Trang chủ Thế kỷ của não bộ Khám phá Nghiên cứu 4 bộ não của các bác học vĩ đại trong...

Nghiên cứu 4 bộ não của các bác học vĩ đại trong lịch sử, giới khoa học tìm ra đáp án: Não thiên tài khác với người thường như thế nào?

Với trí thông minh thiên tài, não của các nhà bác học liệu có kết cấu đặc biệt hơn so với người thường?

Con người vẫn luôn thắc mắc liệu thiên tài sinh ra là bẩm sinh hay do tập luyện, trau dồi. Einstein đã nghĩ gì khi ngồi xuống cây đàn piano của mình và đi đến kết luận mang lại cho chúng ta thuyết tương đối? Làm thế nào để có một tâm trí tuyệt vời như vậy khi làm việc? Đối với các nhà thần kinh học, họ có thể thỏa mãn phần nào sự tò mò bằng cách nghiên cứu bộ não của những nhà bác học vĩ đại và xem chúng khác với bộ não bình thường như thế nào.

Hình thái não có thể bị thay đổi bởi những trường hợp cụ thể như thực hành kỹ năng vận động hằng ngày hoặc chứng sa sút trí tuệ. Dữ liệu hiện tại của khoa học cho thấy rằng hình thái não bộ có ảnh hưởng đến trí thông minh tổng thể, dù mức độ là bao nhiêu thì vẫn còn gây tranh cãi. Và kết quả nghiên cứu những bộ não vĩ đại từ những con người vĩ đại là một minh chứng cho điều đó.

Albert Einstein

Nghiên cứu 4 bộ não của các bác học vĩ đại trong lịch sử, giới khoa học tìm ra đáp án: Não thiên tài khác với người thường như thế nào? - Ảnh 1.

Hình ảnh và mô hình bộ não của Albert Einstein được trưng bày trong triển lãm của Wellcome Collection ở London, Anh năm 2012

Thuyết tương đối của nhà vật lý người Đức Albert Einstein đã dẫn đến một sự sửa đổi hoàn toàn về hiểu biết khoa học về không gian và thời gian. Bộ não của Einstein đã bị Thomas Stoltz Harvey lấy đi mà không có sự cho phép của gia đình ông sau khi thiên tài qua đời. Bộ não này đã được bảo quản, chụp ảnh, mổ xẻ và thậm chí gửi cho các nhà khoa học khác với hy vọng rằng việc nghiên cứu nó có thể khám phá ra nguồn gốc của trí thông minh thiên tài. Qua nhiều thập kỷ, người ta đã phát hiện ra một số đặc điểm thú vị về bộ não của Einstein, bao gồm các kết nối rộng hơn giữa hai bán cầu não, trọng lượng nhẹ hơn mức trung bình và rãnh bên mở rộng.

Phần não dành riêng cho tư duy toán học và không gian – thùy đỉnh dưới, cũng lớn hơn mức trung bình. Nếu bạn muốn xem bộ não của Einstein thì có thể đến Bảo tàng Mütterở Philadelphia, Pennsylvania, Mỹ.

Rene Descartes

Nghiên cứu 4 bộ não của các bác học vĩ đại trong lịch sử, giới khoa học tìm ra đáp án: Não thiên tài khác với người thường như thế nào? - Ảnh 2.

Hộp sọ của Rene Descartes trưng bày tại Musee de l’Homme (Bảo tàng Nhân loại) ở Paris

Rene Descartes là triết gia người Pháp, nổi tiếng với câu nói “Tôi tư duy nên tôi hiện hữu”. Ông có tầm ảnh hưởng triết học lớn đến mức tác phẩm của ông được coi là bình minh của kỷ nguyên hiện đại. Trong toán học, Descartes đã phát minh ra mặt phẳng Descartes, cho phép biểu diễn các ý tưởng đại số bằng hình học. Thiên tài đã qua đời ở tuổi 50 vào năm 1650 vì bệnh viêm phổi ở Thụy Điển, nơi ông đang giảng dạy triết học cho Nữ hoàng Christina.

Bộ não của Descartes từ lâu đã không còn. Tuy nhiên, các nhà khoa học gần đây đã nghiên cứu hình dạng hộp sọ của ông để tìm manh mối về việc bộ não của ông có thể khác với người bình thường như thế nào. Sử dụng phương pháp chụp CT, các nhà khoa học biết được rằng hộp sọ của Descartes khá bình thường về kích thước, ngoại trừ một chỗ phình ra ở vùng thùy trán liên quan đến phần não chịu trách nhiệm suy nghĩ trừu tượng và sáng tạo ra các quan niệm.

Carl Friedrich Gauss

Nghiên cứu 4 bộ não của các bác học vĩ đại trong lịch sử, giới khoa học tìm ra đáp án: Não thiên tài khác với người thường như thế nào? - Ảnh 3.

Chân dung Gauss

Carl Friedrich Gausscirca (1777 – 1855) là nhà toán học và vật lý người Đức. Bộ não của Gauss đã được nghiên cứu sau khi ông qua đời bởi nhà thần kinh học nổi tiếng Rudolf Wagner. Não của ông được xác định là nặng hơn mức trung bình và có những nếp gấp rất đáng chú ý trong suốt, được coi là “nguồn gốc của trí thông minh của Gauss”.

Trước đây, bộ não này đã vô tình bị hoán đổi với bộ não của bác sĩ Conrad Heinrich Fuchs, người đã qua đời cùng năm và bị dán nhãn sai trong hơn 150 năm. Lỗi này chỉ được phát hiện khi các nghiên cứu MRI của cả hai bộ não cho thấy chúng khác biệt đáng kể so với bản vẽ bộ não do Rudolf Wagner thực hiện.

Vladimir Lenin

Nghiên cứu 4 bộ não của các bác học vĩ đại trong lịch sử, giới khoa học tìm ra đáp án: Não thiên tài khác với người thường như thế nào? - Ảnh 4.

Thi thể được ướp xác của nhà lãnh đạo cách mạng Vladimir Ilyich Lenin nằm trong Lăng mang tên ông ở Quảng trường Đỏ, Moscow, Nga

Lenin – lãnh tụ vĩ đại đã được các bác sĩ tách não ngay sau khi qua đời theo lệnh của Joseph Stalin với mục đích nghiên cứu để chứng minh Lenin là một thiên tài. Bộ não của ông đã được lưu giữ trong vài năm và sau đó được nghiên cứu bởi Tiến sĩ Oskar Vogt, một nhà thần kinh học người Đức, theo yêu cầu của chính phủ Nga.

Sau khi so sánh bộ não của Lenin với bộ não của “người bình thường” và một số nhà văn, người ta thấy rằng Lenin là một thiên tài không thể bàn cãi với bộ não có các tế bào hình chóp “khổng lồ”, được cho là tạo nên tài hùng biện cách mạng của Lenin. Người ta thậm chí còn ghi nhận não của ông được tổ chức tốt và không bị tổn thương như thế nào, ngay cả khi ông đã bị đột quỵ 4 lần.

Theo Thể Thao Văn Hóa

CÁC TIN KHÁC

Điều gì biến Ấn Độ trở thành trung tâm thiết kế bán dẫn của thế giới?

Theo Chủ tịch Công ty bán dẫn Qualcomm chi nhánh Ấn Độ, quốc gia Nam Á đang và sẽ là trung tâm thiết kế chip với đội ngũ kỹ sư dồi dào.

Điều ít biết về người phát minh ra bút xóa

Ngày nay, chiếc bút xóa đã không còn xa lạ gì với mọi người. Tuy nhiên, ít ai biết được người phát minh ra nó lại chính là một phụ nữ.

Những cỗ máy ‘có một không hai’ trong lịch sử

Một số cỗ máy kỳ lạ nhất từng được thiết kế và chế tạo trong lịch sử nhân loại, từ máy tính cổ nhất thế giới của người Hy Lạp tới máy bay cánh chim của Leonardo da Vinci.

Khoa học tìm ra cơ chế giúp não bộ biến trải nghiệm thành ký ức dài hạn, bạn cũng có thể thử xem sao

Theo định nghĩa, ký ức là quá trình diễn ra liên tục của hành động lưu giữ thông tin theo thời gian, chúng tạo nên một “kịch bản” mà dựa vào đó, một người có thể luận ra lý lẽ và hành động trong thực tế. Dù mô tả được đến vậy, với chúng ta ký ức vẫn chứa đựng vô vàn bí ẩn. Một số sự kiện được não bộ lưu giữ một cách rõ ràng dù chúng xảy ra đã lâu, trong khi đó có những sự kiện mờ dần vào quên lãng dù mới diễn ra ngày hôm qua. Để giải thích một phần bí ẩn kỳ lạ này, các nhà khoa học thực hiện một loạt các nghiên cứu, và báo cáo vừa mới được xuất bản trên tạp chí Science hồi cuối tháng Ba.

Kính viễn vọng không gian: Mắt thần của loài người

Những bước phát triển mới của kính viễn vọng không gian có vai trò to lớn giúp đẩy nhanh thành tựu nghiên cứu vũ trụ của các nhà thiên văn học.

Trái Đất nặng bao nhiêu kg và làm cách nào để cân được nó?

Trái đất là hành tinh thứ 3 trong Hệ Mặt trời, hình thành cách đây 4,6 tỷ năm và là hành tinh duy nhất có sự sống. Nhưng làm thế nào để đo đạc kích thước của Trái đất?

Bài viết nổi bật

Đại học Sư phạm TP.HCM ‘bắt tay’ doanh nghiệp công nghệ Việt thúc đẩy chuyển đổi số

Theo hợp tác mới ký kết với Viettel Solutions, Đại học Sư phạm TP.HCM sẽ cùng doanh nghiệp này xây dựng các giải pháp công nghệ trong giáo dục tập trung vào 4 nội dung chính.

Nhóm sinh viên trường ĐH Ngoại thương giành giải ‘Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng’

Ngày 12/6, tại Học viện Tài chính diễn ra Chung khảo Hội thi khoa học sinh viên toàn quốc 'Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng' lần thứ VII, năm 2022. Ban Giám khảo đã chọn ra nhóm sinh viên ĐH Ngoại thương TP. Hồ Chí Minh giành giải Đặc biệt.

Bài viết mới nhất

Sự kiện chế biến và công diễn 120 món ăn từ Đẳng Sâm (Sâm dây Ngọc Linh) của UBND Huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum) tổ chức lập kỷ lục Việt Nam

(Kyluc.vn) - Sáng ngày 26/04/2024, trong khuôn khổ của hội thi “Ẩm thực dược liệu - Tinh hoa núi rừng Ngọc Linh” lần thứ 2 do Ủy ban nhân dân huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum tổ chức tại Làng tái định cư Thôn Tu Thó (huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum) đã diễn ra Sự kiện chế biến và công diễn 120 món ăn từ Đẳng Sâm (Sâm dây Ngọc Linh) nhằm xác lập Kỷ lục Việt Nam.

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.54) Làng đá Khuổi Ky (Cao Bằng): Làng đá cổ 400 năm nơi miền biên viễn – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Bản đá Khuổi Ky thuộc xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng, với những ngôi nhà sàn bằng đá mang dáng dấp cổ xưa, tạo nên nét cổ kính, nhuốm màu huyền thoại cho vùng đất miền biên viễn.

Nhà vệ sinh tương lai, bồn cầu sẽ biết… bắt bệnh

Những chiếc gương và toilet có thể phát hiện bệnh sớm, các loại vật liệu lót sàn có khả năng đo lường nguy cơ ngã của người dùng, đó là những gì có thể sẽ sớm hiện diện trong các nhà vệ sinh cao cấp tương lai.

Tiết mục múa xòe của thiếu nhi 63 tỉnh, thành phố tại chương trình tuyên dương “Chiến sĩ nhỏ Điện Biên” toàn quốc lần thứ V xác lập Kỷ lục Việt Nam

(kyluc.vn) Vào tối ngày 25/4/2024, tại Quảng trường thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội đồng Đội Trung ương tổ chức Chương trình Tuyên dương “Chiến sĩ nhỏ Điện Biên” toàn quốc lần thứ V - năm 2024. Cũng tại chương trình, Tổ chức kỷ lục Việt Nam đã trao kỷ lục: “Tiết mục múa xoè có số lượng thiếu nhi 63 tỉnh, thành phố tham gia biểu diễn chào mừng 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ đông nhất Việt Nam” cho Hội đồng Đội Trung ương.

Ứng dụng công nghệ thực tế ảo tại Đền thờ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm

Thành đoàn Hải Phòng vừa phối hợp các đơn vị lựa chọn triển khai thí điểm ứng dụng công nghệ thực tế ảo (VR360) tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Đền thờ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng).

[WOWTIMES – VIETKINGS] Thư viện Khoa học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh (1868-2024) – 156 năm trân trọng tri thức – Top 100 đơn vị trên 100 tuổi còn hoạt động tại Việt Nam 2024 – P.12

(nienlich.vn) Thư viện Khoa học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh tiền thân là thư viện của các đô đốc, thống đốc. Trải qua nhiều thăng trầm lịch sử thư viện tiếp tục phát triển mạnh mẽ tới hôm nay cùng với nhiều tài liệu được số hóa.