Trang chủ Tin tức Truyền thông số sẽ thúc đẩy kinh tế số Việt Nam

Truyền thông số sẽ thúc đẩy kinh tế số Việt Nam

Dưới sự tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, trong 10 năm tới, sức mạnh của truyền thông số sẽ tác động mạnh mẽ, thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế số Việt Nam, tức là tạo ra sự dịch chuyển và đầu tư mới để nền kinh tế có sức cạnh tranh toàn cầu.

Chính phủ đã vào cuộc quyết liệt

Ở Việt Nam hiện nay, dù chúng ta đang có nhiều quan điểm khác nhau về sự ảnh hưởng của công nghệ đến với mọi mặt đời sống, thì rõ ràng, công nghệ đang len lỏi vào mọi lĩnh vực khía cạnh của đời sống xã hội. Bản thân nó phát huy những tác dụng tích cực trong việc làm cho xã hội ngày càng thịnh vượng hơn, góp phần làm nên nhiều thành quả đáng nể trong hơn 30 năm đổi mới.

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng như bây giờ, đặc biệt là cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang diễn ra mạnh mẽ, Việt Nam hơn lúc nào hết phải là người trong cuộc. Chúng ta không có may mắn với các cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất, thứ hai và thứ ba. Lần này, chúng ta đã khởi động sớm hơn, gia nhập sớm hơn, cao hơn với quy mô vào cuộc từ Chính phủ đến doanh nghiệp, đến cả những người dân. Tôi cho rằng mức độ sẵn sàng của Việt Nam tương đối cao.

Tôi nghĩ rằng, trong bối cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, chưa bao giờ cơ hội lại bình đẳng như hiện tại và cơ hội tiếp cận thông tin của mọi người dân, doanh nghiệp, các cơ quan Chính phủ trở nên đầy đủ hơn, đa chiều hơn.

Có thể nói, Chính phủ Việt Nam đang vào cuộc rất quyết liệt. Chúng ta đã chọn năm 2016 là năm Khởi nghiệp quốc gia, từ thông điệp của Thủ tướng Chính phủ, chúng ta đã tạo thành một làn sóng khởi nghiệp. Bên cạnh đó là hàng loạt các chương trình hành động để cung cấp thông tin cho các bạn trẻ khởi nghiệp, các văn bản chính sách cũng như các lực lượng hỗ trợ để các bạn trẻ có thể khởi nghiệp bài bản, an toàn hơn.

Trí tuệ nhân tạo – người máy song hành cùng con người

Trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, vai trò của trí tuệ nhân tạo sẽ trở nên phổ biến và sẽ tạo ra rất nhiều áp lực. Khả năng việc làm của con người sẽ bị giảm. Việt Nam sớm muộn cũng sẽ đối mặt với áp lực này. Do đó, chúng ta phải có những bước chuẩn bị về con người, đào tạo: Làm thế nào để trong tương lai lực lượng lao động hiện tại và lực lượng lao động kế tiếp làm được những việc mà máy móc không thể làm được. Ví dụ như các lĩnh vực đòi hỏi sự tinh tế, khéo léo hay những lĩnh vực cần đưa ra những quyết định mang tính cảm tính, phán đoán.

Nếu nhìn một cách logic, chúng ta sẽ thấy có hai thứ song hành, một bên là người máy và trí tuệ nhân tạo, một bên là con người. Người máy và trí tuệ nhân tạo cũng sẽ phát triển rất nhanh và sẽ làm được khá nhiều việc và coi đó là sở trường của nó. Còn phía con người, về sinh học, cũng có những sở trường và hạn chế nhất định, do đó, trong tương lai hai lực lượng này sẽ hoạt động song hành với nhau để tạo ra của cải vật chất. Trong thời gian sắp tới, trí tuệ nhân tạo, người máy cũng sẽ lấy đi khá nhiều công việc có tính chất giản đơn, lặp lại, đồng thời tiếp tục lấy đi một số công việc của công nhân trí thức, vì thế giáo dục cũng phải điều chỉnh để tạo ra những con người sinh học để làm những việc mà người máy trong từng giai đoạn phát triển của nó chưa làm được. Giáo dục phải nhìn được 10 năm, 20 năm tới để có những đón đầu, nếu không sẽ tạo nên những con người với kỹ năng như người máy, và như vậy con người sẽ phải cạnh tranh với người máy.

Tôi nghĩ rằng, ngoài việc chúng ta có những chính sách giáo dục phù hợp trong giai đoạn mới, thì sau đó, để mọi việc diễn ra một cách tự nhiên, để người dân tận dụng tốt các công cụ, phương tiện truyền thông, sau đó thông tin sẽ đến với họ một cách đầy đủ nhất, và chính họ với những nền tảng giáo dục đã được trang bị sẽ biết cách thích ứng phù hợp với giai đoạn sắp tới.

Chính phủ cần thúc đẩy truyền thông số trong cuộc cách mạng mới

Cần phải nói rằng, lĩnh vực truyền thông số ở Việt Nam đang chậm chân so với thế giới. Hiện nay ở Việt Nam, chúng ta có Truyền thông truyền thống và Truyền thông số. Truyền thông truyền thống của chúng ta tập trung ở những cơ quan Chính phủ, nơi mà sự đổi mới công nghệ diễn ra chưa đồng bộ, thiếu chiến lược. Mức độ tác động đến xã hội của truyền thông truyền thống chỉ dừng ở mức 20%, còn 80% còn lại đang nằm ở truyền thông số.

Nếu chúng ta vẫn tiếp tục phụ thuộc vào những cơ quan truyền thông của Chính phủ, sẽ có nguy cơ các thông điệp của Chính phủ sẽ không đến được với người dân một cách rộng rãi nhất. Khi không đến được với người dân, thì khả năng lắng nghe ý kiến của người dân một cách tổng thể sẽ không đầy đủ, nó tạo ra cơ hội cho những đối tượng đầu cơ thông tin theo hướng sai lệch.

Tương tự như vậy, có thể Chính phủ sẽ không hiểu một cách đầy đủ về người dân ở mức độ rộng rãi nhất, từ đó có khả năng sẽ đưa ra những chính sách không phù hợp, không sát thực tiễn. Việc phân tích, tìm hiểu để có những chính sách và quản lý truyền thông số là việc làm cần thiết, đặc biệt trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra. Chúng ta vẫn nói là thông tin như nước, tràn khắp mọi nơi, chúng ta cần thúc đẩy tốt truyền thông số để từ đấy thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế số của Việt Nam, tức là tạo ra sự dịch chuyển và đầu tư mới để nền kinh tế Việt Nam trong tương lai có sức cạnh tranh toàn cầu.

Trong giai đoạn vừa rồi, chúng ta đã chuyển được người dân, các doanh nghiệp, và Chính phủ từ chỗ không để ý đến nội dung số đã có sự quan tâm, chú trọng đến điều này. Tôi thấy có hai luồng, một là các doanh nghiệp mới khởi nghiệp đang đi theo hướng của cuộc cách mạng. Còn một luồng là các doanh nghiệp truyền thống đang có những bước chuyển để dần dần tăng hàm lượng khoa học công nghệ lên trong hoạt động sản xuất. Từ đó sẽ có những biến đổi về chất của doanh nghiệp, và cả hai lực lượng này rồi sẽ gặp nhau ở một điểm, là điểm thành công.

Tôi nghĩ, Việt Nam sẽ có rất nhiều thay đổi. Trong 30 năm qua chúng ta cũng đã thay đổi rất nhiều, trong 10-15 năm tới, sự thay đổi của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 sẽ nhanh hơn theo cấp số nhân và hiệu quả đem lại cho sự thịnh vượng quốc gia sẽ mạnh mẽ và ở mức độ cao hơn. 10-15 năm nữa, ngoài khái niệm công dân chúng ta sẽ có thêm khái niệm công dân số, như vậy con người ngoài các hoạt động trong xã hội thực sẽ còn rất nhiều những hoạt động trong xã hội ảo.

Tất cả những dữ liệu này sẽ chạy song hành với nhau, bổ trợ cho nhau và sẽ hình thành công dân mạng mới. Vào thời điểm đó, người dân qua sự va chạm thích ứng trong 10-15 năm, Chính phủ cũng sẽ có những sự trải nghiệm bài bản, từ đó sẽ có những chính sách phù hợp nhất, vừa quản lý tốt công dân của mình, đồng thời thúc đẩy sự phát triển chung của toàn xã hội.

CÁC TIN KHÁC

[WOWTIMES – VIETKINGS] Chợ Đông Ba (1887-2024) – Trung tâm thương mại Cố đô – Top 100 đơn vị trên 100 tuổi còn hoạt...

(nienlich.vn) Chợ Đông Ba là một trong những ngôi chợ có tuổi đời "thọ" nhất Việt Nam. Trải qua 137 năm hình thành và phát triển,ngôi chợ đậm chất Huế này vẫn và đang phát triển mạnh mẽ, là điểm du lịch yêu thích của nhiều du khách trong và ngoài nước.

Nhà thờ Trà Cổ (Quảng Ninh) – TOP 5 nhà thờ cổ trên 100 tuổi của Việt Nam được nhiều người biết đến (P.3)...

(kyluc.vn) Nhà thờ Trà Cổ thuộc giáo xứ Trà Cổ, Giáo phận Hải Phòng có địa chỉ tại phường Trà Cổ, thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh. Nhà thờ được xây dựng từ những năm 80 của thế kỷ 19 nhằm đáp ứng nhu cầu tôn giáo khi ngày càng có nhiều gia đình giáo dân sinh sống tại khu vực Trà Cổ.

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.71) Nhà cổ Huỳnh Thủy Lê (Đồng Tháp): Nơi lưu dấu ‘Người tình’...

(kyluc.vn) Nhà cổ Huỳnh Thủy Lê là một trong những ngôi nhà cổ dân dụng được viếng thăm nhiều nhất ở miền Nam. Nhờ vào sự thành công của tiểu thuyết, và sau đó là bộ phim chuyển thể Người Tình, ngôi nhà trở nên nổi tiếng đối với công chúng yêu văn học và điện ảnh trên thế giới. Nằm trong trào lưu chiết trung của thời kỳ đầu thế kỷ 20 ở miền Nam Việt Nam, ngôi nhà là một bảng màu tổng hòa các kiểu thức phương Tây và Á Đông, nổi bật là phong cách trang trí hào nhoáng của miền Hoa Nam. Đây là công trình quý giá trong tổng thể di sản tuyệt đẹp của đô thị xưa Sa Đéc, mà nếu được phát triển thành một hệ thống di sản liền mạch, có thể tạo nên một bảo tàng kiến trúc ngoài trời cho vùng đất giàu lịch sử này.

[WOWTIMES – VIETKINGS] Chợ Đồng Xuân (1889-2024) – Một nét văn hóa Hà Nội – Top 100 đơn vị trên 100 tuổi còn hoạt...

(nienlich.vn) Nằm trong khu phố cổ, chợ Đồng Xuân gắn liền với quá trình phát triển thương mại của vùng đất Thăng Long. Nơi đây không chỉ là điểm giao thương mà còn có giá trị văn hoá, tinh thần, phản ánh cuộc sống sinh hoạt của người dân Hà Nội xưa và nay.

Nhà thờ đá Phát Diện (Ninh Bình) – TOP 5 nhà thờ cổ trên 100 tuổi của Việt Nam được nhiều người biết đến...

(kyluc.vn) Nhà thờ Phát Diệm huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình là công trình của sự hòa hợp và hội nhập, giao thoa giữa đạo Công giáo với nền văn hóa kiến trúc của dân tộc Việt Nam.

Vượt bậc về số lượng và chất lượng điểm đầu ra, Apollo English lập cú đúp Kỷ lục Việt Nam tại lễ trao chứng...

Chứng chỉ Cambridge là kỳ thi tiếng Anh hướng tới đối tượng học sinh với 6 cấp độ Starters, Movers, Flyers, KET, PET và FCE. Chứng...

Bài viết nổi bật

Đại học Sư phạm TP.HCM ‘bắt tay’ doanh nghiệp công nghệ Việt thúc đẩy chuyển đổi số

Theo hợp tác mới ký kết với Viettel Solutions, Đại học Sư phạm TP.HCM sẽ cùng doanh nghiệp này xây dựng các giải pháp công nghệ trong giáo dục tập trung vào 4 nội dung chính.

Nhóm sinh viên trường ĐH Ngoại thương giành giải ‘Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng’

Ngày 12/6, tại Học viện Tài chính diễn ra Chung khảo Hội thi khoa học sinh viên toàn quốc 'Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng' lần thứ VII, năm 2022. Ban Giám khảo đã chọn ra nhóm sinh viên ĐH Ngoại thương TP. Hồ Chí Minh giành giải Đặc biệt.

Bài viết mới nhất

[WOWTIMES – VIETKINGS] Chợ Đông Ba (1887-2024) – Trung tâm thương mại Cố đô – Top 100 đơn vị trên 100 tuổi còn hoạt động tại Việt Nam 2024 – P.30

(nienlich.vn) Chợ Đông Ba là một trong những ngôi chợ có tuổi đời "thọ" nhất Việt Nam. Trải qua 137 năm hình thành và phát triển,ngôi chợ đậm chất Huế này vẫn và đang phát triển mạnh mẽ, là điểm du lịch yêu thích của nhiều du khách trong và ngoài nước.

Mực thực vật Botanical Inks của sinh viên ĐH Đà Nẵng giành giải nhất SV-Starup lần thứ VI

Vượt qua hơn 700 dự án tham gia, nhóm sinh viên của Viện Nghiên cứu và Đào tạo Việt Anh – VNUK (Đại học Đà Nẵng) giành giải nhất SV-Starup 2024 với sản phẩm mực thực vật Botanical Inks (BINKS).

Nhà thờ Trà Cổ (Quảng Ninh) – TOP 5 nhà thờ cổ trên 100 tuổi của Việt Nam được nhiều người biết đến (P.3) – [VIETKINGS-TOPPLUS – Hành trình TOP Việt Nam]

(kyluc.vn) Nhà thờ Trà Cổ thuộc giáo xứ Trà Cổ, Giáo phận Hải Phòng có địa chỉ tại phường Trà Cổ, thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh. Nhà thờ được xây dựng từ những năm 80 của thế kỷ 19 nhằm đáp ứng nhu cầu tôn giáo khi ngày càng có nhiều gia đình giáo dân sinh sống tại khu vực Trà Cổ.

5 trợ lý lập kế hoạch AI giúp tăng đáng kể năng suất làm việc

Ngày càng có nhiều ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) quản lý thời gian và lập lịch trình được thiết kế để bạn sắp xếp công việc hiệu quả hơn. Việc tận dụng các trợ lý ảo này có thể giúp bạn duy trì năng suất ở mức cao nhất và đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của môi trường làm việc hiện đại.

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.71) Nhà cổ Huỳnh Thủy Lê (Đồng Tháp): Nơi lưu dấu ‘Người tình’ – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Nhà cổ Huỳnh Thủy Lê là một trong những ngôi nhà cổ dân dụng được viếng thăm nhiều nhất ở miền Nam. Nhờ vào sự thành công của tiểu thuyết, và sau đó là bộ phim chuyển thể Người Tình, ngôi nhà trở nên nổi tiếng đối với công chúng yêu văn học và điện ảnh trên thế giới. Nằm trong trào lưu chiết trung của thời kỳ đầu thế kỷ 20 ở miền Nam Việt Nam, ngôi nhà là một bảng màu tổng hòa các kiểu thức phương Tây và Á Đông, nổi bật là phong cách trang trí hào nhoáng của miền Hoa Nam. Đây là công trình quý giá trong tổng thể di sản tuyệt đẹp của đô thị xưa Sa Đéc, mà nếu được phát triển thành một hệ thống di sản liền mạch, có thể tạo nên một bảo tàng kiến trúc ngoài trời cho vùng đất giàu lịch sử này.

Máy in 3D khổng lồ, tương lai của sản xuất xanh

Các nhà khoa học của Đại học Maine đã tạo ra một chiếc máy in 3D khổng lồ có khả năng in hoàn thiện một ngôi nhà được làm hoàn toàn từ vật liệu sinh học.