[rev_slider alias="Banner header"]
Trang chủ Cộng đồng sáng tạo Giải Cống hiến: Ghi nhận những sáng tạo

Giải Cống hiến: Ghi nhận những sáng tạo

Không tính giải thưởng tiền Cống hiến được trao năm 2004, đến nay giải thưởng âm nhạc Cống hiến đã trải qua năm mùa. Và với mùa trao giải thứ sáu này, lần đầu tiên giải Cống hiến đã “xôn xao” ngay từ vòng đề cử, nhận được rất nhiều tranh luận trái chiều cho đến đêm trao giải (diễn ra lúc 20g ngày 5-4 tại Nhà hát TP.HCM).

Các tranh luận chủ yếu xoay quanh việc liệu có hợp lý khi đưa một giọng ca vừa “thoát” ra từ một cuộc thi ca hát vào danh sách đề cử cùng với những ca sĩ gạo cội khác; vì sao một giọng hát làm “rung chuyển” cả núi rừng như Y Moan lại không được đề cử ở hạng mục ca sĩ của năm; và vì sao một chương trình một đời như Ngọn lửa cao nguyên lại phải “tranh” giải thưởng với những chương trình theo thời vụ khác…

Khi sóng gió đã qua

Những băn khoăn này đã cho thấy một giải Cống hiến đang lớn từng ngày, được nhiều người quan tâm, đã phản ánh và bắt kịp diễn biến của thị trường âm nhạc hiện tại. Bởi những năm trước đó, ở những mùa trao giải đầu tiên, cái người ta băn khoăn lại là vì sao một giải thưởng với tiêu chí lẫn cách bình chọn đầy trách nhiệm như Cống hiến lại chỉ được công bố trong không gian nhỏ hẹp của một phòng trà, không trống không kèn.

Khi có đủ kinh phí để tổ chức một lễ trao giải tươm tất hơn, ban tổ chức lại đau đầu khi phải đối mặt với việc công chúng chưa để mắt nhiều đến giải, bởi các đề cử lẫn phần thưởng đều được trao cho những cá nhân hay sản phẩm quá “cá tính”. Và sau đó là những phân vân tìm cách cân bằng giữa tính nghệ thuật, sáng tạo với đại chúng… Nhưng rất nhanh, giải Cống hiến đã vượt qua những gian nan ban đầu đó để trở nên quen thuộc, dễ chấp nhận hơn.

Đến nỗi nhiều người còn cho rằng Cống hiến đã bắt đầu na ná những giải thưởng âm nhạc khác (ca sĩ, nhạc sĩ nào xuất hiện nhiều trong năm thì đoạt giải, chứ không phải ca sĩ hay nhạc sĩ có những sáng tạo nổi bật, mang tính tiên phong, định hướng thị hiếu cho công chúng sẽ đoạt giải). Và cũng rất nhanh, người ta bớt bàn cãi về Cống hiến, coi đó là những chuyện chẳng đi đến đâu, dù giải này vẫn được sự bình chọn rất cẩn trọng từ những phóng viên viết mảng ca nhạc trên cả nước.

Vậy nên những tranh luận mà mùa giải năm nay có được lại như một tín hiệu vui, bởi ít ra giải Cống hiến vẫn đang chuyển động, có những động thái làm tươi mới và hoàn thiện mình. Như việc trước ngày diễn ra lễ trao giải, ban tổ chức đã quyết định sẽ trao tặng kỷ niệm chương cho cố NSND Y Moan vì những cống hiến và thành tựu của ông cho âm nhạc Việt Nam – một sự rút kinh nghiệm rất nhanh chóng và đầy thiện chí khi lòng yêu mến, sự quý trọng mà ban tổ chức đã dành cho Y Moan chưa được cân nhắc một cách thấu đáo trong các đề cử.

Tiến đến giải “nhà nghề”

Nhiều phóng viên cho rằng sự chồng chéo và có phần lẫn lộn trong các hạng mục đề cử của mùa giải năm nay một phần vì giải Cống hiến có quá ít hạng mục trao giải (gồm bốn hạng mục: ca sĩ của năm, nhạc sĩ của năm, album của năm và chương trình của năm). Giá như giải Cống hiến có thêm các hạng mục như: thành tựu trọn đời, phát hiện của năm… thì đã không có những tranh cãi như vừa qua.

Thật ra, việc phải chọn một album của năm mà mỗi album được đề cử đều mang phong cách khác nhau đã là một sự thách đố cho cả những người thực hiện, ca sĩ lẫn người bình chọn. Hay như trường hợp phải so sánh chương trình của cả một đời người như Ngọn lửa cao nguyên của NSND Y Moan với những chương trình mang tính giải trí, thương mại khác làm chương trình của năm cũng khiến các phóng viên tham gia bình chọn khó xử.

Và dù đã đến mùa thứ sáu nhưng giải Cống hiến vẫn cứ loay hoay trong định nghĩa thế nào là cống hiến: một nghệ sĩ/sản phẩm xuất hiện nhiều trên các phương tiện truyền thông, hay một nghệ sĩ/sản phẩm có bề dày hoạt động nghệ thuật, hay một nghệ sĩ/sản phẩm có nhiều sáng tạo, tạo nên một làn sóng thưởng thức âm nhạc mới… là cống hiến?

Nhạc sĩ Đức Trí từng mong ước VN sẽ có được một giải thưởng âm nhạc mà ở đó nghệ sĩ của từng thể loại âm nhạc đều có cơ hội được xướng tên. Còn nhạc sĩ Võ Thiện Thanh, hai năm liên tiếp đoạt giải Cống hiến 2006 và 2007 ở hạng mục nhạc sĩ của năm, chia sẻ: “Tôi nghĩ giải Cống hiến nên đề cao những sáng tạo trong âm nhạc, không lặp lại cái cũ, so với mặt bằng chung của VN hiện nay. Với tiêu chí này sẽ không còn lo lắng về mặt con người mới hay cũ, mà chỉ cần đánh giá dựa trên những sản phẩm âm nhạc họ làm ra”.

Tuy chưa rõ nét nhưng có lẽ giải Cống hiến năm nay cũng đang nghiêng theo định nghĩa này khi đã gạt bỏ rất nhiều cái tên đình đám trên thị trường nhưng thiếu những sáng tạo ấn tượng như: Mỹ Tâm, Đàm Vĩnh Hưng, Hồ Ngọc Hà, Đan Trường, Cẩm Ly, Nguyễn Hồng Thuận… để đưa vào đó những cái tên chịu khó mày mò các cách thể hiện khác hơn như: Tùng Dương, Đức Tuấn, Hà Anh Tuấn, Lê Cát Trọng Lý, Lưu Thiên Hương, Huy Tuấn…

 

 

Kết quả giải Cống hiến 2010: Tùng Dương nhận 2 giải

 

Ca sĩ Tùng Dương (giữa) nhận giải Album của năm với album Li ti – Ảnh: T.T.D.

 

Không chỉ áp đảo ở các đề cử, những nhân tố trẻ đã toàn thắng tại giải thưởng âm nhạc Cống hiến 2010 vừa được công bố tối qua 5-4. Ở hạng mục Album của năm, Li ti của ca sĩ Tùng Dương thắng áp đảo với 65 phiếu bình chọn. Tùng Dương cũng vinh dự trở thành Ca sĩ của năm với 32 phiếu bầu.

Trong khi đó, Vietnam Idol đoạt giải Chương trình của năm với 49 phiếu bầu. Bất ngờ nhất là chiến thắng của Lê Cát Trọng Lý khi tác giả trẻ này vượt qua cả hai đối thủ “nặng ký” và có nhiều đóng góp trong năm là Nguyễn Hải Phong và Huy Tuấn để đoạt giải Nhạc sĩ của năm. Ban tổ chức cũng đã trao kỷ niệm chương cho đại diện gia đình NSND Y Moan vì những cống hiến của ông cho âm nhạc và cuộc đời.

Giải Cống hiến 2010 đã nhận được 102 phiếu bình chọn của 102 phóng viên trong cả nước, trong đó có hai phiếu bình chọn không hợp lệ. Buổi kiểm phiếu đã diễn ra trước lễ trao giải hai giờ và kết quả giải thưởng được giữ kín đến phút chót.

Q.N.

 

______________

Nhạc sĩ Huy Tuấn nói: “Trao giải cho nền âm nhạc chuyên nghiệp thì phải trao cho tất cả những người tham gia vào nền công nghiệp đó, kể cả những người làm về kỹ thuật, kinh doanh… Nhưng vì nền âm nhạc của VN vẫn còn non trẻ và cũng chưa thật sự chuyên nghiệp nên rất khó để xây dựng một giải thưởng âm nhạc theo kiểu toàn vẹn, lý tưởng như thế. Chúng ta cần phải tiến tới”. Và anh cũng cho rằng vừa tầm tay và đáng để cân nhắc nhất là Cống hiến nên có thêm giải nhà sản xuất âm nhạc của năm (Producer of the year).

 

Theo TuoitreOnline

 

CÁC TIN KHÁC

Nhà khoa học kiếm tìm những bí ẩn trong lòng đất

PGS.TS Cao Đình Triều là một trong số ít những nhà khoa học, dành trọn tâm huyết, đam mê nghiên cứu địa vật lý suốt cả cuộc đời.

Kỹ sư Việt và hành trình 4 tháng hoàn thiện AI trên điện thoại hiện đại nhất

Thu âm hàng triệu tệp giọng nói, huy động hàng trăm người xử lý dữ liệu, từ con số 0 chỉ trong 4 tháng, các kỹ sư người Việt đã hoàn thiện AI tiếng Việt cho điện thoại hiện đại nhất hiện nay.

Hành trình cải tiến giúp đôi dép cao su vươn ra thế giới

Dép lốp hay còn gọi 'đôi dép Bác Hồ' làm thủ công thường bị đen chân, trơn trượt, được con cháu "Vua dép lốp Phạm Quang Xuân" cải tiến nhẹ, bám, xuất khẩu hơn 60 nước.

Trần Ngọc Long và đôi găng tay AI chuyển ngữ, giúp đỡ người khuyết tật

Nhận thấy người khiếm thính gặp nhiều khó khăn về giao tiếp, em học sinh lớp 11 ở Quảng Trị đã chế tạo đôi găng tay chuyển ngữ giúp những người kém may mắn có thể được học tập, tiếp thu kiến thức.

Kỹ sư sáng chế cỗ máy biến rác thải thành phân bón hữu cơ

Từ đống rác thải hữu cơ tưởng chừng vô dụng, qua sáng chế tài hoa của kỹ sư Nguyễn Tuấn Anh, chúng lại biến thành phân bón hữu cơ vi sinh, góp phần bảo vệ môi trường.

Thần đồng vật lý Trung Quốc khiến Đại học Harvard phá bỏ thông lệ 300 năm

Thần đồng vật lý Trung Quốc Doãn Hy với thành tích đặc biệt xuất sắc khiến Đại học Harvard của Mỹ phải phá bỏ thông lệ tồn tại suốt 300 năm để giữ chân.

Bài viết nổi bật

Đại học Sư phạm TP.HCM ‘bắt tay’ doanh nghiệp công nghệ Việt thúc đẩy chuyển đổi số

Theo hợp tác mới ký kết với Viettel Solutions, Đại học Sư phạm TP.HCM sẽ cùng doanh nghiệp này xây dựng các giải pháp công nghệ trong giáo dục tập trung vào 4 nội dung chính.

Nhóm sinh viên trường ĐH Ngoại thương giành giải ‘Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng’

Ngày 12/6, tại Học viện Tài chính diễn ra Chung khảo Hội thi khoa học sinh viên toàn quốc 'Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng' lần thứ VII, năm 2022. Ban Giám khảo đã chọn ra nhóm sinh viên ĐH Ngoại thương TP. Hồ Chí Minh giành giải Đặc biệt.

Bài viết mới nhất

Thiết lập Trung tâm AI không gian tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông

Chiều 14-5, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông và Công ty cổ phần EON Reality Việt Nam đã ký hợp tác chiến lược ứng dụng công nghệ thực tế ảo, thực tế tăng cường (VR/AR) và trí tuệ nhân tạo (AI) trong đào tạo - giảng dạy, đưa giáo dục Việt Nam bứt phá trong kỷ nguyên số.

[WOWTIMES – VIETKINGS] Chợ Bến Thành (1914-2024) – Biểu tượng văn hóa Sài Gòn – Top 100 đơn vị trên 100 tuổi còn hoạt động tại Việt Nam 2024 – P.31

(kyluc.vn) Chợ Bến Thành là một trong những ngôi chợ lâu đời và nổi tiếng nhất trên cả nước. Với lịch sử hình thành gần 110 năm, đây không chỉ là trung tâm thương mại của Thành phố mà còn là chứng nhân lịch sử, biểu tượng văn hóa của đất Sài thành.

Nhà thờ Chợ Quán (Thành phố Hồ Chí Minh) – TOP 5 nhà thờ cổ trên 100 tuổi của Việt Nam được nhiều người biết đến (P.4) – [VIETKINGS-TOPPLUS – Hành trình TOP Việt Nam]

(kyluc.vn) Khánh thành vào năm 1896, Nhà thờ Chợ Quán được coi là thánh đường cổ nhất Sài Gòn mang vẻ uy nghi, tráng lệ với lối kiến trúc độc đáo.

OpenAI ra mô hình AI miễn phí và ‘giống con người’

AI mới nhất mang tên GPT-4o của OpenAI có thể nhìn, nghe, nói với thời gian phản hồi gần như lập tức và sẽ được triển khai miễn phí vài tuần tới.

Máy tính thiên văn hơn 2.000 năm tuổi

Lịch sử ẩn chứa vô số bí ẩn về những nền văn minh đã mất và những công nghệ tiên tiến mà họ sở hữu. Cho đến ngày nay, nhiều người vẫn tin rằng một số nền văn minh cổ đại có trình độ khoa học và kỹ thuật vượt xa so với nhận thức hiện tại của chúng ta.

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.72) Chùa Keo (Thái Bình): Kỳ quan gỗ lim gần 400 tuổi bên tả ngạn sông Hồng – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Chùa Keo Thái Bình được xây dựng hoàn toàn bằng gỗ lim, là một trong những kiệt tác kiến trúc đặc trưng thế kỷ 17. Kết cấu và cách bố trí cũng khác biệt bởi có cao thấp, lớn nhỏ, lên xuống “bồng bềnh như trong cõi Phật” song chặt chẽ, chắc chắn, tạo sự hấp dẫn, cuốn hút người thưởng thức, nghiên cứu, khám phá nghệ thuật.