Trang chủ Tin tức Việt Nam Thành phố đầu tiên ở Việt Nam phát triển giao thông điện

Thành phố đầu tiên ở Việt Nam phát triển giao thông điện

Chiều qua (18.1), Sở GTVT TP.HCM cùng các đơn vị tư vấn họp khởi động nghiên cứu kế hoạch phát triển GTVT bằng phương tiện giao thông điện tại TP.HCM.

Dự án “Sáng kiến giao thông trong NDC tại các nước châu Á – NDC TIA” (NDC – Nationally Determined Contributions – tạm dịch là “Đóng góp quốc gia tự quyết định”) do Chính phủ Đức tài trợ VN nhằm hỗ trợ tăng cường năng lực, khung pháp lý thúc đẩy phát triển GTVT theo hướng cacbon thấp, giảm phát thải khí nhà kính.

Thành phố đầu tiên ở Việt Nam phát triển giao thông điện  - ảnh 1

TP.HCM đang nỗ lực kiểm soát khí thải từ các hoạt động giao thông vận tải

NGỌC DƯƠNG

TP.HCM có nhiều tiềm năng

Báo cáo sơ bộ về dự án, GS-TS Lê Anh Tuấn, Chủ tịch Hội đồng trường ĐH Bách khoa Hà Nội – Trưởng nhóm tư vấn, cho biết: Hầu hết các TP lớn của VN đang đối mặt với ô nhiễm không khí nghiêm trọng. Trong đó, các hoạt động GTVT là một trong những nguyên nhân chính. Mặt khác, VN đã cam kết giảm phát thải khí nhà kính khi tham gia thỏa thuận chung Paris về biến đổi khí hậu. Mới đây, Chính phủ đã cam kết đạt phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050. Sử dụng nhiên liệu sinh học, khí tự nhiên và điện để thay thế nhiên liệu truyền thống được xác định là 1 trong 5 nhóm giải pháp nhằm giảm phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực GTVT. Bên cạnh đó, chúng ta cũng đã bắt đầu sản xuất ô tô điện và nhận được sự đón nhận rất tốt từ cả thị trường quốc tế và thị trường nội địa. Đây là những động lực để thay đổi cái nhìn của người sử dụng, điều chỉnh nhu cầu về một loại hình phương tiện giao thông mới. Từ đó, thúc đẩy phát triển phương tiện giao thông điện tại VN.

Theo ông Tuấn, sau khi khảo sát thực trạng tại 8 TP lớn, dựa vào những cơ hội và thách thức, đơn vị tư vấn đã chọn TP.HCM là địa phương khởi nguồn để triển khai nghiên cứu xây dựng kế hoạch phát triển phương tiện giao thông điện, từ đó mở rộng ra các địa phương khác. Lý do chọn TP.HCM bởi TP này có nhiều tiềm năng để thực hiện dự án chuyển đổi phương tiện. Cụ thể, tỷ lệ đất dành cho giao thông hiện ở mức thấp, chỉ đạt 12,2%, tốc độ phát triển hạ tầng khá chậm và có giới hạn. Trong khi đó, số lượng phương tiện có xu hướng ngày càng tăng, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, đòi hỏi bắt buộc phải có sự thay đổi. Song, không thể “xóa đi làm lại” mà phải chuyển sang phương tiện xanh sạch. Đây vừa là thách thức, vừa là cơ hội rất lớn của TP.HCM.

Không chỉ chuyển đổi phương tiện từ xe máy, xe ô tô chạy bằng xăng sang xe điện, đại diện đơn vị tư vấn GIZ gợi ý TP.HCM có thể bắt đầu từ việc chuyển đổi vận chuyển hàng hóa từ đường bộ (xe tải) sang các phương thức có phát thải cacbon thấp hơn như đường thủy và đường sắt. Xe tải, tàu thuyền và thiết bị xếp dỡ chuyển sang sử dụng nhiên liệu phát thải thấp hoặc không phát thải (điện khí hóa).

“TP.HCM có mật độ mạng lưới đường thủy nội địa cao, thuận lợi để phát triển các cảng nội địa và các tuyến xe buýt đường thủy. Điện khí hóa các trang thiết bị xếp dỡ, phương tiện, tàu, xà lan và phà là giải pháp tiềm năng hướng đến giảm thải và mục tiêu trung hòa cacbon ở các cảng lớn như cảng Cát Lái và Hiệp Phước. Điện khí hóa cảng và phương tiện đường thủy không chỉ góp phần vào mục tiêu giảm thải mà còn giúp chính quyền TP xác định các chính sách và lộ trình cụ thể, hướng tới mục tiêu không phát thải trong tương lai gần”, đại diện GIZ nhận định.

Không thể chậm trễ

Tiềm năng lớn, song, GS-TS Lê Anh Tuấn lưu ý còn rất nhiều bài toán mà TP.HCM cần tìm lời giải nếu muốn thực hiện kế hoạch phát triển giao thông điện. Vấn đề đầu tiên và quan trọng nhất là hạ tầng lưới điện. Không có hệ thống điện tốt thì không thể làm được. Chưa nói đến các trang thiết bị phụ trợ cho hoạt động giao thông, chỉ tính riêng việc chuyển đổi từ ô tô xăng sang ô tô điện, nếu sử dụng mạng lưới điện hiện hữu chắc chắn sẽ sập lưới điện.

“TP.HCM là đơn vị xây dựng đầu tiên, hệ thống quy hoạch điện phải tập trung cho TP. Trong phân bổ điện quốc gia, nếu xác định TP có chiến lược chuyển đổi phương tiện giao thông điện thì phải có chính sách ưu tiên. Tóm lại, chiến lược chuyển đổi phương tiện giao thông điện phụ thuộc rất lớn vào chiến lược vùng, chiến lược quốc gia về quy hoạch hạ tầng. Thời điểm này, TP phải nhanh chóng xác định mục tiêu tổng quát, mục tiêu cụ thể, nhiệm vụ, giải pháp, xác định cơ chế tài chính, lộ trình… Phải làm sớm, càng chậm trễ càng mất cơ hội chuẩn bị về hạ tầng”, TS Lê Anh Tuấn lưu ý.

Chia sẻ với Thanh Niên bên lề hội thảo, Phó giám đốc Sở GTVT TP.HCM Bùi Hòa An khẳng định mục tiêu giảm khí thải từ giao thông, phát triển giao thông xanh là chủ trương chung của TP.HCM. Dự kiến cuối quý 1 này, TP sẽ đưa vào vận hành tuyến xe buýt điện đầu tiên. Việc mở mới tuyến xe buýt sử dụng năng lượng điện nhằm góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường, đa dạng hóa phương tiện xe buýt sử dụng năng lượng sạch, nâng cao chất lượng phục vụ người dân trong hoạt động GTVT và từng bước chuyển đổi nhu cầu di chuyển của người dân TP.

Tuy nhiên, chuyển đổi giao thông điện không chỉ đơn thuần là thay xe xăng bằng xe điện mà cần cả hệ thống hạ tầng đồng bộ như nguồn phát sạch, trạm sạc, bến bãi… Nếu chỉ sử dụng phương tiện điện nhưng nguồn phát lại từ than hoặc những loại nhiên liệu hóa thạch khác thì cũng không đạt được mục tiêu của dự án. “Sở GTVT TP.HCM sẽ tiếp tục phối hợp với các đơn vị tư vấn nghiên cứu để xây dựng cơ chế và phương án tổng thể cho dự án phát triển GTVT bằng phương tiện giao thông điện tại TP”, ông An nói.

Theo Thanh Niên

CÁC TIN KHÁC

Thú vị với lớp học lập trình dành cho trẻ

Dạy lập trình máy tính cho trẻ em đang được coi là xu hướng giáo dục mới trên thế giới và Việt Nam. Không phải là những giờ học khô khan theo kiểu đọc, chép một chiều, các em nhỏ tại lớp học lập trình có thể rèn luyện tư duy logic, tư duy giải quyết vấn đề và thỏa sức sáng tạo.

[WOWTIMES – VIETKINGS] Đại học Quốc gia Hà Nội (1906-2024) – 30 năm tiên phong đổi mới – Top 100 đơn vị trên 100...

(nienlich.vn) Sau gần 118 năm hình thành và phát triển, Đại học Quốc gia Hà Nội đã trở thành trung tâm đào tạo chất lượng cao, hướng tới làm nòng cốt và đầu tàu cho hệ thống giáo dục nước nhà.

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.57) Tháp cổ Chiềng Sơ (Điện Biên): Dấu ấn kiến trúc và nghệ...

(kyluc.vn) Di tích tháp Chiềng Sơ thuộc bản Nà Muông, xã Chiềng Sơ, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên Đó là di tích kiến trúc thẩm mỹ và nghệ thuật khá độc đáo và khác biệt thể hiện quan hệ đoàn kết, hữu nghị của nhân dân hai nước Việt – Lào.

Nhà hát lớn Hà Nội – TOP 5 sân khấu – nhà hát kịch lâu đời của Việt Nam thu hút nhiều khách tham...

(kyluc.vn) Với chiều dài lịch sử 113 năm, Nhà hát Lớn Hà Nội hiện hữu như một biểu tượng trường tồn về văn hóa, kiến trúc nghệ thuật, lịch sử, hội nhập và giao thoa văn hóa Đông - Tây, đóng góp to lớn vào lĩnh vực văn hóa và mở rộng giao lưu văn hóa, góp phần quảng bá đất nước và con người Việt Nam đến với bạn bè quốc tế và kiều bào ta ở nước ngoài.

Tiến sĩ, Nghệ sĩ, Kỷ lục gia Chu Bảo Quế đón nhận bằng Giáo sư Danh dự từ Viện Đại học Kỷ lục Thế...

(kyluc.vn) Vào ngày 30/4/2024 tại Việt Nam, Viện Đại học Kỷ lục Thế giới (WRU) đã chính thức trao bằng Giáo sư Danh dự đến Tiến sĩ - Nghệ sĩ - Kỷ lục gia Chu Bảo Quế với những đóng góp của ông trong sự nghiệp văn hóa, giáo dục của quê hương và nỗ lực quảng bá các giá trị văn hóa của Việt Nam ra toàn Thế giới. Là một người có tình yêu sâu sắc với nhiều loại hình nghệ thuật dân tộc, Tiến sĩ - Nghệ sĩ - Kỷ lục gia Chu Bảo Quế đã cống hiến phần lớn thời gian, tâm huyết, trí tuệ của mình cho sự nghiệp bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của Việt Nam. Đặc biệt trong việc giữ gìn, bảo tồn và phát huy giá trị của những làn điệu Dân ca Quan họ cổ và những làn điệu Chèo cổ của Việt Nam.

[WOWTIMES – VIETKINGS] Trường Đại học Y Hà Nội (1902-2024) – Học tốt, mơ nhiều, yêu say đắm – Top 100 đơn vị trên...

Trường Đại học Y Hà Nội là cái nôi của những người sáng lập ra các chuyên ngành y học hiện đại Việt Nam từ...

Bài viết nổi bật

Đại học Sư phạm TP.HCM ‘bắt tay’ doanh nghiệp công nghệ Việt thúc đẩy chuyển đổi số

Theo hợp tác mới ký kết với Viettel Solutions, Đại học Sư phạm TP.HCM sẽ cùng doanh nghiệp này xây dựng các giải pháp công nghệ trong giáo dục tập trung vào 4 nội dung chính.

Nhóm sinh viên trường ĐH Ngoại thương giành giải ‘Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng’

Ngày 12/6, tại Học viện Tài chính diễn ra Chung khảo Hội thi khoa học sinh viên toàn quốc 'Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng' lần thứ VII, năm 2022. Ban Giám khảo đã chọn ra nhóm sinh viên ĐH Ngoại thương TP. Hồ Chí Minh giành giải Đặc biệt.

Bài viết mới nhất

Thú vị với lớp học lập trình dành cho trẻ

Dạy lập trình máy tính cho trẻ em đang được coi là xu hướng giáo dục mới trên thế giới và Việt Nam. Không phải là những giờ học khô khan theo kiểu đọc, chép một chiều, các em nhỏ tại lớp học lập trình có thể rèn luyện tư duy logic, tư duy giải quyết vấn đề và thỏa sức sáng tạo.

[WOWTIMES – VIETKINGS] Đại học Quốc gia Hà Nội (1906-2024) – 30 năm tiên phong đổi mới – Top 100 đơn vị trên 100 tuổi còn hoạt động tại Việt Nam 2024 – P.17

(nienlich.vn) Sau gần 118 năm hình thành và phát triển, Đại học Quốc gia Hà Nội đã trở thành trung tâm đào tạo chất lượng cao, hướng tới làm nòng cốt và đầu tàu cho hệ thống giáo dục nước nhà.

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.57) Tháp cổ Chiềng Sơ (Điện Biên): Dấu ấn kiến trúc và nghệ thuật Việt-Lào – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Di tích tháp Chiềng Sơ thuộc bản Nà Muông, xã Chiềng Sơ, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên Đó là di tích kiến trúc thẩm mỹ và nghệ thuật khá độc đáo và khác biệt thể hiện quan hệ đoàn kết, hữu nghị của nhân dân hai nước Việt – Lào.

Nhà hát lớn Hà Nội – TOP 5 sân khấu – nhà hát kịch lâu đời của Việt Nam thu hút nhiều khách tham quan (P.2) – [VIETKINGS-TOPPLUS – Hành trình TOP Việt Nam]

(kyluc.vn) Với chiều dài lịch sử 113 năm, Nhà hát Lớn Hà Nội hiện hữu như một biểu tượng trường tồn về văn hóa, kiến trúc nghệ thuật, lịch sử, hội nhập và giao thoa văn hóa Đông - Tây, đóng góp to lớn vào lĩnh vực văn hóa và mở rộng giao lưu văn hóa, góp phần quảng bá đất nước và con người Việt Nam đến với bạn bè quốc tế và kiều bào ta ở nước ngoài.

Tiến sĩ, Nghệ sĩ, Kỷ lục gia Chu Bảo Quế đón nhận bằng Giáo sư Danh dự từ Viện Đại học Kỷ lục Thế giới WRU

(kyluc.vn) Vào ngày 30/4/2024 tại Việt Nam, Viện Đại học Kỷ lục Thế giới (WRU) đã chính thức trao bằng Giáo sư Danh dự đến Tiến sĩ - Nghệ sĩ - Kỷ lục gia Chu Bảo Quế với những đóng góp của ông trong sự nghiệp văn hóa, giáo dục của quê hương và nỗ lực quảng bá các giá trị văn hóa của Việt Nam ra toàn Thế giới. Là một người có tình yêu sâu sắc với nhiều loại hình nghệ thuật dân tộc, Tiến sĩ - Nghệ sĩ - Kỷ lục gia Chu Bảo Quế đã cống hiến phần lớn thời gian, tâm huyết, trí tuệ của mình cho sự nghiệp bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của Việt Nam. Đặc biệt trong việc giữ gìn, bảo tồn và phát huy giá trị của những làn điệu Dân ca Quan họ cổ và những làn điệu Chèo cổ của Việt Nam.

[WOWTIMES – VIETKINGS] Trường Đại học Y Hà Nội (1902-2024) – Học tốt, mơ nhiều, yêu say đắm – Top 100 đơn vị trên 100 tuổi còn hoạt động tại Việt Nam 2024 – P.16

Trường Đại học Y Hà Nội là cái nôi của những người sáng lập ra các chuyên ngành y học hiện đại Việt Nam từ...