[rev_slider alias="Banner header"]
Trang chủ Thế kỷ của não bộ Công nghệ Lưu trữ được thông tin vào vi khuẩn: Chiếc USB vĩnh cửu...

Lưu trữ được thông tin vào vi khuẩn: Chiếc USB vĩnh cửu của loài người

Tương lai đang nằm trong bàn tay chúng ta, đơn giản vì bàn tay chúng ta có rất nhiều vi khuẩn.

Vấn đề lưu trữ thông tin đang dần đi vào ngõ cụt, khi mà công nghệ lưu trữ vẫn không phát triển hơn sau nhiều thập kỷ, trừ việc những thiết bị lưu trữ ngày càng nhỏ hơn và mạnh mẽ hơn.

Nhưng có thể rằng, tương lai của ngành lưu trữ đang không nằm ở lĩnh vực công nghệ, mà là trong lĩnh vực sinh học. Trong năm 2016 này, nhiều nhà nghiên cứu đã trình diễn khả năng lưu trữ của một giọt DNA: nó có thể chứa được toàn bộ lịch sử của loài người! Ta đã có thể có những "ổ cứng sinh học" nhờ vào những cụm vi khuẩn được biến thành những sinh vật lưu trữ dữ liệu.

Ta đã có thể có những "ổ cứng sinh học" nhờ vào những cụm vi khuẩn được biến thành những sinh vật lưu trữ dữ liệu.
Ta đã có thể có những "ổ cứng sinh học" nhờ vào những cụm vi khuẩn được biến thành những sinh vật lưu trữ dữ liệu.

Trước thời điểm này, lượng thông tin lớn nhất mà các nhà nghiên cứu đưa vào được một tế bào sống là 11 bits, tương ứng với lưu trữ được 2 kí tự số học. Với công nghệ mới này, bạn có thể lưu trữ được tới 100 bytes dữ liệu, từng đó là đủ để lưu trữ dòng chữ mà bạn đang đọc ngay lúc này đây.

"Chúng tôi muốn biết được rằng có khả thi không việc sử dụng những cách thức của mẹ Thiên nhiên, viết thẳng dữ liệu lên bộ gene của tế bào vi khuẩn", theo lời Seth Shipman, nhà nghiên cứu di truyền học tại Đại học Harvard.

Với phương pháp này, nếu như vi khuẩn sinh sản nhân đôi như chúng thường làm, thì thông tin sẽ được "sao chép" lại trong cả những thế hệ sau này nữa. Dữ liệu sẽ được lưu trên một "ổ cứng" có khả năng không ngừng tự mở rộng ra, các nhà khoa học có thể đọc dữ liệu bằng cách xem các bộ gene của chúng bất kì khi nào họ muốn, với bất kì con vi khuẩn nào trong đống lúc nhúc kia.

Khuẩn E. coli là một trong số vi khuẩn được mang ra làm USB thử nghiệm.
Khuẩn E. coli là một trong số vi khuẩn được mang ra làm USB thử nghiệm.

Trong ngành nghiên cứu này, yếu tố quan trọng là các nhà khoa học phải đưa thông tin dưới dạng một đoạn mã vào trong dải gen, nhưng nghiên cứu này chọn một con đường và một công cụ khác thường. Đó là công nghệ chỉnh gen mang tính cách mạng có tên là CRISPR.

CRISPR là hệ thống phòng ngự tự nhiên của vi khuẩn, để giúp chúng chống lại những loài ăn vi khuẩn khác, hay những virus có khả năng ảnh hưởng tới tế bào của vi khuẩn. Sử dụng các enzyme của mình, những vi khuẩn này có khả năng"lấy mất" một mảnh DNA của virus tấn công mình. Hành động này không chỉ làm suy yếu khả năng tấn công của virus, mà còn khiến vi khuẩn lưu lại hành vi"gây hấn" của những con virus này, để đề phòng những cuộc tấn công của những con virus cùng loại chúng có thể gặp phải trong tương lai.

Những mảnh DNA vi khuẩn lấy được sẽ được copy khi mà vi khuẩn phân bào, điều đó có nghĩa là thế hệ tiếp theo của con vi khuẩn đó sẽ vẫn được truyền lại những kiến thức mà tiền bối của chúng đã học được. Đội ngũ các nhà nghiên cứu nhận ra rằng nếu đưa được những thông tin di truyền vào nhóm vi khuẩn đã có khả năng "CRISPR", ví dụ cụ thể ở đây là khuẩn E. coli, thì chúng có thể tự "ăn"những thông tin đó, biến những thông tin ấy thành một phần cơ thể mình.

Tế bào vi khuẩn trong trạng thái sau khi "CRISPR".
Tế bào vi khuẩn trong trạng thái sau khi "CRISPR".

Thật may mắn là những con vi khuẩn này lưu những đoạn DNA theo dãy, vì vậy tất cả được sắp xếp trình tự rõ ràng. Điều đó có nghĩa là những nhà nghiên cứu có thể lưu những đoạn thông tin theo một thứ tự nhất định, họ không hề lo lắng vì biết được rằng chúng sẽ được sao chép với cùng thứ tự đó. Điều đó khiến cho việc tìm lại và lấy ra những mẩu thông tin về sau trở nên thuận tiện và dễ dàng.

Nhưng việc lưu trữ này vẫn còn một vấn đề nhỏ nữa: không phải tất cả vi khuẩn đều phản ứng như nhau, vì vậy sẽ có ít nhiều thông tin đưa vào sẽ bị mất đi. Tuy nhiên có đến hàng triệu loại vi khuẩn khác nhau, vì thế những thông tin bị mất ở nhóm tế bào này sẽ xuất hiện tại một nhóm khác, khi tổng hợp lại thì vẫn thành thông tin hoàn chỉnh nên trở ngại không thực sự lớn.

CÁC TIN KHÁC

Giới thiệu siêu du thuyền chạy bằng pin hydro đầu tiên trên thế giới

Công ty Feadship giới thiệu mẫu siêu du thuyền chạy bằng pin nhiên liệu hydro không khí thải, hứa hẹn cách mạng hóa phương tiện hạng sang này.

Máy tính thiên văn hơn 2.000 năm tuổi

Lịch sử ẩn chứa vô số bí ẩn về những nền văn minh đã mất và những công nghệ tiên tiến mà họ sở hữu. Cho đến ngày nay, nhiều người vẫn tin rằng một số nền văn minh cổ đại có trình độ khoa học và kỹ thuật vượt xa so với nhận thức hiện tại của chúng ta.

5 trợ lý lập kế hoạch AI giúp tăng đáng kể năng suất làm việc

Ngày càng có nhiều ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) quản lý thời gian và lập lịch trình được thiết kế để bạn sắp xếp công việc hiệu quả hơn. Việc tận dụng các trợ lý ảo này có thể giúp bạn duy trì năng suất ở mức cao nhất và đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của môi trường làm việc hiện đại.

Máy in 3D khổng lồ, tương lai của sản xuất xanh

Các nhà khoa học của Đại học Maine đã tạo ra một chiếc máy in 3D khổng lồ có khả năng in hoàn thiện một ngôi nhà được làm hoàn toàn từ vật liệu sinh học.

Việt Nam có 1 loại “nấm trường thọ” chứa hơn 400 dưỡng chất quý giá

Đây là một loại dược liệu quý giúp bồi bổ sức khỏe, ngăn ngừa một số loại bệnh và tăng cường tuổi thọ.

Giới hạn chịu nóng của con người không cao như chúng ta tưởng

Theo thống kê từ EPA, khoảng 11.000 trường hợp tử vong tại Mỹ gây ra bởi các sóng nhiệt trong giai đoạn từ 1979-2018. Con số này thậm chí còn có thể nhiều hơn do nhiều nơi không liệt kê hoặc không nhận định nhiệt độ cao là nguyên nhân gây tử vong.

Bài viết nổi bật

Đại học Sư phạm TP.HCM ‘bắt tay’ doanh nghiệp công nghệ Việt thúc đẩy chuyển đổi số

Theo hợp tác mới ký kết với Viettel Solutions, Đại học Sư phạm TP.HCM sẽ cùng doanh nghiệp này xây dựng các giải pháp công nghệ trong giáo dục tập trung vào 4 nội dung chính.

Nhóm sinh viên trường ĐH Ngoại thương giành giải ‘Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng’

Ngày 12/6, tại Học viện Tài chính diễn ra Chung khảo Hội thi khoa học sinh viên toàn quốc 'Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng' lần thứ VII, năm 2022. Ban Giám khảo đã chọn ra nhóm sinh viên ĐH Ngoại thương TP. Hồ Chí Minh giành giải Đặc biệt.

Bài viết mới nhất

[WOWTIMES – VIETKINGS] Nhà hát Thành phố Hồ Chí Minh (1900-2024): Thánh đường nghệ thuật mộng mơ – Top 100 đơn vị trên 100 tuổi còn hoạt động tại Việt Nam 2024 – P.34

(WOWTIMES - VIETKINGS) Nhà hát Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những nhà hát có tuổi đời "thọ" nhất Việt Nam. Trải qua gần 124 năm thăng trầm cùng lịch sử dân tộc nhưng tới nay đây vẫn luôn được xem là thánh đường nghệ thuật mộng mơ giữa lòng Sài Gòn.

Apple ra mắt tính năng giúp giảm say xe khi dùng điện thoại

Tín hiệu chuyển động của ô tô sẽ hiển thị các chấm chuyển động trên một số sản phẩm của Apple để giúp giảm chứng say tàu xe.

Động Ngườm Ngao (Cao Bằng) – TOP 5 hang động Việt Nam sở hữu vẻ đẹp huyền bí (P.1) – [VIETKINGS-TOPPLUS – Hành trình TOP Việt Nam]

(kyluc.vn) Không gian bên trong rộng lớn, đường đi bộ bằng phẳng và sở hữu hệ thống nhũ đá tự nhiên kỳ vĩ là những điểm cộng khiến khách du lịch khó có thể bỏ qua động Ngườm Ngao khi đến tỉnh Cao Bằng.

Khai mạc Lễ hội Bánh mì Việt Nam lần 2, xác lập Kỷ lục cho hoạt động quảng diễn 150 loại nhân và món ăn kèm bánh mì

(Kyluc.vn) Ngày 17/5/2024, Lễ hội Bánh mì Việt Nam lần thứ 2 với chủ đề “Bánh mì Việt Nam - Giá trị ẩm thực Thế giới” khai mạc tại Công viên Lê Văn Tám (Q.1, TP.Hồ Chí Minh), thu hút hàng ngàn lượt khách quan tham. Trong khuôn khổ Lễ hội năm nay, Chi hội Đầu bếp Chuyên nghiệp Sài Gòn thành công xác lập Kỷ lục Việt Nam với hoạt động chế biến và quảng diễn 150 loại nhân và món ăn kèm bánh mì.

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.75) Đền Cửa Ông (Quảng Ninh): Ngôi đền linh thiêng nơi đất mỏ – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Thuộc địa phận phường Cửa Ông, TP. Cẩm Phả, đền Cửa Ông thờ Hưng Nhượng Vương Trần Quốc Tảng (con trai thứ ba của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn) - người có nhiều công lao trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông, bảo vệ tuyến biên giới và lãnh hải vùng Đông Bắc Tổ quốc.

Xây dựng nền tảng phát triển đại học định hướng đổi mới sáng tạo

Diễn đàn đổi mới sáng tạo quốc gia năm 2024 diễn ra ngày 16/5 tại ĐH Quốc gia Hà Nội. Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn tham dự.