Trang chủ Tin tức Thế giới Vì sao streamer Ninja từ chối lời đề nghị ‘béo bở’ 60...

Vì sao streamer Ninja từ chối lời đề nghị ‘béo bở’ 60 triệu USD của Facebook?

Thỏa thuận trị giá 60 triệu USD từ Facebook dường như là chưa đủ sức nặng để khiến streamer nổi tiếng nhất thế giới Tyler 'Ninja' Blevins gật đầu đồng ý.

Thỏa thuận trị giá 60 triệu USD từ Facebook dường như là chưa đủ sức nặng để khiến streamer nổi tiếng nhất thế giới Tyler 'Ninja' Blevins gật đầu đồng ý.

Hôm nay, Mixer của Microsoft đã chính thức đóng cửa , theo sau là sự ra đi của những cái tên đình đám như Ninja hay Shroud. Đây là những streamer làm việc độc quyền cho nền tảng livestream này theo một thỏa thuận trị giá tới hàng chục triệu đô la, với Ninja là 30 triệu USD còn Shroud là 10 triệu USD.

Ngay lập tức, Ninja đã nhận được lời đề nghị béo bở từ Facebook với giá trị hợp đồng gấp đôi con số cũ mà Mixer trả cho streamer 29 tuổi này. Cơ sở nào để anh chàng game thủ người Mỹ này từ chối con số mơ ước của rất nhiều streamer trên toàn thế giới này?

Ninja là streamer nổi tiếng nhất thế giới

PewDiePie vẫn đang là YouTuber nổi tiếng nhất thế giới với 105 triệu người đăng ký theo dõi kênh YouTube, nhưng ở sân chơi livestream, Ninja mới đang là ông vua không ngai. Trong khi PewDiePie chủ yếu chơi các video game gây cười thì Ninja lại phô diễn kỹ năng đỉnh cao ở những game mang tính eSports như Halo, H1Z1, Fortnite, PUBG hay Valorant…

Ninja đã có 14 triệu người theo dõi trên Twitch, con số lớn nhất trên nền tảng livestream này, trước khi đầu quân cho Mixer theo một bản hợp đồng độc quyền trị giá 30 triệu USD. Trước đó, năm 2018, Ninja từng tiết lộ với trang CNN rằng mình kiếm được 10 triệu USD bằng việc hợp tác với game sinh tồn Fortnite. Đến năm 2019, tạp chí Forbes ước tính thu nhập của Ninja là 17 triệu USD, cao hơn PewDiePie người kiếm được chỉ 15 triệu USD trong cùng thời điểm.

Vì sao streamer Ninja từ chối lời đề nghị ‘béo bở’ 60 triệu USD của Facebook? - Ảnh 1.

Ninja từng được ‘tiền hô hậu ủng’ khi chuyển sang Mixer của Microsoft

Từ chối lời đề nghị của Facebook cũng đồng nghĩa với việc Ninja sẽ để ngỏ cơ hội hợp tác với những nền tảng khác hay thậm chí là tái hợp với Twitch.Điều đó có nghĩa là giá trị thương hiệu của Ninja khi được quy đổi từ lượng người xem đang cao hơn PewDiePie. Con số 60 triệu USD mà Facebook đưa ra là hoàn toàn có cơ sở, nhưng nó không đủ hấp dẫn đến thế, trong bối cảnh các nhãn hàng ngày càng chi nhiều cho quảng cáo online của các KOLs thay vì các hình thức quảng cáo offline truyền thống.

Nhưng ngay cả khi không có hợp đồng livestream nào, Ninja vẫn đang quảng bá cho các thương hiệu như Red Bull hay Adidas và vận hành thương hiệu Team Ninja của riêng mình, song song với việc streaming tự do trên YouTube.

Facebook Gaming không phải ưu tiên số 1

Facebook đã có chiến lược chóng vánh với những bước đi khôn ngoan ở khu vực Đông Nam Á, thu hút được lượng người xem gia tăng mạnh mẽ nhờ sự ra đời của nền tảng Facebook Gaming. Nhưng ở Bắc Mỹ, câu chuyện của Facebook Gaming khó khăn hơn rất nhiều.

Bản thân Facebook vẫn còn đang phải vất vả cạnh tranh với Twitter. Đối với thị trường livestream, không cái tên nào qua mặt được Twitch của Amazon, nếu lựa chọn video giải trí đã có YouTube của Google.

Vì sao streamer Ninja từ chối lời đề nghị ‘béo bở’ 60 triệu USD của Facebook? - Ảnh 2.

Việc Facebook đối mặt làn sóng tẩy chay ở Mỹ là rào cản lớn với các streamer muốn phát triển thương hiệu dựa trên nền tảng này

Chống lưng cho những cái tên kể trên đều là những ông lớn trong lĩnh vực công nghệ, điều khiến cho Facebook Gaming gặp rất nhiều khó khăn để chiếm lĩnh thị phần như ở khu vực Đông Nam Á. Chưa kể, Facebook cũng đang gặp vấn đề nghiêm trọng khi đối diện làn sóng tẩy chay mạnh mẽ từ những nhãn hàng, thương hiệu lớn ở Mỹ như Unilever, Cocacola, Verizon trong một chiến dịch có tên gọi #StopHateForProfit.

Việc Facebook bị tẩy chay và Facebook Gaming chưa đủ lớn mạnh ở Bắc Mỹ khiến cho Ninja thừa khôn ngoan để hiểu rằng hợp tác độc quyền một lần nữa có thể là một bước lùi nghiêm trọng.

Ninja không muốn sự ràng buộc

Các streamer khi lựa chọn một nền tảng hợp tác thường rất thích một bản hợp đồng có thời hạn nhiều năm, để có thể đảm bảo một tương lai lâu dài cho họ. Ninja cũng từng có suy nghĩ như vậy khi mới bước chân vào nghề, nhưng khi trở nên nổi tiếng, cách nghĩ này đã thay đổi.

Hợp đồng độc quyền nhiều năm như một sự trói chân khiến Ninja không thể và không có thời gian phát triển thương hiệu riêng. Trường hợp của Facebook, lời đề nghị 60 triệu USD cũng đồng nghĩa với việc nền tảng này tin rằng có thể tạo ra giá trị lớn gấp nhiều lần số tiền sẽ bỏ ra cho Ninja.

Vì sao streamer Ninja từ chối lời đề nghị ‘béo bở’ 60 triệu USD của Facebook? - Ảnh 3.

Ninja đang vận hành một thương hiệu quần áo phụ kiện của riêng mình

Trong trường hợp này, Ninja đã nhận được đầy đủ số tiền 30 triệu USD từ Mixer ngay khi nền tảng này chấm dứt hoạt động, mà không phải chờ ký một bản hợp đồng mới và tiền ràng buộc từ Facebook. Dòng tiền dương 30 triệu USD lúc này là một số vốn quan trọng nếu Ninja muốn tranh thủ khoảng thời gian người Mỹ ở nhà chơi game nhiều hơn vì cách ly xã hội thời COVID-19 để mở rộng thương hiệu.Cái lắc đầu từ chối của Ninja không chỉ có ý nghĩa giúp nâng giá trị thương hiệu bản thân, nó còn giúp anh thu về một khoản ‘tiền tươi thóc thật’ ngay lập tức. Theo thỏa thuận giữa Microsoft và Facebook, Facebook Gaming sẽ tiếp nhận và chi trả toàn bộ số tiền dựa trên thỏa thuận cũ giữa Mixer và các nhà sáng tạo nội dung, tức các streamer, nếu các streamer này đồng ý chuyển sang Facebook Gaming. Mixer sẽ phải trả toàn bộ nếu điều ngược lại xảy ra.

(Theo sportskeeda)

 

 
 
CÁC TIN KHÁC

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.62) Chùa Kh’Leang (Sóc Trăng): Tinh hoa kiến trúc Kinh-Khmer-Hoa – [VIETKINGS-TOPPLUS đề...

(kyluc.vn) Là một ngôi chùa cổ của người Khmer, chùa Kh’Leang là nơi sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng của đông đảo người dân địa phương. Với phong cách kiến trúc – điêu khắc không chỉ thuần Khmer mà còn thể hiện sự giao thoa với văn hóa Hoa – Việt, chùa được xếp hạng Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia và là một trong những điểm đến của du khách, khi ghé thăm Sóc Trăng.

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.61) Nhà trăm cột (Long An): Kiến trúc nhà Rường giữa miền Tây...

(kyluc.vn) Ở tả ngạn sông Vàm Cỏ Đông, thuộc xã Long Hựu Đông, huyện Cần Đước, tỉnh Long An, nhà Trăm cột là công trình kiến trúc điêu khắc cổ xây dựng theo lối nhà Rường đặc trưng của xứ Huế. Trải qua hơn 100 năm, ngôi nhà vẫn được các hậu duệ của chủ nhân ngôi nhà gìn giữ qua nhiều thế hệ.

‘Siêu ứng dụng’ được Điện Biên lan tỏa dịp 7/5

Điện Biên Smart được ví là 'siêu ứng dụng' tích hợp nhiều tính năng hiện đại, tạo nên cầu nối trực tiếp giữa người dân và các cấp chính quyền.

Nhà hát kịch Việt Nam (Hà Nội) – TOP 5 sân khấu – nhà hát kịch lâu đời của Việt Nam thu hút nhiều...

(kyluc.vn) Nhà hát Kịch Việt Nam là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, có chức năng biểu diễn nghệ thuật kịch nói; sưu tầm, bảo tồn và phát triển nghệ thuật kịch nói.

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.60) Chợ Đà Lạt (Lâm Đồng): Trái tim của thành phố ngàn hoa...

(kyluc.vn) Chợ Đà Lạt hiện nay không chỉ là một ngôi chợ với các hoạt động mua bán thông thường với người bản xứ, mà còn là nơi nối tiếng thu hút khách tham quan khi đến với thành phố này.

[WOWTIMES – VIETKINGS] Trường Đại học Sài Gòn (1908-2024) – Chứng nhân lịch sử kiêu hùng – Top 100 đơn vị trên 100 tuổi...

(nienlich.vn) Đại học Sài Gòn được xây dựng vào năm 1908 có tiền thân là trường Trung học Pháp – Hoa. Trong hơn một thế kỷ xây dựng và phát triển, Trường hiện là cơ sở giáo dục đại học và nghiên cứu khoa học công lập, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội của Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói chung.

Bài viết nổi bật

Đại học Sư phạm TP.HCM ‘bắt tay’ doanh nghiệp công nghệ Việt thúc đẩy chuyển đổi số

Theo hợp tác mới ký kết với Viettel Solutions, Đại học Sư phạm TP.HCM sẽ cùng doanh nghiệp này xây dựng các giải pháp công nghệ trong giáo dục tập trung vào 4 nội dung chính.

Nhóm sinh viên trường ĐH Ngoại thương giành giải ‘Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng’

Ngày 12/6, tại Học viện Tài chính diễn ra Chung khảo Hội thi khoa học sinh viên toàn quốc 'Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng' lần thứ VII, năm 2022. Ban Giám khảo đã chọn ra nhóm sinh viên ĐH Ngoại thương TP. Hồ Chí Minh giành giải Đặc biệt.

Bài viết mới nhất

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.62) Chùa Kh’Leang (Sóc Trăng): Tinh hoa kiến trúc Kinh-Khmer-Hoa – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Là một ngôi chùa cổ của người Khmer, chùa Kh’Leang là nơi sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng của đông đảo người dân địa phương. Với phong cách kiến trúc – điêu khắc không chỉ thuần Khmer mà còn thể hiện sự giao thoa với văn hóa Hoa – Việt, chùa được xếp hạng Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia và là một trong những điểm đến của du khách, khi ghé thăm Sóc Trăng.

Mr Đàm lập Kỷ lục với thành tích biểu diễn 18 mashup từ 62 ca khúc: “Phải tập trung cao độ, không được lơ mơ”

(Kyluc.vn) Vào tối ngày 04.5.2024 tại Trung tâm Hội nghị Thiskyhall Sala tại TP.Thủ Đức diễn ra liveshow "Ngày Em Thắp Sao Trời" của ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng. Tại đây Mr.Đàm cùng các nghệ sĩ đã mang đến cho khán giả một bữa tiệc âm nhạc hoàng tráng. Đặc biệt với 18 bài mashup từ 62 ca khúc trữ tình nổi tiếng của làng nhạc Việt, ông hoàng của làng nhạc Việt đã thiết lập kỷ lục Việt Nam lần thứ 3 trong sự nghiệp âm nhạc của mình.

[WOWTIMES – VIETKINGS] Đại học Công nghiệp Hà Nội (1898-2024) – Truyền thống kỹ nghệ trăm năm – Top 100 đơn vị còn hoạt động tại Việt Nam

Trải qua gần 126 năm hình thành và phát triển, tính đến nay Đại học Công nghiệp Hà Nội đã và đang chứng minh được vị thế của mình trên con đường phát triển học thuật cũng như đào tạo nguồn chất lượng cao cho nước nhà trong hành trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

TOP 5 khu chợ đặc trưng ba miền của Việt Nam được nhiều người biết đến – 50 TOP các điểm đến hấp dẫn của Việt Nam 2024 (P.10) – [VIETKINGS-TOPPLUS – Hành trình TOP Việt Nam]

(kyluc.vn) Không ai biết chính xác chợ đươc hình thành từ khi nào, có bao nhiêu cái chợ và bao nhiêu loại chợ búa khác nhau ở Việt Nam. Nhưng có một điều chắc chắn rằng chợ không chỉ nằm trong phạm trù kinh tế đơn thuần mà còn biểu hiện văn hóa Việt Nam một cách đậm nét.

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.61) Nhà trăm cột (Long An): Kiến trúc nhà Rường giữa miền Tây – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Ở tả ngạn sông Vàm Cỏ Đông, thuộc xã Long Hựu Đông, huyện Cần Đước, tỉnh Long An, nhà Trăm cột là công trình kiến trúc điêu khắc cổ xây dựng theo lối nhà Rường đặc trưng của xứ Huế. Trải qua hơn 100 năm, ngôi nhà vẫn được các hậu duệ của chủ nhân ngôi nhà gìn giữ qua nhiều thế hệ.

Việt Nam có 1 loại “nấm trường thọ” chứa hơn 400 dưỡng chất quý giá

Đây là một loại dược liệu quý giúp bồi bổ sức khỏe, ngăn ngừa một số loại bệnh và tăng cường tuổi thọ.