Trang chủ Tin tức TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.51)...

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.51) Cột cờ Nam Định (Nam Định): Chứng nhân lịch sử quan trọng của xứ Thành Nam – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Nam Định là một vùng đất giàu bản sắc văn hóa với nhiều điểm đến độc đáo. Đặc biệt trong số đó không thể không nhắc đến “cột cờ Nam Định” - một trong bốn kỳ đài cổ nhất Việt Nam và là di tích lịch sử quan trọng của người Thành Nam xưa.

Theo tài liệu lưu trữ tại Bảo tàng tỉnh Nam Định, Cột cờ Nam Định nằm ở phía Nam nội thành. Thời xưa cột cờ này được gọi là Kỳ đài Thành Nam, nằm trước Điện Kính Thiên (nay là Chùa Vọng Cung). Cột cờ được xây dựng vào đầu thời Nguyễn, từ năm Gia Long 11 (1812) đến năm Quý Mão (1843) hoàn thành. Nam Định là một trong 4 địa phương của cả nước được triều đình nhà Nguyễn cho xây thành và dựng cột cờ (cùng với cột cờ ở Huế năm 1807, cột cờ ở Hà Nội năm 1812, cột cờ ở Bắc Ninh năm 1838). 

 

 

Cột cờ Nam Định là một công trình kiến trúc độc đáo, phần bệ được xây bằng gạch nung già màu đỏ sẫm, khá tương đồng với Cột cờ Hà Nội. Cả hai cột cờ đều có mô hình một ngọn tháp hình lục lăng, bên trong rỗng và có cầu thang xoắn ốc đưa lên đỉnh.

 

 

Sân Cột cờ Nam Định xưa được xây thành sân hành lễ, hình vuông, có hàng lan can ở bốn cạnh. Phía Nam đặt hai khẩu súng thần công. Phía Đông đặt lư hương tưởng nhớ các liệt sỹ hy sinh trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp để bảo vệ Cột cờ – Thành cổ vào các năm 1873 và 1883.

 

 

Cột cờ Nam Định bao gồm 3 phần chính: chân đế, thân cột và vọng canh. Chân đế Cột cờ gồm hai bệ hình vuông. Bệ trên thu nhỏ lại so với bệ dưới. Xung quanh phía ngoài của hai mặt bệ đều xây lan can. Bệ dưới mỗi cạnh dài 16,33m; cao 2,40m. Từ bệ dưới lên bệ trên đều có bậc lên xuống. Bệ trên mỗi cạnh dài 11,42m; cao 3,10m. Bốn mặt bệ đều xây lan can và trổ bốn cửa. Trên mặt bệ thứ hai, có cửa đi vào bên trong Cột cờ.

 

 

Trên cửa phía Đông có hai chữ “Nghênh húc” (đón ánh ban mai); cửa phía Nam có hai chữ “Hướng quang” (hướng theo đức sáng). Phía Nam có cửa đi vào trong thân cột cờ; trên cửa gắn bia đá khắc chữ Hán “Kỳ đài” và “Thiệu Trị tam niên phụng tạo.”

 

 

Thân Cột cờ cao 12,65m, phần dưới xây hình trụ bát giác, phần trên xây hình tròn, thu nhỏ dần từ trên xuống dưới. Trong thân cột cờ có cầu thang xoáy trôn ốc gồm 54 bậc đi lên vọng canh, được chiếu sáng bằng 32 ô cửa sổ hình hoa thị của 8 mặt thân cột cờ. Phần vọng canh xây hình trụ tròn có hàng lan can, 4 cửa vòm và 8 ô cửa sổ nhỏ. Từ mặt vọng canh có thang sắt nhỏ lên đỉnh Cột cờ. Đứng trên lầu vọng canh có thể quan sát thoải mái về các phương hướng nội, ngoại thành.

 

 

Người dân Nam Định luôn tự hào với Cột cờ Thành Nam bởi nó gắn liền với nhiều dấu ấn lịch sử quan trọng. Trong 2 lần thực dân Pháp đánh chiếm Thành Nam vào các năm 1873, 1883, Cột cờ là nơi diễn ra những trận chiến đấu kiên cường của các tướng sỹ và nhân dân Thành Nam. Nhiều người đã anh dũng hy sinh, trong đó có anh hùng liệt nữ Nguyễn Thị Trinh. Bà là con gái của cụ Nguyễn Kế Hưng – quan Vệ úy coi kho lương ở Thành Nam triều Nguyễn. Sau khi mất, bà được Vua Tự Đức và Vua Thành Thái truy phong là “Giám thương Công chúa” (Bà Chúa coi kho) và phong tặng mỹ hiệu “Tiết liệt anh phong.” Nhân dân Thành Nam suy tôn bà là Bản Cảnh Thành hoàng và lập miếu thờ tại Kỳ đài. Tại Cột cờ hiện nay ở độ cao 11m về phía Nam vẫn còn một vết đạn sâu 4cm, đường kính 6cm – vết tích của tàu chiến Pháp từ sông Đào bắn phá vào trong thành ngày 27/3/1883.

 

 

Năm 1945, lá cờ đỏ sao vàng phấp phới bay trên đỉnh Kỳ đài, khẳng định thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám trên quê hương Nam Định. Trong suốt thời kỳ chống Mỹ cứu nước, nhiều cán bộ, Đảng viên chọn Cột cờ làm nơi liên lạc và sinh hoạt bí mật để bàn kế chỉ đạo phong trào. Cột cờ Nam Định cũng là trạm quan sát và trực chiến của dân quân tự vệ Nhà máy Liên hợp Dệt Nam Định. Trải qua hai trận bị máy bay Mỹ oanh kích vào năm 1965 và năm 1972, Cột cờ bị phá hủy. Đến năm 1997, kỷ niệm 43 năm ngày giải phóng thành phố Nam Định (1954-1997), Cột cờ được phục dựng lại theo đúng nguyên trạng.

 

Cột cờ thành phố Nam Định bị phá đổ hoàn toàn ngày 11 tháng 6 năm 1972 

 

 

Cột cờ Nam Định được Nhà nước xếp hạng Di tích Lịch sử-Văn hóa cấp Quốc gia từ rất sớm, vào ngày 28/4/1962. Năm 1997, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã cấp Bằng Di tích Lịch sử-Văn hóa cho công trình này. Từ năm 2011, Bảo tàng tỉnh Nam Định tiếp nhận quản lý Di tích Cột cờ Nam Định. Hàng năm, nơi đây đón hàng trăm đoàn khách trong nước và quốc tế đến tham quan và thắp hương tưởng nhớ các anh hùng hy sinh vì đất nước.

Với giá trị lịch sử và văn hóa, công trình kiến trúc cổ gần 2 thế kỷ Cột cờ Nam Định chính là biểu tượng khơi dậy lòng yêu quê hương, đất nước, ý thức tự hào, quyết tâm sắt đá bảo vệ chủ quyền, độc lập, tự do của Tổ quốc Việt Nam.

 

 

——————————————

 

 

Hồng bảo Kỷ lục được hiểu là những công trình Kỷ lục được thực hiện trong một thời gian dài, tích hợp những giá trị về kiến trúc, thẩm mỹ, văn hóa… để hình thành nên cho mai sau những di sản, đồng thời góp phần viết tiếp những câu chuyện mà cha ông đã gây dựng, từ đó góp phần định vị những giá trị địa phương nói riêng và Việt Nam nói chung vươn tầm khu vực và thế giới, góp phần định hình, phát triển hình ảnh du lịch địa phương nói riêng và đất nước nói chung thông qua những công trình biểu tượng.

Hành trình tìm kiếm TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam (VietKings) giao cho Trung tâm TOP Việt Nam triển khai và đề cử đến Viện Kỷ lục Thế giới (World Mark) với mong muốn góp phần nhận diện, định vị, quảng bá hình ảnh quốc gia – địa phương ra thế giới. Dự án là một hành trình dài hơi và có thể tiếp nối từ thế hệ này sang thế hệ khác trong mục tiêu chung tạo ra những thay đổi về kiến trúc cảnh quan hiện hữu và quan trọng hơn là góp phần tạo nên những giá trị chiều sâu về văn hóa điểm đến hay lịch sử gắn liền với điểm đến.

CÁC TIN KHÁC

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.62) Chùa Kh’Leang (Sóc Trăng): Tinh hoa kiến trúc Kinh-Khmer-Hoa – [VIETKINGS-TOPPLUS đề...

(kyluc.vn) Là một ngôi chùa cổ của người Khmer, chùa Kh’Leang là nơi sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng của đông đảo người dân địa phương. Với phong cách kiến trúc – điêu khắc không chỉ thuần Khmer mà còn thể hiện sự giao thoa với văn hóa Hoa – Việt, chùa được xếp hạng Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia và là một trong những điểm đến của du khách, khi ghé thăm Sóc Trăng.

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.61) Nhà trăm cột (Long An): Kiến trúc nhà Rường giữa miền Tây...

(kyluc.vn) Ở tả ngạn sông Vàm Cỏ Đông, thuộc xã Long Hựu Đông, huyện Cần Đước, tỉnh Long An, nhà Trăm cột là công trình kiến trúc điêu khắc cổ xây dựng theo lối nhà Rường đặc trưng của xứ Huế. Trải qua hơn 100 năm, ngôi nhà vẫn được các hậu duệ của chủ nhân ngôi nhà gìn giữ qua nhiều thế hệ.

Nhà hát kịch Việt Nam (Hà Nội) – TOP 5 sân khấu – nhà hát kịch lâu đời của Việt Nam thu hút nhiều...

(kyluc.vn) Nhà hát Kịch Việt Nam là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, có chức năng biểu diễn nghệ thuật kịch nói; sưu tầm, bảo tồn và phát triển nghệ thuật kịch nói.

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.60) Chợ Đà Lạt (Lâm Đồng): Trái tim của thành phố ngàn hoa...

(kyluc.vn) Chợ Đà Lạt hiện nay không chỉ là một ngôi chợ với các hoạt động mua bán thông thường với người bản xứ, mà còn là nơi nối tiếng thu hút khách tham quan khi đến với thành phố này.

[WOWTIMES – VIETKINGS] Trường Đại học Sài Gòn (1908-2024) – Chứng nhân lịch sử kiêu hùng – Top 100 đơn vị trên 100 tuổi...

(nienlich.vn) Đại học Sài Gòn được xây dựng vào năm 1908 có tiền thân là trường Trung học Pháp – Hoa. Trong hơn một thế kỷ xây dựng và phát triển, Trường hiện là cơ sở giáo dục đại học và nghiên cứu khoa học công lập, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội của Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói chung.

Nhà hát lớn Thành phố Hồ Chí Minh – TOP 5 sân khấu – nhà hát kịch lâu đời của Việt Nam thu hút...

(kyluc.vn) Được khởi công xây dựng từ năm 1898 và đưa vào sử dụng từ năm 1900, Nhà hát thành phố (tên ban đầu là Nhà hát lớn Sài Gòn- L’Opera de Saigon) từng là biểu tượng văn hoá của “Hòn ngọc viễn Đông”. Hơn 100 năm qua, theo dòng lịch sử của Sài Gòn, Nhà hát cũng có nhiều thăng trầm và trở thành một chứng nhân của lịch sử.

Bài viết nổi bật

Đại học Sư phạm TP.HCM ‘bắt tay’ doanh nghiệp công nghệ Việt thúc đẩy chuyển đổi số

Theo hợp tác mới ký kết với Viettel Solutions, Đại học Sư phạm TP.HCM sẽ cùng doanh nghiệp này xây dựng các giải pháp công nghệ trong giáo dục tập trung vào 4 nội dung chính.

Nhóm sinh viên trường ĐH Ngoại thương giành giải ‘Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng’

Ngày 12/6, tại Học viện Tài chính diễn ra Chung khảo Hội thi khoa học sinh viên toàn quốc 'Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng' lần thứ VII, năm 2022. Ban Giám khảo đã chọn ra nhóm sinh viên ĐH Ngoại thương TP. Hồ Chí Minh giành giải Đặc biệt.

Bài viết mới nhất

Bệnh viện Mắt Quốc tế Việt – Nga lập 02 kỷ lục Việt Nam trong phẫu thuật bệnh lý về mắt vào dịp kỷ niệm 15 năm thành lập

(Kyluc.vn) Vào tối 4.5.2024, lễ kỷ niệm 15 năm ngày thành lập Hệ thống Bệnh viện Mắt Quốc tế Việt – Nga diễn ra tại Hà Nội. Cũng trong dịp này. Tổ chức kỷ lục Việt Nam đã trao 02 Kỷ lục Việt Nam tới Bệnh viện Mắt Quốc tế Việt – Nga với số lượng ca phẫu thuật điều trị đục thủy tinh thể với kính đa tiêu Zeiss và điều trị tật khúc xạ bằng phương pháp Smile nhiều nhất tại Việt Nam.

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.62) Chùa Kh’Leang (Sóc Trăng): Tinh hoa kiến trúc Kinh-Khmer-Hoa – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Là một ngôi chùa cổ của người Khmer, chùa Kh’Leang là nơi sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng của đông đảo người dân địa phương. Với phong cách kiến trúc – điêu khắc không chỉ thuần Khmer mà còn thể hiện sự giao thoa với văn hóa Hoa – Việt, chùa được xếp hạng Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia và là một trong những điểm đến của du khách, khi ghé thăm Sóc Trăng.

Mr Đàm lập Kỷ lục với thành tích biểu diễn 18 mashup từ 62 ca khúc: “Phải tập trung cao độ, không được lơ mơ”

(Kyluc.vn) Vào tối ngày 04.5.2024 tại Trung tâm Hội nghị Thiskyhall Sala tại TP.Thủ Đức diễn ra liveshow "Ngày Em Thắp Sao Trời" của ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng. Tại đây Mr.Đàm cùng các nghệ sĩ đã mang đến cho khán giả một bữa tiệc âm nhạc hoàng tráng. Đặc biệt với 18 bài mashup từ 62 ca khúc trữ tình nổi tiếng của làng nhạc Việt, ông hoàng của làng nhạc Việt đã thiết lập kỷ lục Việt Nam lần thứ 3 trong sự nghiệp âm nhạc của mình.

[WOWTIMES – VIETKINGS] Đại học Công nghiệp Hà Nội (1898-2024) – Truyền thống kỹ nghệ trăm năm – Top 100 đơn vị còn hoạt động tại Việt Nam

Trải qua gần 126 năm hình thành và phát triển, tính đến nay Đại học Công nghiệp Hà Nội đã và đang chứng minh được vị thế của mình trên con đường phát triển học thuật cũng như đào tạo nguồn chất lượng cao cho nước nhà trong hành trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

TOP 5 khu chợ đặc trưng ba miền của Việt Nam được nhiều người biết đến – 50 TOP các điểm đến hấp dẫn của Việt Nam 2024 (P.10) – [VIETKINGS-TOPPLUS – Hành trình TOP Việt Nam]

(kyluc.vn) Không ai biết chính xác chợ đươc hình thành từ khi nào, có bao nhiêu cái chợ và bao nhiêu loại chợ búa khác nhau ở Việt Nam. Nhưng có một điều chắc chắn rằng chợ không chỉ nằm trong phạm trù kinh tế đơn thuần mà còn biểu hiện văn hóa Việt Nam một cách đậm nét.

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.61) Nhà trăm cột (Long An): Kiến trúc nhà Rường giữa miền Tây – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Ở tả ngạn sông Vàm Cỏ Đông, thuộc xã Long Hựu Đông, huyện Cần Đước, tỉnh Long An, nhà Trăm cột là công trình kiến trúc điêu khắc cổ xây dựng theo lối nhà Rường đặc trưng của xứ Huế. Trải qua hơn 100 năm, ngôi nhà vẫn được các hậu duệ của chủ nhân ngôi nhà gìn giữ qua nhiều thế hệ.