Trang chủ Tin tức : Làng trẻ SOS Việt Nam – 35 năm che chở cho...

[WOWTIMES: Niên lịch & Thành tựu Việt Nam 2022]: Làng trẻ SOS Việt Nam – 35 năm che chở cho những đứa trẻ không nơi nương tựa

(KỶ LỤC - WOWTIMES) – Với sứ mệnh mang lại gia đình thay thế cho trẻ mồ côi, bị bỏ rơi và có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, giúp trẻ xây dựng tương lai tự lập, có ích và đóng góp vào sự phát triển của cộng đồng xung quanh trẻ, suốt 35 năm qua làng trẻ SOS Việt Nam luôn hướng đến mục tiêu tất cả trẻ em đều cần có gia đình, lớn lên trong tình yêu thương, sự tôn trọng và an toàn

Ngài Hermann Gmeiner – người sáng lập nên Làng trẻ em SOS đã từng nói “Tất cả mọi việc lớn trên đời chỉ có thể trở thành hiện thực khi có ai đó làm nhiều hơn những việc mà họ phải làm”. Từ đó, cùng với mong ước của ông, những Làng trẻ em SOS đã chính thức được ra đời, trở thành niềm vui, mái ấm thân thương dành cho tất cả trẻ em mồ côi ở nhiều quốc gia trên toàn thế giới. 

 

 

Làng trẻ em SOS Việt Nam được thành lập vào năm 1987. Từ 2 Làng trẻ em SOS tại hai thành phố theo hiệp định đã ký đến nay đã phát triển với gần 70 chương trình và dự án tại 17 tỉnh, thành phố. Bên cạnh mô hình chăm sóc trẻ tập trung tại Làng SOS còn có chương trình tăng cường gia đình nhằm hỗ trợ tài chính cho thân nhân đang nuôi dưỡng trẻ mồ côi ở cộng đồng thực hiện tại Bến Tre, Cà Mau, Đà Nẵng, Lâm Đồng, Nghệ An, Quảng Nam và Thái Bình với 1.634 trẻ đang được nuôi tại 1.556 gia đình.

 

 

Làng trẻ em SOS hỗ trợ tích cực cho đối tượng trẻ em thiệt thòi, để các em được phát triển năng lực, trưởng thành trở thành công dân tự lập và có ích cho xã hội:

– Trẻ mồ côi: Trẻ mồ côi cả cha lẫn mẹ hoặc mồ côi một bề mà người còn lại không có khả năng nuôi dưỡng ( mất tích không liên lạc được, tàn tật, bệnh nặng, đang chấp hành án phạt cải tạo giam giữ, …) 

– Trẻ bị bỏ rơi: Trẻ sơ sinh bị bỏ rơi, không tìm thấy cha mẹ hoặc cha mẹ mất tích, chịu án tù, đang hưởng chế độ tại cơ sở bảo trợ xã hội, trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện bắt buộc, cha mẹ ly hôn và tái hôn không ai nuôi trẻ …

– Trẻ có hoàn cảnh khó khăn: Trẻ thuộc diện cần bảo vệ khẩn cấp theo quy định của pháp luật (bị lạm dụng, bạo hành, …) Trẻ mồ côi sống với người thân còn lại nhưng khó khăn. Trẻ ở gia đình nghèo, cha mẹ không có công việc ổn định có nguy cơ cao bị bỏ rơi, thất học …

 

 

Các chương trình, dự án của Làng trẻ em SOS Việt Nam bao gồm:

– Chăm sóc trẻ theo mô hình Gia đình thay thế tại các Làng trẻ em SOS

 

Các làng SOS hoạt động theo 4 nguyên tắc chung trên toàn thế giới, gồm: “Bà mẹ, các anh chị em, ngôi nhà gia đình và cộng đồng làng”. Trong đó, nhân tố chính là các “bà mẹ” – là những phụ nữ từ 25 đến 40 tuổi, không có ý định lấy chồng, không có con riêng, cũng không nặng gánh gia đình, tình nguyện tuyên thệ đảm nhận thiên chức làm mẹ, nuôi dưỡng những trẻ mồ côi (có hoàn cảnh đặc biệt) như những đứa con riêng của mình theo đúng nghĩa xã hội học. Mỗi “bà mẹ” làm chủ một “ngôi nhà gia đình”, có toàn quyền định đoạt trong việc nuôi dưỡng từ 8 đến 10 “đứa con” (từ sơ sinh đến 18 tuổi) như những người mẹ khác trong xã hội. Khoảng 10 đến 40 ngôi nhà hợp thành một “làng” SOS.

 

 

– Lưu xá thanh niên

 

Lưu xá thanh niên là một nét đặc biệt và nhân văn trong mô hình nuôi dưỡng trẻ của Làng trẻ em SOS. Trẻ nam khi đến 14 tuổi-giai đoạn dậy thì- sẽ rời Làng chuyển sang sống ở Lưu xá, thường được xây ở gần Làng. Ở đây các em được học tập, rèn luyện dưới sự hướng dẫn, bảo ban của các cậu, cuối tuần sẽ được về Làng thăm mẹ và gia đình, như một kiểu đi học xa nhà.
 

– Chương trình Tăng cường gia đình nhằm ngăn chặn tình trạng trẻ bị bỏ rơi tại cộng đồng

– Trường mẫu giáo SOS

 

Trường mẫu giáo SOS tạo điều kiện cho trẻ của Làng hòa nhập với trẻ của cộng đồng. Đã có 16 trường mẫu giáo SOS, 44.100 lượt học sinh theo học, 5% trẻ từ Làng SOS, số còn lại là trẻ từ cộng đồng dân cư xung quanh.

 

– Trường Phổ thông liên cấp Hermann Gmeiner

 

Trường Phổ thông liên cấp Hermann Gmeiner là 12 trường phổ thông mang tên người sáng lập được xây dựng cạnh Làng trẻ em SOS, trong đó 10 trường có đủ cả 3 cấp học. Có 195.800 lượt học sinh theo học tại các trường PT Hermann Gmeiner, trong đó, 15% từ các Làng trẻ em SOS và 7% là học sinh nghèo ở cộng đồng xung quanh nhận học bổng.

 

– Trường trung cấp nghề

– Xưởng thực hành kỹ năng nghề

1 trường Trung cấp Nghề Hermann Gmeiner Việt Trì và 3 xưởng dạy thực hành kỹ năng nghề tại Làng trẻ em SOS Bến Tre, Đà Nẵng, Nha Trang, giúp đỡ dạy nghề cho học sinh thuộc diện nghèo, cận nghèo và học sinh thuộc các gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Sau khi tốt nghiệp, các học sinh này đã nhanh chóng có việc làm.

 

– Học bổng SOS, học bổng Hermann Gmeiner

 

Học bổng SOS là học bổng toàn phần trị giá 15.000.000 đồng/năm và nơi ở miễn phí dành cho học sinh nghèo học giỏi bậc PTTH và học sinh nghèo học nghề tại các trường nghề của SOS. Học bổng Hermann Gmeiner là học bổng bán phần giá trị từ 2.5 đến 4,5 triệu đồng (phụ thuộc vào cấp học) trao cho học sinh nghèo có thành tích xuất sắc. Cho đến nay, 10.528 lượt học sinh được trao học bổng này.

 

Bên cạnh chương trình nuôi dưỡng trẻ em tập trung tại các Làng trẻ em SOS khắp cả nước, từ năm 2005, chương trình “Hỗ trợ cộng đồng” đã được thực hiện thí điểm tại Đà Lạt và Đà Nẵng nhằm giúp đỡ lâu dài cho trẻ em mồ côi vẫn còn sinh sống với người thân còn lại, trẻ em thuộc các gia đình khó khăn để các em được chăm sóc và đến trường. Hiện nay, chương trình đã mở rộng ra 6 tỉnh Thành phố là Thái Bình, Nghệ An, Đà Nẵng (gồm cả trẻ của tỉnh Quảng Nam), Đà Lạt, Bến Tre, Cà Mau với số trẻ hiện tại đang nuôi dưỡng là 1.656 trẻ. 

Đặc biệt, Làng trẻ SOS còn quan tâm đến các hoạt động khám chữa bệnh cho các trẻ em, gia đình có hoàn cảnh khó khăn; tập huấn kỹ năng sống, tư vấn – tuyên truyền về quyền trẻ em và bình đẳng giới nhằm nâng cao nhận thức và đảm bảo mỗi đứa trẻ đều có cuộc sống tốt đẹp.

 

 

QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA LÀNG TRẺ SOS

Năm 1967: Chàng trai Helmut Kutin mới 26 tuổi, đang học tập và làm trợ giảng tại ĐH Innsbruck (Áo). Không ít lần chàng sinh viên này xuống đường hòa vào dòng người biểu tình phản đối chiến tranh Việt Nam trên đường phố Innsbruck. Cuối năm đó, giáo sư Hermann Gmeiner (người sáng lập Làng trẻ em SOS) đã gọi ông đến và đề nghị sang Việt Nam xây dựng một làng trẻ em SOS.

Năm 1968: Làng trẻ em SOS tại Gò Vấp được thành lập bởi ông ông Helmut Kutin để cứu giúp rất nhiều trẻ em mất cha, lạc mẹ trong chiến tranh khốc liệt tại Việt Nam. Đây là ngôi làng lớn nhất thế giới trong hệ thống các làng trẻ em SOS lúc bấy giờ với 41 ngôi nhà, nuôi dưỡng gần 400 trẻ mồ côi.

 

 

Ông Helmut Kutin bên những đứa trẻ trong Làng trẻ em SOS Gò Vấp (Ảnh: Mai Duy)

Năm 1974: Làng trẻ em SOS Đà Lạt – ngôi làng trẻ em SOS thứ hai ở Việt Nam được khánh thành. Đây là công sức, tâm huyết của vợ chồng giáo sư thiên văn học lừng danh Trần Thanh Vân, Lê Kim Ngọc. Dù sống ở Pháp nhưng hai ông bà vẫn đau đáu với nỗi mất mát của trẻ em Việt Nam nên quyết định góp tiền dựng làng, nuôi dưỡng các em

 

Giáo sư Lê Kim Ngọc bên trẻ em Làng SOS Đà Lạt (Ảnh: Tuổi Trẻ)
 

Năm 1976: Làng trẻ em SOS buộc phải đóng cửa tại Việt Nam

Ngày 22/11/1987: Năm 1987, Nhà nước đồng ý để SOS Kinderdorf International xây dựng một làng trẻ em SOS ở thủ đô Hà Nội và một làng khác ở Nghệ An. Từ đó, Nhà nước cho phép các làng trẻ em SOS ở Gò Vấp (TP.HCM) và Đà Lạt hoạt động trở lại, đánh dấu sự tái lập của các làng trẻ em SOS tại Việt Nam sau nhiều năm gián đoạn.

Ngày 26/12/1989: Khánh thành Làng trẻ em SOS Đà Lạt, Lâm Đồng.

Năm 1990: Khánh thành Làng trẻ em SOS Hà Nội và trường mẫu giáo SOS Hà Nội. Là người rất mến mộ Bác Hồ nên dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Bác, ông Helmut Kutin đã đề xuất xây dựng làng trẻ em SOS thứ tư ở quê hương của Bác tại Nghệ An.

Năm 1991: Khánh thành Làng trẻ em SOS Vinh, Nghệ An. Trường mẫu giáo SOS Đà Lạt được đưa vào sử dụng.

 

Trong 30 năm hoạt động, Làng trẻ em SOS Vinh thực sự là mái ấm yêu thương của trẻ em mồ côi, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên địa bàn, thực sự trở thành địa chỉ tin cậy của nhiều mảnh đời không may mắn; với sự nỗ lực không mệt mỏi của tập thể cán bộ, nhân viên, giáo viên, các mẹ, các dì, Làng trẻ em SOS Vinh đã đạt được những thành tích xuất sắc trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. (Ảnh: Internet)

 

Năm 1993: Khánh thành trường Hermann Gmeiner Đà Lạt. Khánh thành trường Hermann Gmeiner Gò Vấp và trường mẫu giáo SOS Gò Vấp. Trường mẫu giáo SOS Vinh được đưa vào sử dụng

Năm 1994: Khánh thành Làng trẻ em SOS Đà Nẵng, khánh thành trường Hermann Gmeiner Hà Nội và trường Hermann Gmeiner Vinh, Nghệ An. 

Năm 1995: Trường mẫu giáo SOS Đà Nẵng được đưa vào sử dụng

Năm 1996: Công chúa Vương quốc Na Uy Märtha Louise đã gom toàn bộ quà tặng sinh nhật và vận động thêm người dân Na Uy đóng góp kinh phí xây dựng Làng SOS Việt Trì. Làng SOS Việt Trì được hoàn thành năm 1998 và chính thức cắt băng khánh thành vào ngày 11/12/1999

 

Công chúa Vương quốc Na Uy Märtha Louise (Ảnh: Internet)

 

Năm 1997: Khánh thành Làng trẻ em SOS Hải Phòng và trường mẫu giáo SOS Hải Phòng; khánh thành Làng trẻ em SOS Cà Mau và trường mẫu giáo SOS Cà Mau.

Năm 1998:  Khánh thành trường Hermann Gmeiner Đà Nẵng.

Năm 1999: Khánh thành Trung tâm đào tạo quốc gia tại Hà Nội, trường mẫu giáo SOS Việt Trì, Làng trẻ em SOS Nha Trang, Khánh Hoà và Làng trẻ em SOS Bến Tre.

Năm 2000: Khánh thành trường Hermann Gmeiner Hải Phòng và trường Hermann Gmeiner Việt Trì, Phú Thọ. Trường mẫu giáo SOS Nha Trang và trường mẫu giáo SOS Bến Tre được đưa vào sử dụng

Năm 2001: Khánh thành trường Hermann Gmeiner Bến Tre và trường Hermann Gmeiner Cà Mau

Năm 2002: Khánh thành trường Hermann Gmeiner Nha Trang, Khánh Hòa

Năm 2003: Làng trẻ em SOS Việt Nam tiến hành cấp học Học bổng Hermann Gmeiner cho học sinh thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ có hoàn cảnh kinh tế khó khăn sống gần trường Hermann Gmeiner, giúp cho học sinh có thêm nguồn kinh phí tao điều kiện thuận lợi cho việc học tập.

 

Bình quân mỗi năm có từ 5-8% học sinh của các trường phổ thông Hermann Gmeiner nhận được học bổng Hermann Gmeiner. Tính đến nay đã có 10.697 lượt HS nhận học bổng Hermann Gmeiner với tổng số tiền cấp là trên 26 tỷ đồng. 

 

Năm 2006: Khánh thành Làng trẻ em SOS Thanh Hoá và Làng trẻ em SOS Đồng Hới, Quảng Bình.

Năm 2007: Trường mẫu giáo SOS Đồng Hới và trường mẫu giáo SOS Thanh Hóa được đưa vào sử dụng.

Năm 2008, nhân sinh nhật thứ 65 của mình, ông Helmut Kutin đã trực tiếp viết bài gửi cho ba tờ báo lớn nhất nước Áo với hi vọng có khoảng 10.000 người đóng góp để xây dựng làng Điện Biên. Nhưng không ngờ, số người ủng hộ lên đến 30.000 người và ngôi làng nằm giữa thung lũng Mường Thanh được khánh thành ngày 2/9/2009.

 

Nhóm trẻ đầu tiên được làng SOS Điện Biên tiếp nhận để nuôi dưỡng vào ngày 4 tháng 9 năm 2009. Năm 2011, làng tiếp nhận 110 trẻ và con số này tiếp tục tăng trưởng qua các năm. Để đảm bảo 100% trẻ tại làng được tham gia học tập, Làng trẻ em SOS Điện Biên Phủ đã nỗ lực, dành nhiều sự quan tâm đến công tác dạy dỗ, giáo dục trẻ. Các trẻ của làng được dạy dỗ, giáo dục, chịu khó, nỗ lực vươn lên trong học tập, rèn luyện, nhiều trẻ đạt học sinh giỏi, học sinh khá, đạt giải trong các kỳ thi học sinh giỏi do ngành giáo dục tổ chức, một số trẻ đã đạt giải trong các cuộc thi olympic toán, tiếng anh online, thi giải toán bằng máy tính cầm tay, các cuộc thi về văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao. (Ảnh: Internet)

 

 

Năm 2010: Khánh thành trường Hermann Gmeiner Thanh Hóa

Năm 2011: Trường mẫu giáo SOS Điện Biên được đưa vào sử dụng

Năm 2012: Khánh thành Làng trẻ em SOS Quy Nhơn và mẫu giáo SOS Quy Nhơn, Bình Định.

Năm 2014: Khánh thành Làng trẻ em SOS Pleiku, Gia Lai và khánh thành trường Hermann Gmeiner Điện Biên Phủ, Điện Biên

Năm 2015: Khánh thành Làng trẻ em SOS Thái Bình. Tiếp nhận Làng trẻ em SOS Huế do Hội giúp đỡ trẻ em Việt Nam tại Pháp bàn giao . Trường mẫu giáo SOS Pleiku và mẫu giáo SOS Thái Bình được đưa vào sử dụng.

Năm 2017: Sau 30 năm ngày ký Hiệp định giữa Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội và Làng trẻ em SOS Quốc tế, Làng trẻ em SOS Việt Nam đã có bước phát triển nhanh chóng, trở thành quốc gia có số lượng Làng trẻ em SOS và số trẻ hưởng lợi đứng thứ 3 trong 135 quốc gia và vùng lãnh thổ sau Ấn Độ và Brazil. 

 

 

Đến nay Làng trẻ em SOS Việt Nam đã có mặt tại 17 tỉnh thành phố trong cả nước

 

CÁC GIẢI THƯỞNG, THÀNH TỰU TRONG QUÁ TRÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA LÀNG TRẺ SOS VIỆT NAM

Các đơn vị thuộc hệ thống Làng trẻ em SOS Việt Nam đã nhận được nhiều hình thức khen thưởng ở các cấp khác nhau bao gồm 16 Huân chương Lao động Hạng Ba46 Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ; 386 Bằng khen của Bộ trưởng và 558 Bằng khen của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh. 100% các Làng trẻ em SOS cơ sở và các Trường phổ thông Hermann Gmeiner được công nhận là cơ quan văn hoá.

Năm 1997: Huân chương Lao động Hạng Ba

Năm 2007: Huân chương Lao động Hạng Nhì

Ngày 25/03/2007: Làng trẻ em SOS Thành phố Hồ Chí Minh chính thức xác lập Kỷ lục Việt Nam với nội dung Làng nuôi dạy trẻ mồ côi lớn nhất Việt Nam

Giai đoạn năm 2010-2015: Liên hiệp các Tổ chức Hữu nghị Việt Nam ghi nhận Làng trẻ em SOS “đã có đóng góp tích cực vì giảm nghèo và phát triển tại Việt Nam“ và năm 2015 được ghi nhận là tổ chức “đã có đóng góp tích cực cho phát triển bền vững của Việt Nam“.

Năm 2016: Chủ tịch nước đã tặng thưởng Huân chương Hữu nghị và Huân chương Lao động Hạng Ba cho ngài Helmut Kutin, Chủ tịch danh dự Làng trẻ em SOS quốc tế (nguyên là Chủ tịch điều hành Làng trẻ em SOS quốc tế giai đoạn 1985-2012) và ngài Siddhartha Kaul, Chủ tịch Làng trẻ em SOS Quốc tế (nguyên là Phó Tổng thư ký Làng trẻ em SOS quốc tế phụ trách khu vực Châu Á và là trưởng Đại diện tại Việt Nam từ 1990-2012).

 

Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh trao tặng Huân chương Lao động hạng Ba cho Chủ tịch danh dự Làng trẻ em SOS quốc tế Helmut Kutin (bên trái) và Chủ tịch Làng trẻ em SOS quốc tế Siddhartha Kaul (bên phải). (Ảnh: TTXVN)

 

Năm 2017: Huân chương Lao động Hạng Nhất 

Năm 2018: Bộ Lao động Thương Binh & Xã hội tổ chức Lễ kỷ niệm 30 năm Làng trẻ em SOS Việt Nam và đón nhận Huân chương Lao động Hạng Nhất tại trường Hermann Gmeiner Hà Nội. 

 

Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh trao Huân chương Lao động hạng Nhất và hoa lưu niệm cho Chủ tịch và Giám đốc Quốc gia Làng trẻ em SOS Việt Nam. (Ảnh: LĐXH)
 

Năm 2019: Tại trụ sở Bộ LĐ-TB&XH, thừa ủy quyền Chủ tịch nước, Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung đã trao Huân chương Lao động hạng Nhì cho Giám đốc Quốc gia Làng trẻ em SOS Việt Nam Đỗ Tiến Dũng, ghi nhận những đóng góp to lớn và ý nghĩa của ông trong công tác giúp đỡ, hỗ trợ trẻ em thiệt thòi.

 

 

 

Bếp lửa mỗi nhà trong làng đều được thắp lên mỗi ngày để lo bữa ăn chung cho mẹ và các con. Những đứa trẻ trước đây mồ côi, không gia đình, giờ đã tìm lại mái ấm khi được sống trong làng. Không họ hàng, máu mủ nhưng duyên phận cuộc đời đã đưa đẩy những phận người đến cùng nhau, để rồi họ may mắn tìm được hạnh phúc và nụ cười trong gia đình lớn với bao yêu thương, chan chứa ân tình.

 

 

35 năm qua, những câu chuyện tình người cứ tiếp tục được viết nên tại Làng trẻ em SOS Việt Nam. Không chỉ là hơn 6000 câu chuyện ở các Làng SOS, mà còn là hàng ngàn câu chuyện của các gia đình, trẻ khó khăn tại cộng đồng, của những người đã và đang tiếp sức cho sứ mệnh yêu thương “không để trẻ em phải lớn lên một mình”
 

 

 

Phi Phi – VietKings (tổng hợp và biên tập)

CÁC TIN KHÁC

Nhà thờ đá Phát Diện (Ninh Bình) – TOP 5 nhà thờ cổ trên 100 tuổi của Việt Nam được nhiều người biết đến...

(kyluc.vn) Nhà thờ Phát Diệm huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình là công trình của sự hòa hợp và hội nhập, giao thoa giữa đạo Công giáo với nền văn hóa kiến trúc của dân tộc Việt Nam.

Nhà thờ Mằng Lăng (Phú Yên) – TOP 5 nhà thờ cổ trên 100 tuổi của Việt Nam được nhiều người biết đến (P.1)...

(kyluc.vn) Nhà thờ Mằng Lăng (ở xã An Thạch, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên) là một trong những nhà thờ cổ nhất Việt Nam, có kiến trúc độc đáo, với hình dáng, đường nét mang đậm dấu ấn kiến trúc thế kỷ XIX. Không chỉ gây ấn tượng với kiến trúc, nhà thờ Mằng Lăng còn là nơi lưu giữ cuốn sách chữ quốc ngữ đầu tiên của Việt Nam.

[WOWTIMES – VIETKINGS] Trường THPT Chuyên Trần Đại Nghĩa (1874-2024) – Nơi hội tụ đỉnh cao trí tuệ – Top 100 đơn vị trên...

(nienlich.vn) Trường THPT Trần Đại Nghĩa hay còn được gọi bằng cái tên yêu thương là "Trần Chuyên". Tính đến nay, ngôi trường cổ kính và danh giá bậc nhất Sài Thành tròn 150 tuổi đời - đã và đang trở thành đích đến của nhiều học sinh trên địa bàn TP.HCM.

TOP 5 nhà thờ cổ trên 100 tuổi của Việt Nam được nhiều người biết đến – 50 TOP các điểm đến hấp dẫn...

(kyluc.vn) Những nhà thờ lâu đời không chỉ là nơi lui tới thường xuyên của các giáo dân mà còn là điểm đến hấp dẫn cho những ai yêu thích khám phá lịch sử, văn hóa và kiến trúc của vùng đất.

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.68) Thánh đường Mubarak (An Giang): Niềm tự hào cùa người Chăm Hồi...

(kyluc.vn) Nằm nép mình dòng sông Hậu hiền hòa là thánh đường lớn, nhỏ với kiểu kiến trúc mái vòm nổi bật. Trong đó, nổi tiếng và ấn tượng nhất là thánh đường Mubarak- một trong những công trình kiến trúc mang nét đặc thù của đồng bào dân tộc thiểu số Chăm và cũng là một trong những thánh đường hồi giáo lớn và đẹp nhất ở An Giang.

Chợ Bến Thành (Thành phố Hồ Chí Minh) – TOP 5 khu chợ đặc trưng ba miền của Việt Nam được nhiều người biết...

(kyluc.vn) Chợ Bến Thành là một trong những điểm đến nổi tiếng tại thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. Khi đặt chân đến Thành phố Hồ Chí Minh, du khách chắc chắn phải đến chợ Bến Thành vì đây không chỉ là nơi để mua sắm các sản phẩm địa phương, mà còn là một trải nghiệm văn hóa thú vị. Du lịch tại Chợ Bến Thành không chỉ giúp du khách hiểu hơn về lịch sử và văn hóa của Sài Gòn, mà còn mang lại cho du khách nhiều trải nghiệm và khám phá văn hóa ẩm thực đặc trưng của Thành phố, có thể mua sắm các mặt hàng chất lượng với giá cả hợp lý, tìm hiểu và chiêm ngưỡng kiến trúc đặc biệt của Thành phố Hồ Chí Minh cũng như kết nối và giao lưu với người dân địa phương.

Bài viết nổi bật

Đại học Sư phạm TP.HCM ‘bắt tay’ doanh nghiệp công nghệ Việt thúc đẩy chuyển đổi số

Theo hợp tác mới ký kết với Viettel Solutions, Đại học Sư phạm TP.HCM sẽ cùng doanh nghiệp này xây dựng các giải pháp công nghệ trong giáo dục tập trung vào 4 nội dung chính.

Nhóm sinh viên trường ĐH Ngoại thương giành giải ‘Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng’

Ngày 12/6, tại Học viện Tài chính diễn ra Chung khảo Hội thi khoa học sinh viên toàn quốc 'Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng' lần thứ VII, năm 2022. Ban Giám khảo đã chọn ra nhóm sinh viên ĐH Ngoại thương TP. Hồ Chí Minh giành giải Đặc biệt.

Bài viết mới nhất

Nhà thờ Chợ Quán (Thành phố Hồ Chí Minh) – TOP 5 nhà thờ cổ trên 100 tuổi của Việt Nam được nhiều người biết đến (P.4) – [VIETKINGS-TOPPLUS – Hành trình TOP Việt Nam]

(kyluc.vn) Khánh thành vào năm 1896, Nhà thờ Chợ Quán được coi là thánh đường cổ nhất Sài Gòn mang vẻ uy nghi, tráng lệ với lối kiến trúc độc đáo.

OpenAI ra mô hình AI miễn phí và ‘giống con người’

AI mới nhất mang tên GPT-4o của OpenAI có thể nhìn, nghe, nói với thời gian phản hồi gần như lập tức và sẽ được triển khai miễn phí vài tuần tới.

Máy tính thiên văn hơn 2.000 năm tuổi

Lịch sử ẩn chứa vô số bí ẩn về những nền văn minh đã mất và những công nghệ tiên tiến mà họ sở hữu. Cho đến ngày nay, nhiều người vẫn tin rằng một số nền văn minh cổ đại có trình độ khoa học và kỹ thuật vượt xa so với nhận thức hiện tại của chúng ta.

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.72) Chùa Keo (Thái Bình): Kỳ quan gỗ lim gần 400 tuổi bên tả ngạn sông Hồng – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Chùa Keo Thái Bình được xây dựng hoàn toàn bằng gỗ lim, là một trong những kiệt tác kiến trúc đặc trưng thế kỷ 17. Kết cấu và cách bố trí cũng khác biệt bởi có cao thấp, lớn nhỏ, lên xuống “bồng bềnh như trong cõi Phật” song chặt chẽ, chắc chắn, tạo sự hấp dẫn, cuốn hút người thưởng thức, nghiên cứu, khám phá nghệ thuật.

Sắp có app nhận biết số điện thoại, tài khoản ngân hàng lừa đảo

Phần mềm do Hiệp hội an ninh mạng quốc gia phát hành trên smartphone có thể phát hiện số điện thoại, địa chỉ website, tài khoản ngân hàng và mã QR có dấu hiệu lừa đảo.

[WOWTIMES – VIETKINGS] Chợ Đông Ba (1887-2024) – Trung tâm thương mại Cố đô – Top 100 đơn vị trên 100 tuổi còn hoạt động tại Việt Nam 2024 – P.30

(nienlich.vn) Chợ Đông Ba là một trong những ngôi chợ có tuổi đời "thọ" nhất Việt Nam. Trải qua 137 năm hình thành và phát triển,ngôi chợ đậm chất Huế này vẫn và đang phát triển mạnh mẽ, là điểm du lịch yêu thích của nhiều du khách trong và ngoài nước.