Trang chủ Ý tưởng sáng tạo toàn cầu 24h Top Ý Tưởng Sáng Tạo Thế Giới Năm 2022 - Công nghệ...

Top Ý Tưởng Sáng Tạo Thế Giới Năm 2022 – Công nghệ nhận dạng khuôn mặt giúp bảo tồn hải cẩu

Công nghệ nhận dạng khuôn mặt có tính năng giám sát và chứng thực mặt người, nhưng các nhà khoa học Mỹ phát hiện công nghệ này cũng giúp bảo tồn loài hải cẩu.
Hải cẩu được chụp ảnh cho công nghệ nhận dạng khuôn mặt - Ảnh: AP

Hải cẩu được chụp ảnh cho công nghệ nhận dạng khuôn mặt – Ảnh: AP

SealNet là một dữ liệu nhận dạng khuôn mặt hải cẩu, do một nhóm nghiên cứu ở Đại học Colgate phát triển, bằng cách chụp ảnh hàng chục hải cẩu cảng biển ở Vịnh Casco thuộc bang Maine, Mỹ.

Nhóm nghiên cứu phát hiện độ chính xác gần 100% của bộ dữ liệu xác định loài động vật biển này, và đó là một thành quả không nhỏ trong một hệ sinh thái là “nhà” của hàng ngàn con hải cẩu.

SealNet được thiết kế để tự động phát hiện khuôn mặt trong ảnh, cắt và nhận dạng khuôn mặt dựa trên các mẫu khuôn mặt như mắt và hình dạng mũi, giống như đối với người. Nhóm Colgate cho biết một công cụ tương tự có tên là PrimNet được sử dụng trên các loài linh trưởng đã từng được sử dụng trên hải cẩu, nhưng SealNet vượt trội hơn.

Nhóm Colgate đã công bố phát hiện của họ vào tháng 4 trên tạp chí khoa học Ecology and Evolution. Tạp chí cho biết họ đã xử lý 1.700 hình ảnh của hơn 400 con hải cẩu, và nêu rõ “sự dễ dàng và phong phú của dữ liệu hình ảnh có thể được xử lý bằng phần mềm SealNet đóng góp quan trọng cho các nghiên cứu sinh thái và hành vi của động vật biển có vú trong lĩnh vực công nghệ bảo tồn vốn đang phát triển”.

Nhóm nghiên cứu đang làm việc để mở rộng bộ dữ liệu cho các nhà khoa học khác sử dụng, theo bà Krista Ingram, một giáo sư sinh vật của trường Colgate và là một thành viên nhóm nghiên cứu. Bà nói việc mở rộng bộ dữ liệu để có cả các loài hiếm – như hải cẩu thầy tu ở hai vùng Hawaii và Địa Trung Hải – sẽ có thể giúp thêm thông tin cho nỗ lực bảo tồn các loài động vật này.

Bà Ingram cho biết việc lập danh mục các khuôn mặt của hải cẩu và sử dụng máy học để xác định chúng cũng có thể giúp các nhà khoa học hiểu rõ hơn về vị trí của hải cẩu trong đại dương.

“Hiểu được sự phân tán của chúng, hiểu được mô hình của chúng thực sự giúp cung cấp thông tin cho bất kỳ nỗ lực bảo tồn nào. Đối với các loài động vật biển có vú di chuyển nhiều và khó chụp ảnh dưới nước, chúng ta cần có khả năng xác định các cá thể”, bà giải thích.

Hải cẩu cảng biển là một câu chuyện thành công về bảo tồn ở Mỹ. Trong thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, loài động vật này từng bị treo giải thưởng săn bắt ở bang New England, nơi chúng bị ngư dân coi là loài gây hại. Nhưng Đạo luật bảo vệ động vật biển có vú (vừa kỷ niệm 50 năm ngày ban hành hồi tháng 10 vừa qua) đã giúp hải cẩu cảng biển được bảo tồn và quần thể này bắt đầu phục hồi.

Hải cẩu và các loài động vật biển có vú khác từ lâu đã được nghiên cứu bằng cách sử dụng thiết bị theo dõi vệ tinh. Sử dụng trí tuệ nhân tạo để nghiên cứu chúng là một cách để đưa công tác bảo tồn vào thế kỷ 21, theo Jason Holmberg, giám đốc điều hành của Wild Me, một công ty có trụ sở tại Oregon hoạt động để mang máy học đến cho các nhà sinh vật học. Wild Me đang phát triển mối quan hệ hợp tác tiềm năng với SealNet.

Hải cẩu cảng biển hiện khá phong phú ở vùng biển New England, nơi chúng bám vào đá và phục vụ những người đi biển ngắm hải cẩu. Tuy nhiên, các loài hải cẩu khác vẫn đang gặp nguy hiểm. Hải cẩu thầy tu Địa Trung Hải được cho là loài hải cẩu có nguy cơ tuyệt chủng cao nhất thế giới khi chỉ còn lại vài trăm con.

Michelle Berger, một nhà khoa học tại Viện Shaw ở Maine, người không tham gia nghiên cứu SealNet, cho biết việc sử dụng công nghệ nhận dạng khuôn mặt có thể cung cấp nhiều dữ liệu có giá trị hơn.

Bà nói: “Một khi hệ thống được hoàn thiện, tôi có thể hình dung ra rất nhiều ứng dụng sinh thái thú vị cho nó. Nếu họ có thể nhận ra hải cẩu và nhận ra chúng từ năm này sang năm khác, điều đó sẽ cung cấp cho chúng ta rất nhiều thông tin về chuyển động, mức độ chúng di chuyển từ địa điểm này sang địa điểm khác”.

Nhóm Colgate cũng đang làm việc với FruitPunch, một công ty trí tuệ nhân tạo của Hà Lan, để cải thiện một số khía cạnh của SealNet nhằm khuyến khích sử dụng rộng rãi hơn. FruitPunch đang thu hút vài chục nhà khoa học trên khắp thế giới thực hiện một thách thức nhằm hợp lý hóa quy trình làm việc của SealNet, theo Tjomme Dooper của FruitPunch.

Ông cho biết việc cải thiện khả năng tự động hóa của công nghệ nhận dạng khuôn mặt có thể khiến SealNet trở nên hữu ích hơn đối với nhiều nhà khoa học. Điều đó sẽ mở ra những cơ hội mới để nghiên cứu các loài động vật và giúp bảo vệ chúng.

Dooper cho biết: “Điều này giúp các nhà sinh vật học nghiên cứu hành vi của hải cẩu, cũng như động lực dân số. Hải cẩu cảng biển là loài chỉ thị quan trọng cho hệ sinh thái xung quanh chúng”.

Theo 1thegioi

CÁC TIN KHÁC

Ấn Độ giới thiệu mũ bảo hiểm có điều hòa cho cảnh sát giao thông

Mới đây, các sở cảnh sát ở nhiều bang của Ấn Độ đã giới thiệu mũ bảo hiểm có điều hòa nhiệt độ cho cảnh sát giao thông, qua đó hỗ trợ lực lượng làm nhiệm vụ trên đường có thể thoải mái hơn trong bối cảnh nắng nóng đang hoành hành trên khắp đất nước.

Dùng AI cứu động vật hoang dã khỏi nguy cơ bị xe đụng

Hãng AFP giới thiệu nỗ lực dùng đến trí tuệ nhân tạo (AI) giải quyết tình trạng động vật hoang dã bị xe đụng chết tại Brazil của một sinh viên khoa học máy tính 25 tuổi.

Miếng dán tiêu diệt tế bào ung thư, giảm tái phát

Thuốc được tẩm trong miếng dán sẽ ngấm trực tiếp vào vết mổ, tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại và giảm thiểu tác dụng phụ độc hại của hóa trị.

Máy ảnh nhanh nhất thế giới, chụp 156.000 tỉ khung hình mỗi giây

Với tốc độ 156.000 tỉ khung hình mỗi giây, máy ảnh mở ra khả năng ghi lại những hiện tượng xảy ra cực nhanh mà trước nay không nhìn thấy được.

Keo tản nhiệt mới cho CPU có mùi thơm như “hoa từ thiên đường”

Mặc dù trên thị trường có nhiều lựa chọn keo tản nhiệt khác nhau, CWTP vẫn nổi bật với các sản phẩm có mùi thơm độc đáo

Phát triển lá gan mới trong cơ thể người từ túi tế bào

Các nhà khoa học tiêm tế bào gan để biến một trong các hạch bạch huyết trong cơ thể người thành lá gan thứ hai.

Bài viết nổi bật

Đại học Sư phạm TP.HCM ‘bắt tay’ doanh nghiệp công nghệ Việt thúc đẩy chuyển đổi số

Theo hợp tác mới ký kết với Viettel Solutions, Đại học Sư phạm TP.HCM sẽ cùng doanh nghiệp này xây dựng các giải pháp công nghệ trong giáo dục tập trung vào 4 nội dung chính.

Nhóm sinh viên trường ĐH Ngoại thương giành giải ‘Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng’

Ngày 12/6, tại Học viện Tài chính diễn ra Chung khảo Hội thi khoa học sinh viên toàn quốc 'Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng' lần thứ VII, năm 2022. Ban Giám khảo đã chọn ra nhóm sinh viên ĐH Ngoại thương TP. Hồ Chí Minh giành giải Đặc biệt.

Bài viết mới nhất

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.54) Làng đá Khuổi Ky (Cao Bằng): Làng đá cổ 400 năm nơi miền biên viễn – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Bản đá Khuổi Ky thuộc xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng, với những ngôi nhà sàn bằng đá mang dáng dấp cổ xưa, tạo nên nét cổ kính, nhuốm màu huyền thoại cho vùng đất miền biên viễn.

Nhà vệ sinh tương lai, bồn cầu sẽ biết… bắt bệnh

Những chiếc gương và toilet có thể phát hiện bệnh sớm, các loại vật liệu lót sàn có khả năng đo lường nguy cơ ngã của người dùng, đó là những gì có thể sẽ sớm hiện diện trong các nhà vệ sinh cao cấp tương lai.

Tiết mục múa xòe của thiếu nhi 63 tỉnh, thành phố tại chương trình tuyên dương “Chiến sĩ nhỏ Điện Biên” toàn quốc lần thứ V xác lập Kỷ lục Việt Nam

(kyluc.vn) Vào tối ngày 25/4/2024, tại Quảng trường thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội đồng Đội Trung ương tổ chức Chương trình Tuyên dương “Chiến sĩ nhỏ Điện Biên” toàn quốc lần thứ V - năm 2024. Cũng tại chương trình, Tổ chức kỷ lục Việt Nam đã trao kỷ lục: “Tiết mục múa xoè có số lượng thiếu nhi 63 tỉnh, thành phố tham gia biểu diễn chào mừng 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ đông nhất Việt Nam” cho Hội đồng Đội Trung ương.

Ứng dụng công nghệ thực tế ảo tại Đền thờ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm

Thành đoàn Hải Phòng vừa phối hợp các đơn vị lựa chọn triển khai thí điểm ứng dụng công nghệ thực tế ảo (VR360) tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Đền thờ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng).

[WOWTIMES – VIETKINGS] Thư viện Khoa học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh (1868-2024) – 156 năm trân trọng tri thức – Top 100 đơn vị trên 100 tuổi còn hoạt động tại Việt Nam 2024 – P.12

(nienlich.vn) Thư viện Khoa học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh tiền thân là thư viện của các đô đốc, thống đốc. Trải qua nhiều thăng trầm lịch sử thư viện tiếp tục phát triển mạnh mẽ tới hôm nay cùng với nhiều tài liệu được số hóa.

Sinh viên làm siêu tụ điện từ vỏ sầu riêng

Nhóm sinh viên Đại học Quốc gia TPHCM đã chế tạo siêu tụ điện từ vỏ sầu riêng để lưu trữ năng lượng ổn định và thân thiện với môi trường.