Trang chủ Tin tức Hành trình - Cuộc thi Giấc mơ máy sấy lúa cho vùng lũ

Giấc mơ máy sấy lúa cho vùng lũ

Khi chứng kiến những hạt lúa do bố mẹ mình và những người nông dân vất vả một nắng hai sương làm ra chưa kịp gặt, phơi khô đã bị lũ nhấn chìm, hai cậu học trò nghèo ở Trường THCS Hải Thiện (Hải Lăng – Quảng Trị) đã nảy ra ý tưởng chế tạo chiếc máy sấy lúa. Ý tưởng đó của các em đã được hiện thực hóa bằng một mô hình máy sấy lúa thu nhỏ chạy bằng điện, được hội đồng giám khảo là các giáo sư, tiến sĩ đầu ngành về cơ khí đánh giá cao.
Lê Minh Hợi, Lê Minh Hiệu bên mô hình chiếc máy sấy lúa.

Máy sấy lúa của hai học sinh

Tháng 10/2010, lần đầu tiên Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Trị phát động cuộc thi sáng tạo khoa học và kỹ thuật dành cho lứa tuổi học sinh. Hưởng ứng cuộc thi, Trường THCS Hải Thiện đã khuyến khích học sinh trong trường tích cực tham gia. Trong số các bài dự thi, đề tài chế tạo máy sấy lúa của hai em Lê Kim Hợi, Lê Minh Hiệu là xuất sắc hơn cả. Và đúng như các thầy cô tiên đoán, sau khi được giải Ba toàn tỉnh, tại cuộc thi “Sáng tạo khoa học và kỹ thuật Intel ISEF 2011” cấp khu vực được tổ chức tại TP.Huế (Thừa Thiên – Huế), đề tài này của các em một lần nữa được ban giám khảo đánh giá rất cao và xuất sắc giành giải Ba.

Theo thiết kế của các em, chiếc máy sấy lúa được cấu tạo gồm: 4 quạt công suất lớn, sử dụng nguồn điện 220V, 3 dây vonfram có tiết diện 1mm2; một máng sắt có diện tích 4m2; ba cửa bằng sắt; một trục khuỷu; một actomat; bốn bánh xe; rơle nhiệt tự ngắt có dải điều chỉnh Max = 150 độ C và thanh cảm nhiệt của rơle; động cơ điện 1 pha và bộ dây đai; các thanh sắt và các lá sắt khác; vỏ máy làm bằng sắt; cần gạt lúa và thanh gạt lúa ra bằng sắt hoặc gang.

Trong khi Hiệu chỉnh sửa, lau chùi một số chi tiết trong mô hình máy sấy lúa, Hợi tự tin giải thích về nguyên tắc hoạt động của máy với chúng tôi: “Khi đóng điện, động cơ quay làm cho máng sắt đưa qua đưa lại liên tục. Các dây vonfram sẽ nóng dần lên. Các quạt gió đồng thời sẽ hoạt động đẩy nhiệt từ các dây vonfram xuống máng sắt. Tiếp đó, cho lúa vào qua cửa số 8, lúc đó quạt gió sẽ thổi các lá lúa, các hạt lúa nhẹ và các tạp chất khác ra ngoài qua cửa số 9. Khi cho lúa vào máng sắt, động cơ giúp máng đưa qua đưa lại liên tục làm lúa trải đều và được thay đổi vị trí liên tục trong khi sấy. Mỗi lần sấy tối đa khoảng 20kg và nhiệt độ máng sấy thích hợp là 120 độ C. Khi nhiệt độ quá 150 độ C thì thanh nhiệt sẽ hấp thụ nhiệt và rơle nhiệt tự động ngắt mạch để bảo vệ lúa khỏi cháy nhưng quạt vẫn hoạt động bình thường. Sau thời gian nhất định, cần gạt làm cho thanh gạt quét hết lúa đã được sấy khô ra ngoài qua cửa số 10”. Hiệu cho biết thêm, sấy 20kg lúa sẽ mất khoảng 17 phút, máy có thể hoạt động liên tục 24/24 giờ với công suất tối đa”.

Cần được hỗ trợ

Trò chuyện với chúng tôi, Hợi và Hiệu cùng chia sẻ: “Theo tìm hiểu của bọn em, máy sấy lúa được sản xuất nhiều nhưng chỉ sử dụng bằng nhiên liệu thô sơ như than, trấu… có giá thành cao và máy có kết cấu khá phức tạp, kềnh càng, không thể di chuyển được. Từ thực tế ở Hải Lăng, quê hương em, bà con sản xuất lúa với quy mô vừa và nhỏ, nên bọn em quyết định chế tạo loại máy gọn gàng, sử dụng nguồn điện 1 pha – 220V, ngoài ra còn có thể sử dụng máy phát điện, pin năng lượng mặt trời để giảm chi phí”.

Do các vật liệu để làm mô hình rất khó kiếm nên các em đã tận dụng một số vật liệu thay thế khác như: dây vonfram được tận dụng từ dây đun nước, vỏ máy được làm bằng chiếc tủ nhôm kính nhỏ, máng lúa được làm từ khay inox đựng ấm chén… Tranh thủ những ngày nghỉ, các em đã miệt mài lắp ráp và cuối cùng chiếc máy sấy lúa thu nhỏ đã thành công, vận hành rất tốt.

Những ngày này, ngoài giờ học tại trường, Hợi và Hiệu dành thời gian rảnh rỗi vào việc hoàn thiện mô hình máy sấy lúa của mình. “Sau khi đoạt giải, có người đã liên hệ với chúng em để xem cụ thể mô hình và đặt vấn đề mua lại bản quyền nhưng chúng em không đồng ý. Mong muốn của tụi em là sẽ có một đơn vị tài trợ, hỗ trợ kinh phí để có thể tự tay chế tạo ra chiếc máy sấy lúa đúng theo thiết kế để có thể giúp ích cho mọi người. Chi phí để chế tạo, hoàn tất máy khoảng 20 triệu đồng, tuy nhiên đến nay, do chưa có điều kiện nên tụi em vẫn chưa thể thực hiện được”.

 

 

Lê Mai 
Theo KTNT

 

CÁC TIN KHÁC

Sinh viên làm siêu tụ điện từ vỏ sầu riêng

Nhóm sinh viên Đại học Quốc gia TPHCM đã chế tạo siêu tụ điện từ vỏ sầu riêng để lưu trữ năng lượng ổn định và thân thiện với môi trường.

Sinh viên sáng chế cà phê túi lọc

Làm thế nào để có tách cà phê truyền thống đậm vị mà không mất nhiều công đoạn pha chế?

Sinh viên biến phế thải thành vật liệu xây dựng

Nhóm sinh viên đã sử dụng các phế thải nông nghiệp (bã mía, rơm rạ...) và phế thải công nghiệp để chế tạo loại vật liệu mới thân thiện với môi trường.

Xây bể chứa nước, bổ sung muối khoáng ‘chống khát’ cho thú rừng

Trước tình trạng nguồn nước tự nhiên trong rừng đang dần khô cạn, hàng loạt bể chứa nước đã được xây dựng để cung cấp nguồn nước uống cho các loại thú rừng

Sinh viên hàng không chế tạo hộp thông minh chỉ dẫn hành khách ở sân bay

Nhóm sinh viên Học viện Hàng không Việt Nam chế tạo hộp thiết bị gắn ở các vị trí khác nhau trong sân bay giúp hành khách tìm cửa ra máy bay, nhà vệ sinh, tra cứu thông tin.

Ví tái chế từ màn chiếu cũ của CGV Việt Nam gây sốt vì ý tưởng độc đáo

Chỉ trong thời gian ngắn, ví đựng thẻ tái chế từ màn chiếu cũ của CGV Việt Nam đã thu hút sự chú ý của giới trẻ vì ý tưởng tận dụng các vật liệu cũ từ rạp phim vô cùng độc đáo.

Bài viết nổi bật

Đại học Sư phạm TP.HCM ‘bắt tay’ doanh nghiệp công nghệ Việt thúc đẩy chuyển đổi số

Theo hợp tác mới ký kết với Viettel Solutions, Đại học Sư phạm TP.HCM sẽ cùng doanh nghiệp này xây dựng các giải pháp công nghệ trong giáo dục tập trung vào 4 nội dung chính.

Nhóm sinh viên trường ĐH Ngoại thương giành giải ‘Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng’

Ngày 12/6, tại Học viện Tài chính diễn ra Chung khảo Hội thi khoa học sinh viên toàn quốc 'Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng' lần thứ VII, năm 2022. Ban Giám khảo đã chọn ra nhóm sinh viên ĐH Ngoại thương TP. Hồ Chí Minh giành giải Đặc biệt.

Bài viết mới nhất

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.62) Chùa Kh’Leang (Sóc Trăng): Tinh hoa kiến trúc Kinh-Khmer-Hoa – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Là một ngôi chùa cổ của người Khmer, chùa Kh’Leang là nơi sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng của đông đảo người dân địa phương. Với phong cách kiến trúc – điêu khắc không chỉ thuần Khmer mà còn thể hiện sự giao thoa với văn hóa Hoa – Việt, chùa được xếp hạng Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia và là một trong những điểm đến của du khách, khi ghé thăm Sóc Trăng.

Mr Đàm lập Kỷ lục với thành tích biểu diễn 18 mashup từ 62 ca khúc: “Phải tập trung cao độ, không được lơ mơ”

(Kyluc.vn) Vào tối ngày 04.5.2024 tại Trung tâm Hội nghị Thiskyhall Sala tại TP.Thủ Đức diễn ra liveshow "Ngày Em Thắp Sao Trời" của ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng. Tại đây Mr.Đàm cùng các nghệ sĩ đã mang đến cho khán giả một bữa tiệc âm nhạc hoàng tráng. Đặc biệt với 18 bài mashup từ 62 ca khúc trữ tình nổi tiếng của làng nhạc Việt, ông hoàng của làng nhạc Việt đã thiết lập kỷ lục Việt Nam lần thứ 3 trong sự nghiệp âm nhạc của mình.

[WOWTIMES – VIETKINGS] Đại học Công nghiệp Hà Nội (1898-2024) – Truyền thống kỹ nghệ trăm năm – Top 100 đơn vị còn hoạt động tại Việt Nam

Trải qua gần 126 năm hình thành và phát triển, tính đến nay Đại học Công nghiệp Hà Nội đã và đang chứng minh được vị thế của mình trên con đường phát triển học thuật cũng như đào tạo nguồn chất lượng cao cho nước nhà trong hành trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

TOP 5 khu chợ đặc trưng ba miền của Việt Nam được nhiều người biết đến – 50 TOP các điểm đến hấp dẫn của Việt Nam 2024 (P.10) – [VIETKINGS-TOPPLUS – Hành trình TOP Việt Nam]

(kyluc.vn) Không ai biết chính xác chợ đươc hình thành từ khi nào, có bao nhiêu cái chợ và bao nhiêu loại chợ búa khác nhau ở Việt Nam. Nhưng có một điều chắc chắn rằng chợ không chỉ nằm trong phạm trù kinh tế đơn thuần mà còn biểu hiện văn hóa Việt Nam một cách đậm nét.

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.61) Nhà trăm cột (Long An): Kiến trúc nhà Rường giữa miền Tây – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Ở tả ngạn sông Vàm Cỏ Đông, thuộc xã Long Hựu Đông, huyện Cần Đước, tỉnh Long An, nhà Trăm cột là công trình kiến trúc điêu khắc cổ xây dựng theo lối nhà Rường đặc trưng của xứ Huế. Trải qua hơn 100 năm, ngôi nhà vẫn được các hậu duệ của chủ nhân ngôi nhà gìn giữ qua nhiều thế hệ.

Việt Nam có 1 loại “nấm trường thọ” chứa hơn 400 dưỡng chất quý giá

Đây là một loại dược liệu quý giúp bồi bổ sức khỏe, ngăn ngừa một số loại bệnh và tăng cường tuổi thọ.