Trang chủ Tin tức Thế giới Người phụ nữ đầu tiên giữ ghế tổng giám đốc Tổ chức...

Người phụ nữ đầu tiên giữ ghế tổng giám đốc Tổ chức Thương mại thế giới

Bà Okonjo-Iweala là người phụ nữ đầu tiên và cũng là người châu Phi đầu tiên được tín nhiệm giao chiếc "ghế nóng" này, ở một thời điểm WTO đối mặt quá nhiều thách thức.

 

Bà Okonjo-Iweala, người phụ nữ đầu tiên giữ ghế tổng giám đốc Tổ chức Thương mại thế giới – Ảnh: Guardian

Từ cô bé quê nghèo thành tân tổng giám đốc Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), với 25 năm sự nghiệp tại Ngân hàng Thế giới và vươn lên vị trí số 2 ở đây, bà Ngozi Okonjo-Iweala đã làm nên lịch sử khi trở thành nữ tổng giám đốc đầu tiên của WTO trong tháng 3 năm nay.

Bà Okonjo-Iweala là người phụ nữ đầu tiên và cũng là người châu Phi đầu tiên được tín nhiệm giao chiếc "ghế nóng" này, ở một thời điểm WTO đối mặt quá nhiều thách thức. Chưa kể tới dịch bệnh COVID-19, những căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc cũng là trở ngại lớn cho những nỗ lực cải tổ hay điều hành tổ chức này.

"Vâng, có thể định nghĩa rằng đó [việc làm tổng giám đốc WTO] là một nhiệm vụ bất khả thi. Nhưng tôi nhìn thấy khả năng để cải tổ một tổ chức mà thực sự có thể đem lại lợi ích cho mọi người, để nó có thể xứng với những kỳ vọng được gửi gắm. Vậy nên có lẽ tôi là người ưa thử thách và tôi thích những thách thức.

Bà Okonjo-Iweala nói trong diễn từ nhậm chức Tổng giám đốc WTO

"Tôi hiểu nghèo là như thế nào"

Bà Ngozi có một lý lịch không giống với bất cứ ai trong số 6 nhà lãnh đạo nam giới tiền nhiệm tại WTO. Nhiều người cho rằng động lực để bà Okonjo-Iweala vươn lên mạnh mẽ như vậy là bởi bà thấu hiểu cái nghèo thực sự như thế nào. Cha mẹ du học nước ngoài, bà đã ở với người bà trong suốt thời thơ ấu mãi tới năm lên 9 tuổi mới gặp lại họ.

"Cha mẹ tôi vắng nhà trong suốt gần 10 năm trước khi tôi gặp lại họ. Tôi đã làm mọi việc của một bé gái ở thôn quê phải làm, từ lấy nước, ra đồng cùng bà với đủ thứ việc vặt. Tôi đã thấy cái nghèo là gì, cảm nhận trực tiếp cái nghèo đó", đó là những chia sẻ của bà Okonjo-Iweala với Đài BBC từ năm 2012.

"Tôi có thể chịu được khổ sở. Tôi có thể ngủ trên sàn nhà lạnh bất cứ lúc nào", bà nói.

Có lẽ tuổi thơ gian khó đã hun đúc sự kiên định và độc lập ở người phụ nữ này, giúp bà mạnh mẽ hơn khi kinh qua rất nhiều vị trí quản lý về sau. Rời bỏ cuộc sống tiện nghi ở Washington, bà trở về quê hương Nigeria bắt tay thực hiện những cải cách lớn chống tham nhũng và minh bạch hóa hệ thống tài chính khi đảm nhiệm ghế bộ trưởng tài chính.

Khi bà quyết định công khai các khoản ngân sách được chi hằng tháng cho chính quyền địa phương làm đường hay duy trì các trường học công, bệnh xá ở nông thôn, rất nhiều quan chức đã "mắc cỡ" như thế nào. Bà cũng là người đã xây dựng hệ thống giúp loại bỏ danh sách hàng ngàn công nhân và người về hưu được lập khống để rút ruột ngân sách nhà nước.

Nhưng những nỗ lực cải cách và xóa bỏ nạn tham nhũng trong ngành nhiên liệu đã đẩy bà vào một trong những trải nghiệm đau đớn nhất năm 2012. Khi đó, mẹ bà – bà Kamene Okonjo, 82 tuổi, một bác sĩ y khoa và giáo sư xã hội học về hưu – đã bị bắt cóc ngay tại nhà riêng ở miền nam Nigeria.

Bắt cóc là chuyện phổ biến tại Nigeria. Những kẻ bắt cóc mẹ bà Okonjo-Iweala yêu cầu bà phải tuyên bố từ chức bộ trưởng tài chính trên truyền hình và sau đó nộp tiền chuộc cứu mẹ. Khi ấy bà đã cân nhắc nghiêm túc việc từ chức, song cha bà kiên quyết cho rằng không cần như vậy.

Cuối cùng, do không thể gây sức ép, những kẻ bắt cóc đã phải trả tự do cho mẹ bà. Dù thế, trải nghiệm nặng nề này vẫn là kỷ niệm đau lòng tới mức khi nhắc lại chuyện này trong cuộc phỏng vấn với trang Axios đầu tháng 6 năm nay, giọng bà đã lạc đi.

Bà Ngozi Okonjo-Iweala (phải) trong cuộc họp cấp cao của Liên Hiệp Quốc về chương trình bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân (UHC) – Ảnh: United Nations

"Giống như quản lý gia đình"

Nhà hoạt động vì quyền phụ nữ của Nigeria, bà Josephine Effa-Chukwuma, rất ấn tượng với người đồng hương của mình. "Bà ấy làm phụ nữ chúng tôi tự hào – bà nói – Bà ấy trung thực, minh bạch và có trách nhiệm".

Nhà lãnh đạo mới của WTO từng có thời gian là thành viên hội đồng quản trị Công ty Twitter, chủ tịch liên minh vắc xin Gavi và là đặc phái viên chống COVID-19 của WHO. Sau khi kinh qua rất nhiều vị trí công tác ở các lĩnh vực khác nhau, bà từng nhận xét vui rằng dường như phụ nữ ít tham nhũng hơn đàn ông.

"Phụ nữ thường trung thực hơn, thẳng thắn hơn, tập trung cho công việc hơn và ít "cái tôi" hơn. Tôi không biết có một cái gì gọi là bản năng nữ giới không, nhưng việc điều hành nền kinh tế đôi khi cũng giống như điều hành một gia đình vậy", bà đã nói vậy với tờ Independent (Anh) từ năm 2006. Bởi vậy, không có gì ngạc nhiên khi phụ nữ là một trong những ưu tiên lớn trong chương trình làm việc của bà trên cương vị mới tại WTO.

Bà Okonjo-Iweala sinh năm 1954 tại Nigeria.

Bà lấy bằng cử nhân kinh tế học tại ĐH Harvard (1973 – 1976) và bằng tiến sĩ tại Viện Công nghệ Massachusett năm 1981.

Bà làm việc 25 năm tại Ngân hàng Thế giới, từng giữ chức giám đốc điều hành giai đoạn 2007 – 2011.

Bà từng làm bộ trưởng tài chính Nigeria 2 lần vào các năm 2003 – 2006 và 2011 – 2015. Ngoài ra, bà có một thời gian ngắn làm bộ trưởng ngoại giao Nigeria năm 2016.

Bà trở thành tổng giám đốc WTO vào tháng 3-2021.

Năm 2020, bà Okonjo-Iweala được tạp chí Forbes vinh danh là Nhân vật xuất sắc của năm ở châu Phi. Trước đó, năm 2015 tạp chí Fortune bình chọn bà là một trong 50 nhà lãnh đạo thế giới xuất sắc nhất. Tạp chí Forbes bình chọn bà là một trong 100 phụ nữ quyền lực nhất thế giới trong 4 năm liên tiếp.

Nguồn: https://tuoitre.vn/nguoi-phu-nu-dau-tien-giu-ghe-tong-giam-doc-to-chuc-thuong-mai-the-gioi-2021070221071064.htm

CÁC TIN KHÁC

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.58) Đền Kiếp Bạc (Hải Dương): Khúc tráng ca về Hưng Đạo đại...

(kyluc.vn) Ở Kiếp Bạc những ngày không mùa lễ hội, ta có dịp lắng lòng nghe tiếng sóng sông Lục Đầu hay gió từ thung lũng dội về như âm vang, khí thế của ba quân. Mỗi dấu tích, cảnh vật nơi đây đều là minh chứng của thời kỳ chống giặc Nguyên - Mông.

Thú vị với lớp học lập trình dành cho trẻ

Dạy lập trình máy tính cho trẻ em đang được coi là xu hướng giáo dục mới trên thế giới và Việt Nam. Không phải là những giờ học khô khan theo kiểu đọc, chép một chiều, các em nhỏ tại lớp học lập trình có thể rèn luyện tư duy logic, tư duy giải quyết vấn đề và thỏa sức sáng tạo.

[WOWTIMES – VIETKINGS] Đại học Quốc gia Hà Nội (1906-2024) – 30 năm tiên phong đổi mới – Top 100 đơn vị trên 100...

(nienlich.vn) Sau gần 118 năm hình thành và phát triển, Đại học Quốc gia Hà Nội đã trở thành trung tâm đào tạo chất lượng cao, hướng tới làm nòng cốt và đầu tàu cho hệ thống giáo dục nước nhà.

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.57) Tháp cổ Chiềng Sơ (Điện Biên): Dấu ấn kiến trúc và nghệ...

(kyluc.vn) Di tích tháp Chiềng Sơ thuộc bản Nà Muông, xã Chiềng Sơ, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên Đó là di tích kiến trúc thẩm mỹ và nghệ thuật khá độc đáo và khác biệt thể hiện quan hệ đoàn kết, hữu nghị của nhân dân hai nước Việt – Lào.

Nhà hát lớn Hà Nội – TOP 5 sân khấu – nhà hát kịch lâu đời của Việt Nam thu hút nhiều khách tham...

(kyluc.vn) Với chiều dài lịch sử 113 năm, Nhà hát Lớn Hà Nội hiện hữu như một biểu tượng trường tồn về văn hóa, kiến trúc nghệ thuật, lịch sử, hội nhập và giao thoa văn hóa Đông - Tây, đóng góp to lớn vào lĩnh vực văn hóa và mở rộng giao lưu văn hóa, góp phần quảng bá đất nước và con người Việt Nam đến với bạn bè quốc tế và kiều bào ta ở nước ngoài.

Tiến sĩ, Nghệ sĩ, Kỷ lục gia Chu Bảo Quế đón nhận bằng Giáo sư Danh dự từ Viện Đại học Kỷ lục Thế...

(kyluc.vn) Vào ngày 30/4/2024 tại Việt Nam, Viện Đại học Kỷ lục Thế giới (WRU) đã chính thức trao bằng Giáo sư Danh dự đến Tiến sĩ - Nghệ sĩ - Kỷ lục gia Chu Bảo Quế với những đóng góp của ông trong sự nghiệp văn hóa, giáo dục của quê hương và nỗ lực quảng bá các giá trị văn hóa của Việt Nam ra toàn Thế giới. Là một người có tình yêu sâu sắc với nhiều loại hình nghệ thuật dân tộc, Tiến sĩ - Nghệ sĩ - Kỷ lục gia Chu Bảo Quế đã cống hiến phần lớn thời gian, tâm huyết, trí tuệ của mình cho sự nghiệp bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của Việt Nam. Đặc biệt trong việc giữ gìn, bảo tồn và phát huy giá trị của những làn điệu Dân ca Quan họ cổ và những làn điệu Chèo cổ của Việt Nam.

Bài viết nổi bật

Đại học Sư phạm TP.HCM ‘bắt tay’ doanh nghiệp công nghệ Việt thúc đẩy chuyển đổi số

Theo hợp tác mới ký kết với Viettel Solutions, Đại học Sư phạm TP.HCM sẽ cùng doanh nghiệp này xây dựng các giải pháp công nghệ trong giáo dục tập trung vào 4 nội dung chính.

Nhóm sinh viên trường ĐH Ngoại thương giành giải ‘Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng’

Ngày 12/6, tại Học viện Tài chính diễn ra Chung khảo Hội thi khoa học sinh viên toàn quốc 'Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng' lần thứ VII, năm 2022. Ban Giám khảo đã chọn ra nhóm sinh viên ĐH Ngoại thương TP. Hồ Chí Minh giành giải Đặc biệt.

Bài viết mới nhất

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.58) Đền Kiếp Bạc (Hải Dương): Khúc tráng ca về Hưng Đạo đại vương – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Ở Kiếp Bạc những ngày không mùa lễ hội, ta có dịp lắng lòng nghe tiếng sóng sông Lục Đầu hay gió từ thung lũng dội về như âm vang, khí thế của ba quân. Mỗi dấu tích, cảnh vật nơi đây đều là minh chứng của thời kỳ chống giặc Nguyên - Mông.

Thú vị với lớp học lập trình dành cho trẻ

Dạy lập trình máy tính cho trẻ em đang được coi là xu hướng giáo dục mới trên thế giới và Việt Nam. Không phải là những giờ học khô khan theo kiểu đọc, chép một chiều, các em nhỏ tại lớp học lập trình có thể rèn luyện tư duy logic, tư duy giải quyết vấn đề và thỏa sức sáng tạo.

[WOWTIMES – VIETKINGS] Đại học Quốc gia Hà Nội (1906-2024) – 30 năm tiên phong đổi mới – Top 100 đơn vị trên 100 tuổi còn hoạt động tại Việt Nam 2024 – P.17

(nienlich.vn) Sau gần 118 năm hình thành và phát triển, Đại học Quốc gia Hà Nội đã trở thành trung tâm đào tạo chất lượng cao, hướng tới làm nòng cốt và đầu tàu cho hệ thống giáo dục nước nhà.

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.57) Tháp cổ Chiềng Sơ (Điện Biên): Dấu ấn kiến trúc và nghệ thuật Việt-Lào – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Di tích tháp Chiềng Sơ thuộc bản Nà Muông, xã Chiềng Sơ, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên Đó là di tích kiến trúc thẩm mỹ và nghệ thuật khá độc đáo và khác biệt thể hiện quan hệ đoàn kết, hữu nghị của nhân dân hai nước Việt – Lào.

Nhà hát lớn Hà Nội – TOP 5 sân khấu – nhà hát kịch lâu đời của Việt Nam thu hút nhiều khách tham quan (P.2) – [VIETKINGS-TOPPLUS – Hành trình TOP Việt Nam]

(kyluc.vn) Với chiều dài lịch sử 113 năm, Nhà hát Lớn Hà Nội hiện hữu như một biểu tượng trường tồn về văn hóa, kiến trúc nghệ thuật, lịch sử, hội nhập và giao thoa văn hóa Đông - Tây, đóng góp to lớn vào lĩnh vực văn hóa và mở rộng giao lưu văn hóa, góp phần quảng bá đất nước và con người Việt Nam đến với bạn bè quốc tế và kiều bào ta ở nước ngoài.

Tiến sĩ, Nghệ sĩ, Kỷ lục gia Chu Bảo Quế đón nhận bằng Giáo sư Danh dự từ Viện Đại học Kỷ lục Thế giới WRU

(kyluc.vn) Vào ngày 30/4/2024 tại Việt Nam, Viện Đại học Kỷ lục Thế giới (WRU) đã chính thức trao bằng Giáo sư Danh dự đến Tiến sĩ - Nghệ sĩ - Kỷ lục gia Chu Bảo Quế với những đóng góp của ông trong sự nghiệp văn hóa, giáo dục của quê hương và nỗ lực quảng bá các giá trị văn hóa của Việt Nam ra toàn Thế giới. Là một người có tình yêu sâu sắc với nhiều loại hình nghệ thuật dân tộc, Tiến sĩ - Nghệ sĩ - Kỷ lục gia Chu Bảo Quế đã cống hiến phần lớn thời gian, tâm huyết, trí tuệ của mình cho sự nghiệp bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của Việt Nam. Đặc biệt trong việc giữ gìn, bảo tồn và phát huy giá trị của những làn điệu Dân ca Quan họ cổ và những làn điệu Chèo cổ của Việt Nam.