Lên ‘mùi’ cho nước mắm

Hương thơm của nước mắm truyền thống được sản sinh từ quá trình lên men cá. PGS.TS Lê Thanh Hà đã tìm ra một loại vi khuẩn thúc đẩy nhanh hơn quá trình này.

Rút ngắn một nửa thời gian lên men

Một trong những nhược điểm của nước mắm truyền thống là quá trình ủ chượp, lên men phải mất cả năm trời. Điều này làm giảm sức cạnh tranh của nước mắm truyền thống.

“Nhìn chung, chế biến nước mắm theo phương pháp cổ truyền ở nước ta còn thô sơ và thời gian chế biến còn dài (khoảng 12 tháng) nên hiệu quả kinh tế còn thấp”, PGS.TS Lê Thanh Hà ở Viện Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm (Trường ĐH Bách khoa Hà Nội) nhận xét.

Phương pháp truyền thống cũng tạo ra hương vị nước mắm nồng mặn đặc trưng, ít được người trẻ ưa thích như các loại nước chấm công nghiệp dịu nhẹ.

Từ thực tế trên, PGS.TS Lê Thanh Hà và các cộng sự đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu phân lập Tetragenococcus sp. chịu mặn ứng dụng làm chủng khởi động nhằm cải thiện nước mắm ngắn ngày”.

Kết quả là chị đã tìm ra chủng vi khuẩn có khả năng rút ngắn quá trình ủ tạo hương cho nước mắm, vừa tiết kiệm thời gian, vừa giảm bớt hàm lượng đạm thối (đạm amon) – yếu tố chính đem đến sự “nặng mùi” của nước mắm.

Với đường bờ biển kéo dài qua nhiều vĩ độ, mỗi vùng biển Việt Nam lại có cách sản xuất nước mắm khác nhau tùy theo điều kiện tự nhiên. Ở miền Bắc ít nắng, người dân thường dùng phương pháp phơi nắng – khuấy đảo, ở miền Nam nắng nhiều hơn nên có phương pháp ủ chượp – kéo rút, còn miền Bắc Trung Bộ lại kết hợp ủ chượp – phơi nắng – đánh khuấy…

Bản chất của các phương pháp này đều hội tụ ở hai giai đoạn là thủy phân và lên men. Ở giai đoạn thứ nhất, các enzyme proteaza trong nội tạng cá sẽ thủy phân protein trong thịt cá chuyển thành axit amin. Đến giai đoạn thứ hai, vi khuẩn trong đó sẽ phân giải đạm và lipid tạo thành các hợp chất dễ bay hơi tạo ra hương, mùi vị đặc trưng của nước mắm.

Thông thường, với nước mắm truyền thống phải mất cả năm trời mới trích rút được sản phẩm còn nước chấm công nghiệp, người ta thường bổ sung thêm enzyme proteaza để đẩy nhanh quá trình.

Tuy có lợi về thời gian nhưng cách làm này lại ảnh hưởng đến hương vị. Việc dùng enzyme có thể rút ngắn thời gian thủy phân, nhưng đến giai đoạn tạo hương vị lại rất kém.

Trong quá trình nghiên cứu, PGS.TS Lê Thanh Hà và các cộng sự nhận thấy một trong những lời giải cho bài toán tạo hương nước mắm là các vi sinh vật sinh hương. Trong các sản phẩm lên men, người ta hay dùng vi khuẩn lactic. Nhóm nghiên cứu đã tìm ra một chủng vi khuẩn đặc biệt tiềm năng là Tetragenococcus Halophilus.

Điểm độc đáo của nó là có khả năng sinh hương và chịu mặn cao, vượt trội hơn hẳn các hệ vi sinh vật sinh hương được sử dụng ở Việt Nam hiện nay bao gồm Bacillus, Lactobacillus, Clostridium, Lactococcus và Staphylococcus. Điểm khó của Tetragenococcus Halophilus là nó khó phân lập hơn so với các chủng thông thường vì nó sinh trưởng rất chậm.

Nhóm nghiên cứu đã phân lập thành công các chủng vi khuẩn Tetragenococcus Halophilus từ các mẫu chượp mắm ở Cát Hải và Cửa Hội. Nhóm đã lấy mẫu ở nhiều giai đoạn lên men khác nhau để chọn ra chủng tiềm năng nhất là Tetragenococcus Halophilus.

“Kết quả, nước mắm bổ sung chủng vi khuẩn Tetragenococcus có thể lên hương sau sáu tháng lên men, thay vì chín tháng như thông thường. Hàm lượng nitơ tổng là 21g/l (đạt tiêu chuẩn nước mắm hạng 1 theo TCVN 5107:2003), trong đó hàm lượng đạm thối chỉ chiếm 15% so với nitơ tổng”, PGS Hà cho biết.

Nhờ tính mới và tiềm năng ứng dụng cao, chủng vi khuẩn Tetragenococcus Halophilus V7-3 do nhóm nghiên cứu phân lập đã được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH&CN) cấp bằng bảo hộ giải pháp hữu ích.

Kiểm tra chất lượng nước mắm.

Tạo ra nước mắm nhiều hương vị

Thành công bước đầu đã đem lại nhiều cơ hội cho PGS.TS Lê Thanh Hà và cộng sự tìm đến những giải pháp đa dạng hơn, ví dụ như khả năng đa dạng hóa sản phẩm nước mắm truyền thống với nhiều hương vị khác nhau.

“Hoàn toàn có thể” – chị hào hứng – “Chủng vi khuẩn mà chúng tôi đã đăng ký giải pháp hữu ích chỉ là một số các chủng đã phân lập thôi. Khi thử nghiệm, chúng tôi thấy mỗi chủng tạo ra hương và vị nước mắm khác nhau, rất thú vị”.

Để mở rộng cơ hội ứng dụng trong thực tế, chị và các cộng sự đã nghiên cứu tìm môi trường tăng sinh thay thế môi trường MRS (thường dùng tăng sinh và định lượng vi khuẩn lactic).

“Nếu đưa vào ứng dụng trong thực tế thì phải có lượng sinh khối lớn, cho nên chúng tôi phải tìm môi trường nào giúp vi khuẩn phát triển nhanh hơn và có giá thành phù hợp”, PGS.TS Lê Thanh Hà giải thích.

Bằng các phương pháp tối ưu quy hoạch, nhóm đã tìm ra môi trường nuôi cấy có thể giúp số lượng vi khuẩn tăng lên gấp đôi, vừa “rẻ hơn và đơn giản hơn rất nhiều so với môi trường MRS – có gần 10 thành phần, chúng tôi giảm đi chỉ còn khoảng 3 – 4 thành phần”, PGS.TS Lê Thanh Hà cho biết.

Dù đã nỗ lực, song nhóm nghiên cứu biết rằng, còn rất nhiều việc phải làm với con vi khuẩn này nếu muốn áp dụng trong sản xuất. Do đó, họ đang dấn thêm một bước nữa để thúc đẩy quá trình này: Thực hiện đề tài tạo chế phẩm vi sinh chịu mặn sinh hương từ các chủng vi khuẩn đã phân lập.

“Có thể nhờ vậy thì việc tạo chế phẩm sẽ dễ dàng vận chuyển, bảo quản và sử dụng hơn” – chị giải thích – “Hơn nữa, có chế phẩm rồi thì mới có thể thử nghiệm trên quy mô công nghiệp và đánh giá được chính xác hơn so với quy mô nhỏ”.

Bên cạnh vấn đề hương vị, quá trình sản xuất nước mắm truyền thống còn gợi mở nhiều bài toán thú vị khác cho các nhà nghiên cứu. “Chẳng hạn như giảm độ mặn hay tăng hiệu suất thu hồi, đây đều là những vấn đề rất quan trọng với doanh nghiệp.

Chúng tôi đang cố gắng xem có thể cải tiến được hay không, làm thế nào để lên men triệt để, phần bã sau khi làm mắm không còn chút protein nào thì sẽ mang lại lợi ích kinh tế rất cao. Đây là bài toán rất cần quan tâm nhưng không dễ giải quyết”, chị nói.

Theo Giáo Dục Thời Đại

CÁC TIN KHÁC

Việt Nam có 1 loại “nấm trường thọ” chứa hơn 400 dưỡng chất quý giá

Đây là một loại dược liệu quý giúp bồi bổ sức khỏe, ngăn ngừa một số loại bệnh và tăng cường tuổi thọ.

Giới hạn chịu nóng của con người không cao như chúng ta tưởng

Theo thống kê từ EPA, khoảng 11.000 trường hợp tử vong tại Mỹ gây ra bởi các sóng nhiệt trong giai đoạn từ 1979-2018. Con số này thậm chí còn có thể nhiều hơn do nhiều nơi không liệt kê hoặc không nhận định nhiệt độ cao là nguyên nhân gây tử vong.

Tàu chữa cháy lớn nhất thế giới tự thăng bằng trong 6 giây

https://www.youtube.com/watch?v=cZdGcip4FzM Chiếc tàu chế tạo bởi xưởng đóng tàu Lungteh ở huyện Nghi Lan của Đài Loan được cho là tàu chữa cháy tự thăng...

Hé lộ sự tồn tại hành tinh thứ 9 trong Hệ Mặt trời chúng ta

Chúng ta biết rằng, có ít nhất 8 hành tinh đang tồn tại trong Hệ Mặt trời, nhưng có thể vẫn còn tồn tại những vật thể khác. Mới đây các nhà khoa học đã hé lộ thêm bằng chứng về hành tinh thứ 9.

Nhà vệ sinh tương lai, bồn cầu sẽ biết… bắt bệnh

Những chiếc gương và toilet có thể phát hiện bệnh sớm, các loại vật liệu lót sàn có khả năng đo lường nguy cơ ngã của người dùng, đó là những gì có thể sẽ sớm hiện diện trong các nhà vệ sinh cao cấp tương lai.

Điều gì biến Ấn Độ trở thành trung tâm thiết kế bán dẫn của thế giới?

Theo Chủ tịch Công ty bán dẫn Qualcomm chi nhánh Ấn Độ, quốc gia Nam Á đang và sẽ là trung tâm thiết kế chip với đội ngũ kỹ sư dồi dào.

Bài viết nổi bật

Đại học Sư phạm TP.HCM ‘bắt tay’ doanh nghiệp công nghệ Việt thúc đẩy chuyển đổi số

Theo hợp tác mới ký kết với Viettel Solutions, Đại học Sư phạm TP.HCM sẽ cùng doanh nghiệp này xây dựng các giải pháp công nghệ trong giáo dục tập trung vào 4 nội dung chính.

Nhóm sinh viên trường ĐH Ngoại thương giành giải ‘Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng’

Ngày 12/6, tại Học viện Tài chính diễn ra Chung khảo Hội thi khoa học sinh viên toàn quốc 'Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng' lần thứ VII, năm 2022. Ban Giám khảo đã chọn ra nhóm sinh viên ĐH Ngoại thương TP. Hồ Chí Minh giành giải Đặc biệt.

Bài viết mới nhất

[WOWTIMES – VIETKINGS] Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai (1913-2024) – Áo tím, Gia Long, Minh Khai – Top 100 đơn vị trên 100 tuổi còn hoạt động tại Việt Nam 2024 – P.26

(nienlich.vn) Trải qua 111 năm xây dựng và phát triển, các thế hệ thầy cô giáo của trường vẫn luôn tận tụy, tâm huyết với nghề. Tính tới nay, Trường đã đào tạo nhiều thế hệ học sinh ưu tú, góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển của thành phố và đất nước, khẳng định vị thế của một trong những trường THPT trọng điểm ở TPHCM.

Chợ Bến Thành (Thành phố Hồ Chí Minh) – TOP 5 khu chợ đặc trưng ba miền của Việt Nam được nhiều người biết đến (P.5) – [VIETKINGS-TOPPLUS – Hành trình TOP Việt Nam]

(kyluc.vn) Chợ Bến Thành là một trong những điểm đến nổi tiếng tại thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. Khi đặt chân đến Thành phố Hồ Chí Minh, du khách chắc chắn phải đến chợ Bến Thành vì đây không chỉ là nơi để mua sắm các sản phẩm địa phương, mà còn là một trải nghiệm văn hóa thú vị. Du lịch tại Chợ Bến Thành không chỉ giúp du khách hiểu hơn về lịch sử và văn hóa của Sài Gòn, mà còn mang lại cho du khách nhiều trải nghiệm và khám phá văn hóa ẩm thực đặc trưng của Thành phố, có thể mua sắm các mặt hàng chất lượng với giá cả hợp lý, tìm hiểu và chiêm ngưỡng kiến trúc đặc biệt của Thành phố Hồ Chí Minh cũng như kết nối và giao lưu với người dân địa phương.

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.67) Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội): Hiện thân của ‘đất và hồn thiêng Thăng Long’ – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Hoàng thành Thăng Long là công trình kiến trúc đồ sộ, được các triều vua xây dựng trong nhiều giai đoạn lịch sử và trở thành di tích quan trọng bậc nhất trong hệ thống các di tích của Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung. Không kỳ vĩ lớn lao, không đẹp đẽ rực rỡ, song di sản Hoàng Thành Thăng Long có một giá trị đặc biệt mà những di sản khác ở Việt Nam không có. Đó là giá trị văn hoá – lịch sử của chiều dài ngàn năm văn hiến của Thủ đô.

[WOWTIMES – VIETKINGS] Trường THPT Chu Văn An (1908-2024) – Ngôi trường cách mạng xuyên thế kỷ – Top 100 đơn vị trên 100 tuổi còn hoạt động tại Việt Nam 2024 – P.25

(nienlich.vn) Trường THPT Chu Văn An (tiền thân là trường Bưởi) được chính quyền Pháp thành lập năm 1908. Tính tới nay, trải qua gần 116 năm hình thành và phát triển, ngôi trường cổ kính này ngày càng phát triển mạnh mẽ, là chiếc nôi đào tạo hàng loạt nhân tài xuất sắc cho đất nước.

Chợ Đà Lạt (Lâm Đồng) – TOP 5 khu chợ đặc trưng ba miền của Việt Nam được nhiều người biết đến (P.4) – [VIETKINGS-TOPPLUS – Hành trình TOP Việt Nam]

(kyluc.vn) Chợ Đà Lạt hiện nay không chỉ là một ngôi chợ với các hoạt động mua bán thông thường với người bản xứ, mà còn là nơi nổi tiếng thu hút khách tham quan khi đến với thành phố này.

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.66) Hải đăng Kê Gà (Bình Thuận): Trăm năm soi lối giữa biển khơi – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Hải đăng Kê Gà là ngọn hải đăng trên hòn đảo cùng tên, được thực dân Pháp xây dựng từ cuối thế kỉ 19. Ngọn hải đăng oai nghiêm hàng trăm năm với vẻ đẹp cổ kính và trầm mặc, trở thành một trong những biểu tượng được nhiều người biết đến