Trang chủ Thế giới ý tưởng Ý tưởng ứng dụng Top Ý Tưởng Sáng Tạo Việt Nam 2023 - Nhóm học...

Top Ý Tưởng Sáng Tạo Việt Nam 2023 – Nhóm học sinh biến phế phẩm nông, ngư nghiệp thành vật liệu xanh

Từ những phế phẩm nông, ngư nghiệp bị bỏ đi, nhóm học sinh THPT đã nghiên cứu và chế tạo thành công vật liệu gốm nhẹ không nung từ vỏ hàu và trấu.

Nhóm tác giả của dự án “Vật liệu gốm nhẹ không nung từ nguồn phế phẩm vỏ hàu và trấu”

Với dự án “Vật liệu gốm nhẹ không nung từ nguồn phế phẩm vỏ hàu và trấu”, nhóm tác giả gồm: Võ Nguyễn Thúy Hà, Phan Anh Quang và Lê Thị Thu Hà đang theo học Trường THPT Phú Bài (thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế) đã đoạt giải Nhất khối học sinh phổ thông tại Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ V.

Tận dụng nguồn phế phẩm để bảo vệ môi trường

Trấu và vỏ hàu là những phế phẩm bị bỏ đi sau khi con người khai thác hết những giá trị ban đầu, tuy nhiên những giá trị tiềm năng từ vỏ hàu, vỏ trấu vẫn chưa được tận dụng tối đa. Vì thế nhóm tác giả đã khiến chúng tồn tại thêm một lần nữa với mục đích tốt đẹp hơn, biến rác thải trở thành sản phẩm tái sử dụng được, biến những thứ bị xem là vô dụng trở nên hữu dụng.

Đại diện nhóm là em Võ Nguyễn Thúy Hà cho biết: “Trấu và vỏ hàu từ lâu đã được tận dụng với nhiều phương cách nhưng con người vẫn chưa khai thác hết tiềm năng. Vì thế chúng em đã tìm cách giữ lại những đặc tính tốt nhất với mong muốn biến hai loại phụ phẩm này trở thành vật liệu xanh không độc hại, thân thiện với môi trường”.

Xuất phát từ mong muốn góp phần bảo môi trường tự nhiên, nhóm tác giả đã nghĩ ra ý tưởng tạo nên loại vật liệu gốm nhẹ không nung từ trấu, vỏ hàu có thể thay thế cho gốm nung truyền thống.

Em Phan Anh Quang chia sẻ, quá trình làm ra gốm nung truyền thống thường tạo khí thải (bụi, CO, CO2, SO2 …) và chất thải rắn (tro xỉ, phế phẩm nung hỏng) gây ảnh hưởng môi trường và cạn kiệt tài nguyên đất, khan hiếm nguyên liệu sản xuất.

Vì vậy, khi kết hợp vỏ hàu và vỏ trấu (sản phẩm xanh) sẽ tạo ra một loại vật liệu mới có thể ứng dụng được trong đời sống con người: trang trí (gốm mỹ thuật, tấm ốp tường…); đời sống dân dụng (chậu cây, lọ, đồ chơi trẻ em…) khắc phục được nhược điểm về tính chống thấm, độ bền uốn, độ bền kéo của những sản phẩm gốm không nung trên thị trường.

Nói về nguyên liệu để sản xuất sản phẩm, nhóm tác giả cho biết, theo ước tính của Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I, sản lượng hàu nuôi hằng năm của Việt Nam 30.000 – 35.000 tấn. Như vậy, lượng vỏ hàu thải ra hằng năm tương đương 25.500 – 29.700 tấn.

Dự án của nhóm khi triển khai thành công đưa sản phẩm ra thị trường sẽ góp phần xử lý một lượng lớn phế phẩm thải ra môi trường hàng năm, tận dụng tối đa các nguồn lợi sinh học đã và đang không được sử dụng triệt để, chuyển đổi phế phẩm thành vật liệu xanh, không độc hại.

“Bài toán” khó nhất trong quá trình nghiên cứu

Nhóm tác giả của dự án “Vật liệu gốm nhẹ không nung từ nguồn phế phẩm vỏ hàu và trấu” đều là những cô cậu học sinh đang“tuổi ăn tuổi học”. Dù tuổi nhỏ nhưng tinh thần, ý chí của các em không hề nhỏ, cả 3 học sinh đều có những khát khao và mong muốn góp một phần sức lực của mình giúp môi trường có thể giảm tải rác thải từ con người.

Công cuộc nghiên cứu là một quá trình khó khăn bởi từ lúc hình thành ý tưởng, cơ sở vật chất tại phòng thí nghiệm của trường còn hạn chế. Để tìm được các loại máy móc thử nghiệm phải nhờ sự hỗ trợ từ các nhà máy.

Bên cạnh đó, các em vừa thực hiện dự án lại vừa phải cân bằng được việc học nên khối lượng công việc trở nên quá tải, trong khi đây là thời điểm các em quyết định tương lai khi sắp sửa rời khỏi cánh cửa nhà trường. Nhưng với ý chí, nghị lực và sự động viên từ giáo viên hướng dẫn, nhóm tác giả đã đạt thành công ngoài mong đợi.

Thúy Hà chia sẻ: “Trong quá trình thực hiện, nhiều ngày chúng em đã ngủ nghỉ và ôn bài luôn tại phòng thí nghiệm của trường, lúc chạy nước rút cả 3 đứa còn xin gia đình và thầy cô ở lại thì mới kịp tiến độ. Tuy có lúc chán nản vì nhiều lần thất bại, nhưng sự động viên của thầy cô, ba mẹ và bạn bè chính là động lực để nhóm cố gắng hết sức hoàn thành tốt sản phẩm”.

“Bài toán” khó nhất trong công cuộc nghiên cứu chính là việc tìm ra chất kết dính phù hợp cho sản phẩm. Bởi muốn tạo sự liên kết cho hỗn hợp vỏ hàu, trấu thì lúc cho ra thành phẩm phải đảm bảo vật liệu tuy nhẹ nhưng không bị vỡ vụn khi có lực tác động mạnh và phải sử dụng lâu bền với thời tiết thất thường.

Sau quá trình tìm tòi từ các tài liệu và hỗ trợ từ giáo viên hướng dẫn, các thành viên nhóm nhận thấy sự kết hợp vỏ trấu và Canxicacbonat (CaCO3) từ vỏ hàu sẽ khắc phục được những nhược điểm của nhiều loại vật liệu gốm không nung khác. Vỏ hàu có hàm lượng canxi cao (dạng CaCO3 thô 96%). Hàm lượng CaCO3 có tác dụng như chất chống đông vón, chất mang, chất làm rắn… sẽ làm tăng độ tạo hình của sản phẩm.

Thúy Hà kể:“Sau khi tinh chế CaCO3 từ vỏ hàu bằng dung dịch NaOH 2%, sấy, nung để loại bỏ CO2, vỏ hàu được nghiền tạo thành bột mịn. Đem bột vỏ hàu, trấu, keo thông, phụ gia chống cháy Antimon trioxit (Sb2O3) trộn theo tỷ lệ nhất định, sau đó mang hỗn hợp này bỏ vào khuôn để dập. Tiếp đó đem sản phẩm phơi 1 nắng thì khuôn sẽ tự động tách ra, tuy nhiên để vật liệu đạt chất lượng tốt nhất thì nhóm phải tiếp tục phơi trong khoảng 29 ngày thì mới thành phẩm”.

Sau khi sản phẩm làm ra thành công và trải qua quá trình thử độ bền ở ngoài tự nhiên, nhóm tác giả tự tin mang dự án “Vật liệu gốm nhẹ không nung từ nguồn phế phẩm vỏ hàu và trấu” dự thi và nhận được nhiều sự quan tâm lớn từ các ban giám khảo và một số đơn vị. Nhóm tác giả quyết định sẽ tìm thời điểm thích hợp làm thủ tục đăng ký quyền sở hữu trí tuệ, tương lai sẽ tính đến phương án nhờ sự hỗ trợ, giúp đỡ từ các nhà tài trợ.

ThS Lê Thị Thu Hồng – giáo viên dạy môn Hóa học, Trường THPT Phú Bài, người hướng dẫn trực tiếp nhóm tác giả – cho biết: “Ý tưởng này do các em tự tìm tòi và phát hiện ra. Trong quá trình thử nghiệm có nhiều lần thất bại vì không đạt được các tiêu chí của sản phẩm về chất lượng. Thế nhưng các em vẫn không từ bỏ mà nỗ lực đến cùng với dự án của mình. Hy vọng, dự án sẽ tiếp tục được phát triển, nhân rộng để nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước biết đến”.

Theo Phụ Nữ Việt Nam

CÁC TIN KHÁC

Sinh viên làm siêu tụ điện từ vỏ sầu riêng

Nhóm sinh viên Đại học Quốc gia TPHCM đã chế tạo siêu tụ điện từ vỏ sầu riêng để lưu trữ năng lượng ổn định và thân thiện với môi trường.

Sinh viên sáng chế cà phê túi lọc

Làm thế nào để có tách cà phê truyền thống đậm vị mà không mất nhiều công đoạn pha chế?

Sinh viên biến phế thải thành vật liệu xây dựng

Nhóm sinh viên đã sử dụng các phế thải nông nghiệp (bã mía, rơm rạ...) và phế thải công nghiệp để chế tạo loại vật liệu mới thân thiện với môi trường.

Xây bể chứa nước, bổ sung muối khoáng ‘chống khát’ cho thú rừng

Trước tình trạng nguồn nước tự nhiên trong rừng đang dần khô cạn, hàng loạt bể chứa nước đã được xây dựng để cung cấp nguồn nước uống cho các loại thú rừng

Sinh viên hàng không chế tạo hộp thông minh chỉ dẫn hành khách ở sân bay

Nhóm sinh viên Học viện Hàng không Việt Nam chế tạo hộp thiết bị gắn ở các vị trí khác nhau trong sân bay giúp hành khách tìm cửa ra máy bay, nhà vệ sinh, tra cứu thông tin.

Ví tái chế từ màn chiếu cũ của CGV Việt Nam gây sốt vì ý tưởng độc đáo

Chỉ trong thời gian ngắn, ví đựng thẻ tái chế từ màn chiếu cũ của CGV Việt Nam đã thu hút sự chú ý của giới trẻ vì ý tưởng tận dụng các vật liệu cũ từ rạp phim vô cùng độc đáo.

Bài viết nổi bật

Đại học Sư phạm TP.HCM ‘bắt tay’ doanh nghiệp công nghệ Việt thúc đẩy chuyển đổi số

Theo hợp tác mới ký kết với Viettel Solutions, Đại học Sư phạm TP.HCM sẽ cùng doanh nghiệp này xây dựng các giải pháp công nghệ trong giáo dục tập trung vào 4 nội dung chính.

Nhóm sinh viên trường ĐH Ngoại thương giành giải ‘Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng’

Ngày 12/6, tại Học viện Tài chính diễn ra Chung khảo Hội thi khoa học sinh viên toàn quốc 'Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng' lần thứ VII, năm 2022. Ban Giám khảo đã chọn ra nhóm sinh viên ĐH Ngoại thương TP. Hồ Chí Minh giành giải Đặc biệt.

Bài viết mới nhất

Hé lộ sự tồn tại hành tinh thứ 9 trong Hệ Mặt trời chúng ta

Chúng ta biết rằng, có ít nhất 8 hành tinh đang tồn tại trong Hệ Mặt trời, nhưng có thể vẫn còn tồn tại những vật thể khác. Mới đây các nhà khoa học đã hé lộ thêm bằng chứng về hành tinh thứ 9.

Công ty khởi nghiệp Mỹ cấy ghép mắt khoa học cho người mù

Những người bị mù do bệnh viêm võng mạc sắc tố và bệnh thoái hóa điểm vàng khô do tuổi tác có hy vọng được nhìn thấy trở lại.

[WOWTIMES – VIETKINGS] Đại học Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh (1913-2024) – Chiếc nôi đào tạo nghệ sĩ hàng đầu cả nước – Top 100 đơn vị trên 100 tuổi còn hoạt động tại Việt Nam 2024 – P.18

Trường Đại học Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh, tiền thân là Trường vẽ Gia Định được thành lập ngày 1/9/1913, là một trong những trường mỹ thuật có truyền thống lâu đời ở Việt Nam.

Nhà khoa học kiếm tìm những bí ẩn trong lòng đất

PGS.TS Cao Đình Triều là một trong số ít những nhà khoa học, dành trọn tâm huyết, đam mê nghiên cứu địa vật lý suốt cả cuộc đời.

Nhà hát lớn Hải Phòng – TOP 5 sân khấu – nhà hát kịch lâu đời của Việt Nam thu hút nhiều khách tham quan (P.3) – [VIETKINGS-TOPPLUS – Hành trình TOP Việt Nam]

(kyluc.vn) Nhà hát lớn Hải Phòng là một trong những điểm đến thu hút du khách tham quan khi du lịch Hải Phòng. Với kiến trúc độc đáo, hài hòa giữa nét hiện đại và cổ kính, nhà hát là điểm đến lý tưởng cho những du khách yêu thích thưởng thức nghệ thuật và muốn khám phá vẻ đẹp văn hóa, lịch sử của vùng đất cảng.

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.58) Đền Kiếp Bạc (Hải Dương): Khúc tráng ca về Hưng Đạo đại vương – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Ở Kiếp Bạc những ngày không mùa lễ hội, ta có dịp lắng lòng nghe tiếng sóng sông Lục Đầu hay gió từ thung lũng dội về như âm vang, khí thế của ba quân. Mỗi dấu tích, cảnh vật nơi đây đều là minh chứng của thời kỳ chống giặc Nguyên - Mông.