[rev_slider alias="Banner header"]
Trang chủ Thế kỷ của não bộ Sản phẩm Đại học Harvard chế tạo robot cá đuối từ tế bào tim...

Đại học Harvard chế tạo robot cá đuối từ tế bào tim chuột

Nhóm các nhà khoa học tại Đại học Harvard (Mỹ) đã phát triển một con robot cá đuối có thể bắt chước cách di chuyển của loài vật này, bằng cách sử dụng các cơ tim lấy từ một con chuột và gắn nó lên bộ xương hình cá đuối. Sản phẩm của các nhà nghiên cứu được xem là ‘phép lai’ tuyệt vời của kỹ thuật sinh hóa, rất có thể sẽ tạo đà cho sự ra đời của một thế hệ robot dưới nước hoàn toàn mới.

Robot nói trên chỉ sử dụng một lớp cơ duy nhất, cho phép chúng co giãn để bắt chước cách bơi của cá đuối. Trong khi cá đuối thật có một lớp cơ để kéo vây của nó đi lên, khung xương của robot được thiết kế để tự nẩy lên sau mỗi lần co lại, giúp đơn giản hóa cấu trúc tổng thể. Khi các cơ được kích thích bằng ánh sáng, các cử động phối hợp cho phép robot bơi về phía trước.

"Nói đại khái, chúng tôi đã tạo ra nó với một nhúm tế bào tim chuột, một vài thiết bị cấy ghép, và một chút vàng. Có vẻ như mọi thứ tốn khá nhiều tiền, ngoại trừ kỹ thuật di truyền", Kit Parker, kỹ sư sinh học tại Đại học Harvard, người đứng đầu nhóm nghiên cứu, cho biết. Kích thước của nó khá nhỏ, dài không quá 1,5 cm và nặng chỉ 10 gram. 

Nó hoạt động như thế nào?
 

robot-cá-đuối-tinhte-01.gif ​

Để hiểu vì sao cơ tim lấy từ chuột có thể cung cấp năng lượng cho một con robot cá đuối, chúng ta bắt đầu tìm hiểu lần lượt qua từng lớp của nó. Có tổng cộng 4 lớp. Lớp trên cùng là vỏ silicone được đúc từ khung titan, giúp robot mềm dẻo, linh hoạt và dễ gắn kết với các vật liệu khác. Sâu hơn vào lớp thứ 2 là bộ khung xương đơn giản làm từ vàng. Sở dĩ vàng được lựa chọn là do các nhà nghiên cứu nhận thấy độ cứng và linh hoạt của nó phù hợp với động tác co – giãn trong di chuyển của cá đuối.

Xếp thứ 3 là lớp silicone siêu mỏng, không những ngăn không cho các cơ tim chuột tiếp xúc trực tiếp với vàng mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc định hình tế bào chuột, tạo thành các mô mong muốn. Lớp dưới cùng là các tế bào lấy từ cơ tim chuột đã được biến đổi gen. Sau đó, Parker xếp những tế bào này lên 2 vây của robot, sao cho tín hiệu được phát đi có thể truyền dọc giữa chúng, từ đó tạo nên chuyển động gợn sóng của vây tương tự cá đuối thật. 

Ứng dụng công nghệ di truyền, các nhà khoa học có thể làm cho các cơ của robot cá đuối co lại khi chiếu vào nó một ánh sáng với bước sóng cụ thể. Điều này được thực hiện thông qua một kỹ thuật gọi là kỹ thuật di truyền optogenetics (di truyền quang học), cho phép các tế bào bình thường phản ứng với ánh sáng.
 

robot-cá-đuối-tinhte-02.gif

Trong quá trình thử nghiệm, robot có thể bơi khá linh hoạt trong chất lỏng, và các nhà khoa học cũng cung cấp vào đó chất dinh dưỡng nhằm duy trì sự sống của các tế bào tim chuột. Sau 6 tuần, robot cá đuối vẫn bơi được, với hơn 80% tế bào vẫn sống khoẻ mạnh. 

Mặc dù cho kết quả ban đầu rất khả quan, song ông Adam Feinberg – nhà nghiên cứu robot tại Đại học Carnegie Mellon (Mỹ) cho rằng vẫn còn nhiều thử thách mà robot mới cần phải vượt qua. Vì không có hệ miễn dịch, thế nên nếu đặt robot cá đuối vào một môi trường tự nhiên, giả sử đầy đủ dinh dưỡng, thì khả năng tồn tại của nó cũng rất thấp bởi sự tấn công của vi khuẩn và nấm. 

Ứng dụng

Về phần mình, kỹ sư Parker tin rằng robot của ông – cỗ máy được xây dựng dựa trên các tế bào sống động vật, sẽ đặt ra một câu hỏi dành cho triết học, rằng có phải nó đang sống? "Tôi nghĩ rằng chúng tôi đã tạo ra một dạng sống sinh học. Một cái máy, nhưng có một đời sống sinh học. Tôi sẽ không gọi nó là một sinh vật, bởi vì nó không thể nhân bản, nhưng chắc chắn nó vẫn còn sống."

Theo Parker, có lẽ khía cạnh thú vị nhất của robot cá đuối nằm ở việc các nhà khoa học ở các lĩnh vực khác nhau đều có thể sử dụng nó cho công tác nghiên cứu của mình. "Trong khi các nhà robot học và các kỹ sư có thể tìm thấy những cách khác nhau để sử dụng tế bào sinh học như nguyên liệu thiết kế, các nhà sinh học biển cũng có thể có một cái nhìn mới để hiểu rõ hơn về cách các mô phản ứng với ánh sáng và cách tổ chức của chúng”. 

CÁC TIN KHÁC

Giới thiệu siêu du thuyền chạy bằng pin hydro đầu tiên trên thế giới

Công ty Feadship giới thiệu mẫu siêu du thuyền chạy bằng pin nhiên liệu hydro không khí thải, hứa hẹn cách mạng hóa phương tiện hạng sang này.

Máy tính thiên văn hơn 2.000 năm tuổi

Lịch sử ẩn chứa vô số bí ẩn về những nền văn minh đã mất và những công nghệ tiên tiến mà họ sở hữu. Cho đến ngày nay, nhiều người vẫn tin rằng một số nền văn minh cổ đại có trình độ khoa học và kỹ thuật vượt xa so với nhận thức hiện tại của chúng ta.

5 trợ lý lập kế hoạch AI giúp tăng đáng kể năng suất làm việc

Ngày càng có nhiều ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) quản lý thời gian và lập lịch trình được thiết kế để bạn sắp xếp công việc hiệu quả hơn. Việc tận dụng các trợ lý ảo này có thể giúp bạn duy trì năng suất ở mức cao nhất và đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của môi trường làm việc hiện đại.

Máy in 3D khổng lồ, tương lai của sản xuất xanh

Các nhà khoa học của Đại học Maine đã tạo ra một chiếc máy in 3D khổng lồ có khả năng in hoàn thiện một ngôi nhà được làm hoàn toàn từ vật liệu sinh học.

Việt Nam có 1 loại “nấm trường thọ” chứa hơn 400 dưỡng chất quý giá

Đây là một loại dược liệu quý giúp bồi bổ sức khỏe, ngăn ngừa một số loại bệnh và tăng cường tuổi thọ.

Giới hạn chịu nóng của con người không cao như chúng ta tưởng

Theo thống kê từ EPA, khoảng 11.000 trường hợp tử vong tại Mỹ gây ra bởi các sóng nhiệt trong giai đoạn từ 1979-2018. Con số này thậm chí còn có thể nhiều hơn do nhiều nơi không liệt kê hoặc không nhận định nhiệt độ cao là nguyên nhân gây tử vong.

Bài viết nổi bật

Đại học Sư phạm TP.HCM ‘bắt tay’ doanh nghiệp công nghệ Việt thúc đẩy chuyển đổi số

Theo hợp tác mới ký kết với Viettel Solutions, Đại học Sư phạm TP.HCM sẽ cùng doanh nghiệp này xây dựng các giải pháp công nghệ trong giáo dục tập trung vào 4 nội dung chính.

Nhóm sinh viên trường ĐH Ngoại thương giành giải ‘Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng’

Ngày 12/6, tại Học viện Tài chính diễn ra Chung khảo Hội thi khoa học sinh viên toàn quốc 'Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng' lần thứ VII, năm 2022. Ban Giám khảo đã chọn ra nhóm sinh viên ĐH Ngoại thương TP. Hồ Chí Minh giành giải Đặc biệt.

Bài viết mới nhất

Giới thiệu siêu du thuyền chạy bằng pin hydro đầu tiên trên thế giới

Công ty Feadship giới thiệu mẫu siêu du thuyền chạy bằng pin nhiên liệu hydro không khí thải, hứa hẹn cách mạng hóa phương tiện hạng sang này.

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.74) Văn miếu Mao Điền (Hải Dương): Biểu tượng hiếu học xứ Đông – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Nằm cách thành phố Hải Dương 15km về phía bắc, Văn Miếu Mao Điền được biết tới là văn miếu lớn thứ hai chỉ sau Văn Miếu Quốc Tử Giám (Hà Nội). Với hơn 500 năm tồn tại và thờ hơn 600 tiến sĩ của trấn Hải Dương, nơi đây đã trở thành biểu tượng cho tinh thần hiếu học của người xứ Đông.

Công ty Mỹ và Nhật Bản ‘bắt tay’ phát triển chip AI tiết kiệm năng lượng

Công ty Esperanto Technologies của Mỹ sẽ cung cấp kiến thức chuyên môn về thiết kế loại chip AI tiết kiệm năng lượng, trong khi Rapidus sẽ phụ trách phần các công nghệ chế tạo chip.

[WOWTIMES – VIETKINGS] Bưu điện Thành phố Hồ Chí Minh (1891-2024): Nét đẹp tráng lệ giữa lòng Sài Gòn – Top 100 đơn vị trên 100 tuổi còn hoạt động tại Việt Nam 2024 – P.32

(WowTimes - VietKings) Bưu điện Thành phố Hồ Chí Minh được hoàn thành xây dựng vào năm 1891. Tới nay, trải qua gần 133 năm hình thành và phát triển nhưng bưu điện vẫn và đang là trung tâm văn hóa - du lịch - thương mại náo nhiệt nhất đất Sài thành.

Hai nhà khoa học lĩnh vực vật lý và môi trường đoạt Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2024

Đó là Tiến sĩ Nguyễn Thị Kim Thanh, Viện Vật lý, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam với một công...

Vương cung Thánh đường Phú Nhai (Nam Định) – TOP 5 nhà thờ cổ trên 100 tuổi của Việt Nam được nhiều người biết đến (P.5) – [VIETKINGS-TOPPLUS – Hành trình TOP Việt Nam]

(kyluc.vn) Vương cung thánh đường Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội – nhà thờ Phú Nhai (xã Xuân Phương, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định) được biết đến là một trong những nhà thờ lớn nhất Đông Nam Á với kiến trúc Gothic nước Pháp. Nhà thờ Phú Nhai là biểu tượng văn hoá nổi tiếng của xứ đạo Nam Định.