Trang chủ Tin tức 20 Kỷ lục Thế giới trong lĩnh vực ẩm thực Việt Nam...

20 Kỷ lục Thế giới trong lĩnh vực ẩm thực Việt Nam (P.12): Việt Nam – Quốc gia sản xuất và xuất khẩu cà phê Robusta ra thị trường toàn cầu lớn nhất cùng nghệ thuật phối trộn, pha chế và văn hóa thưởng thức cà phê Robusta độc đáo, đa dạng nhất Thế giới

(kyluc.vn) Việt Nam không chỉ là quốc gia hiện đang dẫn đầu về sản lượng sản xuất và xuất khẩu cà phê Robusta, mà còn sở hữu rất nhiều giá trị góp phần tạo nên tạo nên một nền "Văn hoá cà phê” từ hạt cà phê Robusta của đất nước và con người Việt Nam, một nền văn hóa với nhiều giá trị di sản rất đặc trưng, đa dạng và độc đáo nhất thế giới.

 

TỪ VỊ THẾ CÀ PHÊ ROBUSTA VIỆT NAM
Cà phê là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, cũng là mặt hàng nông sản xuất khẩu đứng thứ 2 về kim ngạch sau gạo. Chính vì thế ngành cà phê có một vai trò rất lớn trong nền kinh tế chiến lược quốc gia.
Brazil và Việt Nam chiếm đa số sản lượng cà phê của thế giới. Đây còn là hai quốc gia lớn cung cấp chủ yếu hai loại cà phê chính gồm Arabica và Robusta. Hiện nay, Brazil đang dẫn đầu thế giới về tổng sản lượng sản xuất và xuất khẩu cà phê bao gồm cả 2 loại cà phê Arabica và Robusta. Tuy nhiên, riêng về loại cà phê Robusta thì sản lượng cà phê Robusta của Việt Nam cao hơn Brazil.

 

 

Robusta chiếm gần 90% diện tích cà phê ở Việt Nam, tập trung chủ yếu tại các tỉnh Tây Nguyên bao gồm Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắc Nông và Lâm Đồng. Bên cạnh đó, một số vùng trung du như Vũng Tàu, Đồng Nai cũng trồng được loại cà phê này và cho năng suất tương đối cao. Những vùng trồng cà phê Robusta nổi tiếng như Pleiku, Ayun Pa, Buôn Hồ, Buôn Ma Thuột,… Trong đó, nổi bật nhất là Buôn Ma Thuột – nơi được xem là thủ phủ cà phê của Việt Nam.

Năm 2022 là một năm rất thành công đối với hoạt động xuất khẩu cà phê của Việt Nam. Theo thống kê sơ bộ từ Tổng cục Hải quan, Việt Nam đã xuất khẩu được 1,78 triệu tấn cà phê trong năm vừa qua với tổng kim ngạch đạt trên 4,06 tỷ USD, là mức cao nhất trong hơn 1 thập kỷ trở lại đây. Thành công này đến từ việc đẩy mạnh xuất khẩu, khi giá cà phê trên thị trường đạt mức cao nhất kể từ năm 2011, kết hợp với việc Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đã tăng lãi suất 7 lần liên tiếp khiến tỉ giá USD/VND tăng mạnh đột biến.

 

 

Trong bối cảnh diện tích trồng Arabica đang thu hẹp dần do biến đổi khí hậu và khả năng chống chịu sâu hạn kém thì xu hướng gia tăng nhập khẩu cà phê Robusta và sự gia tăng cà phê Robusta trong tỷ lệ phối trộn trong nghệ thuật pha chế, cho thấy phong cách thưởng thức cà phê trên toàn cầu đã có sự dịch chuyển thay đổi. Giá trị của cà phê Robusta (vốn có định kiến là cà phê loại 2) lên cao cũng giúp thế giới dần thay đổi cách nhìn đối với Việt Nam. Việt Nam đã và đang trở thành Quốc gia sản xuất, xuất khẩu cà phê Robusta số 1 của thế giới.

Hiện nay, nhiều nhà sản xuất trên thế giới đã và đang tạo ra những sản phẩm có chất lượng từ loại hạt cà phê Robusta của Việt Nam. Chưa kể đến, Cà phê Robusta của Việt Nam còn được sử dụng để chế biến cà phê hòa tan vốn đang được ưa chuộng trong thị trường thực phẩm tiêu dùng nhanh.

VIỆT NAM CÓ LOẠI CÀ PHÊ ROBUSTA NGON NHẤT THẾ GIỚI

Việt Nam có nhiều loại cà phê nổi tiếng như Moka, Robusta, Cherry, Culi… Riêng cà phê Robusta, không chỉ sản lượng nhiều mà còn có hương vị rất đặc trưng khi được trồng ở các vùng đất khác nhau. Hiện nay, nhiều chuyên gia cà phê và người dùng đều khẳng định Robusta có nhiều yếu tố để được công nhận là cà phê ngon nhất Việt Nam và thế giới. 

 

Robusta có gốc từ robust – có ý nghĩa là mạnh. Như vậy, Robusta có nghĩa là một loại cà phê có vị mạnh, giàu caffeine. Cà Phê Robusta có tên khoa học là Coffea robusta hay còn gọi là cà phê Vối, có hàm lượng caffeine từ 2 – 4 %, có vị gắt hơn, hạt tròn hơn và nhỏ hơn hạt cà phê Arabica.

Khi nói đến cây cà phê Việt Nam phải kể đến những vùng nguyên liệu tại Tây Nguyên mà đặc biệt là vùng đất Đắk Lắk, vựa cà phê Robusta của quốc gia. Nhờ thiên nhiên ưu đãi ban tặng cho điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp để trồng trọt và phát triển giống cà phê Robusta; vốn thích hợp với độ cao dưới 1.000m, nhiệt độ 24 đến 29 độ C và không cần thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu, cùng với sản lượng thu hoạch lại trội hơn rất nhiều so với cà phê Arabica. Điều kiện này đã tạo cho cà phê Robusta Việt Nam có hương vị riêng, đặc biệt mà các quốc gia khác không có được. 

 

Cà phê Robusta Việt Nam có chất lượng thơm ngon và cuốn hút với thế giới. 30% sản lượng cà phê Robusta của Việt Nam đã và đang cung ứng phục vụ cho nhu cầu cà phê của thế giới.

Một ly cà phê hoàn hảo phải gồm có thành phần Robusta và Arabica. Trong đó Robusta thường là thành phần chính trong nghệ thuật pha chế.

Hàm lượng Caffein có trong cà phê Robusta (khoảng 2 – 2,5%) cao hơn gần gấp đôi so với Arabica (khoảng 1,1 – 1,5%) nên nhiều người uống vẫn thích cà phê Robusta hơn vì đậm vị hơn. 
Cà phê Robusta Việt Nam có thế mạnh rõ rệt và đa dạng ở hương vị: Vị đắng dịu mang đến sự táo bạo và quyết đoán của vùng đất Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk); có vị chua thanh đem lại sự trầm tư và sâu sắc của vùng cà phê Đắk Mil (Đắk Nông); hay sự hoan hỉ, nồng nhiệt đến từ hương vị đậm đà của hàm lượng caffeine cao trong hạt cà phê Robusta của vùng Chư Sê (Gia Lai), hay Đắk Hà (Kon Tum)…
ĐẾN NGHỆ THUẬT PHỐI TRỘN, PHA CHẾ VÀ VĂN HOÁ THƯỞNG THỨC CÀ PHÊ ROBUSTA ĐỘC ĐÁO, ĐA DẠNG NHẤT THẾ GIỚI
Cà phê không chỉ là thức uống mà còn là được xem là một nét văn hóa của người Việt. Mỗi một vùng miền lại có cách pha chế đặc trưng. Cà phê trở thành một phần tất yếu trong cuộc sống của người Việt. Ngày càng có nhiều sáng tạo độc đáo trong nghệ thuật pha trộn cà phê Robusta của Việt Nam để tạo nên những ly cà phê thơm ngon, hấp dẫn, mới lạ. Những ly cà phê đó đã và đang chinh phục nhiều tín đồ ẩm thực, liên tục lọt vào các top thế giới được bình chọn bởi các chuyên trang uy tín.
Nói đến cách pha chế cà phê của người Việt, có thể nhắc đến Cà phê “3 chín” của người Ê-đê, Cà phê vợt – hay còn gọi là “cà phê kho” và phổ biến nhất hiện nay là cà phê phin. 
Cà phê “3 chín” của người Ê-đê
Cây cà phê Robusta lần đầu tiên được thử nghiệm và trồng hàng loạt tại vùng đất Cư M’Gar (Đắk Lắk) vào đầu thế kỷ 20 bởi người dân Êđê bản xứ trong các đồn điền trồng cà phê do người Pháp lập ra.
Trải qua hơn 100 năm, người dân Ê Đê đã học hỏi và tự sáng tạo ra một phong cách pha chế, cách uống cà phê rất độc đáo theo đặc trưng của dân tộc mình. Từ những hạt cà phê chín mọng trong vườn, người Ê Đê thu hái về phơi trong nhiều ngày. Qua thời gian phơi, họ bắt đầu xử lý, ủ hạt cà phê và cuối cùng là rang chín. Mọi công đoạn được thực hiện theo công thức “3 chín”: Hái chín, rang chín, hãm chín. Sau khi hạt cà phê đã sơ chế hoàn tất, người Ê Đê sử dụng công thức bí mật để pha trộn làm sao giữ được vị thơm, vị nguyên chất và hợp “gu” của nhiều người. 

Để có ly cà phê thơm ngon, từ đầu vụ thu hoạch, người Ê Đê lựa chọn những quả cà phê to, chín mọng hái đem về tách vỏ, phơi khô. 

 

Sau khi phơi khô, hạt cà phê được đem lên rang trên bếp lửa. Điều đặc biệt khi pha chế cà phê, đồng bào Ê đê không cho bất cứ loại phụ gia nào vào, nếu có chỉ là ít mỡ gà và rượu trắng. Theo lý giải của đồng bào Ê Đê, hạt cà phê đã hấp thụ tinh hoa của trời đất, của cây cỏ xung quanh do đó tự thân đã thơm ngon.

 

Hạt cà phê khi rang thấy ngả sang màu vàng đen sẽ được trút ra chiếc thúng rồi để nguội sau đó cho vào cối giã mịn.

 

Theo nhiều gia đình người Ê đê ở xã Cư Suê, huyện Cư M’gar, ly cà phê được chế biến theo phương thức truyền thống thơm ngon là nhờ được hãm bằng nước lấy ở bến nước.

 

Khác với cách pha cà phê thông thường bằng phin, người Ê Đê cho cà phê bột  (liều lượng nhiều hay ít  tùy theo sở thích của từng người) vào túi để lọc. Qua 3 lần chín (hái chín, rang chín và hãm chín) sẽ cho ra một loại thức uống thơm ngon, với  mùi vị đặc trưng. Tùy theo sở thích, khẩu vị mà người uống sẽ cho thêm đường, sữa hoặc đá…
 

 

Phong cách uống cà phê đúng kiểu người Ê Đê là phải đưa ly cà phê lên mũi ngửi hương vị trước khi uống. Làm như vậy thì hương vị sâu lắng của cà phê mới thấm sâu vào khứu giác và dù uống một lần cũng không thể quên được.
Cà phê vợt – hay còn gọi là “cà phê kho” của người Sài Gòn

Cà phê kho, hay còn có cái tên khác là cà phê vợt, đây là món cà phê để lại dấu ấn đặc biệt trong hương vị cà phê vỉa hè Sài Gòn. Nó có cái tên lạ như vậy bởi chúng được pha chế trực tiếp trên bếp lửa hồng, và sử dụng các dụng cụ thân thuộc là những chiếc vợt nhỏ để lọc cà phê, bởi vậy cũng chính từ cách pha cực kỳ ấn tượng này mà tên gọi của loại cà phê này được nhiều người biết đến.

 

 

Cà phê được rang bằng phương pháp rang thủ công truyền thống, có muối, bơ Pháp và rượu. Cà phê sau khi pha được ủ trong siêu (ấm) nước thêm 10 phút rồi mới đưa ra cho khách thưởng thức (vừa để cà phê nguội bớt, vừa để bột cà phê sẽ nở đều và đậm hương hơn).

 

Không giống như những món cà phê có biến tấu với nguyên liệu khác, cà phê vợt Sài Gòn đặc biệt ở phương thức pha chế bằng chiếc vợt vải lưới.

 

Người Sài Gòn xưa thường pha cà phê bằng cách cho cà phê vào một túi vợt lưới bằng vải dài tầm 25cm, có đường kính 10cm, sau đó cho nước sôi vào rồi đun liên tục bằng bếp than. Bằng cách này, cà phê được pha ra sẽ thanh nhưng không mất vị, đồng thời cũng thơm hơn rất nhiều. Có thể nói, cà phê vợt là một trong những nét văn hóa cà phê lâu đời nhất của Việt Nam.
Cà phê Phin Việt Nam  – một “Biểu tượng tự hào của văn hoá cà phê Việt Nam”
Ở Việt Nam, cà phê phin là hình thức pha chế phổ biển hơn cả. Cà phê ‘Phin’ được xem là linh hồn, là nét văn hóa thưởng thức cà phê đã ăn sâu vào tiềm thức người Việt. 

 

Ngồi nhìn ngắm nhìn những giọt đắng rơi chậm rãi dường như là thú vui của dân ghiền cà phê

Bột cà phê rang xay được chiết xuất chậm rãi từng giọt một thông qua dụng cụ lọc bằng kim loại có tên là ‘Phin’. Hình ảnh ly cà phê phin gắn liền xuyên suốt chiều dài lịch sử văn hóa cà phê của người Việt. Và hơn thế, cà phê phin đã mang tầm thương hiệu, một nét đặc trưng riêng, bản sắc riêng của người Việt Nam.
Những cách pha chế, biến tấu và kết hợp kỳ lạ với cà phê chỉ có tại Việt Nam
Chẳng phải ngẫu nhiên mà Robusta chiếm phần lớn sản lượng cà phê thế giới. Cà phê Robusta mang trong mình những đặc trưng riêng, có thể dễ dàng kết hợp với những loại cà phê khác để tạo nên những tách cà phê với đầy đủ các hương vị thơm ngon khó cưỡng. 
Trong suốt chiều dài phát triển của lịch sử văn hóa dân tộc Việt, Người dân Việt Nam đã luôn học hỏi, tìm tòi và sáng tạo nên nhiều loại thức uống từ hạt cà phê Robusta có hương vị mới lạ, đặc trưng, hấp dẫn với người thưởng thức trên toàn thế giới nhờ vào cách pha chế, phối trộn cà phê rất hợp lý và tinh tế.
Cà phê trứng
Đầu tiên, nói về cà phê Việt Nam, chắc chắn phải nhắc tới món cà phê trứng – thức uống luôn nằm trong danh sách “must try” của bạn bè quốc tế khi đến Việt Nam. Ra đời từ những năm 1950 tại Hà Nội, cà phê trứng giờ đây đã trở thành thức uống hấp dẫn làm nên đặc trưng của cà phê Việt Nam. 

Thức uống này chinh phục toàn diện ở tất cả các giác quan, từ thị giác cho đến khứu và vị giác của thực khách.

Trứng được đem đánh bông, cà phê pha phin xong đem đun sôi và đổ luôn vào ly trứng làm cho lớp trứng nổi lên trên. Bọt trứng pha lẫn hòa cùng cà phê đậm đà hương vị tạo ra một màu vàng nâu bắt mắt.
Cà phê sữa đá – “linh hồn” của cà phê Việt. 
Công thức pha chế truyền thống từ hạt cà phê rang xay đem pha phin, nước cà phê hòa quyện cùng sữa đặc và đá, tạo hương vị đậm đà, thơm ngon khó cưỡng. Theo CNN, cà phê sữa đá là một trong 10 món nhất định phải thử khi ghé thăm Việt Nam. Cà phê sữa đá Việt Nam là sự kết hợp giữa cà phê được chắt lọc và sữa đặc có thêm đá.

 

Hương vị đậm đà, thơm và mát lạnh của loại đồ uống này đã khiến nhiều du khách quốc tế cực kỳ ấn tượng khi đến Việt Nam.

Cà phê Sữa Đá Việt Nam nhận được nhiều lời khen ngợi từ báo chí và truyền thông thế giới như The Daily Meal, CN Traveler, CNN, Bloomberg… Năm 2023, chuyên trang ẩm thực TasteAtlas đã xếp cà phê sữa đá Việt Nam thứ 2 trong top 10 loại cà phê ngon nhất thế giới.
Bên cạnh đó, mỗi vùng miền lại cũng có riêng một loại cà phê độc đáo, rất riêng khác như Cà phê muối của xứ Huế với dư vị thanh thanh và thơm ngát; Cà phê cốt dừa – hương vị cà phê nhiệt đới theo phong cách người Hải Phòng… Tuỳ vào nhu cầu sử dụng, người Việt còn tạo ra cà phê sữa chua, Cà phê bạc xỉu… 

 

Cà phê Muối và cà phê cốt dừa

 

Các loại trái cây đa dạng đặc trưng của vùng đất nhiệt đới như sầu riêng, chuối, dừa, xoài, dâu, chanh, táo, thanh long, bơ… cũng được người Việt kết hợp với cà phê để tạo ra những thức uống độc đáo, lạ miệng, chinh phục các tín đồ ẩm thực.

 

Mỗi loại thức uống khi kết hợp cùng cà phê lại cho ra một dư vị mới lạ, độc đáo

Với một nguồn cảm hứng bất tận cùng đam mê với cà phê, tín đồ ẩm thực không chỉ muốn thưởng thức một tách cà phê ngon, mà còn muốn được thưởng thức nhiều món ăn ngon hấp dẫn từ cà phê.
Từ các loại bánh độc đáo như cupcake cà phê nướng, bánh Espresso dừa chocolate, bánh panna cotta cà phê, bánh mì kem cacao cà phê, bánh mousse cà phê đến các món dân giã phổ biến như tàu hủ cà phê, rau câu cà phê, mứt dừa cà phê… 

 

Các đầu bếp chuyên nghiệp, các chuyên gia pha chế cũng đã sáng tạo ra rất nhiều món ăn hấp dẫn, sử dụng và mang hương vị của loại hạt kỳ diệu này.

 

Ở Việt Nam, cà phê không chỉ đơn thuần là một loại thức uống, mà đó còn là một phần không thể thiếu trong cuộc sống.

Trang The Travel, một tạp chí chuyên về du lịch, đã xếp Việt Nam vào top 10 quốc gia có văn hóa thưởng thức cà phê độc đáo nhất thế giới. Từ những hàng quán sang trọng đến những góc phố với vài chiếc ghế nhỏ được xếp ngẫu hứng cho thực khách vừa ngồi vừa làm bàn để đôi ba ly cà phê, người dân Việt Nam vẫn có thể ngồi nhâm nhi ly cà phê với bạn bè, tán gẫu với người quen và kể cả những người không quen biết.

 

Nhằm xác lập, khẳng định và nâng cao vị thế cho hạt cà phê Robusta của Việt Nam, TNI King Coffee đã kết hợp Viện Kỷ lục Việt Nam và thông qua Tổ chức Kỷ lục Việt Nam (VietKings) để tiến hành các thủ tục hoàn thiện bộ hồ sơ đề cử Kỷ lục Thế giới đến Liên minh Kỷ lục Thế giới (WorldKings). Tháng 12/2021, Liên minh Kỷ lục Thế giới (WorldKings) đã chính thức quyết định về việc xác lập Kỷ lục Thế giới cho cà phê Robusta của Việt Nam với nội dung Việt Nam – Quốc gia hiện đứng đầu thế giới về năng lực sản xuất và xuất khẩu cà phê Robusta ra thị trường toàn cầu cùng nghệ thuật phối trộn, pha chế và văn hoá thưởng thức cà phê Robusta độc đáo, đa dạng nhất thế giới.

 

 

Diệu Phi (kyluc.vn)

CÁC TIN KHÁC

Nhà thờ đá Phát Diện (Ninh Bình) – TOP 5 nhà thờ cổ trên 100 tuổi của Việt Nam được nhiều người biết đến...

(kyluc.vn) Nhà thờ Phát Diệm huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình là công trình của sự hòa hợp và hội nhập, giao thoa giữa đạo Công giáo với nền văn hóa kiến trúc của dân tộc Việt Nam.

Nhà thờ Mằng Lăng (Phú Yên) – TOP 5 nhà thờ cổ trên 100 tuổi của Việt Nam được nhiều người biết đến (P.1)...

(kyluc.vn) Nhà thờ Mằng Lăng (ở xã An Thạch, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên) là một trong những nhà thờ cổ nhất Việt Nam, có kiến trúc độc đáo, với hình dáng, đường nét mang đậm dấu ấn kiến trúc thế kỷ XIX. Không chỉ gây ấn tượng với kiến trúc, nhà thờ Mằng Lăng còn là nơi lưu giữ cuốn sách chữ quốc ngữ đầu tiên của Việt Nam.

[WOWTIMES – VIETKINGS] Trường THPT Chuyên Trần Đại Nghĩa (1874-2024) – Nơi hội tụ đỉnh cao trí tuệ – Top 100 đơn vị trên...

(nienlich.vn) Trường THPT Trần Đại Nghĩa hay còn được gọi bằng cái tên yêu thương là "Trần Chuyên". Tính đến nay, ngôi trường cổ kính và danh giá bậc nhất Sài Thành tròn 150 tuổi đời - đã và đang trở thành đích đến của nhiều học sinh trên địa bàn TP.HCM.

TOP 5 nhà thờ cổ trên 100 tuổi của Việt Nam được nhiều người biết đến – 50 TOP các điểm đến hấp dẫn...

(kyluc.vn) Những nhà thờ lâu đời không chỉ là nơi lui tới thường xuyên của các giáo dân mà còn là điểm đến hấp dẫn cho những ai yêu thích khám phá lịch sử, văn hóa và kiến trúc của vùng đất.

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.68) Thánh đường Mubarak (An Giang): Niềm tự hào cùa người Chăm Hồi...

(kyluc.vn) Nằm nép mình dòng sông Hậu hiền hòa là thánh đường lớn, nhỏ với kiểu kiến trúc mái vòm nổi bật. Trong đó, nổi tiếng và ấn tượng nhất là thánh đường Mubarak- một trong những công trình kiến trúc mang nét đặc thù của đồng bào dân tộc thiểu số Chăm và cũng là một trong những thánh đường hồi giáo lớn và đẹp nhất ở An Giang.

Chợ Bến Thành (Thành phố Hồ Chí Minh) – TOP 5 khu chợ đặc trưng ba miền của Việt Nam được nhiều người biết...

(kyluc.vn) Chợ Bến Thành là một trong những điểm đến nổi tiếng tại thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. Khi đặt chân đến Thành phố Hồ Chí Minh, du khách chắc chắn phải đến chợ Bến Thành vì đây không chỉ là nơi để mua sắm các sản phẩm địa phương, mà còn là một trải nghiệm văn hóa thú vị. Du lịch tại Chợ Bến Thành không chỉ giúp du khách hiểu hơn về lịch sử và văn hóa của Sài Gòn, mà còn mang lại cho du khách nhiều trải nghiệm và khám phá văn hóa ẩm thực đặc trưng của Thành phố, có thể mua sắm các mặt hàng chất lượng với giá cả hợp lý, tìm hiểu và chiêm ngưỡng kiến trúc đặc biệt của Thành phố Hồ Chí Minh cũng như kết nối và giao lưu với người dân địa phương.

Bài viết nổi bật

Đại học Sư phạm TP.HCM ‘bắt tay’ doanh nghiệp công nghệ Việt thúc đẩy chuyển đổi số

Theo hợp tác mới ký kết với Viettel Solutions, Đại học Sư phạm TP.HCM sẽ cùng doanh nghiệp này xây dựng các giải pháp công nghệ trong giáo dục tập trung vào 4 nội dung chính.

Nhóm sinh viên trường ĐH Ngoại thương giành giải ‘Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng’

Ngày 12/6, tại Học viện Tài chính diễn ra Chung khảo Hội thi khoa học sinh viên toàn quốc 'Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng' lần thứ VII, năm 2022. Ban Giám khảo đã chọn ra nhóm sinh viên ĐH Ngoại thương TP. Hồ Chí Minh giành giải Đặc biệt.

Bài viết mới nhất

Máy tính thiên văn hơn 2.000 năm tuổi

Lịch sử ẩn chứa vô số bí ẩn về những nền văn minh đã mất và những công nghệ tiên tiến mà họ sở hữu. Cho đến ngày nay, nhiều người vẫn tin rằng một số nền văn minh cổ đại có trình độ khoa học và kỹ thuật vượt xa so với nhận thức hiện tại của chúng ta.

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.72) Chùa Keo (Thái Bình): Kỳ quan gỗ lim gần 400 tuổi bên tả ngạn sông Hồng – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Chùa Keo Thái Bình được xây dựng hoàn toàn bằng gỗ lim, là một trong những kiệt tác kiến trúc đặc trưng thế kỷ 17. Kết cấu và cách bố trí cũng khác biệt bởi có cao thấp, lớn nhỏ, lên xuống “bồng bềnh như trong cõi Phật” song chặt chẽ, chắc chắn, tạo sự hấp dẫn, cuốn hút người thưởng thức, nghiên cứu, khám phá nghệ thuật.

Sắp có app nhận biết số điện thoại, tài khoản ngân hàng lừa đảo

Phần mềm do Hiệp hội an ninh mạng quốc gia phát hành trên smartphone có thể phát hiện số điện thoại, địa chỉ website, tài khoản ngân hàng và mã QR có dấu hiệu lừa đảo.

[WOWTIMES – VIETKINGS] Chợ Đông Ba (1887-2024) – Trung tâm thương mại Cố đô – Top 100 đơn vị trên 100 tuổi còn hoạt động tại Việt Nam 2024 – P.30

(nienlich.vn) Chợ Đông Ba là một trong những ngôi chợ có tuổi đời "thọ" nhất Việt Nam. Trải qua 137 năm hình thành và phát triển,ngôi chợ đậm chất Huế này vẫn và đang phát triển mạnh mẽ, là điểm du lịch yêu thích của nhiều du khách trong và ngoài nước.

Mực thực vật Botanical Inks của sinh viên ĐH Đà Nẵng giành giải nhất SV-Starup lần thứ VI

Vượt qua hơn 700 dự án tham gia, nhóm sinh viên của Viện Nghiên cứu và Đào tạo Việt Anh – VNUK (Đại học Đà Nẵng) giành giải nhất SV-Starup 2024 với sản phẩm mực thực vật Botanical Inks (BINKS).

Nhà thờ Trà Cổ (Quảng Ninh) – TOP 5 nhà thờ cổ trên 100 tuổi của Việt Nam được nhiều người biết đến (P.3) – [VIETKINGS-TOPPLUS – Hành trình TOP Việt Nam]

(kyluc.vn) Nhà thờ Trà Cổ thuộc giáo xứ Trà Cổ, Giáo phận Hải Phòng có địa chỉ tại phường Trà Cổ, thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh. Nhà thờ được xây dựng từ những năm 80 của thế kỷ 19 nhằm đáp ứng nhu cầu tôn giáo khi ngày càng có nhiều gia đình giáo dân sinh sống tại khu vực Trà Cổ.