Trang chủ Thế kỷ của não bộ Công nghệ "System-on-chip" là chưa đủ, các nhà khoa học vừa tạo ra "Heart-on-chip",...

“System-on-chip” là chưa đủ, các nhà khoa học vừa tạo ra “Heart-on-chip”, tim trên vi mạch

Chắc hẳn bạn đã nghe đến System-on-chip (SoC). Giờ đây các nhà khoa học đã có thể tạo ra nội tạng trên vi mạch (organ-on-chip).

Các nhà khoa học sẽ có thể sớm thực hiện các thí nghiệm về tim mạch mà không cần sử dụng tới các tế bào sống. Trong một nghiên cứu mới đăng trên tạp chí Nature Materials, các nhà nghiên cứu tại đại học Havard công bố họ đã thành công trong việc tạo ra trái tim được in 3D trên vi mạch đầu tiên có khả năng thu thập dữ liệu về nhịp tim.


Các nhà nghiên cứu tại đại học Havard công bố họ đã thành công trong việc tạo ra trái tim được in 3D trên vi mạch đầu tiên có khả năng thu thập dữ liệu về nhịp tim.

Các nhà nghiên cứu tại đại học Havard công bố họ đã thành công trong việc tạo ra trái tim được in 3D trên vi mạch đầu tiên có khả năng thu thập dữ liệu về nhịp tim.

"Thiết bị" này được cấu thành từ một loại vật liệu nhân tạo được thiết kế có cấu trúc và chức năng tương tự các tế bào sống. Nó không thể được dùng để thay thế các cơ quan nội tạng nhưng lại rất hữu ích cho các nghiên cứu khoa học, giúp đẩy mạnh tiến trình phát hiện các loại dược phẩm mới.

Đột phá này còn cho phép các nhà khoa học tạo ra nhiều loại nội tạng trên vi mạch với các thuộc tính nhất định giúp mô phỏng lại một căn bệnh hoặc thậm chí là tình trạng của bệnh nhân.

Nội tạng trên vi mạch (Organs-on-chips hay OoC), còn được biết đến với cái tên mỹ miều "hệ thống sinh lý tiểu vi" (microphysiological systems), có cấu trúc và chức năng y hệt nội tạng thật. Chúng có thành phần là một loại nhựa polymer trong suốt và dẻo dai, giúp mô phỏng môi trường sinh học bên trong cơ thể con người. Các vi mạch cũng trong suốt để các nhà khoa học có thể quan sát quá trình hoạt động của "thiết bị".

Một phần của đột phá này đó là tạo ra 6 loại mực in 3D khác nhau có khả năng tích hợp các cảm biến vào các cơ quan nội tạng được in. Các cảm biến được tích hợp vào trái tim trên vi mạch có thể đo đạc nhịp đập của trái tim nhân tạo này.

Hiện giờ, các vi mạch này chỉ có thể mô phỏng cấu trúc và chức năng của phổi, tim, lưỡi và ruột. Vào tháng 6, viện Kĩ sư sinh học Wyss của trường Havard đã phát triển thành công phổi trên vi mạch được lập trình để giả lập lại phổi người. Trái tim trên vi mạch là phát kiến mới và cao cấp nhất.


Vào tháng 6, viện Kĩ sư sinh học Wyss của trường Havard đã phát triển thành công phổi trên vi mạch được lập trình để giả lập lại phổi người.

Vào tháng 6, viện Kĩ sư sinh học Wyss của trường Havard đã phát triển thành công phổi trên vi mạch được lập trình để giả lập lại phổi người.

"Thường thì các nhà nghiên cứu bó tay khi phải theo dõi các thay đổi chậm xảy ra theo thời gian trong các tế bào thuộc tim mạch đang phát triển vì không có phương pháp đo đạc dễ dàng và không xâm lấn tới cơ thể. Các cảm biến tích hợp cho phép họ liên tục thu nhận dữ liệu trong quá trình phát triển của các tế bào. Tương tự, chúng có thể giúp nghiên cứu về các tác động lâu dài của các chất độc." theo Johan Ulrik Lind, tác giả của công trình này.

CÁC TIN KHÁC

5 trợ lý lập kế hoạch AI giúp tăng đáng kể năng suất làm việc

Ngày càng có nhiều ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) quản lý thời gian và lập lịch trình được thiết kế để bạn sắp xếp công việc hiệu quả hơn. Việc tận dụng các trợ lý ảo này có thể giúp bạn duy trì năng suất ở mức cao nhất và đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của môi trường làm việc hiện đại.

Máy in 3D khổng lồ, tương lai của sản xuất xanh

Các nhà khoa học của Đại học Maine đã tạo ra một chiếc máy in 3D khổng lồ có khả năng in hoàn thiện một ngôi nhà được làm hoàn toàn từ vật liệu sinh học.

Việt Nam có 1 loại “nấm trường thọ” chứa hơn 400 dưỡng chất quý giá

Đây là một loại dược liệu quý giúp bồi bổ sức khỏe, ngăn ngừa một số loại bệnh và tăng cường tuổi thọ.

Giới hạn chịu nóng của con người không cao như chúng ta tưởng

Theo thống kê từ EPA, khoảng 11.000 trường hợp tử vong tại Mỹ gây ra bởi các sóng nhiệt trong giai đoạn từ 1979-2018. Con số này thậm chí còn có thể nhiều hơn do nhiều nơi không liệt kê hoặc không nhận định nhiệt độ cao là nguyên nhân gây tử vong.

Tàu chữa cháy lớn nhất thế giới tự thăng bằng trong 6 giây

https://www.youtube.com/watch?v=cZdGcip4FzM Chiếc tàu chế tạo bởi xưởng đóng tàu Lungteh ở huyện Nghi Lan của Đài Loan được cho là tàu chữa cháy tự thăng...

Hé lộ sự tồn tại hành tinh thứ 9 trong Hệ Mặt trời chúng ta

Chúng ta biết rằng, có ít nhất 8 hành tinh đang tồn tại trong Hệ Mặt trời, nhưng có thể vẫn còn tồn tại những vật thể khác. Mới đây các nhà khoa học đã hé lộ thêm bằng chứng về hành tinh thứ 9.

Bài viết nổi bật

Đại học Sư phạm TP.HCM ‘bắt tay’ doanh nghiệp công nghệ Việt thúc đẩy chuyển đổi số

Theo hợp tác mới ký kết với Viettel Solutions, Đại học Sư phạm TP.HCM sẽ cùng doanh nghiệp này xây dựng các giải pháp công nghệ trong giáo dục tập trung vào 4 nội dung chính.

Nhóm sinh viên trường ĐH Ngoại thương giành giải ‘Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng’

Ngày 12/6, tại Học viện Tài chính diễn ra Chung khảo Hội thi khoa học sinh viên toàn quốc 'Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng' lần thứ VII, năm 2022. Ban Giám khảo đã chọn ra nhóm sinh viên ĐH Ngoại thương TP. Hồ Chí Minh giành giải Đặc biệt.

Bài viết mới nhất

5 trợ lý lập kế hoạch AI giúp tăng đáng kể năng suất làm việc

Ngày càng có nhiều ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) quản lý thời gian và lập lịch trình được thiết kế để bạn sắp xếp công việc hiệu quả hơn. Việc tận dụng các trợ lý ảo này có thể giúp bạn duy trì năng suất ở mức cao nhất và đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của môi trường làm việc hiện đại.

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.71) Nhà cổ Huỳnh Thủy Lê (Đồng Tháp): Nơi lưu dấu ‘Người tình’ – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Nhà cổ Huỳnh Thủy Lê là một trong những ngôi nhà cổ dân dụng được viếng thăm nhiều nhất ở miền Nam. Nhờ vào sự thành công của tiểu thuyết, và sau đó là bộ phim chuyển thể Người Tình, ngôi nhà trở nên nổi tiếng đối với công chúng yêu văn học và điện ảnh trên thế giới. Nằm trong trào lưu chiết trung của thời kỳ đầu thế kỷ 20 ở miền Nam Việt Nam, ngôi nhà là một bảng màu tổng hòa các kiểu thức phương Tây và Á Đông, nổi bật là phong cách trang trí hào nhoáng của miền Hoa Nam. Đây là công trình quý giá trong tổng thể di sản tuyệt đẹp của đô thị xưa Sa Đéc, mà nếu được phát triển thành một hệ thống di sản liền mạch, có thể tạo nên một bảo tàng kiến trúc ngoài trời cho vùng đất giàu lịch sử này.

Máy in 3D khổng lồ, tương lai của sản xuất xanh

Các nhà khoa học của Đại học Maine đã tạo ra một chiếc máy in 3D khổng lồ có khả năng in hoàn thiện một ngôi nhà được làm hoàn toàn từ vật liệu sinh học.

[WOWTIMES – VIETKINGS] Chợ Đồng Xuân (1889-2024) – Một nét văn hóa Hà Nội – Top 100 đơn vị trên 100 tuổi còn hoạt động tại Việt Nam 2024 – P.29

(nienlich.vn) Nằm trong khu phố cổ, chợ Đồng Xuân gắn liền với quá trình phát triển thương mại của vùng đất Thăng Long. Nơi đây không chỉ là điểm giao thương mà còn có giá trị văn hoá, tinh thần, phản ánh cuộc sống sinh hoạt của người dân Hà Nội xưa và nay.

Ra mắt ‘robot mềm’ có thể di chuyển linh hoạt, hứa hẹn nhiều ứng dụng thiết thực

Con “robot mềm” này có thể giúp chúng ta nghiên cứu tự nhiên và môi trường. Tính linh hoạt của chúng hứa hẹn sẽ...

Nhà thờ đá Phát Diện (Ninh Bình) – TOP 5 nhà thờ cổ trên 100 tuổi của Việt Nam được nhiều người biết đến (P.2) – [VIETKINGS-TOPPLUS – Hành trình TOP Việt Nam]

(kyluc.vn) Nhà thờ Phát Diệm huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình là công trình của sự hòa hợp và hội nhập, giao thoa giữa đạo Công giáo với nền văn hóa kiến trúc của dân tộc Việt Nam.