Trang chủ Tin tức Bắc Giang: Lễ rước Mộc bản“Cư Trần lạc đạo phú" theo nghi...

Bắc Giang: Lễ rước Mộc bản“Cư Trần lạc đạo phú” theo nghi thức Phật giáo lập Kỷ lục Việt Nam

(Kyluc.vn) Sáng ngày 02 tháng 02 năm 2023 (nhằm ngày 12 tháng Giêng năm Qúy Mão), tại Trung tâm Du lịch Tâm linh Sinh thái Tây Yên Tử, tỉnh Bắc Giang, diễn ra Lễ khai mạc Lễ hội Xuân Tây Yên Tử 2023. Trong dịp này, đại diện Tổ chức Kỷ lục Việt Nam (VietKings) đã chính thức trao Kỷ lục Việt Nam với nội dung “Lễ rước Mộc bản Cư Trần lạc đạo phú - tác phẩm của Phật hoàng Trần Nhân Tông theo nghi thức Phật giáo có quy mô lớn nhất” đến Giáo Hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Bắc Giang và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Giang.

Tuần Văn hóa – Du lịch năm 2023 do UBND tỉnh Bắc Giang tổ chức với chủ đề “Linh thiêng Tây Yên Tử” được tổ chức trong 06 ngày, từ ngày 01/02/2023 đến ngày 06/02/2023 (tức từ ngày 11 đến ngày 16 tháng Giêng, năm Quý Mão). Thông qua chuỗi sự kiện, tỉnh Bắc Giang giới thiệu đến người dân và khách du lịch trong và ngoài nước về một điểm đến anh toàn, văn minh, thân thiện, mến khách. Đồng thời, các sự kiện tiếp tục khẳng định vai trò, ý nghĩa quan trọng trong xây dựng, khai thác thương hiệu du lịch “Về miền đất thiêng Tây Yên Tử” theo Con đường Hoằng dương Phật pháp của các Phật tổ Phật giáo Trúc Lâm Yên Tử.

Những hoạt động này sẽ kích cầu du lịch tại địa phương sau hơn 2 năm ngành du lịch bị tác động nặng nề của dịch bệnh Covid-19. Từ đó, sớm đưa du lịch Bắc Giang trở thành ngành kinh tế quan trọng và ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế của tỉnh.

 

Họp báo công bố khai mạc Tuần Văn hóa – Du lịch 2023 của Bắc Giang (ảnh tổng hợp)

 

Một trong những điểm nhấn nổi bật, đặc sắc của Tuần Văn hóa – Du lịch năm 2023 là Lễ rước bộ Mộc bản “Cư Trần lạc đạo phú”. Bộ Mộc bản này là một trong những tác phẩm nổi tiếng của Phật hoàng Trần Nhân Tông được khắc trong bộ kinh Thiền Tông bản hạnh.

 

Bộ mộc bản “Cư Trần lạc đạo phú” của Phật hoàng Trần Nhân Tông nằm trong kho tư liệu mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm đã được UNESCO công nhận là Di sản Tư liệu thuộc Chương trình Ký ức Thế giới khu vực châu Á – Thái Bình Dương năm 2012.

 

Mộc bản “Cư trần lạc đạo phú” được ví như “một bản tuyên ngôn của con đường sống đạo” mà Phật giáo Việt Nam đã đề ra và chi phối cuộc sống của hàng triệu Phật tử Việt Nam thời vua Trần Nhân Tông và những thế kỷ sau. “Cư trần lạc đạo phú” là nguồn tư liệu quý, minh chứng xác thực góp phần quan trọng trong việc nghiên cứu tìm hiểu chữ Nôm và giá trị văn Nôm thời Trần, thời Lê – Nguyễn trong kho tàng thơ văn Phật giáo Việt Nam. Việc tổ chức lễ rước bộ Mộc bản thể hiện ý chí và tinh thần của Phật giáo Trúc Lâm; làm cơ sở để tỉnh Bắc Giang tiếp tục thực hiện mục tiêu phục dựng, tái hiện con đường “Hoằng dương Phật pháp” của các Phật tổ phật giáo Trúc Lâm Yên Tử. Đồng thời tôn vinh, giới thiệu, quảng bá sâu rộng giá trị mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm – Di sản thuộc chương trình Ký ức thế giới khu vực châu Á – Thái Bình Dương đến đông đảo các tầng lớp nhân dân và du khách.

Với hoạt động đặc biệt ý nghĩa này, đại diện Sở Văn hóa Thể thao Du lịch tỉnh Bắc Giang và đại diện Giáo hội Phật giáo tỉnh Bắc Giang cũng đã gửi hồ sơ đề xuất xác lập Kỷ lục Việt Nam đến Tổ chức Kỷ lục Việt Nam – VietKings. Sau thời gian tiếp nhận hồ sơ, đại diện Tổ chức Kỷ lục Việt Nam đã có mặt trực tiếp tại sự kiện để thẩm định, kiểm tra, chứng kiến toàn bộ quá trình thực hiện của Lễ rước độc đáo và quy mô này.

Lễ rước Mộc bản “Cư Trần lạc đạo phú” được chuẩn bị công phu, kỹ lưỡng với 108 xe ô tô được trang trí theo nghi thức Phật giáothu hút hàng ngàn tăng ni, phật tử, nhân dân và khách du lịch tham gia đoàn rước, trên hành trình hơn 70km từ Chùa Vĩnh Nghiêm (huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang) – Nơi được xem là Chốn Tổ của Phật giáo Trúc lâm Yên Tử, đến “Miền đất thiêng Tây Yên Tử, huyện Sơn Động. Bộ Mộc bản sau đó được an vị tại chùa Thượng Tây Yên Tử.

 

108 xe ô tô được trang trí theo nghi thức Phật giáo tham gia lễ rước.

 

Bộ Mộc bản được nghinh rước cẩn thận và trang nghiêm

 

Xe rước bộ Mộc bản “Cư Trần lạc đạo phú

 

Bộ mộc bản được đưa về chùa Thượng Tây Yên Tử để du khách và phật tử khắp nơi cùng chiêm ngưỡng.

 

Sau khi lễ rước diễn ra, tại sự kiện mạc Lễ hội Xuân Tây Yên Tử – 2023, đại diện Tổ chức Kỷ lục Việt Nam đã trao tặng Kỷ lục đến Sở Văn hóa, thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Giang và Giáo Hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Bắc Giang với nội dung: Lễ rước Mộc bản Cư Trần lạc đạo phú (tác phẩm của Phật hoàng Trần Nhân Tông) theo nghi thức Phật giáo có quy mô lớn nhất Việt Nam”.

 

Sự kiện mạc Lễ hội Xuân Tây Yên Tử – 2023

 

Về phía Tổ chức Kỷ lục Việt Nam – VietKings tham dự sự kiện có sự góp mặt của: Ts. Thang Văn Phúc – Nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ, Chủ tịch Trung Ương Hội Kỷ lục gia Việt Nam; Ông Hoàng Thanh Khiết – Nguyên Phó Chánh VP Thường trực – Văn phòng TW Đảng, Thành viên HĐXL Tổ chức Kỷ lục Việt Nam; Ông Trần Ngọc Tăng – Nguyên phó trưởng ban Tuyên giáo Trung Ương, Phó Chủ tịch Trung ương Hội Kỷ lục gia Việt Nam; Ông Trịnh Thúc Huỳnh – Nguyên GĐ, TBT Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, PCT Thường trực Tổ chức Kỷ lục Đông Dương; Ông Hoàng Thái Tuấn Anh – Tổng thư ký Tổ chức Kỷ lục Đông Dương, Trưởng đại diện văn phòng Kỷ lục Việt Nam tại miền Bắc.

 

Ông Hoàng Thái Tuấn Anh – Tổng thư ký Tổ chức Kỷ lục Đông Dương, Trưởng đại diện văn phòng Kỷ lục Việt Nam tại miền Bắc công bố quyết định xác lập Kỷ lục tại sự kiện.

 

Ts. Thang Văn Phúc (ngoài cùng bên trái) – Nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ, Chủ tịch Trung Ương Hội Kỷ lục gia Việt Nam; Ông Hoàng Thanh Khiết (thứ 3 từ phải qua) – Nguyên Phó Chánh VP Thường trực – Văn phòng TW Đảng, Thành viên HĐXL Tổ chức Kỷ lục Việt Nam cùng ông Hoàng Thái Tuấn Anh (thứ 2 từ phải qua) trao Kỷ lục Việt Nam đến ông Trương Quang Hải – Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Giang cùng Thượng tọa Thích Thiện Văn, Ủy viên Hội đồng Trị sự GHPGVN, Trưởng ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bắc Giang, Trụ trì chùa Vĩnh Nghiêm Bắc Giang.

 

Cũng trong khuôn khổ Tuần Văn hóa – Du lịch năm 2023, Bắc Giang còn có các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch đặc sắc khác như: Hội trại văn hóa du lịch huyện Sơn Động; Trưng bày chuyên đề “Dấu thiêng Phật giáo Tây Yên Tử – Di vật từ lòng đất”; Hội Báo Xuân và trưng bày ảnh đẹp về các thành tựu kinh tế, xã hội của tỉnh Bắc Giang; Lễ hội vùng cao Tân Sơn huyện Lục Ngạn, chợ tình Tân Sơn và Hội hát Sloonghao (một nét văn hóa đặc sắc của đồng bào dân tộc thiểu số); Giải Việt dã leo núi chinh phục đỉnh non thiêng Yên Tử; Giải vô địch Kéo co, Đẩy gậy tỉnh Bắc Giang; Liên hoan hát Văn, hát Chầu văn tỉnh Bắc Giang; Lễ khai hội Xuân tại chùa Bát Nhã (Bình Long), Lễ khai hội Xuân tại đền Thần Nông huyện Lục Nam…

 

Uyên Võ – Tuấn Anh – kyluc

CÁC TIN KHÁC

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.58) Đền Kiếp Bạc (Hải Dương): Khúc tráng ca về Hưng Đạo đại...

(kyluc.vn) Ở Kiếp Bạc những ngày không mùa lễ hội, ta có dịp lắng lòng nghe tiếng sóng sông Lục Đầu hay gió từ thung lũng dội về như âm vang, khí thế của ba quân. Mỗi dấu tích, cảnh vật nơi đây đều là minh chứng của thời kỳ chống giặc Nguyên - Mông.

[WOWTIMES – VIETKINGS] Đại học Quốc gia Hà Nội (1906-2024) – 30 năm tiên phong đổi mới – Top 100 đơn vị trên 100...

(nienlich.vn) Sau gần 118 năm hình thành và phát triển, Đại học Quốc gia Hà Nội đã trở thành trung tâm đào tạo chất lượng cao, hướng tới làm nòng cốt và đầu tàu cho hệ thống giáo dục nước nhà.

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.57) Tháp cổ Chiềng Sơ (Điện Biên): Dấu ấn kiến trúc và nghệ...

(kyluc.vn) Di tích tháp Chiềng Sơ thuộc bản Nà Muông, xã Chiềng Sơ, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên Đó là di tích kiến trúc thẩm mỹ và nghệ thuật khá độc đáo và khác biệt thể hiện quan hệ đoàn kết, hữu nghị của nhân dân hai nước Việt – Lào.

Nhà hát lớn Hà Nội – TOP 5 sân khấu – nhà hát kịch lâu đời của Việt Nam thu hút nhiều khách tham...

(kyluc.vn) Với chiều dài lịch sử 113 năm, Nhà hát Lớn Hà Nội hiện hữu như một biểu tượng trường tồn về văn hóa, kiến trúc nghệ thuật, lịch sử, hội nhập và giao thoa văn hóa Đông - Tây, đóng góp to lớn vào lĩnh vực văn hóa và mở rộng giao lưu văn hóa, góp phần quảng bá đất nước và con người Việt Nam đến với bạn bè quốc tế và kiều bào ta ở nước ngoài.

Tiến sĩ, Nghệ sĩ, Kỷ lục gia Chu Bảo Quế đón nhận bằng Giáo sư Danh dự từ Viện Đại học Kỷ lục Thế...

(kyluc.vn) Vào ngày 30/4/2024 tại Việt Nam, Viện Đại học Kỷ lục Thế giới (WRU) đã chính thức trao bằng Giáo sư Danh dự đến Tiến sĩ - Nghệ sĩ - Kỷ lục gia Chu Bảo Quế với những đóng góp của ông trong sự nghiệp văn hóa, giáo dục của quê hương và nỗ lực quảng bá các giá trị văn hóa của Việt Nam ra toàn Thế giới. Là một người có tình yêu sâu sắc với nhiều loại hình nghệ thuật dân tộc, Tiến sĩ - Nghệ sĩ - Kỷ lục gia Chu Bảo Quế đã cống hiến phần lớn thời gian, tâm huyết, trí tuệ của mình cho sự nghiệp bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của Việt Nam. Đặc biệt trong việc giữ gìn, bảo tồn và phát huy giá trị của những làn điệu Dân ca Quan họ cổ và những làn điệu Chèo cổ của Việt Nam.

[WOWTIMES – VIETKINGS] Trường Đại học Y Hà Nội (1902-2024) – Học tốt, mơ nhiều, yêu say đắm – Top 100 đơn vị trên...

Trường Đại học Y Hà Nội là cái nôi của những người sáng lập ra các chuyên ngành y học hiện đại Việt Nam từ...

Bài viết nổi bật

Đại học Sư phạm TP.HCM ‘bắt tay’ doanh nghiệp công nghệ Việt thúc đẩy chuyển đổi số

Theo hợp tác mới ký kết với Viettel Solutions, Đại học Sư phạm TP.HCM sẽ cùng doanh nghiệp này xây dựng các giải pháp công nghệ trong giáo dục tập trung vào 4 nội dung chính.

Nhóm sinh viên trường ĐH Ngoại thương giành giải ‘Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng’

Ngày 12/6, tại Học viện Tài chính diễn ra Chung khảo Hội thi khoa học sinh viên toàn quốc 'Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng' lần thứ VII, năm 2022. Ban Giám khảo đã chọn ra nhóm sinh viên ĐH Ngoại thương TP. Hồ Chí Minh giành giải Đặc biệt.

Bài viết mới nhất

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.58) Đền Kiếp Bạc (Hải Dương): Khúc tráng ca về Hưng Đạo đại vương – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Ở Kiếp Bạc những ngày không mùa lễ hội, ta có dịp lắng lòng nghe tiếng sóng sông Lục Đầu hay gió từ thung lũng dội về như âm vang, khí thế của ba quân. Mỗi dấu tích, cảnh vật nơi đây đều là minh chứng của thời kỳ chống giặc Nguyên - Mông.

Thú vị với lớp học lập trình dành cho trẻ

Dạy lập trình máy tính cho trẻ em đang được coi là xu hướng giáo dục mới trên thế giới và Việt Nam. Không phải là những giờ học khô khan theo kiểu đọc, chép một chiều, các em nhỏ tại lớp học lập trình có thể rèn luyện tư duy logic, tư duy giải quyết vấn đề và thỏa sức sáng tạo.

[WOWTIMES – VIETKINGS] Đại học Quốc gia Hà Nội (1906-2024) – 30 năm tiên phong đổi mới – Top 100 đơn vị trên 100 tuổi còn hoạt động tại Việt Nam 2024 – P.17

(nienlich.vn) Sau gần 118 năm hình thành và phát triển, Đại học Quốc gia Hà Nội đã trở thành trung tâm đào tạo chất lượng cao, hướng tới làm nòng cốt và đầu tàu cho hệ thống giáo dục nước nhà.

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.57) Tháp cổ Chiềng Sơ (Điện Biên): Dấu ấn kiến trúc và nghệ thuật Việt-Lào – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Di tích tháp Chiềng Sơ thuộc bản Nà Muông, xã Chiềng Sơ, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên Đó là di tích kiến trúc thẩm mỹ và nghệ thuật khá độc đáo và khác biệt thể hiện quan hệ đoàn kết, hữu nghị của nhân dân hai nước Việt – Lào.

Nhà hát lớn Hà Nội – TOP 5 sân khấu – nhà hát kịch lâu đời của Việt Nam thu hút nhiều khách tham quan (P.2) – [VIETKINGS-TOPPLUS – Hành trình TOP Việt Nam]

(kyluc.vn) Với chiều dài lịch sử 113 năm, Nhà hát Lớn Hà Nội hiện hữu như một biểu tượng trường tồn về văn hóa, kiến trúc nghệ thuật, lịch sử, hội nhập và giao thoa văn hóa Đông - Tây, đóng góp to lớn vào lĩnh vực văn hóa và mở rộng giao lưu văn hóa, góp phần quảng bá đất nước và con người Việt Nam đến với bạn bè quốc tế và kiều bào ta ở nước ngoài.

Tiến sĩ, Nghệ sĩ, Kỷ lục gia Chu Bảo Quế đón nhận bằng Giáo sư Danh dự từ Viện Đại học Kỷ lục Thế giới WRU

(kyluc.vn) Vào ngày 30/4/2024 tại Việt Nam, Viện Đại học Kỷ lục Thế giới (WRU) đã chính thức trao bằng Giáo sư Danh dự đến Tiến sĩ - Nghệ sĩ - Kỷ lục gia Chu Bảo Quế với những đóng góp của ông trong sự nghiệp văn hóa, giáo dục của quê hương và nỗ lực quảng bá các giá trị văn hóa của Việt Nam ra toàn Thế giới. Là một người có tình yêu sâu sắc với nhiều loại hình nghệ thuật dân tộc, Tiến sĩ - Nghệ sĩ - Kỷ lục gia Chu Bảo Quế đã cống hiến phần lớn thời gian, tâm huyết, trí tuệ của mình cho sự nghiệp bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của Việt Nam. Đặc biệt trong việc giữ gìn, bảo tồn và phát huy giá trị của những làn điệu Dân ca Quan họ cổ và những làn điệu Chèo cổ của Việt Nam.