[rev_slider alias="Banner header"]
Trang chủ Tin tức Hành trình - Cuộc thi Gia đình 'vua' chăn trâu lương cao hơn tỉnh trưởng

Gia đình 'vua' chăn trâu lương cao hơn tỉnh trưởng

(Ytuong.com.vn) Nhận trông gần 400 con trâu mà không bao giờ lạc vì nhớ mặt từng con, gia đình ông Năm Bảo, Tư Lồng được mệnh danh là "vua" chăn trâu ở đồng Chó Ngáp (Bạc Liêu).

 Một trong những căn nhà tiền tỷ ở đồng Chó Ngáp.

Một trong những căn nhà tiền tỷ ở đồng Chó Ngáp.

Thời hoàng kim của nghề chăn trâu ở đồng Chó Ngáp thuộc huyện Hồng Dân (cũ) của tỉnh Bạc Liêu chỉ còn trong ký ức vì đồng ruộng đầy năn phèn ngày nào trở thành ao nuôi tôm kết hợp nuôi cua và trồng lúa một vụ rất bền vững. Sức trâu được thay thế bằng cơ giới, nhà lá lụp xụp mất dần, nhà khang trang được xây nhan nhản.

Chăn trâu lĩnh lúa như… lương tỉnh trưởng

Bên tách trà trong tiết trời se lạnh, ông Phạm Văn Lồng (Tư Lồng, 60 tuổi) ở ấp Nhà Lầu 1, xã Ninh Thạnh Lợi A kể, đồng Chó Ngáp của hơn 45 năm trước rộng hơn 10 km2, kéo dài từ ấp Thọ Hậu của xã Phước Long đến Cạnh Đền và Cỏ Thum của xã Ninh Thạnh Lợi.

Cả vùng này thuộc huyện Hồng Dân cũ, sau đó chia ra 2 huyện Hồng Dân và Phước Long. Trước giải phóng, đồng Chó Ngáp có năn mọc cao gần đầu người, đất nhiễm phèn, bỏ hoang cho không ai nhận, chỉ thích hợp với nghề chăn trâu.

Tư Lồng kể về thời hoàng kim của nghề chăn trâu ở đồng Chó Ngáp.

“Đến mùa khô năn chết rạp xuống đồng, chân đi không đụng đất, như bước trên thảm. Sau đốt đồng chó chạy suốt ngày không giáp, mệt đứt hơi phải ‘ngáp’ ngắn dài nên cái tên đồng Chó Ngáp ra đời”, ông Tư Lồng kể.

Theo nông dân này, cha ông là lão nông Năm Bảo vừa qua đời ở tuổi 84. Ông cụ có 3 người con đều ít chữ, suốt ngày theo cha chăn gần 400 con trâu hết đồng này sang đồng khác.

Khi ấy đồng Chó Ngáp đầy năn, cụ Năm Bảo cùng con trai Tư Lồng, Ba Tự lội bộ đến hàng trăm gia đình để nhận giữ trâu (mỗi gia đình 2-3 con) với giá tương đương 10 giạ lúa/cặp. Lùa hàng trăm con về đến nhà, anh lớn nhất của Tư Lồng là ông Hai Vệ được cha giao việc trực tiếp trông giữ.

“Anh Hai Vệ giữ khoảng 350-400 con mà không bao giờ lạc vì nhớ mặt từng con. Có khi chủ bất ngờ đến dắt trâu về, chờ vài phút là anh Vệ tách đàn ra mà không sợ lộn”, ông Lồng nói.

Sau 3 tháng chăn trâu, đến mùa lúa cha con Năm Bảo lùa đi trả cho chủ. Sau đó gia đình nhận tiền công được quy ra thóc khoảng 1.500-2.000 giạ, tương đương 35-40 tấn.

“Lúc đó năng suất lúa nơi trúng mùa nhất chỉ khoảng 15 giạ/công (1.000 m2). Gia đình tôi 4 người chăn trâu mang về thu nhập tương đương 100 công ruộng, hơn cả lương tỉnh trưởng thời bấy giờ”, Tư Lồng tự hào về nghề cũ của gia đình khi được hàng xóm gọi là “vua” chăn trâu.

Làng quê thay da đổi thịt

Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, chính quyền đưa cơ giới vào ruộng để xẻ kênh Một Ngàn, Hai Ngàn, Ba Ngàn… cho đến Mười Bốn Ngàn để đồng Chó Ngáp xuyên đến vùng miệt thứ của tỉnh Kiên Giang. Những con kênh này cách nhau 1 km có nhiệm vụ xổ phèn cho cả vùng. Đầu tiên, nông dân phá năn đào liếp trồng khóm và trúc bán lấy tiền cất nhà, nuôi con ăn học, từng bước xây dựng nông thôn mới.

Khi cây trúc, cây khóm không còn mang lại nhiều lợi ích tài chính thì nông dân đồng Chó Ngáp phá bờ đưa nước mặn vào đồng nuôi tôm sú mang lại hiệu quả cao.

Bốn năm nay, hàng nghìn gia đình đưa xe cuốc, xe ủi san bằng những liếp khóm, trúc ngày nào để trồng lúa kết hợp nuôi tôm, cua, tham gia tái cơ cấu nông nghiệp. Từ đó, nhiều căn nhà trị giá hàng trăm triệu cho đến hàng tỷ đồng được xây ngày càng nhiều giữa đồng Chó Ngáp như khẳng định quê nghèo ngày nào đang thay da đổi thịt.

Mới đây, xã Phước Long được UBND tỉnh Bạc Liêu công nhận xã nông thôn mới. Ngoài địa phương này, huyện Phước Long còn có xã Vĩnh Thanh, Phong Thạnh Tây A, Phong Thạnh Tây B hoàn thành tất cả 19 chỉ tiêu nông thôn mới. 3 xã còn lại là Hưng Phú, Vĩnh Phú Tây và Vĩnh Phú Đông đạt 15-16/19 chỉ tiêu.

Theo Bí thư Huyện ủy Phước Long Trần Hoàng Duyên, huyện này là một trong 63 đơn vị trong cả nước được Trung ương thí điểm xây dựng nông thôn mới. Bốn năm qua toàn huyện huy động mọi nguồn lực với gần 4.500 tỷ đồng để kiến thiết nông thôn, giúp người dân trên quê hương từng có cánh đồng Chó Ngáp được ấm no, hạnh phúc, đi lại dễ dàng…

Theo Tiền Phong Online

CÁC TIN KHÁC

Sinh viên làm siêu tụ điện từ vỏ sầu riêng

Nhóm sinh viên Đại học Quốc gia TPHCM đã chế tạo siêu tụ điện từ vỏ sầu riêng để lưu trữ năng lượng ổn định và thân thiện với môi trường.

Sinh viên sáng chế cà phê túi lọc

Làm thế nào để có tách cà phê truyền thống đậm vị mà không mất nhiều công đoạn pha chế?

Sinh viên biến phế thải thành vật liệu xây dựng

Nhóm sinh viên đã sử dụng các phế thải nông nghiệp (bã mía, rơm rạ...) và phế thải công nghiệp để chế tạo loại vật liệu mới thân thiện với môi trường.

Xây bể chứa nước, bổ sung muối khoáng ‘chống khát’ cho thú rừng

Trước tình trạng nguồn nước tự nhiên trong rừng đang dần khô cạn, hàng loạt bể chứa nước đã được xây dựng để cung cấp nguồn nước uống cho các loại thú rừng

Sinh viên hàng không chế tạo hộp thông minh chỉ dẫn hành khách ở sân bay

Nhóm sinh viên Học viện Hàng không Việt Nam chế tạo hộp thiết bị gắn ở các vị trí khác nhau trong sân bay giúp hành khách tìm cửa ra máy bay, nhà vệ sinh, tra cứu thông tin.

Ví tái chế từ màn chiếu cũ của CGV Việt Nam gây sốt vì ý tưởng độc đáo

Chỉ trong thời gian ngắn, ví đựng thẻ tái chế từ màn chiếu cũ của CGV Việt Nam đã thu hút sự chú ý của giới trẻ vì ý tưởng tận dụng các vật liệu cũ từ rạp phim vô cùng độc đáo.

Bài viết nổi bật

Đại học Sư phạm TP.HCM ‘bắt tay’ doanh nghiệp công nghệ Việt thúc đẩy chuyển đổi số

Theo hợp tác mới ký kết với Viettel Solutions, Đại học Sư phạm TP.HCM sẽ cùng doanh nghiệp này xây dựng các giải pháp công nghệ trong giáo dục tập trung vào 4 nội dung chính.

Nhóm sinh viên trường ĐH Ngoại thương giành giải ‘Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng’

Ngày 12/6, tại Học viện Tài chính diễn ra Chung khảo Hội thi khoa học sinh viên toàn quốc 'Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng' lần thứ VII, năm 2022. Ban Giám khảo đã chọn ra nhóm sinh viên ĐH Ngoại thương TP. Hồ Chí Minh giành giải Đặc biệt.

Bài viết mới nhất

Hai nhà khoa học lĩnh vực vật lý và môi trường đoạt Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2024

Đó là Tiến sĩ Nguyễn Thị Kim Thanh, Viện Vật lý, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam với một công...

Vương cung Thánh đường Phú Nhai (Nam Định) – TOP 5 nhà thờ cổ trên 100 tuổi của Việt Nam được nhiều người biết đến (P.5) – [VIETKINGS-TOPPLUS – Hành trình TOP Việt Nam]

(kyluc.vn) Vương cung thánh đường Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội – nhà thờ Phú Nhai (xã Xuân Phương, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định) được biết đến là một trong những nhà thờ lớn nhất Đông Nam Á với kiến trúc Gothic nước Pháp. Nhà thờ Phú Nhai là biểu tượng văn hoá nổi tiếng của xứ đạo Nam Định.

Trợ lý AI giúp rút ngắn thời gian phát triển phần mềm và tận dụng dữ liệu nội bộ

Trợ lý trí tuệ nhân tạo Amazon Q giúp các doanh nghiệp rút ngắn thời gian phát triển phần mềm và tận dụng dữ...

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.73) Cầu Trường Tiền (Thừa Thiên Huế): Duyên dáng nét thơ chốn Thiền Kinh – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Dòng sông Hương chảy trong lòng thành phố Huế hơn 100 năm đã soi bóng một cây cầu. Trải qua thăng trầm lịch sử, cho dù bây giờ và mai sau ở đất cố đô đã và sẽ có nhiều công trình bắc qua dòng sông này, nhưng đó là biểu tượng không thể thay thế với tên gọi: cầu Trường Tiền.

Thiết lập Trung tâm AI không gian tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông

Chiều 14-5, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông và Công ty cổ phần EON Reality Việt Nam đã ký hợp tác chiến lược ứng dụng công nghệ thực tế ảo, thực tế tăng cường (VR/AR) và trí tuệ nhân tạo (AI) trong đào tạo - giảng dạy, đưa giáo dục Việt Nam bứt phá trong kỷ nguyên số.

[WOWTIMES – VIETKINGS] Chợ Bến Thành (1914-2024) – Biểu tượng văn hóa Sài Gòn – Top 100 đơn vị trên 100 tuổi còn hoạt động tại Việt Nam 2024 – P.31

(kyluc.vn) Chợ Bến Thành là một trong những ngôi chợ lâu đời và nổi tiếng nhất trên cả nước. Với lịch sử hình thành gần 110 năm, đây không chỉ là trung tâm thương mại của Thành phố mà còn là chứng nhân lịch sử, biểu tượng văn hóa của đất Sài thành.