[rev_slider alias="Banner header"]
Trang chủ Tin tức TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.9)...

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.9) Thất Phủ cổ miếu (Đồng Nai): Ngôi chùa Hoa đầu tiên tại Nam Bộ [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Được hình thành cách đây hơn 300 năm, chùa Ông – Thất Phủ cổ miếu (ở xã Hiệp Hòa, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) được xem là ngôi chùa Hoa cổ nhất ở vùng đất Nam bộ hiện nay. Chùa Ông là cơ sở văn hóa đầu tiên của cộng đồng người Hoa ở Biên Hòa – Đồng Nai nói riêng và Nam bộ nói chung, đánh đấu cột mốc lịch sử cộng cư của người Việt và Hoa trong công cuộc khẩn hoang, lập nghiệp và bảo vệ vùng đất phương Nam còn hoang sơ.

Thất Phủ cổ miếu xã Hiệp Hòa, TP Biên Hòa, Đồng Nai lúc đầu có tên là miếu Quan Đế, được khai tạo vào năm 1684 và sau đổi tên thành Thất Phủ cổ miếu. Đây là ngôi miếu của người Hoa sớm nhất ở Nam Bộ, gắn với cuộc di dân do Trần Thượng Xuyên đưa vào định cư ở Cù lao phố Biên Hòa, đến nay đã hơn 300 năm tồn tại. Miếu thờ Quan Công, do đó còn được người dân gọi là chùa Ông. Chùa Ông là sự giao thoa văn hóa Hoa – Việt hơn 300 năm trên vùng đất Nam bộ. 

 

Quan Công được xem như biểu trưng cho những phẩm chất rất gần gũi với đạo đức truyền thống người Việt theo tư tưởng Nho giáo: nhân, nghĩa, lễ, trí, tín, dũng, liêm…

 

Trần Thượng Xuyên đã kết hợp với cộng đồng người Việt đến vùng đất này trước đó, khai khẩn, mở mang đất đai và tạo lập Nông Nại Đại Phố – một thương cảng đô hội, phồn thịnh bậc nhất phương Nam lúc bấy giờ. Sau 6 năm an cư trên đất Việt, tướng quân Trần Thượng Xuyên đã cùng cộng đồng người Hoa tạo dựng nên cơ sở tín ngưỡng Thất phủ cổ miếu. Được biết, Thất phủ cổ miếu này do bảy phủ người Hoa đóng góp để tạo dựng, bao gồm: Phúc Châu, Chương Châu, Tuyền Châu, Quảng Châu, Triều Châu, Quỳnh Châu và Ninh Ba. Thất phủ cổ miếu là cơ sở văn hoá đầu tiên của cộng đồng người Hoa ở Đồng Nai nói riêng và cả khu vực Nam bộ nói chung. Ngôi chùa này là nhân chứng đánh dấu cột mốc lịch sử về thời kỳ khẩn hoang, lập nghiệp và cùng bảo vệ, phát triển vùng đất phương Nam của cộng đồng người Hoa.

 

Theo Trịnh Hoài Đức ghi trong Gia Định thành thông chí cho biết: “Tháng 4 năm Giáp Tý (1684) bắt đầu xây dựng miếu Quan Đế ở Cù lao phố tại phía Đông ngã ba đường, mặt trông ra sông Phước Giang, điện vũ nguy nga, tượng thờ đắp cao hơn một trượng, phía sau là điện thờ Quan Thế âm bồ tát, phía ngoài có tường gạch cao bao quanh, bốn góc có bốn con lân đá ngồi xổm. Hai bên Đông Tây đường lớn là hai hội quán Phúc Châu và Quảng Đông làm nơi giao tiếp với lái buôn nước ngoài.”

Thất Phủ cổ miếu nằm ở một địa thế rất đẹp, mặt tiền quay về hướng Tây – Nam nhìn ra sông Đồng Nai, trước cửa tam quan là một cây si cổ thụ lớn, quanh năm toả bóng rợp cả vùng sân. Chùa có quy mô kiến trúc “tứ hợp viện” theo truyền thống chùa chiền Trung Hoa, với các thành tố chính: tiền điện, phương đình và chính điện. Kiến trúc và sự bài trí ở đây thể hiện được trình độ kĩ thuật điêu luyện, khiếu thẩm mỹ tinh tế của nghệ nhân dân gian của người Việt và người Hoa.

 

Mặc dù đã được trùng tu nhiều lần nhưng chùa Ông Biên Hòa vẫn được giữ gần như trọn vẹn lối kiến trúc ban đầu. Đặc trưng của phong cách chùa chiền người Hoa là thiết kế theo hình chữ “Khẩu”, bố trí theo cấu trúc theo “nội công ngoại quốc”. Chùa bao gồm 1 tòa nhà ở chính giữa là chánh điện xây dựng hình chữ “Công”, hai bên là các công trình phụ gọi là đông lang và tây lang.

 

 

Thất phủ cổ miếu bên ngoài thiết kế một cánh cổng tam quan bằng đá sừng sững, bên trên ghi tên chùa viết bằng chữ Hán. Phần cổng lợp bằng mái ngói âm dương màu xanh vàng, chạm khắc tinh xảo hình hai chú rồng đang trong tư thế chầu long châu.

 

Cánh cổng sơn màu đỏ tươi bắt mắt, treo đèn lồng rực rỡ.

 

 

Đặc biệt, các đề tài trang trí như rồng chầu mặt trời, tứ linh, hoa điểu, cửu long, bát tiên, bách suốt, múa hát cung đình, rồng – mây, phù dung – phụng, dây hoa lá, sóng nước… được điêu khắc rất tinh vi, sắc sảo, toát lên vẻ đẹp điển hình của nghệ thuật dân tộc Trung Hoa.

 

Mái chùa sử dụng loại ngói âm dương đỏ thắm. Đầu mái gắn ống lưu ly theo phong cách truyền thống của chùa chiền Việt còn trên mái ngói trang trí những hình ảnh thể hiện đặc trưng văn hóa truyền thống Trung Hoa như tượng ông Nhật, bà Nguyệt và các lễ hội hát tuồng, đá cầu, múa cung đình… 

 

Mặt tường của chùa Ông Biên Hòa được lát bằng một lớp gạch màu hồng giúp không gian sáng bừng lên, dưới ánh nắng càng trở nên lung linh.

 

Ngoài ra, đây cũng là nơi giao thoa văn hoá đất Việt, khi lưu giữ những thành tựu nghệ thuật của các nghệ nhân thuộc làng nghề chạm khắc đá Bửu Long ngày xưa. Trong đó, những di vật bằng đá granit vẫn trường tồn đến tận ngày nay.

 

Cặp rồng chầu mặt trời bằng đá Bửu Long được chạm khắc trước cổng chùa.

 

Bức tranh sống động được chạm khắc trên gỗ, treo trước cửa chính điện chính là câu chuyện Đức Ông Trần Thượng Xuyên đưa người Hoa vào vùng đất Biên Hoà lập nghiệp dưới sự phê chuẩn của chúa Nguyễn Phúc Tần.

 

Phía trước sân chùa có miếu thờ năm bà Ngũ Hành và phía sau thờ Quan Thế âm bồ tát cùng các phối linh tự Ngũ điện Diêm La Thiên Tử Bao (Bao Công), Thái Tuế Tinh Quân, Huyền Đàn Triệu Nguyên Soái, Thần Tài Âm Phủ/ Bạch Vô Thường…

Chánh điện chùa gồm có Tiền Điện, Trung Điện và Hậu Điện nối liền với nhau tạo thành một trục thẳng từ ngoài vào trong. Phần cột trụ, mái ngói cho đến cánh cửa đều có màu sắc đỏ lộng lẫy và nổi bật. Đặc biệt, mỗi cột đều được trang trí câu đối và hoành phi sơn son thếp vàng để ca ngợi uy danh của Quan Công. Cùng với đó là những bao lam, lọng, võng, liễn đối, khám thờ…đều được trạm trổ cực kỳ tinh xảo, thể hiện đúng tinh thần văn hóa người Hoa. Đặt ở giữa chánh điện là tượng Quan Công (tức Quan Thánh Đế Quân). Tượng rất trang nghiêm, mặc áo gấm xanh, toát lên vẻ đẹp oai phong. Bên cạnh đó là ban thờ Quan Bình và Châu Xương Hầu, còn hai gian thờ hai bên là dành cho Thiên Hậu Thánh Mẫu và Kim Hoa Nương Nương.

 

 

Di tích này từ Quan Đế miếu lúc khởi tạo đến Thất phủ cổ miếu ngày nay, không chỉ có mỗi sự thay đổi tên gọi mà còn được tái thiết trùng tu nhiều lần do công sức tiền bạc và tài trí của nhiều thế hệ đóng góp. Theo đó, ở mỗi thời điểm đều để lại những dấu ấn riêng. Kể từ khi tạo dựng đến nay, Thất phủ cổ miếu được trùng kiến và trùng tu nhiều lần vào các năm 1743, 1817, 1894… Năm 2009-2010 là đợt trùng tu lớn nhất của Thất phủ cổ miếu. Tuy nhiên, vẫn tuân thủ nguyên tắc phục chế theo nguyên mẫu, có tôn tạo nhưng không làm thay đổi kiến trúc vốn có của chùa. Chính vì vậy, dù hơn 300 năm tuổi và trải qua nhiều biến cố cùng thời gian, ngôi chùa này vẫn giữ được những nét đặc sắc riêng của cộng đồng người Hoa.

 

——————————————

 

Hồng bảo Kỷ lục được hiểu là những công trình Kỷ lục được thực hiện trong một thời gian dài, tích hợp những giá trị về kiến trúc, thẩm mỹ, văn hóa… để hình thành nên cho mai sau những di sản, đồng thời góp phần viết tiếp những câu chuyện mà cha ông đã gây dựng, từ đó góp phần định vị những giá trị địa phương nói riêng và Việt Nam nói chung vươn tầm khu vực và thế giới, góp phần định hình, phát triển hình ảnh du lịch địa phương nói riêng và đất nước nói chung thông qua những công trình biểu tượng.

Hành trình tìm kiếm TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam (VietKings) giao cho Trung tâm TOP Việt Nam triển khai và đề cử đến Viện Kỷ lục Thế giới (World Mark) với mong muốn góp phần nhận diện, định vị, quảng bá hình ảnh quốc gia – địa phương ra thế giới. Dự án là một hành trình dài hơi và có thể tiếp nối từ thế hệ này sang thế hệ khác trong mục tiêu chung tạo ra những thay đổi về kiến trúc cảnh quan hiện hữu và quan trọng hơn là góp phần tạo nên những giá trị chiều sâu về văn hóa điểm đến hay lịch sử gắn liền với điểm đến.

 

Diệu Phi – VietKings (tổng hợp và biên tập, ảnh Internet)

CÁC TIN KHÁC

Nhà thờ đá Phát Diện (Ninh Bình) – TOP 5 nhà thờ cổ trên 100 tuổi của Việt Nam được nhiều người biết đến...

(kyluc.vn) Nhà thờ Phát Diệm huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình là công trình của sự hòa hợp và hội nhập, giao thoa giữa đạo Công giáo với nền văn hóa kiến trúc của dân tộc Việt Nam.

Nhà thờ Mằng Lăng (Phú Yên) – TOP 5 nhà thờ cổ trên 100 tuổi của Việt Nam được nhiều người biết đến (P.1)...

(kyluc.vn) Nhà thờ Mằng Lăng (ở xã An Thạch, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên) là một trong những nhà thờ cổ nhất Việt Nam, có kiến trúc độc đáo, với hình dáng, đường nét mang đậm dấu ấn kiến trúc thế kỷ XIX. Không chỉ gây ấn tượng với kiến trúc, nhà thờ Mằng Lăng còn là nơi lưu giữ cuốn sách chữ quốc ngữ đầu tiên của Việt Nam.

[WOWTIMES – VIETKINGS] Trường THPT Chuyên Trần Đại Nghĩa (1874-2024) – Nơi hội tụ đỉnh cao trí tuệ – Top 100 đơn vị trên...

(nienlich.vn) Trường THPT Trần Đại Nghĩa hay còn được gọi bằng cái tên yêu thương là "Trần Chuyên". Tính đến nay, ngôi trường cổ kính và danh giá bậc nhất Sài Thành tròn 150 tuổi đời - đã và đang trở thành đích đến của nhiều học sinh trên địa bàn TP.HCM.

TOP 5 nhà thờ cổ trên 100 tuổi của Việt Nam được nhiều người biết đến – 50 TOP các điểm đến hấp dẫn...

(kyluc.vn) Những nhà thờ lâu đời không chỉ là nơi lui tới thường xuyên của các giáo dân mà còn là điểm đến hấp dẫn cho những ai yêu thích khám phá lịch sử, văn hóa và kiến trúc của vùng đất.

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.68) Thánh đường Mubarak (An Giang): Niềm tự hào cùa người Chăm Hồi...

(kyluc.vn) Nằm nép mình dòng sông Hậu hiền hòa là thánh đường lớn, nhỏ với kiểu kiến trúc mái vòm nổi bật. Trong đó, nổi tiếng và ấn tượng nhất là thánh đường Mubarak- một trong những công trình kiến trúc mang nét đặc thù của đồng bào dân tộc thiểu số Chăm và cũng là một trong những thánh đường hồi giáo lớn và đẹp nhất ở An Giang.

Chợ Bến Thành (Thành phố Hồ Chí Minh) – TOP 5 khu chợ đặc trưng ba miền của Việt Nam được nhiều người biết...

(kyluc.vn) Chợ Bến Thành là một trong những điểm đến nổi tiếng tại thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. Khi đặt chân đến Thành phố Hồ Chí Minh, du khách chắc chắn phải đến chợ Bến Thành vì đây không chỉ là nơi để mua sắm các sản phẩm địa phương, mà còn là một trải nghiệm văn hóa thú vị. Du lịch tại Chợ Bến Thành không chỉ giúp du khách hiểu hơn về lịch sử và văn hóa của Sài Gòn, mà còn mang lại cho du khách nhiều trải nghiệm và khám phá văn hóa ẩm thực đặc trưng của Thành phố, có thể mua sắm các mặt hàng chất lượng với giá cả hợp lý, tìm hiểu và chiêm ngưỡng kiến trúc đặc biệt của Thành phố Hồ Chí Minh cũng như kết nối và giao lưu với người dân địa phương.

Bài viết nổi bật

Đại học Sư phạm TP.HCM ‘bắt tay’ doanh nghiệp công nghệ Việt thúc đẩy chuyển đổi số

Theo hợp tác mới ký kết với Viettel Solutions, Đại học Sư phạm TP.HCM sẽ cùng doanh nghiệp này xây dựng các giải pháp công nghệ trong giáo dục tập trung vào 4 nội dung chính.

Nhóm sinh viên trường ĐH Ngoại thương giành giải ‘Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng’

Ngày 12/6, tại Học viện Tài chính diễn ra Chung khảo Hội thi khoa học sinh viên toàn quốc 'Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng' lần thứ VII, năm 2022. Ban Giám khảo đã chọn ra nhóm sinh viên ĐH Ngoại thương TP. Hồ Chí Minh giành giải Đặc biệt.

Bài viết mới nhất

Hai nhà khoa học lĩnh vực vật lý và môi trường đoạt Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2024

Đó là Tiến sĩ Nguyễn Thị Kim Thanh, Viện Vật lý, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam với một công...

Vương cung Thánh đường Phú Nhai (Nam Định) – TOP 5 nhà thờ cổ trên 100 tuổi của Việt Nam được nhiều người biết đến (P.5) – [VIETKINGS-TOPPLUS – Hành trình TOP Việt Nam]

(kyluc.vn) Vương cung thánh đường Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội – nhà thờ Phú Nhai (xã Xuân Phương, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định) được biết đến là một trong những nhà thờ lớn nhất Đông Nam Á với kiến trúc Gothic nước Pháp. Nhà thờ Phú Nhai là biểu tượng văn hoá nổi tiếng của xứ đạo Nam Định.

Trợ lý AI giúp rút ngắn thời gian phát triển phần mềm và tận dụng dữ liệu nội bộ

Trợ lý trí tuệ nhân tạo Amazon Q giúp các doanh nghiệp rút ngắn thời gian phát triển phần mềm và tận dụng dữ...

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.73) Cầu Trường Tiền (Thừa Thiên Huế): Duyên dáng nét thơ chốn Thiền Kinh – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Dòng sông Hương chảy trong lòng thành phố Huế hơn 100 năm đã soi bóng một cây cầu. Trải qua thăng trầm lịch sử, cho dù bây giờ và mai sau ở đất cố đô đã và sẽ có nhiều công trình bắc qua dòng sông này, nhưng đó là biểu tượng không thể thay thế với tên gọi: cầu Trường Tiền.

Thiết lập Trung tâm AI không gian tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông

Chiều 14-5, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông và Công ty cổ phần EON Reality Việt Nam đã ký hợp tác chiến lược ứng dụng công nghệ thực tế ảo, thực tế tăng cường (VR/AR) và trí tuệ nhân tạo (AI) trong đào tạo - giảng dạy, đưa giáo dục Việt Nam bứt phá trong kỷ nguyên số.

[WOWTIMES – VIETKINGS] Chợ Bến Thành (1914-2024) – Biểu tượng văn hóa Sài Gòn – Top 100 đơn vị trên 100 tuổi còn hoạt động tại Việt Nam 2024 – P.31

(kyluc.vn) Chợ Bến Thành là một trong những ngôi chợ lâu đời và nổi tiếng nhất trên cả nước. Với lịch sử hình thành gần 110 năm, đây không chỉ là trung tâm thương mại của Thành phố mà còn là chứng nhân lịch sử, biểu tượng văn hóa của đất Sài thành.