Trang chủ Tin tức Hành trình - Cuộc thi Chàng sinh viên và kế hoạch làm giàu từ đà điểu

Chàng sinh viên và kế hoạch làm giàu từ đà điểu

Năm học thứ nhất tại trường ĐH Kinh tế quốc dân Hà Nội, Tuấn an phận là cậu học trò "sáng mài đũng quần trên giảng đường, chiều chúi mũi vào sách ở thư viện". Năm thứ 2, qua báo chí, Internet, Tuấn biết đến và rất ngưỡng mộ mô hình chăn nuôi đà điểu ở các tỉnh Hà Tây, Khánh Hoà, Đà Nẵng… và thế là Tuấn "máu" luôn.

Trần Anh Tuấn là sinh viên đặc biệt của Khoa Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội. Đang là sinh viên năm cuối, thời điểm này là lúc các bạn cùng lớp đang “bò lê, bò càng” làm luận văn tốt nghiệp, vậy mà Tuấn ung dung “rong chơi”.

Tôi hỏi tại sao, cậu bảo “em làm luận văn tốt nghiệp từ năm thứ 2”. Sao lạ vậy nhỉ? Thấy tôi ngạc nhiên, Tuấn chỉ ra khu vườn có nhiều trái cây trước mặt, nơi có những mái tranh lúp xúp, phía dưới rải đầy cát trắng bảo: “Đấy là dự án nuôi đà điểu đầu tư hơn 1 tỷ đồng mà em báo cáo với các thầy từ năm học thứ 2. Dự án thành công, em không cần phải làm luận văn như các bạn mà được coi như đó là điểm tốt nghiệp rồi”.

Nghe danh Tuấn đã lâu, vào một ngày giáp Tết, tôi không quản đường xa, trời lạnh đến trang trại nuôi đà điểu của cậu. Tôi cứ ngỡ sẽ khó gặp được ông chủ trang trại vì cậu đang bận đèn sách ở Hà Nội. Thế mà đón tiếp tôi trong trang trại rộng 15ha, tại thôn Sóc Sơn 3, xã Vĩnh Hùng, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa lại là chàng sinh viên ham làm kinh tế.

Tuấn cho biết mình có “máu làm ăn” từ truyền thống gia đình. Thi đại học năm đầu không đỗ, cậu phải học “lớp 13” với quyết tâm thi vào Trường Đại học Kinh tế quốc dân. Tuấn đỗ vào Khoa Quản trị kinh doanh trong sự ngỡ ngàng của một số người.

Năm học thứ nhất, Tuấn an phận là cậu học trò “sáng mài đũng quần trên giảng đường, chiều chúi mũi vào sách ở thư viện”. Năm thứ 2, qua báo chí, Internet, Tuấn biết đến những mô hình chăn nuôi đà điểu ở các tỉnh Hà Tây, Khánh Hoà, Đà Nẵng…

Việc đưa và nuôi thành công loại chim khổng lồ có nguồn gốc từ châu Úc tại một số vùng trong nước ta khiến Tuấn rất ngưỡng mộ. Thịt đà điểu giá thành cao gấp 3 lần thịt bò; trứng 200.000đ/quả; da đà điểu dùng sản xuất đồ thời trang như giày, túi, ví… Xét cho cùng, con đà điểu thành phẩm chẳng phải vứt đi cái gì.

Thế là cậu lại lần mò lên Ba Vì (Hà Tây), vào Đà Nẵng… nơi có khí hậu bốn mùa rõ rệt như miền Bắc, đà điểu sống tốt. Nơi khí hậu nóng quanh năm như Đà Nẵng, Khánh Hoà đà điểu vẫn sống và sinh trưởng bình thường.

Tuấn đem ý tưởng mở trang trại nuôi đà điểu nói với bố. Hai bố con lại đi tham quan, học tập mô hình này ở một số nơi. Cuối cùng, họ quyết định mở trang trại ở khu đất đồi gò rộng 15ha của người cậu tại xã Vĩnh Hùng.

Người cậu khi biết quyết định này rất vui, vùng đồi chỉ trồng cây vải thiều, mỗi năm cho thu nhập không đáng kể có cơ hội được thay da đổi thịt. Xây tường bao, đổ cát, lợp mái gianh… là những phần việc đầu tiên trước khi đón 10 con đà điểu đầu tiên về.

Vừa nuôi, vừa học, người cậu nhanh chóng học tập được kỹ thuật nuôi đà điểu do Tuấn truyền lại. Còn Tuấn cũng được cậu dạy cho kỹ thuật do ông rút ra qua việc trực tiếp chăm sóc, nuôi nấng lũ chim đến từ sa mạc.

Từ 10 con, đến nay trang trại của Tuấn có gần 100 con lớn nhỏ. Nó là một phần thành quả lao động cùng số vốn hơn 1 tỷ đồng mà gia đình Tuấn đã đầu tư vào.

“50 con đà điểu giống này ra Tết em xuất ra Quảng Ninh. Giá mỗi con khoảng 6 triệu đồng”, vừa chỉ đàn đà điểu giống, Tuấn vừa nói với tôi. Cậu còn cho biết, vị khách nọ đặt mua của cậu 300 con nhưng rất tiếc mới chỉ cung cấp được một phần nhỏ.

Hiện nay, việc cho đà điểu đẻ, ấp vẫn đang được thực hiện tại trang trại của Tuấn. Cậu hy vọng cùng với thời gian, số lượng đà điểu sẽ tăng lên nhiều. Nói về sự cầu kỳ trong việc chọn giống, cho đà điểu đẻ và ấp trứng, Tuấn bảo: “Em đố chị người công nhân đứng trong chuồng đà điểu kia đang làm gì?”. Tôi nhìn theo tay Tuấn chỉ và lắc đầu. “Anh công nhân đang đợi đỡ trứng đà điểu đẻ”, Tuấn nói. Tôi lại được một phen ngạc nhiên vì không ngờ lại cầu kỳ và thận trọng đến vậy.

“Trời mưa lâm thâm thế này đất ướt, tổ cũng bị ướt, nếu để trứng dính nước tỷ lệ ấp nở thành công sẽ thấp”, Tuấn giải thích khi thấy sự ngạc nhiên của tôi.

Tuấn dẫn tôi vào thăm khu đặt lồng ấp. Tuy nhiệt độ bên ngoài dưới 100C nhưng nhiệt độ lồng ấp vẫn 400C. Tỷ lệ ấp thành công khoảng 60-70%. Do nhu cầu cung cấp giống lớn, việc ấp nở và nuôi con giống thành công vô cùng cần thiết bởi đây là cơ hội làm ăn rất thuận lợi.

Dự định sắp tới của Tuấn ngoài việc nuôi đà điểu thành phẩm cung cấp thịt cho thị trường, đà điểu giống cũng là một mặt hàng hứa hẹn mang lại nhiều lợi nhuận.

Tuấn cho tôi xem chiếc ví làm từ da đà điểu. Tôi thật sự ngạc nhiên khi cầm trên tay sản phẩm da thuộc này bởi màu sắc, đường vân khá đẹp. “Giá trị của nó tương đương với sản phẩm cùng loại làm bằng da cá sấu”, Tuấn cho biết.

Cậu còn cho biết thêm một số sản phẩm làm từ da đà điểu như giày, ví hiện đang được bày bán ở các trung tâm thương mại, siêu thị lớn ở Hà Nội với giá thành khá cao.

Tôi hỏi về dự định của Tuấn sau khi tốt nghiệp, cậu bảo có hai khả năng. Đi làm thuê hoặc về nhà làm ông chủ trang trại. Đi làm thuê để học hỏi kinh nghiệm rồi về phát triển công ty gia đình cũng tốt.

Dù lựa chọn cách nào, cậu vẫn quyết tâm mở rộng quy mô trang trại. Cậu có tâm nguyện, mô hình trang trại nuôi đà điểu như thế này sẽ được mở rộng ngay ở quê hương mình. Việc làm này sẽ thúc đẩy phát triển kinh tế tại vùng đất đồi gò vốn không cho năng xuất cao từ sản xuất nông nghiệp.

Chia tay Tuấn, chúng tôi hẹn gặp lại nhau ở Hà Nội. Học đi đôi với hành như cách của Tuấn là một phương pháp hay, hy vọng các trường đại học sẽ khuyến khích sinh viên làm theo mô hình này.

 

Theo tin247

CÁC TIN KHÁC

Sinh viên làm siêu tụ điện từ vỏ sầu riêng

Nhóm sinh viên Đại học Quốc gia TPHCM đã chế tạo siêu tụ điện từ vỏ sầu riêng để lưu trữ năng lượng ổn định và thân thiện với môi trường.

Sinh viên sáng chế cà phê túi lọc

Làm thế nào để có tách cà phê truyền thống đậm vị mà không mất nhiều công đoạn pha chế?

Sinh viên biến phế thải thành vật liệu xây dựng

Nhóm sinh viên đã sử dụng các phế thải nông nghiệp (bã mía, rơm rạ...) và phế thải công nghiệp để chế tạo loại vật liệu mới thân thiện với môi trường.

Xây bể chứa nước, bổ sung muối khoáng ‘chống khát’ cho thú rừng

Trước tình trạng nguồn nước tự nhiên trong rừng đang dần khô cạn, hàng loạt bể chứa nước đã được xây dựng để cung cấp nguồn nước uống cho các loại thú rừng

Sinh viên hàng không chế tạo hộp thông minh chỉ dẫn hành khách ở sân bay

Nhóm sinh viên Học viện Hàng không Việt Nam chế tạo hộp thiết bị gắn ở các vị trí khác nhau trong sân bay giúp hành khách tìm cửa ra máy bay, nhà vệ sinh, tra cứu thông tin.

Ví tái chế từ màn chiếu cũ của CGV Việt Nam gây sốt vì ý tưởng độc đáo

Chỉ trong thời gian ngắn, ví đựng thẻ tái chế từ màn chiếu cũ của CGV Việt Nam đã thu hút sự chú ý của giới trẻ vì ý tưởng tận dụng các vật liệu cũ từ rạp phim vô cùng độc đáo.

Bài viết nổi bật

Đại học Sư phạm TP.HCM ‘bắt tay’ doanh nghiệp công nghệ Việt thúc đẩy chuyển đổi số

Theo hợp tác mới ký kết với Viettel Solutions, Đại học Sư phạm TP.HCM sẽ cùng doanh nghiệp này xây dựng các giải pháp công nghệ trong giáo dục tập trung vào 4 nội dung chính.

Nhóm sinh viên trường ĐH Ngoại thương giành giải ‘Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng’

Ngày 12/6, tại Học viện Tài chính diễn ra Chung khảo Hội thi khoa học sinh viên toàn quốc 'Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng' lần thứ VII, năm 2022. Ban Giám khảo đã chọn ra nhóm sinh viên ĐH Ngoại thương TP. Hồ Chí Minh giành giải Đặc biệt.

Bài viết mới nhất

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.58) Đền Kiếp Bạc (Hải Dương): Khúc tráng ca về Hưng Đạo đại vương – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Ở Kiếp Bạc những ngày không mùa lễ hội, ta có dịp lắng lòng nghe tiếng sóng sông Lục Đầu hay gió từ thung lũng dội về như âm vang, khí thế của ba quân. Mỗi dấu tích, cảnh vật nơi đây đều là minh chứng của thời kỳ chống giặc Nguyên - Mông.

Thú vị với lớp học lập trình dành cho trẻ

Dạy lập trình máy tính cho trẻ em đang được coi là xu hướng giáo dục mới trên thế giới và Việt Nam. Không phải là những giờ học khô khan theo kiểu đọc, chép một chiều, các em nhỏ tại lớp học lập trình có thể rèn luyện tư duy logic, tư duy giải quyết vấn đề và thỏa sức sáng tạo.

[WOWTIMES – VIETKINGS] Đại học Quốc gia Hà Nội (1906-2024) – 30 năm tiên phong đổi mới – Top 100 đơn vị trên 100 tuổi còn hoạt động tại Việt Nam 2024 – P.17

(nienlich.vn) Sau gần 118 năm hình thành và phát triển, Đại học Quốc gia Hà Nội đã trở thành trung tâm đào tạo chất lượng cao, hướng tới làm nòng cốt và đầu tàu cho hệ thống giáo dục nước nhà.

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.57) Tháp cổ Chiềng Sơ (Điện Biên): Dấu ấn kiến trúc và nghệ thuật Việt-Lào – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Di tích tháp Chiềng Sơ thuộc bản Nà Muông, xã Chiềng Sơ, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên Đó là di tích kiến trúc thẩm mỹ và nghệ thuật khá độc đáo và khác biệt thể hiện quan hệ đoàn kết, hữu nghị của nhân dân hai nước Việt – Lào.

Nhà hát lớn Hà Nội – TOP 5 sân khấu – nhà hát kịch lâu đời của Việt Nam thu hút nhiều khách tham quan (P.2) – [VIETKINGS-TOPPLUS – Hành trình TOP Việt Nam]

(kyluc.vn) Với chiều dài lịch sử 113 năm, Nhà hát Lớn Hà Nội hiện hữu như một biểu tượng trường tồn về văn hóa, kiến trúc nghệ thuật, lịch sử, hội nhập và giao thoa văn hóa Đông - Tây, đóng góp to lớn vào lĩnh vực văn hóa và mở rộng giao lưu văn hóa, góp phần quảng bá đất nước và con người Việt Nam đến với bạn bè quốc tế và kiều bào ta ở nước ngoài.

Tiến sĩ, Nghệ sĩ, Kỷ lục gia Chu Bảo Quế đón nhận bằng Giáo sư Danh dự từ Viện Đại học Kỷ lục Thế giới WRU

(kyluc.vn) Vào ngày 30/4/2024 tại Việt Nam, Viện Đại học Kỷ lục Thế giới (WRU) đã chính thức trao bằng Giáo sư Danh dự đến Tiến sĩ - Nghệ sĩ - Kỷ lục gia Chu Bảo Quế với những đóng góp của ông trong sự nghiệp văn hóa, giáo dục của quê hương và nỗ lực quảng bá các giá trị văn hóa của Việt Nam ra toàn Thế giới. Là một người có tình yêu sâu sắc với nhiều loại hình nghệ thuật dân tộc, Tiến sĩ - Nghệ sĩ - Kỷ lục gia Chu Bảo Quế đã cống hiến phần lớn thời gian, tâm huyết, trí tuệ của mình cho sự nghiệp bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của Việt Nam. Đặc biệt trong việc giữ gìn, bảo tồn và phát huy giá trị của những làn điệu Dân ca Quan họ cổ và những làn điệu Chèo cổ của Việt Nam.