Trang chủ Ý tưởng sáng tạo toàn cầu 24h Top Ý Tưởng Sáng Tạo Thế Giới Năm 2023 - Singapore phát...

Top Ý Tưởng Sáng Tạo Thế Giới Năm 2023 – Singapore phát triển ‘lưới nano’ giúp bẫy và tiêu diệt siêu vi khuẩn

Khi vi khuẩn dần có khả năng chống lại những loại kháng sinh mạnh, các nhà khoa học đang gấp rút phát triển những loại thuốc mới nhằm ngăn chặn sự lây lan dịch bệnh trong tương lai.

Dự báo số người chết do kháng thuốc kháng sinh sẽ lên đến con số 10 triệu người vào năm 2050 – nhiều hơn số người chết do ung thư ở hiện tại. Tuy nhiên, để tạo được sự đột phá trong việc điều chế ra các loại kháng sinh mới vẫn còn là một khoảng cách khá xa. Đồng thời ta cũng không thể dự đoán được thuốc sẽ có hiệu quả trong bao lâu trước khi vi khuẩn học được cách kháng thuốc.

Giờ đây, một nhóm 11 nhà nghiên cứu đã đưa ra một cách tiếp cận khác để giải quyết vấn đề kháng kháng sinh: sử dụng các lưới vi mô để bắt và tiêu diệt vi khuẩn trong cơ thể.

Nhóm đã thành công sử dụng những nano-net (lưới nano) được tạo ra từ các phân tử peptit kháng khuẩn (AMP) trong các thử nghiệm phòng thí nghiệm. Cụ thể, chúng giúp đối phó với vi khuẩn E.coli và S.aureus – những loại vi khuẩn gây ra ngộ độc thực phẩm và mụn nhọt, cũng như có khả năng kháng lại các loại kháng sinh mạnh nhất hiện nay.

Các nano net này mô phỏng một phản ứng tự nhiên của cơ thể đối với các bệnh tố, ở các khu vực như ruột non, đường tiết niệu và mạch máu.

Trong các thí nghiệm, AMP do nhóm nghiên cứu phát triển đã hình thành các lưới khi chúng phát hiện ra lipopolysacarit hoặc axit lipoteichoic. Đây là hai hóa chất phổ biến được tìm thấy trong màng tế bào vi khuẩn.

Khi ở môi trường có chất hóa học, các phân tử peptide riêng lẻ sẽ bám vào vi khuẩn và thu hút các phân tử peptide khác để kết nối, tạo thành một mạng liên kết có khả năng bao vây vi khuẩn với tên gọi là nano net.

Các phân tử peptide này có khả năng phá hủy các màng tại bề mặt của tế bào vi khuẩn và tiêu diệt chúng.

Mặc dù nano net chưa được thử nghiệm ở người, nhưng các nhà nghiên cứu đưa ra giả thuyết rằng việc bẫy vi khuẩn trong cơ thể bằng lưới sẽ khiến chúng dễ bị tổn thương hơn trước các hợp chất kháng khuẩn do hệ thống miễn dịch tiết ra, tăng cường hệ miễn dịch của con người trong việc chống lại nhiễm trùng vi khuẩn.

Phó Giáo sư Rachel Ee thuộc Khoa Dược Đại học Quốc gia Singapore, người dẫn đầu nhóm nghiên cứu cho biết tuy việc tái tạo các nano net tổng hợp để bẫy và tiêu diệt vi khuẩn kháng thuốc không phải là mới, nhưng nhóm đã giúp thúc đẩy lĩnh vực này tiến bộ hơn. 

thumbnail_75017b42c958a23e8baf4947ec709309

Trong các thí nghiệm chế tạo nano net tổng hợp từ AMP để bẫy và tiêu diệt vi khuẩn trước đây, AMP chỉ có thể tạo thành các chuỗi phân tử ngắn, rời rạc, và không thể bao vây vi khuẩn tốt.

Bằng cách sửa đổi thành phần hóa học của những AMP được sử dụng trước đây, các phân tử peptide của nhóm nghiên cứu có thể tự tổ hợp thành các nano net liên kết rộng lớn, có tính chất vật lý thích hợp hơn trong việc bẫy và cố định các tế bào vi khuẩn.

Ngoài ra, hầu hết các nano net peptit tổng hợp đã được phát triển cho đến nay chỉ có thể bẫy vi khuẩn. Tuy nhiên, nhờ những sửa đổi trên, các nano net của nhóm nghiên cứu có khả năng vừa bẫy vừa tiêu diệt chúng.

Giáo sư Ee nhấn mạnh về khả năng tiêu diệt vi khuẩn, nano net có một số điểm trội hơn so với thuốc kháng sinh.

Vi khuẩn ít có khả năng phát triển đề kháng đối với nano net khi so với các loại thuốc kháng sinh mới. Vì nano net bẫy vi khuẩn một cách vật lý thay vì hoạt động như thuốc kháng sinh, tức nhắm mục tiêu vào các protein cụ thể mà chúng chứa. Điều này có nghĩa là vi khuẩn không thể kháng thuốc bằng cách đột biến và thay đổi protein của chúng để tránh lưới phát hiện. 

Trong trường hợp vi khuẩn phát triển đề kháng với khả năng tiêu diệt của nano net, hiệu quả bắt giữ của nano net vẫn có thể tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể để loại bỏ chúng.

Phó giáo sư Surajit Bhattacharyya từ Đại học Công nghệ Nanyang nói rằng phương thức tiêu diệt tế bào vi khuẩn mới của nhóm nghiên cứu Singapore đã mở rộng tầm nhìn phát triển các loại kháng sinh mới, vốn “rất cần thiết”.

Nhóm nghiên cứu hy vọng phát minh mới này sẽ góp phần vào cuộc chiến toàn cầu chống lại tình trạng kháng thuốc. Nhóm có kế hoạch tạo ra các nano net thành một hydrogel có thể được tiêm trực tiếp vào bộ phận bị nhiễm vi khuẩn và tiếp tục tối ưu hóa thiết kế của lưới cho con người.

Giáo sư Ee cho biết: “Đối mặt với sự xuất hiện nhanh chóng của tình trạng kháng thuốc kháng sinh trên toàn cầu, cần có những chiến lược đổi mới để ‘vượt qua’ khả năng tiến hóa của vi khuẩn thông qua đột biến”.

“Chúng tôi hình dung rằng phát hiện của mình sẽ nâng cao trình độ và mang lại một triển vọng lạc quan trong lĩnh vực này, từ đó khuyến khích phát triển hơn nữa trong lĩnh vực vật liệu sinh học triển vọng này để chống lại tình trạng kháng kháng sinh”.

Theo Sở Hữu Trí Tuệ

CÁC TIN KHÁC

Ra mắt “pin” muối nóng chảy khổng lồ đầu tiên trên thế giới

Cơ sở lưu trữ năng lượng xanh bằng muối nóng chảy mới khánh thành ở Đan Mạch được ví như viên pin khổng lồ và cực kỳ hiệu quả.

AI tạo ra “bản sao kỹ thuật số” của Trái đất giúp dự báo thiên tai với tốc độ siêu nhanh

Các nhà khoa học đã tạo ra một "bản sao kỹ thuật số" của Trái đất sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để dự đoán sớm thiên tai, giúp hạn chế hậu quả nghiêm trọng của những thảm họa khí hậu có nguy cơ xảy ra trong tương lai.

Công cụ AI phát hiện 3 loại ung thư trong vài phút chỉ bằng 1 giọt máu khô

Các nhà khoa học Trung Quốc đã phát triển, thử nghiêm một công cụ trí tuệ nhân tạo (AI) để phát hiện chính xác và nhanh chóng 3 loại ung thư nguy hiểm (ung thư tuyến tụy, dạ dày và đại trực tràng) chỉ bằng một giọt máu khô.

‘Hành lang thông minh’ giúp giảm tắc nghẽn, tăng cường an toàn giao thông

Ùn tắc giao thông là một thách thức lớn đối với các thành phố, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế, sức khỏe và sự an toàn của người dân. Các giải pháp quản lý giao thông hiện tại tối ưu hóa luồng giao thông nhưng thiếu sự kết nối với hành vi của người lái xe. Để khắc phục những hạn chế này và giảm thiểu tác động của giao thông, công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI), thuật toán học sâu và mô hình dự đoán khác được tận dụng để làm tăng mối liên kết giữa phương tiện và cơ sở hạ tầng đường bộ, giúp giảm thời gian di chuyển do tắc nghẽn giao thông.

Ấn Độ giới thiệu mũ bảo hiểm có điều hòa cho cảnh sát giao thông

Mới đây, các sở cảnh sát ở nhiều bang của Ấn Độ đã giới thiệu mũ bảo hiểm có điều hòa nhiệt độ cho cảnh sát giao thông, qua đó hỗ trợ lực lượng làm nhiệm vụ trên đường có thể thoải mái hơn trong bối cảnh nắng nóng đang hoành hành trên khắp đất nước.

Dùng AI cứu động vật hoang dã khỏi nguy cơ bị xe đụng

Hãng AFP giới thiệu nỗ lực dùng đến trí tuệ nhân tạo (AI) giải quyết tình trạng động vật hoang dã bị xe đụng chết tại Brazil của một sinh viên khoa học máy tính 25 tuổi.

Bài viết nổi bật

Đại học Sư phạm TP.HCM ‘bắt tay’ doanh nghiệp công nghệ Việt thúc đẩy chuyển đổi số

Theo hợp tác mới ký kết với Viettel Solutions, Đại học Sư phạm TP.HCM sẽ cùng doanh nghiệp này xây dựng các giải pháp công nghệ trong giáo dục tập trung vào 4 nội dung chính.

Nhóm sinh viên trường ĐH Ngoại thương giành giải ‘Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng’

Ngày 12/6, tại Học viện Tài chính diễn ra Chung khảo Hội thi khoa học sinh viên toàn quốc 'Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng' lần thứ VII, năm 2022. Ban Giám khảo đã chọn ra nhóm sinh viên ĐH Ngoại thương TP. Hồ Chí Minh giành giải Đặc biệt.

Bài viết mới nhất

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.60) Chợ Đà Lạt (Lâm Đồng): Trái tim của thành phố ngàn hoa – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Chợ Đà Lạt hiện nay không chỉ là một ngôi chợ với các hoạt động mua bán thông thường với người bản xứ, mà còn là nơi nối tiếng thu hút khách tham quan khi đến với thành phố này.

Giới hạn chịu nóng của con người không cao như chúng ta tưởng

Theo thống kê từ EPA, khoảng 11.000 trường hợp tử vong tại Mỹ gây ra bởi các sóng nhiệt trong giai đoạn từ 1979-2018. Con số này thậm chí còn có thể nhiều hơn do nhiều nơi không liệt kê hoặc không nhận định nhiệt độ cao là nguyên nhân gây tử vong.

Tàu chữa cháy lớn nhất thế giới tự thăng bằng trong 6 giây

https://www.youtube.com/watch?v=cZdGcip4FzM Chiếc tàu chế tạo bởi xưởng đóng tàu Lungteh ở huyện Nghi Lan của Đài Loan được cho là tàu chữa cháy tự thăng...

[WOWTIMES – VIETKINGS] Trường Đại học Sài Gòn (1908-2024) – Chứng nhân lịch sử kiêu hùng – Top 100 đơn vị trên 100 tuổi còn hoạt động tại Việt Nam 2024 – P.19

(nienlich.vn) Đại học Sài Gòn được xây dựng vào năm 1908 có tiền thân là trường Trung học Pháp – Hoa. Trong hơn một thế kỷ xây dựng và phát triển, Trường hiện là cơ sở giáo dục đại học và nghiên cứu khoa học công lập, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội của Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói chung.

Ra mắt “pin” muối nóng chảy khổng lồ đầu tiên trên thế giới

Cơ sở lưu trữ năng lượng xanh bằng muối nóng chảy mới khánh thành ở Đan Mạch được ví như viên pin khổng lồ và cực kỳ hiệu quả.

Nhà hát lớn Thành phố Hồ Chí Minh – TOP 5 sân khấu – nhà hát kịch lâu đời của Việt Nam thu hút nhiều khách tham quan (P.4) – [VIETKINGS-TOPPLUS – Hành trình TOP Việt Nam]

(kyluc.vn) Được khởi công xây dựng từ năm 1898 và đưa vào sử dụng từ năm 1900, Nhà hát thành phố (tên ban đầu là Nhà hát lớn Sài Gòn- L’Opera de Saigon) từng là biểu tượng văn hoá của “Hòn ngọc viễn Đông”. Hơn 100 năm qua, theo dòng lịch sử của Sài Gòn, Nhà hát cũng có nhiều thăng trầm và trở thành một chứng nhân của lịch sử.