[rev_slider alias="Banner header"]
Trang chủ Thế kỷ của não bộ Khám phá Tại sao có thể truy cập internet từ Mặt trăng?

Tại sao có thể truy cập internet từ Mặt trăng?

Lunar Laser Communication - Liên lạc tới Mặt trăng bằng tia laser - là công nghệ được các nhà khoa học Mỹ phát triển nhằm truyền tải thông tin tới các vệ tinh ngoài quỹ đạo Trái đất với tốc độ đáng kinh ngạc.

Theo Sputnik, các chuyên gia đến từ Viện Công nghệ Massachusetts – MIT của Mỹ đã đồng bộ hóa hoạt động của các vệ tinh với hệ thống kính thiên văn được đặt tại bang New Mexico để có thể đưa internet lên Mặt trăng.

Giữa năm 2014, các nhà khoa học của MIT đề cập đến dự án chung với Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ NASA để có thể truyền tải internet đến các hành tinh xa xôi ngoài không gian.

1

 Nhờ vào công nghệ của các nhà khoa học đến từ MIT và NASA, Mặt trăng có thể có internet

Ý tưởng xuất phát từ việc phục vụ những thế hệ tương lai của con người, khi đó có thể sẽ sinh sống trên các hành tinh lạ nhưng vẫn muốn cập nhật thông tin từ Trái đất, hay thậm chí là xem các chương trình truyền hình.

Công nghệ này do Phòng thí nghiệm Lincoln của MIT kết hợp với NASA nhằm truyền tải các gói dữ liệu lớn hoặc thậm chí video độ nét cao tới những khu vực ngoài không gian.

Các nhà khoa học đã làm nên lịch sử khi truyền dữ liệu qua khoảng cách 384.633 km giữa Trái đất với Mặt trăng với tốc độ 19,44 Mbps nếu gửi lên và 622 Mbps khi tải về bằng Lunar Laser Communication – LLC, tốc độ nhanh gấp 4.800 lần so với loại sóng vô tuyến nhanh nhất từng được sử dụng.

3

 Hệ thống thu tín hiệu gắn trên các vệ tinh quanh Mặt trăng

Mark Stevens, nhà khoa học của Phòng thí nghiệm Lincoln cho biết: "Liên lạc với Mặt trăng từ Trái đất bằng tia laser là một thách thức lớn vì khoảng cách gần 400.000km sẽ khiến chùm tia bị phân tán. Độ khó tăng gấp đôi khi phải di chuyển qua lớp khí quyển dày của Trái đất, chưa kể đến việc tia có thể bị khúc xạ khiến chúng bị mờ hoặc không đến được máy thu".

Để vượt qua những vấn đề này, các nhà khoa học phải sử dụng những kỹ thuật đặc biệt để đưa tia laser vượt qua các hiện tiện quang sai của khí quyển cũng như di chuyển ổn định qua các vùng tối và sáng ở nhiều khoảng thời gian khác nhau.

4

 Hệ thống phát nguồn laser từ 4 kính thiên văn của NASA đặt ở New Mexico

Một thiết bị đầu cuối mặt đất được đặt tại White Sands, New Mexico, sử dụng 4 kính thiên văn riêng biệt để gửi tín hiệu lên Mặt trăng, mỗi chiếc có đường kính khoảng 15cm kết nối với một máy phát laser để gửi các thông tin đã mã hóa.

Lý giải việc sử dụng đến 4 kính thiên văn riêng biệt để truyền tín hiệu, Stevens cho rằng đây là giải pháp để nâng cao khả năng thông tin tiếp cận với điểm nhận khi phải vượt qua nhiều môi trường khác nhau trong quá trình truyền tải, các điểm nhận này chính là hệ thống vệ tinh quay xung quanh Mặt trăng.

Các vệ tinh này được gắn hệ thống kính thiên văn hẹp để hấp thụ ánh sáng, sau đó tập trung ở một sợi quang học tương tự như các sợi sử dụng trong hệ thống cáp quang hiện nay.

Từ đó, các tín hiệu trong sợi quang này sẽ được khuếch đại lên khoảng 30.000 lần, một bộ tách sóng quang sẽ chuyển đổi xung ánh sáng thành xung điện trước khi được chuyển sang dạng dữ liệu bit để truyền đi.

Tổng số công suất laser được truyền đi từ 4 kính thiên văn ở New Mexico là 40 W, tuy nhiên số công suất mà điểm nhận thu được chỉ ít hơn một phần tỷ số đó.

Mặc dù vậy, công suất nhận được như vậy vẫn lớn gấp 10 lần so với chỉ số cần thiết, Stevens cho biết thêm.

Hệ thống này của các nhà khoa học Mỹ cho phép tín hiệu có thể được truyền tải an toàn qua khí quyển, qua các lớp mây của Trái đất.

"Chúng tôi đã chứng minh được khả năng đảm bảo qua các đám mây cũng như các loại nhiễu loạn trong không khí cho phép truyền tải thông tin an toàn", Stevens khẳng định.

Các thành viên của nhóm nghiên cứu cũng tin rằng, việc thử nghiệm thành công LLC sẽ giúp cho công nghệ này tiếp tục phát triển và tương lai có thể hướng tới những vùng xa xôi hơn nữa trong vũ trụ, ví dụ như Sao hỏa.

CÁC TIN KHÁC

Giới thiệu siêu du thuyền chạy bằng pin hydro đầu tiên trên thế giới

Công ty Feadship giới thiệu mẫu siêu du thuyền chạy bằng pin nhiên liệu hydro không khí thải, hứa hẹn cách mạng hóa phương tiện hạng sang này.

Máy tính thiên văn hơn 2.000 năm tuổi

Lịch sử ẩn chứa vô số bí ẩn về những nền văn minh đã mất và những công nghệ tiên tiến mà họ sở hữu. Cho đến ngày nay, nhiều người vẫn tin rằng một số nền văn minh cổ đại có trình độ khoa học và kỹ thuật vượt xa so với nhận thức hiện tại của chúng ta.

5 trợ lý lập kế hoạch AI giúp tăng đáng kể năng suất làm việc

Ngày càng có nhiều ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) quản lý thời gian và lập lịch trình được thiết kế để bạn sắp xếp công việc hiệu quả hơn. Việc tận dụng các trợ lý ảo này có thể giúp bạn duy trì năng suất ở mức cao nhất và đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của môi trường làm việc hiện đại.

Máy in 3D khổng lồ, tương lai của sản xuất xanh

Các nhà khoa học của Đại học Maine đã tạo ra một chiếc máy in 3D khổng lồ có khả năng in hoàn thiện một ngôi nhà được làm hoàn toàn từ vật liệu sinh học.

Việt Nam có 1 loại “nấm trường thọ” chứa hơn 400 dưỡng chất quý giá

Đây là một loại dược liệu quý giúp bồi bổ sức khỏe, ngăn ngừa một số loại bệnh và tăng cường tuổi thọ.

Giới hạn chịu nóng của con người không cao như chúng ta tưởng

Theo thống kê từ EPA, khoảng 11.000 trường hợp tử vong tại Mỹ gây ra bởi các sóng nhiệt trong giai đoạn từ 1979-2018. Con số này thậm chí còn có thể nhiều hơn do nhiều nơi không liệt kê hoặc không nhận định nhiệt độ cao là nguyên nhân gây tử vong.

Bài viết nổi bật

Đại học Sư phạm TP.HCM ‘bắt tay’ doanh nghiệp công nghệ Việt thúc đẩy chuyển đổi số

Theo hợp tác mới ký kết với Viettel Solutions, Đại học Sư phạm TP.HCM sẽ cùng doanh nghiệp này xây dựng các giải pháp công nghệ trong giáo dục tập trung vào 4 nội dung chính.

Nhóm sinh viên trường ĐH Ngoại thương giành giải ‘Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng’

Ngày 12/6, tại Học viện Tài chính diễn ra Chung khảo Hội thi khoa học sinh viên toàn quốc 'Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng' lần thứ VII, năm 2022. Ban Giám khảo đã chọn ra nhóm sinh viên ĐH Ngoại thương TP. Hồ Chí Minh giành giải Đặc biệt.

Bài viết mới nhất

Hai ‘gã khổng lồ’ công nghệ Reddit và OpenAI hợp tác về AI

Mạng xã hội Reddit sẽ cho phép OpenAI, nhà cung cấp dịch vụ trực tuyến kết hợp trí tuệ nhân tạo (AI) ChatGPT, truy cập vào kho dữ liệu của diễn đàn này để đào tạo các mô hình AI, trong đó có ChatGPT.

[WOWTIMES – VIETKINGS] Nhà hát Thành phố Hồ Chí Minh (1900-2024): Thánh đường nghệ thuật mộng mơ – Top 100 đơn vị trên 100 tuổi còn hoạt động tại Việt Nam 2024 – P.34

(WOWTIMES - VIETKINGS) Nhà hát Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những nhà hát có tuổi đời "thọ" nhất Việt Nam. Trải qua gần 124 năm thăng trầm cùng lịch sử dân tộc nhưng tới nay đây vẫn luôn được xem là thánh đường nghệ thuật mộng mơ giữa lòng Sài Gòn.

Apple ra mắt tính năng giúp giảm say xe khi dùng điện thoại

Tín hiệu chuyển động của ô tô sẽ hiển thị các chấm chuyển động trên một số sản phẩm của Apple để giúp giảm chứng say tàu xe.

Động Ngườm Ngao (Cao Bằng) – TOP 5 hang động Việt Nam sở hữu vẻ đẹp huyền bí (P.1) – [VIETKINGS-TOPPLUS – Hành trình TOP Việt Nam]

(kyluc.vn) Không gian bên trong rộng lớn, đường đi bộ bằng phẳng và sở hữu hệ thống nhũ đá tự nhiên kỳ vĩ là những điểm cộng khiến khách du lịch khó có thể bỏ qua động Ngườm Ngao khi đến tỉnh Cao Bằng.

Khai mạc Lễ hội Bánh mì Việt Nam lần 2, xác lập Kỷ lục cho hoạt động quảng diễn 150 loại nhân và món ăn kèm bánh mì

(Kyluc.vn) Ngày 17/5/2024, Lễ hội Bánh mì Việt Nam lần thứ 2 với chủ đề “Bánh mì Việt Nam - Giá trị ẩm thực Thế giới” khai mạc tại Công viên Lê Văn Tám (Q.1, TP.Hồ Chí Minh), thu hút hàng ngàn lượt khách quan tham. Trong khuôn khổ Lễ hội năm nay, Chi hội Đầu bếp Chuyên nghiệp Sài Gòn thành công xác lập Kỷ lục Việt Nam với hoạt động chế biến và quảng diễn 150 loại nhân và món ăn kèm bánh mì.

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.75) Đền Cửa Ông (Quảng Ninh): Ngôi đền linh thiêng nơi đất mỏ – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Thuộc địa phận phường Cửa Ông, TP. Cẩm Phả, đền Cửa Ông thờ Hưng Nhượng Vương Trần Quốc Tảng (con trai thứ ba của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn) - người có nhiều công lao trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông, bảo vệ tuyến biên giới và lãnh hải vùng Đông Bắc Tổ quốc.