba miền của Việt Nam được nhiều người biết đến (P.3) – [VIETKINGS-TOPPLUS – Hành trình TOP Việt Nam]

(kyluc.vn) Đối với thành phố Đà Nẵng, chợ Hàn để lại một dấu ấn sâu đậm trong sinh hoạt kinh tế và văn hoá, gắn với nhiều thế hệ qua nhiều biến cố lịch sử khác nhau trong cuộc sống. Chợ Hàn nằm bên bờ sông Hàn, kể chuyện chợ Hàn cũng chính là kể một câu chuyện của thành phố bên dòng sông Hàn, phản ánh một bức tranh trong tiến trình lịch sử Đà Nẵng.

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.65) Tháp Yang Prong (Đắk Lắk): Tháp Chăm duy nhất ở vùng Tây Nguyên – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Tháp Yang Prong được xây dựng vào cuối thế kỷ XIII, dưới thời vua Chăm Jaya Shinhavarman III, đến nay vẫn còn vững chắc, tươi màu.

[WOWTIMES – VIETKINGS] Trường THPT Marie Curie (1918-2024) – Trường cổ nhưng hiện đại – Top 100 đơn vị trên 100 tuổi còn hoạt động tại Việt Nam 2024 – P.23

(nienlich.vn) Trường THPT Marie Curie (thành lập năm 1918) là ngôi trường lớn nổi tiếng với bề dày lịch sử và văn hóa. Năm 2015, trường được công nhận là Di tích Lịch sử - Văn hóa và Danh lam thắng cảnh của TPHCM

Chợ Đông Ba (Thừa Thiên Huế) – TOP 5 khu chợ đặc trưng ba miền của Việt Nam được nhiều người biết đến (P.2) – [VIETKINGS-TOPPLUS – Hành trình TOP Việt Nam]

(kyluc.vn) Tọa lạc giữa Cầu Trường Tiền và Gia Hội, Chợ Đông Ba từ lâu đã trở thành một điểm đến thú vị với các tín đồ đam mê khám phá. Khu chợ truyền thống này gắn liền với giá trị văn hóa và lịch sử nên đã và đang được xem như điểm đến nổi tiếng bậc nhất cố đô.