[rev_slider alias="Banner header"]
Trang chủ Tin tức TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.41)...

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.41) Nhà thờ Đức Bà (Thành phố Hồ Chí Minh): Kiệt tác kiến trúc của thành phố – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Nhà thờ chính tòa Đức Bà Sài Gòn (tên chính thức là Vương cung Thánh đường chính tòa Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội) là nhà thờ chính tòa của Tổng Giáo phận tại TP HCM. Được khởi công lần đầu tiên vào 1876, Nhà thờ Đức Bà được xây dựng với quy mô lớn và khánh thành vào năm 1880. Nhà thờ Đức Bà xứng đáng là một tuyệt tác kiến trúc, là một công trình tiêu biểu góp phần tạo nên diện mạo đô thị Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh.

Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn, tên chính thức là Vương Cung Thánh đường Chính tòa Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội (Immaculate Conception Cathedral Basilica) tọa lạc tại Công trường Công Xã Paris, quận 1, TP Hồ Chí Minh. Vương Cung Thánh Đường (Basilica) là một danh hiệu tôn vinh đặc biệt của Giáo hoàng dành cho một số nhà thờ hoặc thánh địa xét theo tính chất cổ kính, tầm quan trọng trong lịch sử và ý nghĩa tâm linh đối với Giáo hội Công giáo Roma. Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn được phong Vương Cung Thánh Đường năm 1962.

 

 

Nhà thờ Đức Bà được khởi công năm 1877 và hoàn thành sau 3 năm xây dựng, do kiến trúc sư J.Bourad thiết kế. Phương án của kiến trúc sư J.Bourad vượt qua 17 đồ án khác và dành chiến thắng trong một cuộc thi tuyển kiến trúc. Cũng chính ông đã trúng thầu trong việc thi công và giám sát công trình. Ngày 11/4/1880, lễ cung hiến và khánh thành công trình được cố đạo Colombert tổ chức trọng thể với sự có mặt của Thống đốc Nam Kỳ Le Myre de Vilers. Đây là một trong những nhà thờ Công giáo đầu tiên ở Sài Gòn. Tất cả mọi chi phí xây dựng, trang trí nội thất công trình đều do Soái phủ Nam Kỳ đảm trách với tổng số tiền thời đó là 2.500.000 franc Pháp. Và vì vậy, thời gian đầu công trình có tên là Nhà thờ Nhà nước, do nhà nước Pháp xây dựng và quản lý.

 

 

Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn được xây dựng với phong cách kiến ​​trúc tân La Mã Romanesque Revival (hay Neo-Romanesque). Đây là phong cách xây dựng được ưa chuộng vào khoảng giữa thế kỷ 19, lấy cảm hứng từ kiến ​​trúc Romanesque thế kỷ 11 và 12. Các tòa nhà theo phong cách này có xu hướng đặc trưng với các mái vòm và cửa sổ thiết kế đơn giản.

 

 

Công trình có phong cách kiến trúc Roman cải biên pha lẫn Gothic, với những vòm cửa tròn đặc trưng.

 

Trong quá trình xây dựng Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn, toàn bộ vật liệu từ xi măng, sắt thép đến ốc vít đều được mang từ Pháp sang. Mặt ngoài của công trình được làm bằng gạch sản xuất tại Marseille. Ưu điểm của loại gạch này là để trần, không tô trát, không bị rêu bụi, vẫn giữ nguyên màu sáng hồng sau nhiều thập kỷ. Toàn bộ thánh đường có 56 cửa sổ kính màu được sản xuất tại tỉnh Chartres (Pháp).

 

 

Phần móng của thánh đường được thiết kế đặc biệt để chịu trọng lượng gấp 10 lần toàn bộ khối lượng kiến ​​trúc xây dựng. Và một điều rất đặc biệt là nhà thờ không có hàng rào, tường bao như các nhà thờ quanh Sài Gòn Gia Định lúc bấy giờ. 

Thánh đường có chiều dài 133m, tính từ cửa đến tường phòng đọc kinh phía sau, chiều rộng thánh đường là 35m. Chính điện cao 3 tầng tới vòm mái (khoảng 21m), ngăn cách với hai không gian phụ bằng hàng cột cuốn vòm kết hợp với trụ thép đỡ vòm mái. Không gian làm lễ và cầu nguyện này có thể chứa được 1200 người. Nội thất thánh đường có hai dãy chính hình chữ nhật, mỗi bên sáu dãy tượng trưng cho 12 tông đồ. Bệ thờ của Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn được làm bằng đá hoa cương nguyên khối với sáu vị thiên thần tạc vào đá, bệ chia làm ba ô, mỗi ô là một tác phẩm điêu khắc mô tả thánh tích. 

 

Lối vào Thánh đường, có ghi năm hoàn thành công trình: 1880.

 

Bên trong Thánh đường

 

Nội thất Thánh đường được chia thành 5 gian, bao gồm chính điện (gian chính) ở giữa, và hai gian phụ hai bên, tiếp theo là dãy nhà nguyện.

 

Một góc Thánh đường là nơi đặt bàn thờ Thánh

 

Các bức tường được trang trí bằng 56 ô cửa kính mô tả các nhân vật hoặc sự kiện trong Kinh thánh, 31 hình hoa hồng tròn, 25 ô cửa sổ mắt bò nhiều màu kết hợp với các hình ảnh đẹp mắt. Mọi đường nét, gờ chỉ, hoa văn đều theo phom dáng Roman và Gothic trang nghiêm, tao nhã. Tuy nhiên, trong số 56 cửa kính này, chỉ có 4 cửa còn nguyên vẹn. Còn các cửa kính khác đã được tu sửa vào năm 1949 do bị phá hủy vì chiến tranh.

 

Những ô cửa kính màu góp phần đã tạo nên một hiệu ứng ánh sáng tuyệt vời trong nội thất, cho một cảm giác tĩnh lặng, thánh thiện và trang nghiêm. Ánh sáng huyền ảo cũng làm các chi tiết kiến trúc, nội thất bên trong thánh đường nổi bật và đẹp hơn.

 

 

Thiết kế ban đầu thì hai tháp chuông cao 36.6m, không có mái và chỉ có một cầu thang hẹp khoảng 40cm. Nội thất tối và sàn nhà được lót bằng những mảnh gỗ nhỏ. Năm 1895, nhà thờ xây thêm hai mái để che tháp chuông cao 21m do kiến ​​trúc sư Gardes thiết kế, tổng cộng tháp chuông cao 57m. Cả sáu quả chuông đều được treo trên hai tháp chuông. Quả chuông này được làm ở Pháp và đưa về Sài Gòn năm 1879. Chuông được điều khiển bằng điện từ bên dưới. Ngày thường, Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn chỉ đổ chuông lúc 5 giờ sáng và 16 giờ 15 phút. Vào các ngày lễ và chủ nhật, nhà thờ thường đánh ba hồi chuông. 6 chiếc chuông rung đồng thời sẽ có âm thanh rất lớn, bạn thậm chí có thể nghe thấy tiếng chuông từ cách xa 10km.

 

Nhà thờ trước khi xây 2 tháp chuông

 

 

Ô cửa tròn và đồng hồ trên mặt đứng chính công trình. Giữa hai tháp chuông đặt một chiếc đồng hồ rất lớn. Nhìn trên mặt đứng công trình, mặt của chiếc đồng hồ này như một ô cửa sổ, nhưng bên trong nó là một bộ máy khá đồ sộ, nặng tới hơn 1 tấn. Chiếc đồng hồ này được sản xuất tại Thụy Sỹ năm 1887, và dù cũ kỹ và thô sơ, nó vẫn hoạt động khá chính xác.

 

Giữa hai tháp chuông đặt một chiếc đồng hồ rất lớn. 

 

Năm 1903, chính quyền Pháp cho xây dựng bức tượng đồng Pigneau de Béhaine (còn gọi là Giám mục Adran vì vị này làm Giám mục hiệu tòa Adran) dẫn hoàng tử Cảnh (con vua Gia Long) để ca ngợi công lao của nước Pháp “bảo hộ”, “khai hóa” cho Việt Nam. Tới năm 1945, bức tượng đồng này bị phá bỏ, nhưng phần bệ tượng hình trụ bằng đá hoa cương màu đỏ vẫn còn. Năm 1959, Linh mục GiPhạm Văn Thiên, cai quản Giáo xứ Sài Gòn bấy giờ, đi dự đại hội Thánh Mẫu ở Vatican, đã đặt tạc một tượng Đức Mẹ Hòa Bình bằng loại đá cẩm thạch quý hiếm. Tượng được gửi từ Roma – Ý về Sài Gòn – Việt Nam bằng đường thủy. Ngày 16 tháng 2 năm 1959, Linh mục GiPhạm Văn Thiên đã làm lễ dựng tượng trên bệ đài (vẫn còn để trống kể từ năm 1945) và dâng tước hiệu Nữ Vương Hòa Bình. Sau đó 1 ngày (17/2/1959), Hồng y Aganianian từ Roma tới Sài Gòn để chủ tọa lễ bế mạc Đại hội Thánh Mẫu, đã làm phép cho bức tượng. Và từ đó Nhà thờ có tên là Nhà thờ Đức Bà.

 

Bức tượng đồng Giám mục Bá Đa Lộc giang tay che chở Hoàng tử Cảnh.
 

 

Quảng trường Công xã Paris nằm giữa Nhà thờ Đức Bà và đường Nguyễn Du. Ở trung tâm quảng trường chính là nơi đặt tượng Đức Mẹ Hòa Bình. Đây là nơi mà khách tham quan thường dừng chân để uống cà phê, chụp ảnh, ngắm chim bồ câu. Đặc biệt là sáng cuối tuần, rất đông các bạn trẻ tụ tập tại đây để cùng nhau trò chuyện, vui chơi.

 

 

Qua bao thăng trầm lịch sử, nhà thờ Đức Bà vẫn tồn tại cho đến ngày nay, sừng sững như một biểu tượng giữa lòng Sài Gòn. Nhà thờ Đức Bà giờ đây không chỉ được xem là một công trình kiến trúc nữa mà nó đã trở thành 1 phần đời sống tinh thần, thường nhật của người Sài Gòn.

 

 

——————————————

 

 

Hồng bảo Kỷ lục được hiểu là những công trình Kỷ lục được thực hiện trong một thời gian dài, tích hợp những giá trị về kiến trúc, thẩm mỹ, văn hóa… để hình thành nên cho mai sau những di sản, đồng thời góp phần viết tiếp những câu chuyện mà cha ông đã gây dựng, từ đó góp phần định vị những giá trị địa phương nói riêng và Việt Nam nói chung vươn tầm khu vực và thế giới, góp phần định hình, phát triển hình ảnh du lịch địa phương nói riêng và đất nước nói chung thông qua những công trình biểu tượng.

Hành trình tìm kiếm TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam (VietKings) giao cho Trung tâm TOP Việt Nam triển khai và đề cử đến Viện Kỷ lục Thế giới (World Mark) với mong muốn góp phần nhận diện, định vị, quảng bá hình ảnh quốc gia – địa phương ra thế giới. Dự án là một hành trình dài hơi và có thể tiếp nối từ thế hệ này sang thế hệ khác trong mục tiêu chung tạo ra những thay đổi về kiến trúc cảnh quan hiện hữu và quan trọng hơn là góp phần tạo nên những giá trị chiều sâu về văn hóa điểm đến hay lịch sử gắn liền với điểm đến.

CÁC TIN KHÁC

Nhà thờ đá Phát Diện (Ninh Bình) – TOP 5 nhà thờ cổ trên 100 tuổi của Việt Nam được nhiều người biết đến...

(kyluc.vn) Nhà thờ Phát Diệm huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình là công trình của sự hòa hợp và hội nhập, giao thoa giữa đạo Công giáo với nền văn hóa kiến trúc của dân tộc Việt Nam.

Nhà thờ Mằng Lăng (Phú Yên) – TOP 5 nhà thờ cổ trên 100 tuổi của Việt Nam được nhiều người biết đến (P.1)...

(kyluc.vn) Nhà thờ Mằng Lăng (ở xã An Thạch, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên) là một trong những nhà thờ cổ nhất Việt Nam, có kiến trúc độc đáo, với hình dáng, đường nét mang đậm dấu ấn kiến trúc thế kỷ XIX. Không chỉ gây ấn tượng với kiến trúc, nhà thờ Mằng Lăng còn là nơi lưu giữ cuốn sách chữ quốc ngữ đầu tiên của Việt Nam.

[WOWTIMES – VIETKINGS] Trường THPT Chuyên Trần Đại Nghĩa (1874-2024) – Nơi hội tụ đỉnh cao trí tuệ – Top 100 đơn vị trên...

(nienlich.vn) Trường THPT Trần Đại Nghĩa hay còn được gọi bằng cái tên yêu thương là "Trần Chuyên". Tính đến nay, ngôi trường cổ kính và danh giá bậc nhất Sài Thành tròn 150 tuổi đời - đã và đang trở thành đích đến của nhiều học sinh trên địa bàn TP.HCM.

TOP 5 nhà thờ cổ trên 100 tuổi của Việt Nam được nhiều người biết đến – 50 TOP các điểm đến hấp dẫn...

(kyluc.vn) Những nhà thờ lâu đời không chỉ là nơi lui tới thường xuyên của các giáo dân mà còn là điểm đến hấp dẫn cho những ai yêu thích khám phá lịch sử, văn hóa và kiến trúc của vùng đất.

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.68) Thánh đường Mubarak (An Giang): Niềm tự hào cùa người Chăm Hồi...

(kyluc.vn) Nằm nép mình dòng sông Hậu hiền hòa là thánh đường lớn, nhỏ với kiểu kiến trúc mái vòm nổi bật. Trong đó, nổi tiếng và ấn tượng nhất là thánh đường Mubarak- một trong những công trình kiến trúc mang nét đặc thù của đồng bào dân tộc thiểu số Chăm và cũng là một trong những thánh đường hồi giáo lớn và đẹp nhất ở An Giang.

Chợ Bến Thành (Thành phố Hồ Chí Minh) – TOP 5 khu chợ đặc trưng ba miền của Việt Nam được nhiều người biết...

(kyluc.vn) Chợ Bến Thành là một trong những điểm đến nổi tiếng tại thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. Khi đặt chân đến Thành phố Hồ Chí Minh, du khách chắc chắn phải đến chợ Bến Thành vì đây không chỉ là nơi để mua sắm các sản phẩm địa phương, mà còn là một trải nghiệm văn hóa thú vị. Du lịch tại Chợ Bến Thành không chỉ giúp du khách hiểu hơn về lịch sử và văn hóa của Sài Gòn, mà còn mang lại cho du khách nhiều trải nghiệm và khám phá văn hóa ẩm thực đặc trưng của Thành phố, có thể mua sắm các mặt hàng chất lượng với giá cả hợp lý, tìm hiểu và chiêm ngưỡng kiến trúc đặc biệt của Thành phố Hồ Chí Minh cũng như kết nối và giao lưu với người dân địa phương.

Bài viết nổi bật

Đại học Sư phạm TP.HCM ‘bắt tay’ doanh nghiệp công nghệ Việt thúc đẩy chuyển đổi số

Theo hợp tác mới ký kết với Viettel Solutions, Đại học Sư phạm TP.HCM sẽ cùng doanh nghiệp này xây dựng các giải pháp công nghệ trong giáo dục tập trung vào 4 nội dung chính.

Nhóm sinh viên trường ĐH Ngoại thương giành giải ‘Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng’

Ngày 12/6, tại Học viện Tài chính diễn ra Chung khảo Hội thi khoa học sinh viên toàn quốc 'Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng' lần thứ VII, năm 2022. Ban Giám khảo đã chọn ra nhóm sinh viên ĐH Ngoại thương TP. Hồ Chí Minh giành giải Đặc biệt.

Bài viết mới nhất

Công ty Mỹ và Nhật Bản ‘bắt tay’ phát triển chip AI tiết kiệm năng lượng

Công ty Esperanto Technologies của Mỹ sẽ cung cấp kiến thức chuyên môn về thiết kế loại chip AI tiết kiệm năng lượng, trong khi Rapidus sẽ phụ trách phần các công nghệ chế tạo chip.

[WOWTIMES – VIETKINGS] Bưu điện Thành phố Hồ Chí Minh (1891-2024): Nét đẹp tráng lệ giữa lòng Sài Gòn – Top 100 đơn vị trên 100 tuổi còn hoạt động tại Việt Nam 2024 – P.32

(WowTimes - VietKings) Bưu điện Thành phố Hồ Chí Minh được hoàn thành xây dựng vào năm 1891. Tới nay, trải qua gần 133 năm hình thành và phát triển nhưng bưu điện vẫn và đang là trung tâm văn hóa - du lịch - thương mại náo nhiệt nhất đất Sài thành.

Hai nhà khoa học lĩnh vực vật lý và môi trường đoạt Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2024

Đó là Tiến sĩ Nguyễn Thị Kim Thanh, Viện Vật lý, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam với một công...

Vương cung Thánh đường Phú Nhai (Nam Định) – TOP 5 nhà thờ cổ trên 100 tuổi của Việt Nam được nhiều người biết đến (P.5) – [VIETKINGS-TOPPLUS – Hành trình TOP Việt Nam]

(kyluc.vn) Vương cung thánh đường Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội – nhà thờ Phú Nhai (xã Xuân Phương, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định) được biết đến là một trong những nhà thờ lớn nhất Đông Nam Á với kiến trúc Gothic nước Pháp. Nhà thờ Phú Nhai là biểu tượng văn hoá nổi tiếng của xứ đạo Nam Định.

Trợ lý AI giúp rút ngắn thời gian phát triển phần mềm và tận dụng dữ liệu nội bộ

Trợ lý trí tuệ nhân tạo Amazon Q giúp các doanh nghiệp rút ngắn thời gian phát triển phần mềm và tận dụng dữ...

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.73) Cầu Trường Tiền (Thừa Thiên Huế): Duyên dáng nét thơ chốn Thiền Kinh – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Dòng sông Hương chảy trong lòng thành phố Huế hơn 100 năm đã soi bóng một cây cầu. Trải qua thăng trầm lịch sử, cho dù bây giờ và mai sau ở đất cố đô đã và sẽ có nhiều công trình bắc qua dòng sông này, nhưng đó là biểu tượng không thể thay thế với tên gọi: cầu Trường Tiền.