Trang chủ Thế kỷ của não bộ Khám phá Tại sao nhiều người đưa ra ý tưởng địa khai hóa Sao...

Tại sao nhiều người đưa ra ý tưởng địa khai hóa Sao Hỏa?

Địa khai hóa là quá trình giả thiết biến đổi bầu khí quyển, nhiệt độ, địa hình bề mặt và hệ sinh thái của một hành tinh, vệ tinh tự nhiên hoặc thiên thể khác cho giống với môi trường có thể sống được như trên Trái Đất.

Mặc dù Elon Musk muốn di cư lên Sao Hỏa và biến con người trở thành giống loài đa hành tinh, nhưng ông cũng phải thừa nhận rằng Sao Hỏa có môi trường khắc nghiệt gấp hàng nghìn lần khi so sánh với những nơi có môi trường khắc nghiệt nhất trên Trái Đất.

Do đó, cả Musk và NASA đều tin rằng trước khi di cư đến Sao Hỏa, trước tiên họ phải biến đổi Sao Hỏa, và quá trình này còn được gọi là địa khai hóa Sao Hỏa.

Tại sao nhiều người đưa ra ý tưởng địa khai hóa Sao Hỏa? - Ảnh 1.

Hầu hết các kiến thức hiện tại của chúng ta về địa chất trên Sao Hỏa xuất phát từ việc nghiên cứu địa hình và các tính năng suy luận (địa hình) nhìn thấy trong hình ảnh được chụp bởi các vệ tinh nhân tạo. Ảnh: Deadline

Là một hành tinh chỉ cách Trái Đất 55 triệu km tại điểm gần nhất, và khi ở khoảng cách này, chúng ta chỉ mất nửa năm để đến Sao Hỏa từ Trái Đất với công nghệ hiện tại. Hơn thế nữa, con người đã gửi lên hành tinh đỏ một số xe tự hành trên bề mặt, và có cũng có một số vệ tinh nhân tạo trong quỹ đạo của Sao Hỏa. Do đó, việc liên lạc giữa Sao Hỏa và Trái Đất cũng không có vấn đề gì quá khó khăn.

Trong trường hợp này, bước đầu tiên trong quá trình biến đổi Sao Hỏa là khôi phục bầu khí quyển của nó về mức như hàng tỷ năm trước và tái xuất hiện các hồ, đại dương và sông trên bề mặt Sao Hỏa.

Vào thời điểm 4 tỷ năm trước, khi từ trường của Sao Hỏa vẫn còn đủ mạnh, độ dày của bầu khí quyển của Sao Hỏa cao hơn nhiều so với hiện tại, và hành tinh này còn có một đại dương lỏng trên toàn bộ bề mặt. Có thể nói vào thời điểm đó Sao Hỏa là hành tinh thực sự có thể sống được trong Hệ Mặt Trời, nhưng do từ trường Sao Hỏa biến mất nên gió Mặt Trời đã “cướp đi” bầu khí quyển và bốc hơi toàn bộ đại dương. Hiện tại, độ dày của bầu khí quyển của Sao Hỏa chỉ bằng một phần trăm so với bầu khí quyển của Trái Đất.

Tại sao nhiều người đưa ra ý tưởng địa khai hóa Sao Hỏa? - Ảnh 2.

Dựa trên những quan sát từ các tàu quỹ đạo và kết quả phân tích mẫu thiên thạch Sao Hỏa, các nhà khoa học nhận thấy bề mặt Sao Hỏa có thành phần chủ yếu từ đá bazan. Một số chứng cứ cho thấy nhiều nơi trên Sao Hỏa có nhiều silic hơn bazan, và có thể giống với đá andesit ở trên Trái Đất. Ảnh: The Sun

Mặc dù gió Mặt Trời đã lấy đi phần lớn tài nguyên nước của Sao Hỏa trong hàng tỷ năm, nhưng vẫn còn một lượng nước đáng kể bị giữ lại ở các vùng cực của Sao Hỏa dưới dạng băng rắn. Vì vậy miễn là những chỏm băng này tan chảy, nước lỏng sẽ được giải phóng trong một khoảng thời gian ngắn. Theo đó, bề mặt của Sao Hỏa một lần nữa sẽ được bao phủ bởi nước lỏng. Và để thực hiện hóa điều này, Musk đã từng đề xuất đánh bom các vùng cực của Sao Hỏa bằng bom hạt nhân, từ đó làm tan chảy chúng.

Tại sao nhiều người đưa ra ý tưởng địa khai hóa Sao Hỏa? - Ảnh 3.

Trong vài năm qua, người đứng đầu SpaceX – tỉ phú Elon Musk – đã nhiều lần nói rằng việc đánh bom hạt nhân xuống một số khu vực nhất định trên Sao Hỏa là cách tốt nhất và nhanh nhất để tạo ra các điều kiện giống như trên Trái Đất, nhờ giải phóng carbon dioxide bị mắc kẹt vào khí quyển. Ảnh: The Sun

Nhưng NASA trực tiếp nói rằng điều này là không thể vì chi phí vận chuyển quá cao, giải pháp họ đưa ra là triển khai một tấm phản xạ lớn gần quỹ đạo của Sao Hỏa và sử dụng thêm ánh sáng Mặt Trời để chiếu sáng các cực bắc và nam của Sao Hỏa. Theo đó, chúng ta sẽ chỉ mất vài thập kỷ hoặc thậm chí trong thời gian ngắn hơn, những chỏm băng trên Sao Hỏa có thể bị tan chảy.

Ngoài ra, thiết bị phản xạ Mặt Trời khổng lồ này cũng có thể cho phép nhiệt của Mặt Trời tham gia vào quá trình lưu thông khí quyển của Sao Hỏa, từ đó thực hiện chức năng điều tiết quy mô nhỏ của khí hậu Sao Hỏa.

Tại sao nhiều người đưa ra ý tưởng địa khai hóa Sao Hỏa? - Ảnh 4.

Theo Bloomberg, giống với Trái Đất, Sao Hỏa cũng có chỏm băng lớn ở hai đầu cực. Diện tích của chúng tương đương dải băng Greenland. Ảnh: The Sun

Tuy nhiên, khi xem xét vấn đề kinh phí, cả NASA và Musk đều tin rằng việc địa khai hóa Sao Hỏa nên được thực hiện theo nhiều bước, đầu tiên, một phần của Sao Hỏa nên được địa khai hóa trước, nghĩa là một khu vực có băng rắn sẽ bị tan chảy trước và thiết lập căn cứ Sao Hỏa của con người gần nó, theo thời gian, căn cứ sẽ dần dần mở rộng, và cuối cùng hoàn thành quá trình biến đổi tổng thể của Sao Hỏa.

Người ta ước tính một cách thận trọng rằng sẽ mất ít nhất 1.000 năm biến đổi không ngừng để biến hành tinh Sao Hỏa từ hành tinh đỏ hiện tại thành một hành tinh có thể sinh sống được và sao đó, nền văn minh nhân loại sẽ lan rộng trong vũ trụ dưới hình thức mở rộng theo cấp số nhân.

Câu hỏi duy nhất hiện nay là khi Sao Hỏa trải qua quá trình biến đổi quy mô lớn trong tương lai, liệu có ai trên Trái đất sẵn sàng lên Sao Hỏa sinh sống cả đời, thậm chí nuôi dạy con cái trên Sao Hỏa trở thành người Sao Hỏa thực sự hay không?

Tại sao nhiều người đưa ra ý tưởng địa khai hóa Sao Hỏa? - Ảnh 5.

Con người từ lâu đã bị Sao Hỏa mê hoặc kể từ khi nó được phát hiện vào năm 1610. Đặt căn cứ trên hành tinh đỏ cũng là khát vọng của người Trái Đất. Ảnh: VICE

Là hành tinh dễ tiếp cận nhất trong số các hành tinh trong Hệ Mặt Trời, mặc dù Sao Hỏa chưa được con người trực tiếp đặt chân lên trong giai đoạn này, nhưng với sự tiến bộ của công nghệ vũ trụ trong tương lai, việc phát triển Sao Hỏa chắc chắn sẽ được đưa vào chương trình nghị sự và nền văn minh nhân loại cuối cùng sẽ trở thành một loài đa hành tinh.

Theo Phụ Nữ Số

CÁC TIN KHÁC

Nhà vệ sinh tương lai, bồn cầu sẽ biết… bắt bệnh

Những chiếc gương và toilet có thể phát hiện bệnh sớm, các loại vật liệu lót sàn có khả năng đo lường nguy cơ ngã của người dùng, đó là những gì có thể sẽ sớm hiện diện trong các nhà vệ sinh cao cấp tương lai.

Điều gì biến Ấn Độ trở thành trung tâm thiết kế bán dẫn của thế giới?

Theo Chủ tịch Công ty bán dẫn Qualcomm chi nhánh Ấn Độ, quốc gia Nam Á đang và sẽ là trung tâm thiết kế chip với đội ngũ kỹ sư dồi dào.

Điều ít biết về người phát minh ra bút xóa

Ngày nay, chiếc bút xóa đã không còn xa lạ gì với mọi người. Tuy nhiên, ít ai biết được người phát minh ra nó lại chính là một phụ nữ.

Nghiên cứu cho thấy AI giúp con người cảm thấy được lắng nghe

Một nghiên cứu mới được công bố trong Kỷ yếu của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Mỹ đã phát hiện rằng tin nhắn do trí tuệ nhân tạo (AI) phản hồi mang lại cảm giác được lắng nghe nhiều hơn tin nhắn do một người có khả năng giao tiếp non nớt.

Khả năng cuộc cách mạng thiết bị AI ‘khai tử’ điện thoại thông minh

Tham vọng của Humane là khai tử điện thoại thông minh hoặc ít nhất là giảm nhu cầu thiết bị đang được coi là thứ không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại này.

Những cỗ máy ‘có một không hai’ trong lịch sử

Một số cỗ máy kỳ lạ nhất từng được thiết kế và chế tạo trong lịch sử nhân loại, từ máy tính cổ nhất thế giới của người Hy Lạp tới máy bay cánh chim của Leonardo da Vinci.

Bài viết nổi bật

Đại học Sư phạm TP.HCM ‘bắt tay’ doanh nghiệp công nghệ Việt thúc đẩy chuyển đổi số

Theo hợp tác mới ký kết với Viettel Solutions, Đại học Sư phạm TP.HCM sẽ cùng doanh nghiệp này xây dựng các giải pháp công nghệ trong giáo dục tập trung vào 4 nội dung chính.

Nhóm sinh viên trường ĐH Ngoại thương giành giải ‘Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng’

Ngày 12/6, tại Học viện Tài chính diễn ra Chung khảo Hội thi khoa học sinh viên toàn quốc 'Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng' lần thứ VII, năm 2022. Ban Giám khảo đã chọn ra nhóm sinh viên ĐH Ngoại thương TP. Hồ Chí Minh giành giải Đặc biệt.

Bài viết mới nhất

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.58) Đền Kiếp Bạc (Hải Dương): Khúc tráng ca về Hưng Đạo đại vương – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Ở Kiếp Bạc những ngày không mùa lễ hội, ta có dịp lắng lòng nghe tiếng sóng sông Lục Đầu hay gió từ thung lũng dội về như âm vang, khí thế của ba quân. Mỗi dấu tích, cảnh vật nơi đây đều là minh chứng của thời kỳ chống giặc Nguyên - Mông.

Thú vị với lớp học lập trình dành cho trẻ

Dạy lập trình máy tính cho trẻ em đang được coi là xu hướng giáo dục mới trên thế giới và Việt Nam. Không phải là những giờ học khô khan theo kiểu đọc, chép một chiều, các em nhỏ tại lớp học lập trình có thể rèn luyện tư duy logic, tư duy giải quyết vấn đề và thỏa sức sáng tạo.

[WOWTIMES – VIETKINGS] Đại học Quốc gia Hà Nội (1906-2024) – 30 năm tiên phong đổi mới – Top 100 đơn vị trên 100 tuổi còn hoạt động tại Việt Nam 2024 – P.17

(nienlich.vn) Sau gần 118 năm hình thành và phát triển, Đại học Quốc gia Hà Nội đã trở thành trung tâm đào tạo chất lượng cao, hướng tới làm nòng cốt và đầu tàu cho hệ thống giáo dục nước nhà.

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.57) Tháp cổ Chiềng Sơ (Điện Biên): Dấu ấn kiến trúc và nghệ thuật Việt-Lào – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Di tích tháp Chiềng Sơ thuộc bản Nà Muông, xã Chiềng Sơ, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên Đó là di tích kiến trúc thẩm mỹ và nghệ thuật khá độc đáo và khác biệt thể hiện quan hệ đoàn kết, hữu nghị của nhân dân hai nước Việt – Lào.

Nhà hát lớn Hà Nội – TOP 5 sân khấu – nhà hát kịch lâu đời của Việt Nam thu hút nhiều khách tham quan (P.2) – [VIETKINGS-TOPPLUS – Hành trình TOP Việt Nam]

(kyluc.vn) Với chiều dài lịch sử 113 năm, Nhà hát Lớn Hà Nội hiện hữu như một biểu tượng trường tồn về văn hóa, kiến trúc nghệ thuật, lịch sử, hội nhập và giao thoa văn hóa Đông - Tây, đóng góp to lớn vào lĩnh vực văn hóa và mở rộng giao lưu văn hóa, góp phần quảng bá đất nước và con người Việt Nam đến với bạn bè quốc tế và kiều bào ta ở nước ngoài.

Tiến sĩ, Nghệ sĩ, Kỷ lục gia Chu Bảo Quế đón nhận bằng Giáo sư Danh dự từ Viện Đại học Kỷ lục Thế giới WRU

(kyluc.vn) Vào ngày 30/4/2024 tại Việt Nam, Viện Đại học Kỷ lục Thế giới (WRU) đã chính thức trao bằng Giáo sư Danh dự đến Tiến sĩ - Nghệ sĩ - Kỷ lục gia Chu Bảo Quế với những đóng góp của ông trong sự nghiệp văn hóa, giáo dục của quê hương và nỗ lực quảng bá các giá trị văn hóa của Việt Nam ra toàn Thế giới. Là một người có tình yêu sâu sắc với nhiều loại hình nghệ thuật dân tộc, Tiến sĩ - Nghệ sĩ - Kỷ lục gia Chu Bảo Quế đã cống hiến phần lớn thời gian, tâm huyết, trí tuệ của mình cho sự nghiệp bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của Việt Nam. Đặc biệt trong việc giữ gìn, bảo tồn và phát huy giá trị của những làn điệu Dân ca Quan họ cổ và những làn điệu Chèo cổ của Việt Nam.