[rev_slider alias="Banner header"]
Trang chủ Tin tức TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.32)...

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.32) Nhà hát Lớn (Thành phố Hồ Chí Minh): Thánh đường nghệ thuật giữa lòng Sài Gòn – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Được khởi công xây dựng từ năm 1898 và đưa vào sử dụng từ năm 1900, Nhà hát thành phố (tên ban đầu là Nhà hát lớn Sài Gòn- L’Opera de Saigon) từng là biểu tượng văn hoá của “Hòn ngọc viễn Đông”. Hơn 100 năm qua, theo dòng lịch sử của Sài Gòn, Nhà hát cũng có nhiều thăng trầm và trở thành một chứng nhân của lịch sử.

Nhà hát Lớn Thành phố Hồ Chí Minh (số 7 đường Công Trường Lam Sơn, phường Bến Nghé, quận 1) là một công trình kiến trúc đặc biệt, mang đậm phong cách baroque thịnh hành tại Pháp cuối thế kỷ 19. Đây được xem là nhà hát trung tâm, nơi chuyên tổ chức các chương trình sân khấu nghệ thuật lớn, đồng thời còn là một địa điểm du lịch lý thú của Thành phố Hồ Chí Minh.

 

Sau khi chiếm được Nam Kỳ, năm 1863, chính quyền Pháp ở Đông Dương đã mời một đoàn hát sang biểu diễn tại Sài Gòn để mua vui cho lính viễn chinh Pháp. Địa điểm biểu diễn của đoàn lúc bấy giờ là nhà gỗ của dinh Thủy sư đề đốc tại Công trường Đồng Hồ (nay là góc đường Nguyễn Du – Đồng Khởi). Sau sự kiện này, một nhà hát tạm được lập ở vị trí khách sạn Caravelle ngày nay. Đến năm 1898, Nhà hát Lớn mới được khởi công ngay cạnh nhà hát cũ và hai năm sau thì hoàn thành. Công việc xây dựng bắt đầu vào cuối năm 1896, và nhà hát thứ ba và hiện tại của Sài Gòn đã hoàn thành vào cuối năm 1899. Nó được khánh thành vào ngày 15 tháng 1 năm 1900, với sự có mặt của thị trưởng Sài Gòn Paul Blanchy và Hoàng tử Waldemar của Đan Mạch, lúc đó đang có chuyến thăm cấp nhà nước tới Đông Dương. Buổi biểu diễn khai mạc có buổi công diễn châu Á của Jules Massenet, vở opera La Navarraise.

Kiến trúc nguyên thủy của Nhà Hát, khoảng 1920s

 

Nhà hát lớn Sài Gòn (L’Opera de Saigon) do kiến trúc sư Félix Olivier thiết kế, chính thức đưa vào hoạt động vào năm 1900. Công trình lấy cảm hứng từ Nhà hát Opera Garnier tại Paris, thiết kế mô phỏng theo lối kiến trúc Flamboyant Gothic của thời Đệ tam cộng hòa Pháp thuộc thế kỷ 19, với đặc trưng là sự phối hợp khéo léo giữa điêu khắc và kiến trúc. Khắp nơi từ bên ngoài đến nội thất bên trong Nhà hát đều được đắp phù điêu, tượng nổi. Đặc biệt, mặt tiền Nhà hát lớn Thành phố chịu ảnh hưởng nhiều bởi nghệ thuật trang trí của Bảo tàng Petit Palais (xây dựng cùng năm tại Paris, Pháp). Ấn tượng nhất là 2 bức phù điêu của Nữ thần Nghệ thuật bán khoả thân được trang trí ở cổng lối vào nhà hát thiết kế theo phong cách Phục hưng.

Kiến trúc Nhà Hát, có thể thấy ảnh hưởng rõ từ kiến trúc Petit Palais ở Paris xây cùng thời điểm. Mặt tiền làm một vòm cung lớn chia 3 cửa đón khách, trang trí nổi bật bởi 2 cột chạm hình phụ nữ đỡ cột phong cách Erechtheyon Caryatids Hy Lạp. Phía trên trán tường dưới vòm cung mặt tiền là bức bích hoạ với 5 vị nữ thần vẽ trên nền gạch men ốp mặt tiền, bao quanh một trán tường nhỏ có dáng như 1 ngôi đền chạm hình nữ thần, dây hoa và bên dưới là dòng chữ “Nhà Hát Thành Phố” thay thế cho dòng chữ nguyên bản “Théatre Municipal” từ thời Pháp. Ngoài ra dọc theo diềm đỉnh tường là hàng phù điêu hình mặt người và dây hoa mà theo nguyên bản là các mặt nạ diễn kịch thường thấy trong nhà hát. Điểm nhấn chính của nhà hát là cụm tượng 2 thiên thần ngồi bên cạnh nhau tôn vinh cây đàn Lyre đặc trưng của thần thoại La-Hy, bên dưới là 1 cartouche mà theo nguyên thuỷ có chạm 2 chữ “RF” (viết tắt của Republique Francaises) và bên dưới là đầu thần Pan, vị thần của âm nhạc đồng quê. Tất cả các bố cục điêu khắc và trang trí mặt tiền đó tổng thể hình thành nên trường phái “flamboyant” thịnh hành ở Pháp lúc đó trên nền kiến trúc Baroque, chính vì vậy nhà hát Saigon có một kiến trúc khác biệt so với những nhà hát Tây còn lại khắp xứ Đông Dương.
 

Ngoài những thức cột cổ điển dạng tròn hay biến đổi dạng vuông, còn một loại cột hình dạng con người đỡ mái thay cho cột. Dạng nữ, cũng là mô thức cổ xưa nhất là Caryatid, tượng trưng cho những cô gái đồng trinh giữ đền nữ thần Artemis. Phiên bản nam là Telamon (Τελαμών) – người anh hùng trong sử thi Illiad hoặc Atlas (Ἄτλας) – vị thần thời đại Titan bị Zeus trừng phạt phải đỡ quả địa cầu tới vĩnh viễn. Những di chỉ cổ xưa nhất của dạng này có từ thế kỉ thứ 6 TCN. Tượng người thay cho cột phải được tính toán rất kĩ lưỡng về mặt chịu lực, bởi cổ là vị trí nhỏ nhất của cơ thể và là nơi dễ dàng gãy đổ nhất.
 

Năm 1944 khi Nhật xâm chiếm Đông Dương, quân Đồng Minh đã bỏ bom khiến Nhà hát bị hư hỏng nặng phải ngưng hoạt động. Mãi tới năm 1955, chính quyền Sài Gòn mới cho sửa chữa nhưng đã thay đổi lại khá nhiều, trong đó mặt tiền nhà hát đã được tu sửa, 2 bức phù điêu Nữ thần nghệ thuật đã biến mất, thay vào đó là 2 chiếc cột đơn giản không họa tiết. Có lẽ những thay đổi nhằm biến Nhà hát thành toà nhà Quốc Hội, những hoa văn, trang trí cầu kỳ nghệ thuật không phù hợp với hoạt động mang màu sắc chính trị của Nghị viện. Năm 1963, khi chính quyền họ Ngô bị lật đổ, Quốc hội cũng bị giải tán nên toà nhà này được gọi tên là Nhà Văn hoá. Năm 1967, khi Quốc hội được tái lập, chia thành 2 Viện giống như một số nước phương Tây là Thượng Nghị Viện và Hạ Nghị Viện thì Nhà hát lại trở thành toà nhà Trụ sở Hạ Nghị Viện Việt Nam cộng hoà.

 

 

Tới năm 1975, sau ngày đất nước thống nhất, toà nhà mới trở lại đúng với chức năng ban đầu – là nơi tổ chức biểu diễn nghệ thuật với tên gọi: Nhà hát Thành phố Hồ Chí Minh. Nhưng mãi tới năm 1998, hai Nữ thần Nghệ thuật mới được trở lại với Nhà hát. Đó là dịp kỷ niệm 300 năm Sài Gòn- TPHCM, lãnh đạo TPHCM đã quyết định thực hiện dự án nâng cấp Nhà hát, trùng tu Nhà hát theo nguyên trạng với tổng kinh phí trùng tu phục chế khoảng 25 tỷ đồng. Dự án trùng tu năm 1998 bao gồm các hạng mục chính như: Toàn bộ phần kiến trúc bên ngoài của Nhà hát được phục chế y như cũ; mái nhà Nhà hát sẽ được thay mới; Nhà hát thay mới và thiết kế lại hệ thống hơn 600 ghế; Hệ thống âm thanh, ánh sáng được nâng cấp, xử lý bằng công nghệ mới…. Vào năm 2007 lại tiếp tục có dự án cải tạo lần 2 với kinh phí trù bị 1,6 tỷ đồng trong đó trả lại mái ngói Ardoise (Thạch bản) cho mái nhà hát và làm lại các cửa sổ mái, sơn lại mặt tiền, thay đổi số ghế và lát lại nền v.v… và kết quả là hiện trạng như Nhà Hát ngày nay chúng ta thấy.

 

 

 

 

 

Bức tranh Art Nouveau trong mái vòm của Nhà hát còn được bảo tồn nguyên vẹn tới ngày nay (Nguồn: Tảm mạn Kiến trúc)

 

 

Những bức phù điêu đắp nổi bên ngoài nhà hát là hình ảnh cây đàn, dây hoa, thiên thần, vị thần trang trí quanh mặt tiền, các cột và bên hông nhà hát.

Hai nữ thần trước cổng Nhà hát ngày nay

Lối chính vào nhà hát gồm ba cửa theo hình vòm cung, trên trần là đèn chùm cỡ lớn.

Hai bên hông nhà hát có cầu thang lan can bằng sắt, hệ thống cột và trần trang trí nhiều phù điêu, tạo không gian sang trọng cho công trình.

Khán phòng nhìn từ phía sân khấu có thể thấy rõ trần nhà thiết kế hình vòm, hoa văn tinh xảo mang đậm phong cách kiến trúc flamboyant. Không gian khán phòng được trang trí nhiều chi tiết phù điêu, đèn chiếu sáng cổ điển mang lại cảm giác ấm cúng, sang trọng.

Khán phòng với gần 500 chỗ ngồi, trong đó tầng trệt có 338 ghế, hai tầng lầu có 130 ghế phục vụ khán giả thưởng thức các chương trình nghệ thuật đa thể loại như âm nhạc hàn lâm, nghệ thuật dân tộc, ballet…

Ghế ngồi nhà của nhà hát được thay bằng nệm trong đợt trùng tu năm 2007. Đợt này cũng sửa lại mái ngói theo đúng nguyên bản, thay lát gạch nền, các tượng và phù điêu khắc nổi trên tường.

Nhà hát Lớn nằm trong khu vực trung tâm thành phố, là một điểm khám phá lý tưởng đối với du khách. Nhà hát không chỉ là một công trình kiến trúc – văn hóa gắn với những thăng trầm của lịch sử thành phố, mà còn là một công trình kiến trúc tuyệt đẹp, góp phần làm tăng thêm vẻ duyên dáng và sang trọng cho Thành phố Hồ Chí Minh.

——————————————

 

Hồng bảo Kỷ lục được hiểu là những công trình Kỷ lục được thực hiện trong một thời gian dài, tích hợp những giá trị về kiến trúc, thẩm mỹ, văn hóa… để hình thành nên cho mai sau những di sản, đồng thời góp phần viết tiếp những câu chuyện mà cha ông đã gây dựng, từ đó góp phần định vị những giá trị địa phương nói riêng và Việt Nam nói chung vươn tầm khu vực và thế giới, góp phần định hình, phát triển hình ảnh du lịch địa phương nói riêng và đất nước nói chung thông qua những công trình biểu tượng.

Hành trình tìm kiếm TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam (VietKings) giao cho Trung tâm TOP Việt Nam triển khai và đề cử đến Viện Kỷ lục Thế giới (World Mark) với mong muốn góp phần nhận diện, định vị, quảng bá hình ảnh quốc gia – địa phương ra thế giới. Dự án là một hành trình dài hơi và có thể tiếp nối từ thế hệ này sang thế hệ khác trong mục tiêu chung tạo ra những thay đổi về kiến trúc cảnh quan hiện hữu và quan trọng hơn là góp phần tạo nên những giá trị chiều sâu về văn hóa điểm đến hay lịch sử gắn liền với điểm đến.

CÁC TIN KHÁC

Nhà thờ đá Phát Diện (Ninh Bình) – TOP 5 nhà thờ cổ trên 100 tuổi của Việt Nam được nhiều người biết đến...

(kyluc.vn) Nhà thờ Phát Diệm huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình là công trình của sự hòa hợp và hội nhập, giao thoa giữa đạo Công giáo với nền văn hóa kiến trúc của dân tộc Việt Nam.

Nhà thờ Mằng Lăng (Phú Yên) – TOP 5 nhà thờ cổ trên 100 tuổi của Việt Nam được nhiều người biết đến (P.1)...

(kyluc.vn) Nhà thờ Mằng Lăng (ở xã An Thạch, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên) là một trong những nhà thờ cổ nhất Việt Nam, có kiến trúc độc đáo, với hình dáng, đường nét mang đậm dấu ấn kiến trúc thế kỷ XIX. Không chỉ gây ấn tượng với kiến trúc, nhà thờ Mằng Lăng còn là nơi lưu giữ cuốn sách chữ quốc ngữ đầu tiên của Việt Nam.

[WOWTIMES – VIETKINGS] Trường THPT Chuyên Trần Đại Nghĩa (1874-2024) – Nơi hội tụ đỉnh cao trí tuệ – Top 100 đơn vị trên...

(nienlich.vn) Trường THPT Trần Đại Nghĩa hay còn được gọi bằng cái tên yêu thương là "Trần Chuyên". Tính đến nay, ngôi trường cổ kính và danh giá bậc nhất Sài Thành tròn 150 tuổi đời - đã và đang trở thành đích đến của nhiều học sinh trên địa bàn TP.HCM.

TOP 5 nhà thờ cổ trên 100 tuổi của Việt Nam được nhiều người biết đến – 50 TOP các điểm đến hấp dẫn...

(kyluc.vn) Những nhà thờ lâu đời không chỉ là nơi lui tới thường xuyên của các giáo dân mà còn là điểm đến hấp dẫn cho những ai yêu thích khám phá lịch sử, văn hóa và kiến trúc của vùng đất.

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.68) Thánh đường Mubarak (An Giang): Niềm tự hào cùa người Chăm Hồi...

(kyluc.vn) Nằm nép mình dòng sông Hậu hiền hòa là thánh đường lớn, nhỏ với kiểu kiến trúc mái vòm nổi bật. Trong đó, nổi tiếng và ấn tượng nhất là thánh đường Mubarak- một trong những công trình kiến trúc mang nét đặc thù của đồng bào dân tộc thiểu số Chăm và cũng là một trong những thánh đường hồi giáo lớn và đẹp nhất ở An Giang.

Chợ Bến Thành (Thành phố Hồ Chí Minh) – TOP 5 khu chợ đặc trưng ba miền của Việt Nam được nhiều người biết...

(kyluc.vn) Chợ Bến Thành là một trong những điểm đến nổi tiếng tại thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. Khi đặt chân đến Thành phố Hồ Chí Minh, du khách chắc chắn phải đến chợ Bến Thành vì đây không chỉ là nơi để mua sắm các sản phẩm địa phương, mà còn là một trải nghiệm văn hóa thú vị. Du lịch tại Chợ Bến Thành không chỉ giúp du khách hiểu hơn về lịch sử và văn hóa của Sài Gòn, mà còn mang lại cho du khách nhiều trải nghiệm và khám phá văn hóa ẩm thực đặc trưng của Thành phố, có thể mua sắm các mặt hàng chất lượng với giá cả hợp lý, tìm hiểu và chiêm ngưỡng kiến trúc đặc biệt của Thành phố Hồ Chí Minh cũng như kết nối và giao lưu với người dân địa phương.

Bài viết nổi bật

Đại học Sư phạm TP.HCM ‘bắt tay’ doanh nghiệp công nghệ Việt thúc đẩy chuyển đổi số

Theo hợp tác mới ký kết với Viettel Solutions, Đại học Sư phạm TP.HCM sẽ cùng doanh nghiệp này xây dựng các giải pháp công nghệ trong giáo dục tập trung vào 4 nội dung chính.

Nhóm sinh viên trường ĐH Ngoại thương giành giải ‘Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng’

Ngày 12/6, tại Học viện Tài chính diễn ra Chung khảo Hội thi khoa học sinh viên toàn quốc 'Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng' lần thứ VII, năm 2022. Ban Giám khảo đã chọn ra nhóm sinh viên ĐH Ngoại thương TP. Hồ Chí Minh giành giải Đặc biệt.

Bài viết mới nhất

Giới thiệu siêu du thuyền chạy bằng pin hydro đầu tiên trên thế giới

Công ty Feadship giới thiệu mẫu siêu du thuyền chạy bằng pin nhiên liệu hydro không khí thải, hứa hẹn cách mạng hóa phương tiện hạng sang này.

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.74) Văn miếu Mao Điền (Hải Dương): Biểu tượng hiếu học xứ Đông – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Nằm cách thành phố Hải Dương 15km về phía bắc, Văn Miếu Mao Điền được biết tới là văn miếu lớn thứ hai chỉ sau Văn Miếu Quốc Tử Giám (Hà Nội). Với hơn 500 năm tồn tại và thờ hơn 600 tiến sĩ của trấn Hải Dương, nơi đây đã trở thành biểu tượng cho tinh thần hiếu học của người xứ Đông.

Công ty Mỹ và Nhật Bản ‘bắt tay’ phát triển chip AI tiết kiệm năng lượng

Công ty Esperanto Technologies của Mỹ sẽ cung cấp kiến thức chuyên môn về thiết kế loại chip AI tiết kiệm năng lượng, trong khi Rapidus sẽ phụ trách phần các công nghệ chế tạo chip.

[WOWTIMES – VIETKINGS] Bưu điện Thành phố Hồ Chí Minh (1891-2024): Nét đẹp tráng lệ giữa lòng Sài Gòn – Top 100 đơn vị trên 100 tuổi còn hoạt động tại Việt Nam 2024 – P.32

(WowTimes - VietKings) Bưu điện Thành phố Hồ Chí Minh được hoàn thành xây dựng vào năm 1891. Tới nay, trải qua gần 133 năm hình thành và phát triển nhưng bưu điện vẫn và đang là trung tâm văn hóa - du lịch - thương mại náo nhiệt nhất đất Sài thành.

Hai nhà khoa học lĩnh vực vật lý và môi trường đoạt Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2024

Đó là Tiến sĩ Nguyễn Thị Kim Thanh, Viện Vật lý, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam với một công...

Vương cung Thánh đường Phú Nhai (Nam Định) – TOP 5 nhà thờ cổ trên 100 tuổi của Việt Nam được nhiều người biết đến (P.5) – [VIETKINGS-TOPPLUS – Hành trình TOP Việt Nam]

(kyluc.vn) Vương cung thánh đường Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội – nhà thờ Phú Nhai (xã Xuân Phương, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định) được biết đến là một trong những nhà thờ lớn nhất Đông Nam Á với kiến trúc Gothic nước Pháp. Nhà thờ Phú Nhai là biểu tượng văn hoá nổi tiếng của xứ đạo Nam Định.