Trang chủ Tin tức TOP 100 kỷ lục bất biến Việt Nam (P.93): Đài truyền hình...

TOP 100 kỷ lục bất biến Việt Nam (P.93): Đài truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh – Đài truyền hình đầu tiên của Việt Nam

(kyluc-top) – Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh tiền thân là Đài Truyền hình Việt Nam, phát sóng lần đầu tiên vào ngày 7 tháng 2 năm 1966, sau đổi thành Đài truyền hình Sài Gòn giải phóng. Đây là đài truyền hình đầu tiên ở Việt Nam.

Về Đài truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh:

Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh (Ho Chi Minh City Television, viết tắt: HTV) là đài truyền hình trực thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. Đây là đài truyền hình đầu tiên ở Việt Nam.

Tiền thân Đài mang tên Đài Truyền hình Việt Nam (hay còn gọi là Đài truyền hình Sài Gòn), trực thuộc Bộ Dân vận Việt Nam Cộng Hòa. Sau đổi tên thành Đài Truyền hình Sài Gòn Giải phóng – Tiếng nói của nhân dân Sài Gòn – Gia Định, phát sóng buổi đầu tiên lúc 19 giờ ngày 1 tháng 5 năm 1975. 

 

 Máy truyền hình được đặt nơi công cộng cho mọi người xem
 

Đài Truyền hình Việt Nam được xây dựng và hoạt động từ năm 1966, trụ sở đặt tại số 9 đường Hồng Thập Tự (nay là số 9 đường Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh).  Hạ tầng của Đài gồm một tòa nhà thu hình rộng gần 1.000 m2, một phòng phát tuyến rộng khoảng 200 m2 và một nhà máy phát điện rộng 155 m2. Đài phát sóng trên băng tần số 9 nên cũng được gọi là Đài số 9, được viết tắt là THVN9, phát hình trắng đen với tiêu chuẩn kỹ thuật truyền hình Hệ FCC – điều tần tiếng 4,5 MHz (nay là kênh HTV9 của Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh). Giám đốc đầu tiên của Đài Truyền hình Việt Nam là Trung tá Đỗ Việt, Phó Giám đốc là Lê Hoàng Hoa.

 

Phó Giám đốc THVN9 Lê Hoàng Hoa 
 

 

Một số chương trình cũng như cảnh làm việc của ê kíp của THVN9

 

Cùng với đài Quân đội Hoa Kỳ AFVN (Armed Forces Vietnam Network, phát sóng trên băng tần số 11 mà người Sài gòn gọi là đài Mỹ), THVN9 là một trong hai kênh truyền hình quan trọng nhất tại miền Nam Việt Nam và hàng đầu tại Á châu. Vào lúc 23:58 ngày 29 tháng 4 năm 1975, THVN9 kết thúc buổi phát hình của mình bằng lời chào và Quốc ca như thường lệ – đó là buổi phát sóng cuối cùng của Đài với biểu trưng THVN9.

Chiều 30 tháng 4 năm 1975, đoàn tiếp quản kế thừa toàn bộ cơ sở vật chất của Đài, đổi tên thành Đài Truyền hình Sài Gòn Giải Phóng (SGGP). 

 

Đài Truyền hình Sài Gòn giải phóng, nay là Đài Truyền hình TP. Hồ Chí Minh (HTV)

 

Đúng 19:00 ngày 1 tháng 5 năm 1975, ông Lê Minh Hiền – nhà báo từ Hà Nội vào, đã phát lệnh cho Đài Truyền hình SGGP phát sóng chương trình phát hình đầu tiên. Trên màn ảnh nhỏ xuất hiện lá cờ Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam bay phấp phới trong tiếng quân thiều. Rồi hai phát thanh viên Hồ Mỹ Hạnh và Nguyễn Hữu Phước xuất hiện. Mỹ Hạnh cất giọng đọc: “Đây là đài vô tuyến truyền hình SGGP, phát đi từ Sài Gòn. Kính chào đồng bào ruột thịt và yêu quý! Kể từ giờ phút lịch sử và xúc động này, hồi 11 giờ 30 phút ngày 30 tháng 4 năm 1975, thành phố anh hùng và vinh quang của chúng ta đã được giải phóng…”. Thời khắc ấy cũng là dấu mốc quan trọng mở ra chặng đường phát triển mới của Đài Truyền hình TP.HCM.

 

“Đây là đài Truyền hình Sài Gòn giải phóng …” – Lời chào đầy giản dị và xúc động gửi đến nhân dân Sài Gòn và cả nước trong buổi phát sóng đầu tiên ngày 01/5/1975 của phát thanh viên Hồ Mỹ Hạnh (trái) và Nguyễn Hữu Phước (phải). 

 

Ngày 2 tháng 7 năm 1976, Sài Gòn chính thức được đổi tên thành TP. Hồ Chí Minh, Đài Truyền hình SGGP cũng được đổi thành Đài Truyền hình TP.HCM. Trụ sở của Truyền hình Thành phố còn là cơ quan Trung ương của Tổng Cục Phát thanh Truyền hình và Điện ảnh Việt Nam.

 

Chương trình “Đố em” phát sóng trên HTV những năm đầu giải phóng (Ảnh tư liệu)

 

Năm 1987 là dấu mốc quan trọng đối với Truyền hình TP.HCM khi Đài được chuyển giao về UBND TP.HCM và hạ cấp thành đài truyền hình địa phương, cơ sở 2 của Đài được giao cho Đài Truyền hình Trung ương quản lý. Với chủ trương mở cửa, UBND TP.HCM đã tạo đà cho sự đi lên của Truyền hình Thành phố. Sự ra đời của Kênh 7 đánh dấu lần đầu tiên từ năm 1975, quảng cáo xuất hiện trở lại trên sóng truyền hình và cũng là lần đầu tiên một đài truyền hình của Việt Nam phát 2 kênh có nội dung độc lập. Cùng lúc đó, Trung tâm Dịch vụ Truyền hình được thành lập, phụ trách việc quảng cáo và mua, bán bản quyền các chương trình của Đài. 

 

 

HTV hiện đang là tập đoàn truyền thông đa phương tiện chủ lực, quan trọng hàng đầu trong hệ thống truyền hình Việt Nam và dẫn đầu về lượng người xem ở khu vực phía Nam. Với rất nhiều thành công và những bước phát triển nhảy vọt, HTV đã trở thành một đài truyền hình có tầm ảnh hưởng không chỉ ở Việt Nam mà cả trong khu vực, phục vụ cho nhu cầu thông tin trong nước và đối ngoại. Hiện nay, đài có 2 kênh quảng bá là HTV7, HTV9 và 16 kênh trả tiền là HTV1, HTV2, HTV3, HTV Key, HTV Thể Thao, HTV Co.op và các kênh truyền hình thuộc hệ thống của HTVC.

 

 

Đài truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh  – TOP 100 Kỷ lục bất biến Việt Nam 2022: Đài truyền hình đầu tiên của Việt Nam​

 

 

Chính bởi những giá trị đặc biệt đó của Đài truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh, Trung tâm TOP Việt Nam – Tổ chức Kỷ lục Việt Nam VietKings đã quyết định đề cử Đài truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh vào TOP 100 Kỷ lục bất biến Việt Nam 2022: “Đài truyền hình đầu tiên của Việt Nam“. Đây là hành trình tìm kiếm và đề cử Top 100 Kỷ lục Việt Nam không thể thay thế được, từ đó góp phần quảng bá các giá trị đặc biệt của đất nước và con người Việt Nam nói chung cũng như các giá trị của từng địa phương nói riêng. 

Hành trình sẽ kéo dài đến cuối năm 2022 và kết thúc bằng sự kiện Hội ngộ Top Việt Nam lần thứ I, tại sự kiện này, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam VietKings, Trung tâm TOP Việt Nam sẽ trao chứng nhận Top 100 Kỷ lục bất biến Việt Nam 2022 đến các địa phương. 

Mọi thông tin xin gửi về:

Ban quản lý Hành trình tìm kiếm và quảng bá TOP 100 Kỷ lục bất biến Việt Nam 2022.

Email: noidungtopplus@gmail.com

Ms Diệu Phi (Quản lý hành trình) – 0333108555 

Trung tâm Top Việt Nam – Tổ chức Kỷ lục Việt Nam VietKings

CÁC TIN KHÁC

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.64) Bạch Dinh (Bà Rịa-Vũng Tàu): Tòa biệt thự trắng với những câu...

(kyluc.vn) Tòa nhà màu trắng ẩn hiện giữa cánh rừng hoa đại không chỉ là một tòa bạch ốc có kiến trúc châu Âu đẹp nổi tiếng ở Bà Rịa- Vũng Tàu. Bạch Dinh còn là di tích lịch sử, nơi chứng kiến cuộc đời trầm luân của vị vua yêu nước Thành Thái và sự xa xỉ của vua Bảo Đại- ông vua cuối cùng của triều đại phong kiến Việt Nam. Đến với Bạch Dinh, du khách như ngược dòng lịch sử, trở về không gian của hàng trăm năm trước, cách biệt hoàn toàn với thế giới ngoài kia.

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.62) Chùa Kh’Leang (Sóc Trăng): Tinh hoa kiến trúc Kinh-Khmer-Hoa – [VIETKINGS-TOPPLUS đề...

(kyluc.vn) Là một ngôi chùa cổ của người Khmer, chùa Kh’Leang là nơi sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng của đông đảo người dân địa phương. Với phong cách kiến trúc – điêu khắc không chỉ thuần Khmer mà còn thể hiện sự giao thoa với văn hóa Hoa – Việt, chùa được xếp hạng Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia và là một trong những điểm đến của du khách, khi ghé thăm Sóc Trăng.

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.61) Nhà trăm cột (Long An): Kiến trúc nhà Rường giữa miền Tây...

(kyluc.vn) Ở tả ngạn sông Vàm Cỏ Đông, thuộc xã Long Hựu Đông, huyện Cần Đước, tỉnh Long An, nhà Trăm cột là công trình kiến trúc điêu khắc cổ xây dựng theo lối nhà Rường đặc trưng của xứ Huế. Trải qua hơn 100 năm, ngôi nhà vẫn được các hậu duệ của chủ nhân ngôi nhà gìn giữ qua nhiều thế hệ.

Nhà hát kịch Việt Nam (Hà Nội) – TOP 5 sân khấu – nhà hát kịch lâu đời của Việt Nam thu hút nhiều...

(kyluc.vn) Nhà hát Kịch Việt Nam là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, có chức năng biểu diễn nghệ thuật kịch nói; sưu tầm, bảo tồn và phát triển nghệ thuật kịch nói.

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.60) Chợ Đà Lạt (Lâm Đồng): Trái tim của thành phố ngàn hoa...

(kyluc.vn) Chợ Đà Lạt hiện nay không chỉ là một ngôi chợ với các hoạt động mua bán thông thường với người bản xứ, mà còn là nơi nối tiếng thu hút khách tham quan khi đến với thành phố này.

[WOWTIMES – VIETKINGS] Trường Đại học Sài Gòn (1908-2024) – Chứng nhân lịch sử kiêu hùng – Top 100 đơn vị trên 100 tuổi...

(nienlich.vn) Đại học Sài Gòn được xây dựng vào năm 1908 có tiền thân là trường Trung học Pháp – Hoa. Trong hơn một thế kỷ xây dựng và phát triển, Trường hiện là cơ sở giáo dục đại học và nghiên cứu khoa học công lập, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội của Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói chung.

Bài viết nổi bật

Đại học Sư phạm TP.HCM ‘bắt tay’ doanh nghiệp công nghệ Việt thúc đẩy chuyển đổi số

Theo hợp tác mới ký kết với Viettel Solutions, Đại học Sư phạm TP.HCM sẽ cùng doanh nghiệp này xây dựng các giải pháp công nghệ trong giáo dục tập trung vào 4 nội dung chính.

Nhóm sinh viên trường ĐH Ngoại thương giành giải ‘Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng’

Ngày 12/6, tại Học viện Tài chính diễn ra Chung khảo Hội thi khoa học sinh viên toàn quốc 'Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng' lần thứ VII, năm 2022. Ban Giám khảo đã chọn ra nhóm sinh viên ĐH Ngoại thương TP. Hồ Chí Minh giành giải Đặc biệt.

Bài viết mới nhất

[WOWTIMES – VIETKINGS] Trường THPT Marie Curie (1918-2024) – Trường cổ nhưng hiện đại – Top 100 đơn vị trên 100 tuổi còn hoạt động tại Việt Nam 2024 – P.23

(nienlich.vn) Trường THPT Marie Curie (thành lập năm 1918) là ngôi trường lớn nổi tiếng với bề dày lịch sử và văn hóa. Năm 2015, trường được công nhận là Di tích Lịch sử - Văn hóa và Danh lam thắng cảnh của TPHCM

Chợ Đông Ba (Thừa Thiên Huế) – TOP 5 khu chợ đặc trưng ba miền của Việt Nam được nhiều người biết đến (P.2) – [VIETKINGS-TOPPLUS – Hành trình TOP Việt Nam]

(kyluc.vn) Tọa lạc giữa Cầu Trường Tiền và Gia Hội, Chợ Đông Ba từ lâu đã trở thành một điểm đến thú vị với các tín đồ đam mê khám phá. Khu chợ truyền thống này gắn liền với giá trị văn hóa và lịch sử nên đã và đang được xem như điểm đến nổi tiếng bậc nhất cố đô.

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.64) Bạch Dinh (Bà Rịa-Vũng Tàu): Tòa biệt thự trắng với những câu chuyện lịch sử – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Tòa nhà màu trắng ẩn hiện giữa cánh rừng hoa đại không chỉ là một tòa bạch ốc có kiến trúc châu Âu đẹp nổi tiếng ở Bà Rịa- Vũng Tàu. Bạch Dinh còn là di tích lịch sử, nơi chứng kiến cuộc đời trầm luân của vị vua yêu nước Thành Thái và sự xa xỉ của vua Bảo Đại- ông vua cuối cùng của triều đại phong kiến Việt Nam. Đến với Bạch Dinh, du khách như ngược dòng lịch sử, trở về không gian của hàng trăm năm trước, cách biệt hoàn toàn với thế giới ngoài kia.

Chợ Đồng Xuân (Hà Nội) – TOP 5 khu chợ đặc trưng ba miền của Việt Nam được nhiều người biết đến (P.1) – [VIETKINGS-TOPPLUS – Hành trình TOP Việt Nam]

(kyluc.vn) Chợ Đồng Xuân là một trong những ngôi chợ lớn và tồn tại lâu đời nhất trong khu phố cổ Hà Nội. Khu chợ Đồng Xuân này có tuổi lâu đời tại mảnh đất thủ đô, trải qua hàng trăm năm lịch sử có từ thời phong kiến nhà Nguyễn. Không chỉ là một trong những ngôi chợ diễn ra hoạt động giao thương sầm uất, mà chợ Đồng Xuân đã trở thành nét văn hóa đậm chất Hà Nội và trở thành địa điểm ngôi chợ đáng đến trong chuyến tham quan du lịch

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.63) Chùa Kh’Leang (Sóc Trăng): Tinh hoa kiến trúc Kinh-Khmer-Hoa – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Là một ngôi chùa cổ của người Khmer, chùa Kh’Leang là nơi sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng của đông đảo người dân địa phương. Với phong cách kiến trúc – điêu khắc không chỉ thuần Khmer mà còn thể hiện sự giao thoa với văn hóa Hoa – Việt, chùa được xếp hạng Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia và là một trong những điểm đến của du khách, khi ghé thăm Sóc Trăng.

[WOWTIMES – VIETKINGS] Trường THPT Chuyên Quốc học huế (1896-2024) – Địa chỉ đỏ về đào tạo – Top 100 đơn vị 100 tuổi còn hoạt động tại Việt Nam – P22

(nienlich.vn) Trường Trung học phổ thông Chuyên Quốc học Huế là một trong những ngôi trường cấp 3 có tuổi đời "thọ" nhất Việt Nam. Đây không chỉ được xem là địa điểm chứng nhân của lịch sử mà còn là chiếc nôi đào tạo hàng ngàn học sinh xuất sắc, trở thành những người có tầm ảnh hưởng lớn tới sự phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam.