Trang chủ Ý tưởng sáng tạo toàn cầu 24h Top Ý Tưởng Sáng Tạo Thế Giới 2023 – Răng hổ...

Top Ý Tưởng Sáng Tạo Thế Giới 2023 – Răng hổ in 3D và công nghệ chứa hy vọng cứu mạng động vật hoang dã

Một công ty khởi nghiệp tại Ấn Độ đã ứng dụng công nghệ in 3D để tạo ra mô hình các bộ phận cơ thể của động vật hoang dã, qua đó mang tới giải pháp giúp bảo vệ những sinh vật này.

Tại bang Arunachal Pradesh ở Đông Bắc Ấn Độ, các loài động vật như hổ, báo gấm, đại bàng, chim mỏ sừng thường sống rải rác trong nhiều cánh rừng nhiệt đới. Nhưng đó cũng là nơi cư trú của cộng đồng người Nyishi – bộ lạc bản địa lớn nhất sinh sống tại bang Arunachal Pradesh.

Theo truyền thống, đàn ông nơi đây thường đội lên đầu một chiếc byopa – tên gọi của một loại mũ làm từ sợi mây được đan thủ công. Đặc điểm nổi bật của byopa nằm ở chỗ phía trước nó được gắn phần mỏ và sừng trên của loài chim mỏ sừng, phía sau có một chiếc móng đại bàng. Bên cạnh đó, nam giới trong bộ lạc thường mang theo bên mình một chiếc dao rựa được đính kèm xương hàm của các loài hổ, báo gấm.

 Một sản phẩm răng báo được sản xuất bằng công nghệ in 3D.
Một sản phẩm răng báo được sản xuất bằng công nghệ in 3D. (Nguồn: Arunachal Ivory and Ornaments)

Nabam Bapu, một doanh nhân người Nyishi hiện sinh sống tại quận Papum Pare của bang Arunachal Pradesh cho biết: “Người dân nơi đây quan niệm loài hổ thống trị khu rừng, đại bàng thống trị bầu trời. Vì thế, mang trên mình bộ phận của các loài động vật này sẽ nâng cao tinh thần và cho họ cảm giác an toàn”.

Tuy nhiên, đối với Bapu, săn bắn động vật quý hiếm để khai thác các bộ phận trên cơ thể chúng là một mối lo ngại lớn, trong bối cảnh số lượng động vật hoang dã ở Arunachal Pradesh đang suy giảm. Vì vậy, vào tháng 1/2020, Bapu cùng một người bạn – anh Anang Tadar – một người thúc đẩy đổi mới trong lĩnh vực công nghệ, đã đề xuất giải pháp ứng dụng công nghệ in 3 chiều (3D) để sản xuất mô hình những bộ phận cơ thể của các loài động vật hoang dã quý hiếm.

Tadar chia sẻ: “Chúng tôi mất 2 năm để tìm kiếm nguồn nguyên liệu thô cho sản phẩm, từ nhựa tổng hợp cho đến gỗ và thủy tinh cách nhiệt chống cháy. Hiện tại, chúng tôi vẫn đang tìm hiểu thêm về công dụng của các loại nhựa có nguồn gốc thực vật, thân thiện với môi trường”.

Đây là một trong số ít các dự án trên thế giới hoạt động với mục đích góp phần bảo tồn truyền thống văn hóa của các cộng đồng dân cư bản địa, đồng thời cải thiện tình trạng khai thác động vật hoang dã đáng báo động hiện nay.

Tại Nam Phi, vào năm 2013, Panthera – một tổ chức từ thiện hoạt động nhằm bảo tồn các động vật hoang dã họ mèo – đã khởi động chiến dịch “Furs for Life”. Chiến dịch xoay quanh việc sử dụng lông nhân tạo tổng hợp thay thế cho da báo thật, để sản xuất ra áo lông amambatha – một nét văn hóa tiêu biểu của các cộng đồng dân cư bản địa ở Nam Phi. Theo ước tính của Panthea, dự án này đã góp phần làm giảm 50% lượng tiêu thụ da báo thật để sản xuất ra loại áo choàng amambatha.

Hiện mỗi tháng một lần, Bapu và Tadar sẽ đi bộ dọc theo một cung đường dài nhiều cây số, mang những mẫu vật mới nhất mà họ sản xuất được đến và tham khao ý kiến của các già làng Nyishi. “Việc lấy ý kiến của các già làng là một khâu quan trọng thiết yếu. Chỉ họ mới có thể đưa ra đánh giá chính xác về độ chân thực của sản phẩm mẫu mà chúng tôi tạo ra, do họ đã có nhiều năm kinh nghiệm săn bắn”, Tadar nói.

Tính đến nay, Arunachal Ivory and Ornaments – công ty khởi nghiệp do Bapu thành lập cùng với Likha Nana, một nhà nghiên cứu lịch sử và đồng thời cũng là vợ của anh, đã sản xuất hơn 100 mô hình răng nanh của các loài báo gấm, hổ, răng lợn rừng và móng vuốt đại bàng. Hiện tại, công ty vẫn đang phát triển thêm các bản in 3D với thành phẩm cuối giống mỏ của loài chim mỏ sừng ở Ấn Độ.

Bang Arunachal Pradesh là nơi sinh sống của 26 bộ lạc lớn, bao gồm Nyishi, Adi, Galo, Apatani và Tagin. Trong bối cảnh văn hóa và phong tục tập quán truyền thống của các tộc người nơi đây đang có dấu hiệu mai một dần, chính quyền bang Arunachal Pradesh khuyến khích người dân thường xuyên mặc trang phục truyền thống. Chính vì lý do này, nhu cầu tiêu thụ các bộ phận của động vật hoang dã ngày càng tăng cao.

“Không phải ai cũng có đủ khả năng mua các bộ phận cơ thể của động vật hoang dã. Bạn sẽ không tưởng tượng nổi mức giá bán răng hổ trên thị trường chợ đen có thể lên đến bao nhiêu đâu. Nó nằm trong khoảng từ 400.000 – 500.000 rupee (tương đương 4.800 – 6.000 USD)”, Bapu nói.

Vuốt đại bàng được sản xuất bằng công nghệ in 3D.
Vuốt đại bàng được sản xuất bằng công nghệ in 3D. (Nguồn: Arunachal Ivory and Ornaments).

Trong bối cảnh hiện tại, các nhà chức trách toàn cầu vẫn đang nỗ lực chống nạn săn bắn và buôn bán động vật hoang dã bất hợp pháp. Ông Tana Tapi, Phó Giám đốc Cơ quan Giám sát và Bảo tồn động vật hoang dã bang Arunachal Pradesh, nhận định: “Công tác giám sát các hoạt động săn bắn bất hợp pháp sẽ gặp rất nhiều khó khăn”, nhất là khi bang Arunachal Pradesh có chung đường biên giới phía Đông với Myanmar và phía bắc giáp với Trung Quốc.

Trước tình hình trên, Arunachal Ivory and Ornaments hi vọng có thể góp phần tham gia cuộc chiến chống lại nạn buôn bán động vật hoang dã. Rajkamal Goswami, một nhà nghiên cứu với kinh nghiệm hơn 10 năm làm việc trong lĩnh vực bảo tồn ở Đông Bắc Ấn Độ, cho biết: “Sản phẩm mới có thành công hay không sẽ phụ thuộc vào mức độ đón nhận của công chúng. Mỗi doanh nghiệp nên cố gắng thuyết phục các cơ quan, tổ chức có tầm ảnh hưởng ở địa phương hưởng ứng những sản phẩm như vậy, để có thể giảm thiểu mức độ và cường độ săn bắn động vật hoang dã”.

Bapu tin rằng những gì mà công ty anh đang làm hoàn toàn có thể góp phần cải thiện tình trạng hiện tại: “Thay vì dùng súng trang bị công nghệ cao để giết hại các loài động vật hoang dã một cách tàn nhẫn, tại sao chúng ta không sử dụng công nghệ hiện đại vào mục đích thiết thực hơn và nhân đạo hơn như bảo tồn động vật hoang dã và khôi phục những giá trị văn hóa đang dần biến mất?”.

Theo Vietnamplus

CÁC TIN KHÁC

‘Pin cát’ cung cấp năng lượng nhiệt cho toàn bộ thị trấn

'Pin cát' mới của PNE cao 13m, rộng 15m, cung cấp công suất đầu ra 1 MW và công suất 100 MWh, mức này tương đương với nhu cầu nhiệt của Pornainen trong một tuần vào mùa đông hoặc một tháng vào mùa hè.

Ra mắt “pin” muối nóng chảy khổng lồ đầu tiên trên thế giới

Cơ sở lưu trữ năng lượng xanh bằng muối nóng chảy mới khánh thành ở Đan Mạch được ví như viên pin khổng lồ và cực kỳ hiệu quả.

AI tạo ra “bản sao kỹ thuật số” của Trái đất giúp dự báo thiên tai với tốc độ siêu nhanh

Các nhà khoa học đã tạo ra một "bản sao kỹ thuật số" của Trái đất sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để dự đoán sớm thiên tai, giúp hạn chế hậu quả nghiêm trọng của những thảm họa khí hậu có nguy cơ xảy ra trong tương lai.

Công cụ AI phát hiện 3 loại ung thư trong vài phút chỉ bằng 1 giọt máu khô

Các nhà khoa học Trung Quốc đã phát triển, thử nghiêm một công cụ trí tuệ nhân tạo (AI) để phát hiện chính xác và nhanh chóng 3 loại ung thư nguy hiểm (ung thư tuyến tụy, dạ dày và đại trực tràng) chỉ bằng một giọt máu khô.

‘Hành lang thông minh’ giúp giảm tắc nghẽn, tăng cường an toàn giao thông

Ùn tắc giao thông là một thách thức lớn đối với các thành phố, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế, sức khỏe và sự an toàn của người dân. Các giải pháp quản lý giao thông hiện tại tối ưu hóa luồng giao thông nhưng thiếu sự kết nối với hành vi của người lái xe. Để khắc phục những hạn chế này và giảm thiểu tác động của giao thông, công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI), thuật toán học sâu và mô hình dự đoán khác được tận dụng để làm tăng mối liên kết giữa phương tiện và cơ sở hạ tầng đường bộ, giúp giảm thời gian di chuyển do tắc nghẽn giao thông.

Ấn Độ giới thiệu mũ bảo hiểm có điều hòa cho cảnh sát giao thông

Mới đây, các sở cảnh sát ở nhiều bang của Ấn Độ đã giới thiệu mũ bảo hiểm có điều hòa nhiệt độ cho cảnh sát giao thông, qua đó hỗ trợ lực lượng làm nhiệm vụ trên đường có thể thoải mái hơn trong bối cảnh nắng nóng đang hoành hành trên khắp đất nước.

Bài viết nổi bật

Đại học Sư phạm TP.HCM ‘bắt tay’ doanh nghiệp công nghệ Việt thúc đẩy chuyển đổi số

Theo hợp tác mới ký kết với Viettel Solutions, Đại học Sư phạm TP.HCM sẽ cùng doanh nghiệp này xây dựng các giải pháp công nghệ trong giáo dục tập trung vào 4 nội dung chính.

Nhóm sinh viên trường ĐH Ngoại thương giành giải ‘Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng’

Ngày 12/6, tại Học viện Tài chính diễn ra Chung khảo Hội thi khoa học sinh viên toàn quốc 'Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng' lần thứ VII, năm 2022. Ban Giám khảo đã chọn ra nhóm sinh viên ĐH Ngoại thương TP. Hồ Chí Minh giành giải Đặc biệt.

Bài viết mới nhất

[WOWTIMES – VIETKINGS] Chợ cổ Cần Thơ (1915-2024) – Chứng nhân văn hóa vùng Tây Đô – Top 100 đơn vị trên 100 tuổi còn hoạt động tại Việt Nam 2024 – P.28

(nienlich.vn) Chợ cổ Cần Thơ là một trong những ngôi chợ truyền thống có tuổi đời "thọ" nhất Việt Nam. Trải qua 109 năm đồng hành cùng với sự phát triển văn hóa dân tộc, ngôi chợ cổ kính này vẫn tiếp tục phát triển mạnh mẽ, là một trong những điểm đến yêu thích của nhiều du khách trong và ngoài nước.

‘Pin cát’ cung cấp năng lượng nhiệt cho toàn bộ thị trấn

'Pin cát' mới của PNE cao 13m, rộng 15m, cung cấp công suất đầu ra 1 MW và công suất 100 MWh, mức này tương đương với nhu cầu nhiệt của Pornainen trong một tuần vào mùa đông hoặc một tháng vào mùa hè.

Nhà thờ Mằng Lăng (Phú Yên) – TOP 5 nhà thờ cổ trên 100 tuổi của Việt Nam được nhiều người biết đến (P.1) – [VIETKINGS-TOPPLUS – Hành trình TOP Việt Nam]

(kyluc.vn) Nhà thờ Mằng Lăng (ở xã An Thạch, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên) là một trong những nhà thờ cổ nhất Việt Nam, có kiến trúc độc đáo, với hình dáng, đường nét mang đậm dấu ấn kiến trúc thế kỷ XIX. Không chỉ gây ấn tượng với kiến trúc, nhà thờ Mằng Lăng còn là nơi lưu giữ cuốn sách chữ quốc ngữ đầu tiên của Việt Nam.

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.69) Thành cổ Vinh (Nghệ An): Hơn 200 năm bảo vệ ‘trái tim xứ Nghệ’ – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Thành phố Vinh - trái tim của Xứ Nghệ - mảnh đất có bề dày lịch sử hàng trăm năm, nơi từng được vua Quang Trung - Nguyễn Huệ chọn làm nơi xây dựng kinh đô vào năm 1788. Để từ đó còn có tên gọi là Phượng Hoàng Trung Đô. Đến hôm nay, trong hơi thở của cuộc sống nhộn nhịp và sôi động thành phố Vinh vẫn ôm trong mình những nét cổ kính, hoài niệm về một thời xưa cũ. Một trong những nét đẹp hoài cổ của thành phố Vinh, một dấu tích xưa, một công trình kiến trúc độc đáo có giá trị lịch sử - văn hóa vô cùng to lớn, đó chính là: Thành cổ Vinh.

Chinh phục quãng đường gần 500km bằng xe đạp, hai anh em học tại Trường Trung Tiểu Học Pétrus Ký – Bình Dương xác lập Kỷ lục học đường Việt Nam

(Kyluc.vn) Hai anh em ruột là Hồ Minh Quân và Hồ Quang Minh đã chinh phục thành công quãng đường 500km đường bộ từ tỉnh Bình Dương đến tỉnh Gia Lai bằng xe đạp. Đặc biệt, dù là học sinh tiểu học nhưng bằng sự kiên trì, hai anh em đã cùng nhau ghi dấu ấn đặc biệt trên hành trình rèn luyện sức khỏe của mình khi chính thức được ghi danh trong Hành trình Kỷ lục học đường tại Việt Nam. Sự kiện trao bằng diễn ra vào sáng ngày 11/04/2024 tại VP.Tổ chức Kỷ lục Việt Nam.

[WOWTIMES – VIETKINGS] Trường THPT Chuyên Trần Đại Nghĩa (1874-2024) – Nơi hội tụ đỉnh cao trí tuệ – Top 100 đơn vị trên 100 tuổi còn hoạt động tại Việt Nam 2024 – P.27

(nienlich.vn) Trường THPT Trần Đại Nghĩa hay còn được gọi bằng cái tên yêu thương là "Trần Chuyên". Tính đến nay, ngôi trường cổ kính và danh giá bậc nhất Sài Thành tròn 150 tuổi đời - đã và đang trở thành đích đến của nhiều học sinh trên địa bàn TP.HCM.