Trang chủ Thế kỷ của não bộ Công nghệ Sử dụng năng lượng mặt trời để 'biến' vi sinh vật...

[Thế giới sáng tạo] Sử dụng năng lượng mặt trời để ‘biến’ vi sinh vật thành lương thực

Các nhà khoa học Đức vừa phát triển một hệ thống sử dụng năng lượng mặt trời để sản xuất lương thực từ vi sinh vật. Hệ thống này giúp tăng sản lượng lương thực, ngăn chặn việc dùng thuốc trừ sâu gây ô nhiễm môi trường.

Nhóm nghiên cứu tại Đại học Gottingen (Đức) do Dorian Leger dẫn đầu đã sử dụng các tấm pin mặt trời để sản xuất protein vi sinh vật. Hệ thống không chỉ tạo ra sản phẩm giàu protein mà còn chứa nhiều chất dinh dưỡng, đồng thời thân thiện với môi trường hơn so với trồng cây nông nghiệp thông thường.

Phương pháp này sử dụng năng lượng mặt trời, đất đai, chất dinh dưỡng và carbon dioxide từ không khí. Nghiên cứu của nhóm đã được công bố trên kỷ yếu của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Mỹ (PNAS).

Sử dụng mô phỏng máy tính lấy trực tiếp từ các kết quả trong phòng thí nghiệm, nhóm nghiên cứu đã lập mô hình các cơ sở sản xuất thực phẩm vi sinh quy mô lớn. Mô hình này sử dụng năng lượng mặt trời, không khí, nước và chất dinh dưỡng để phát triển vi sinh vật cần thiết. Sinh khối giàu protein được thu hoạch và chế biến. Bột thu được, có thể được sử dụng làm thức ăn cho con người và cả động vật.

Nghiên cứu phân tích nhu cầu năng lượng cho từng bước, từ đầu đến sản phẩm cuối cùng. Năng lượng điện được lấy từ các tấm pin mặt trời. Quá trình điện hóa tạo ra các chất giàu năng lượng cho vi sinh vật. Nuôi cấy vi sinh, thu hoạch và xử lý sinh khối giàu protein. Một số loại vi sinh và chiến lược tăng trưởng đã được đối sánh để xác định loại hiệu quả nhất.

Kết quả, với mỗi kilogam protein được tạo ra, các vi sinh vật sử dụng năng lượng mặt trời chỉ bằng khoảng 10% so với diện tích đất trồng, ngay cả với loại cây hiệu quả nhất như đậu tương.

Mô hình hệ thống sản xuất lương thực từ vi sinh vật bằng năng lượng mặt trời của nhóm nghiên cứu Đại học Gottingen. Ảnh: Eurekalert

Ngay cả ở những vùng khí hậu ít nắng, thực phẩm vi sinh sử dụng năng lượng mặt trời có sản lượng cao hơn nhiều so với các loại cây trồng chủ lực, đồng thời giảm thiểu việc sử dụng nước và phân bón. Ngoài ra, hoạt động sản xuất này còn có thể được áp dụng ở những vùng không thích hợp cho sản xuất nông nghiệp, chẳng hạn như trên sa mạc.

Các nghiên cứu trước đây đã chứng minh, protein từ các loại vi sinh cho thấy tác dụng có lợi khi làm thức ăn cho gia súc và hiện đã được sản xuất với quy mô lớn ở châu Âu. “Protein vi sinh vật này cũng sẽ có lợi như một chất bổ sung cho chế độ ăn uống, vì nó cung cấp nguồn protein chất lượng cao, bao gồm tất cả axit amin thiết yếu, cũng như vitamin và khoáng chất”, tác giả chính Dorian Leger nhấn mạnh.

Công nghệ của họ có tiềm năng hỗ trợ sản xuất lương thực, trong khi ngăn ngừa thiệt hại cho môi trường. Các phương pháp canh tác hiện nay góp phần khiến hệ sinh thái bị ô nhiễm và nguồn nước dự trữ trên toàn thế giới bị cạn kiệt.

Khoảng 30 – 40% diện tích đất toàn cầu hiện được sử dụng để làm nông nghiệp, nhưng cứ 10 người thì có một người thiếu lương thực. Leger nói: “Việc tích hợp nuôi cấy vi sinh giàu chất dinh dưỡng với các hệ thống năng lượng tái tạo, có tiềm năng cho sản lượng nhiều hơn mà tài nguyên sử dụng ít hơn”.

Phương pháp của họ có thể giải phóng lượng lớn đất nông nghiệp trên toàn thế giới. Ngoài ra, còn bảo vệ các hệ sinh thái tự nhiên, do đó đóng góp có giá trị vào việc bảo tồn và phát triển bền vững, đồng thời thúc đẩy an ninh lương thực toàn cầu.

00

CÁC TIN KHÁC

Hé lộ sự tồn tại hành tinh thứ 9 trong Hệ Mặt trời chúng ta

Chúng ta biết rằng, có ít nhất 8 hành tinh đang tồn tại trong Hệ Mặt trời, nhưng có thể vẫn còn tồn tại những vật thể khác. Mới đây các nhà khoa học đã hé lộ thêm bằng chứng về hành tinh thứ 9.

Nhà vệ sinh tương lai, bồn cầu sẽ biết… bắt bệnh

Những chiếc gương và toilet có thể phát hiện bệnh sớm, các loại vật liệu lót sàn có khả năng đo lường nguy cơ ngã của người dùng, đó là những gì có thể sẽ sớm hiện diện trong các nhà vệ sinh cao cấp tương lai.

Điều gì biến Ấn Độ trở thành trung tâm thiết kế bán dẫn của thế giới?

Theo Chủ tịch Công ty bán dẫn Qualcomm chi nhánh Ấn Độ, quốc gia Nam Á đang và sẽ là trung tâm thiết kế chip với đội ngũ kỹ sư dồi dào.

Điều ít biết về người phát minh ra bút xóa

Ngày nay, chiếc bút xóa đã không còn xa lạ gì với mọi người. Tuy nhiên, ít ai biết được người phát minh ra nó lại chính là một phụ nữ.

Nghiên cứu cho thấy AI giúp con người cảm thấy được lắng nghe

Một nghiên cứu mới được công bố trong Kỷ yếu của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Mỹ đã phát hiện rằng tin nhắn do trí tuệ nhân tạo (AI) phản hồi mang lại cảm giác được lắng nghe nhiều hơn tin nhắn do một người có khả năng giao tiếp non nớt.

Khả năng cuộc cách mạng thiết bị AI ‘khai tử’ điện thoại thông minh

Tham vọng của Humane là khai tử điện thoại thông minh hoặc ít nhất là giảm nhu cầu thiết bị đang được coi là thứ không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại này.

Bài viết nổi bật

Đại học Sư phạm TP.HCM ‘bắt tay’ doanh nghiệp công nghệ Việt thúc đẩy chuyển đổi số

Theo hợp tác mới ký kết với Viettel Solutions, Đại học Sư phạm TP.HCM sẽ cùng doanh nghiệp này xây dựng các giải pháp công nghệ trong giáo dục tập trung vào 4 nội dung chính.

Nhóm sinh viên trường ĐH Ngoại thương giành giải ‘Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng’

Ngày 12/6, tại Học viện Tài chính diễn ra Chung khảo Hội thi khoa học sinh viên toàn quốc 'Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng' lần thứ VII, năm 2022. Ban Giám khảo đã chọn ra nhóm sinh viên ĐH Ngoại thương TP. Hồ Chí Minh giành giải Đặc biệt.

Bài viết mới nhất

Ra mắt “pin” muối nóng chảy khổng lồ đầu tiên trên thế giới

Cơ sở lưu trữ năng lượng xanh bằng muối nóng chảy mới khánh thành ở Đan Mạch được ví như viên pin khổng lồ và cực kỳ hiệu quả.

Nhà hát lớn Thành phố Hồ Chí Minh – TOP 5 sân khấu – nhà hát kịch lâu đời của Việt Nam thu hút nhiều khách tham quan (P.4) – [VIETKINGS-TOPPLUS – Hành trình TOP Việt Nam]

(kyluc.vn) Được khởi công xây dựng từ năm 1898 và đưa vào sử dụng từ năm 1900, Nhà hát thành phố (tên ban đầu là Nhà hát lớn Sài Gòn- L’Opera de Saigon) từng là biểu tượng văn hoá của “Hòn ngọc viễn Đông”. Hơn 100 năm qua, theo dòng lịch sử của Sài Gòn, Nhà hát cũng có nhiều thăng trầm và trở thành một chứng nhân của lịch sử.

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.59) Đình Hàng Kênh (Hải Phòng): Ngôi đình cổ tạc gần 400 con rồng – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Đình Hàng Kênh được khởi dựng vào nửa cuối thế kỷ XVII, trải hơn 300 năm, đình vẫn được bảo lưu gần như nguyên vẹn công trình kiển trúc gỗ to lớn, bề thế, được lát ván sàn; trong đình còn bảo tổn được hàng trăm mảng chạm khắc gỗ tinh xáo, với đề tài chủ đạo long - phượng, Đã đưa Đình Hàng Kênh trở thành một bảo tàng nghệ thuật điêu khắc sống động, thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước đến tham quan, thưởng lãm.

Hé lộ sự tồn tại hành tinh thứ 9 trong Hệ Mặt trời chúng ta

Chúng ta biết rằng, có ít nhất 8 hành tinh đang tồn tại trong Hệ Mặt trời, nhưng có thể vẫn còn tồn tại những vật thể khác. Mới đây các nhà khoa học đã hé lộ thêm bằng chứng về hành tinh thứ 9.

Công ty khởi nghiệp Mỹ cấy ghép mắt khoa học cho người mù

Những người bị mù do bệnh viêm võng mạc sắc tố và bệnh thoái hóa điểm vàng khô do tuổi tác có hy vọng được nhìn thấy trở lại.

[WOWTIMES – VIETKINGS] Đại học Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh (1913-2024) – Chiếc nôi đào tạo nghệ sĩ hàng đầu cả nước – Top 100 đơn vị trên 100 tuổi còn hoạt động tại Việt Nam 2024 – P.18

Trường Đại học Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh, tiền thân là Trường vẽ Gia Định được thành lập ngày 1/9/1913, là một trong những trường mỹ thuật có truyền thống lâu đời ở Việt Nam.