Trang chủ Thế kỷ của não bộ Công nghệ 10 điều ít biết về trạm vũ trụ đầu tiên trên...

[IDEASPLUS] 10 điều ít biết về trạm vũ trụ đầu tiên trên thế giới

50 năm trước, nhân loại lần đầu tiên xuất hiện ngôi nhà trên vũ trụ. Đó là trạm vũ trụ “Salyut-1” (Chào mừng-1) được Liên Xô phóng lên quỹ đạo năm 1971. Đến nay, vẫn còn những điều ít người biết về trạm vụ trụ đầu tiên trên thế giới này.

1. Trạm “Salyut-1” được xây dựng từ một trạm vũ trụ khác

Ban đầu, trạm vũ trụ đầu tiên cần được phóng lên quỹ đạo là một trạm khác. Trạm này được xây dựng không phải để nghiên cứu khoa học, mà là vì mục đích quân sự với tên gọi là “Almaz” (“Kim cương”). Dự án này là sự đáp trả của Liên Xô đối với trạm quỹ đạo của NASA mang tên “Manned Orbiting Laboratory (MOL)” có nhiệm vụ chính là do thám: Trạm này được trang bị máy chụp ảnh, do thám kỹ thuật vô tuyến điện và các hoạt động tương tự khác.

10 điều ít biết về trạm vũ trụ đầu tiên trên thế giới
Hình ảnh tại Trung tâm nghiên cứu khoa học và sản xuất vũ trụ Quốc gia mang tên M.V. Khrunichev. Tại đây đang tiến hành xây dựng trạm quỹ đạo tự động “Almaz”. Ảnh: Sputnik

Trạm “Almaz” của Liên Xô được trang bị máy chụp ảnh bằng kính viễn vọng cỡ lớn 2,5 mét (Tại thời điểm đó, đây là thiết bị mạnh nhất trên thế giới dùng để chụp ảnh Trái đất). Khẩu đại bác trang bị trên trạm không gian lẽ ra có thể bắn các vệ tinh nước ngoài, thậm chí là bắn vào Trái đất từ vũ trụ. Tuy nhiên, dự án MOL bị “đắp chiếu” vào năm 1969, còn trạm “Almaz” thì gặp phải hàng loạt vấn đề kỹ thuật. Lúc này, người ta có đề xuất một giải pháp khả thi hơn, đó là trên cơ sở trạm “Almaz” có thể chế tạo một trạm khác với những nhiệm vụ khoa học lớn.

2. Là trạm có người ở đầu tiên trên thế giới

10 điều ít biết về trạm vũ trụ đầu tiên trên thế giới
 Ảnh tư liệu

Trạm “Salyut-1” được xây dựng dành riêng cho việc ở lại dài ngày của con người trên quỹ đạo. Tất cả chỉ có một mô-đun gồm 3 khoang, trong đó khoang thứ nhất là khoang kỹ thuật với các động cơ và pin mặt trời, khoang thứ hai là để ở và làm việc cho 3 phi hành gia (tại đây có thể ăn uống, ngủ và tiến hành các thí nghiệm), còn khoang thứ 3 là nhỏ nhất – đây là khoang chuyển tiếp dùng để ghép nối với tàu vũ trụ. Toàn bộ kết cấu này có trọng lượng gần 18,5 tấn.

3. Chuyến thám hiểm đầu tiên bị mắc kẹt trong vũ trụ

Ngày 23-4-1971, phi hành đoàn gồm 3 người đã bay lên trạm vũ trụ được Liên Xô phóng vào quỹ đạo trước đó 4 ngày. Việc ghép nối diễn ra thành công, nhưng việc di chuyển khép kín giữa tàu vũ trụ và trạm “Salyut” thì không thực hiện được. Hơn nữa, trục khớp khuyên của tàu được cố định rất chặt và đã bị biến dạng, cho nên không thể tách ra được.

10 điều ít biết về trạm vũ trụ đầu tiên trên thế giới
 Mô hình ghép nối tàu vũ trụ “Soyuz-11" với trạm khoa học “Salyut-1”. Ảnh: A. Scherbakov 

Tình trạng đó kéo dài trong gần 5 giờ đồng hồ, suýt chút nữa là trở nên nguy cấp. Việc tham vấn lâu với trạm điều khiển đã cứu nguy cho phi hành đoàn. Tại đó, người ta đề xuất đặt những chiếc thanh ngang lên ròng rọc điện và chính điều này đã giúp làm mòn các khớp nối, nhờ đó mà tàu vũ trụ được tách ra và toàn bộ 3 phi hành gia trở về Trái đất an toàn. Sự cố này sau đó đã không được thông tin, mà người ta chỉ công bố chuyến bay đầu tiên này là thử nghiệm và không có kế hoạch di chuyển sang bên khoang của trạm “Salyut”.

4. Trước đó, chưa từng có ai ở lại trên quỹ đạo được lâu

10 điều ít biết về trạm vũ trụ đầu tiên trên thế giới
 Ảnh: Nikolai Akimov/TASS

Chuyến thám hiểm tiếp theo đã lập kỷ lục về thời gian con người ở lại trong vũ trụ – kéo dài 23 ngày. Trước đó, chuyến bay dài nhất được cho là của đoàn thám hiểm Mặt trăng “Apollo 12” của Hoa Kỳ – kéo dài 10 ngày.

5. Chuyến thám hiểm thứ hai kết thúc bằng thảm kịch kinh hoàng

Sau 23 ngày trên quỹ đạo, phi hành đoàn (gồm Trung tá Georgy Dobrovolsky, kỹ sư Vladislav Volkov và nhà nghiên cứu Viktor Patsaev) đã tạm ngừng hoạt động của trạm vũ trụ để thực hiện chuyến thám hiểm tiếp theo. Họ đã tách trạm và trở về Trái đất. Ở độ cao cách Trái đất gần 150km, đang giai đoạn hạ thấp độ cao thì xảy ra hiện tượng hở khoang tàu. Trong khoảng thời gian còn lại tính bằng giây, van thông khí gây ảnh hưởng đến áp suất tại khoang phi hành đoàn: Thiếu ôxy và tụt huyết áp nhanh khiến con người ở trạng thái bình thường không quá vài phút trong điều kiện hết sức đau đớn, gây vỡ màng nhĩ và dần dần mất nhận thức.

10 điều ít biết về trạm vũ trụ đầu tiên trên thế giới
Các phi hành gia: Georgy Dobrovolsky, Viktor Patsaev và Vladislav Volkov. Ảnh: Aleksandr Mokletsov/Sputnik

Khoang hạ cánh của tàu tiếp đất bình thường, nhưng đội cứu hộ tìm thấy bên trong các phi hành gia đã chết. Thi thể của họ sau đó được an táng tại nghĩa trang bên bức tường Điện Kremlin.

6. Phi hành đoàn chính còn sống vì vết mờ ở phổi của một phi công

Theo thông lệ, chuẩn bị cho mỗi chuyến bay phải có hai phi hành đoàn: Một đoàn chính và một đoàn dự bị. Các phi hành gia Georgy Dobrovolsky, Viktor Patsaev và Vladislav Volkov bị tử nạn thuộc thành phần dự bị. Vấn đề ở chỗ, chuyến bay của phi hành đoàn chính đã bị hủy ba ngày trước khi phóng, do một thành viên là phi công Valery Kubasov bị phát hiện có vết mờ ở phổi, được các bác sĩ chẩn đoán là giai đoạn đầu của bệnh lao. Sau nhiều cuộc thảo luận, Ủy ban quốc gia đã quyết định hủy chuyến bay của toàn bộ phi hành đoàn này.

10 điều ít biết về trạm vũ trụ đầu tiên trên thế giới
 Phi hành gia Valery Kubasov. Ảnh: Aleksandr Mokletsov/Sputnik

Về sau sự việc đã được làm sáng tỏ. Theo đó, các bác sĩ đã nhầm lẫn chẩn đoán bệnh lao, trong khi đó chỉ là sự phản ứng của cơ thể. Sau đó, phi hành gia Valery Kubasov đã có hai lần bay vào vũ trụ.

7. Các phi hành gia bay vào vũ trụ không có bộ áo giáp bảo hộ

Có lẽ, thảm kịch đã không xảy ra nếu như các phi hành gia mặc áo bộ giáp bảo hộ phòng trường hợp sự cố. Nhưng họ chỉ sử dụng quần áo tẩm cao su, bởi lẽ tất cả các tàu vũ trụ “Soyuz” khi đó thậm chí còn không dự trù trang phục bảo hộ cho phi hành đoàn.

10 điều ít biết về trạm vũ trụ đầu tiên trên thế giới

Ảnh: B. Grachev/Sputnik 

Sau tai nạn đó, người ta mới bắt đầu khẩn trương chế tạo những bộ áo giáp bảo hộ như vậy.

8. Trạm “Salyut-1” hoạt động trong vũ trụ 175 ngày đêm

10 điều ít biết về trạm vũ trụ đầu tiên trên thế giới
Ảnh tư liệu 

Sau thảm kịch, người ta đã dừng hoạt động đối với trạm vũ trụ “Salyut”, chuyến bay tiếp theo của trạm sẽ diễn ra ở chế độ không người lái. Sau 175 ngày hoạt động trong vũ trụ, ngày 11-10-1971, các mảnh vỡ của trạm không cháy hết khi đi qua những lớp dày đặc của khí quyển đã rơi chìm xuống khu vực Thái Bình Dương nằm cách xa các tuyến đường thủy qua lại.

9. Trạm “Salyut-1” bí mật đến nỗi không có tấm ảnh nào

10 điều ít biết về trạm vũ trụ đầu tiên trên thế giới
 Ảnh tư liệu

Vì tính chất bí mật trong toàn bộ chương trình vũ trụ của Liên Xô, nên không có bất kỳ một tấm ảnh thực nào chụp trạm “Salyut-1”. Trên trạm thậm chí còn ghi một tên gọi khác với tên ban đầu là “Zarya” (“Bình minh”). Người ta không thay đổi tên để không ai nhìn thấy nó. “Bình minh” cũng được đặt tên cho một vệ tinh của Trung Quốc, cho nên trạm quỹ đạo đầu tiên mới được đổi tên thành “Salyut”.

10. Không có trạm “Salyut-1”thì sẽ không có trạm “Hòa bình” và ISS

10 điều ít biết về trạm vũ trụ đầu tiên trên thế giới
Trạm quỹ đạo “Hòa bình” của Liên Xô. Ảnh: Sputnik 

Sau trạm “Salyut” đầu tiên, chương trình vũ trụ bị gián đoạn 2 năm. Tiếp đó, Liên Xô phóng thêm 10 trạm (!) có cùng tên gọi nữa. Trạm “Salyut” đã trở thành nguyên mẫu cho Trạm quỹ đạo “Mir” (“Hòa bình”) và phần mô-đun của Nga trên Trạm vũ trụ quốc tế ISS.

CÁC TIN KHÁC

Việt Nam có 1 loại “nấm trường thọ” chứa hơn 400 dưỡng chất quý giá

Đây là một loại dược liệu quý giúp bồi bổ sức khỏe, ngăn ngừa một số loại bệnh và tăng cường tuổi thọ.

Giới hạn chịu nóng của con người không cao như chúng ta tưởng

Theo thống kê từ EPA, khoảng 11.000 trường hợp tử vong tại Mỹ gây ra bởi các sóng nhiệt trong giai đoạn từ 1979-2018. Con số này thậm chí còn có thể nhiều hơn do nhiều nơi không liệt kê hoặc không nhận định nhiệt độ cao là nguyên nhân gây tử vong.

Tàu chữa cháy lớn nhất thế giới tự thăng bằng trong 6 giây

https://www.youtube.com/watch?v=cZdGcip4FzM Chiếc tàu chế tạo bởi xưởng đóng tàu Lungteh ở huyện Nghi Lan của Đài Loan được cho là tàu chữa cháy tự thăng...

Hé lộ sự tồn tại hành tinh thứ 9 trong Hệ Mặt trời chúng ta

Chúng ta biết rằng, có ít nhất 8 hành tinh đang tồn tại trong Hệ Mặt trời, nhưng có thể vẫn còn tồn tại những vật thể khác. Mới đây các nhà khoa học đã hé lộ thêm bằng chứng về hành tinh thứ 9.

Nhà vệ sinh tương lai, bồn cầu sẽ biết… bắt bệnh

Những chiếc gương và toilet có thể phát hiện bệnh sớm, các loại vật liệu lót sàn có khả năng đo lường nguy cơ ngã của người dùng, đó là những gì có thể sẽ sớm hiện diện trong các nhà vệ sinh cao cấp tương lai.

Điều gì biến Ấn Độ trở thành trung tâm thiết kế bán dẫn của thế giới?

Theo Chủ tịch Công ty bán dẫn Qualcomm chi nhánh Ấn Độ, quốc gia Nam Á đang và sẽ là trung tâm thiết kế chip với đội ngũ kỹ sư dồi dào.

Bài viết nổi bật

Đại học Sư phạm TP.HCM ‘bắt tay’ doanh nghiệp công nghệ Việt thúc đẩy chuyển đổi số

Theo hợp tác mới ký kết với Viettel Solutions, Đại học Sư phạm TP.HCM sẽ cùng doanh nghiệp này xây dựng các giải pháp công nghệ trong giáo dục tập trung vào 4 nội dung chính.

Nhóm sinh viên trường ĐH Ngoại thương giành giải ‘Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng’

Ngày 12/6, tại Học viện Tài chính diễn ra Chung khảo Hội thi khoa học sinh viên toàn quốc 'Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng' lần thứ VII, năm 2022. Ban Giám khảo đã chọn ra nhóm sinh viên ĐH Ngoại thương TP. Hồ Chí Minh giành giải Đặc biệt.

Bài viết mới nhất

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.62) Chùa Kh’Leang (Sóc Trăng): Tinh hoa kiến trúc Kinh-Khmer-Hoa – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Là một ngôi chùa cổ của người Khmer, chùa Kh’Leang là nơi sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng của đông đảo người dân địa phương. Với phong cách kiến trúc – điêu khắc không chỉ thuần Khmer mà còn thể hiện sự giao thoa với văn hóa Hoa – Việt, chùa được xếp hạng Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia và là một trong những điểm đến của du khách, khi ghé thăm Sóc Trăng.

Mr Đàm lập Kỷ lục với thành tích biểu diễn 18 mashup từ 62 ca khúc: “Phải tập trung cao độ, không được lơ mơ”

(Kyluc.vn) Vào tối ngày 04.5.2024 tại Trung tâm Hội nghị Thiskyhall Sala tại TP.Thủ Đức diễn ra liveshow "Ngày Em Thắp Sao Trời" của ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng. Tại đây Mr.Đàm cùng các nghệ sĩ đã mang đến cho khán giả một bữa tiệc âm nhạc hoàng tráng. Đặc biệt với 18 bài mashup từ 62 ca khúc trữ tình nổi tiếng của làng nhạc Việt, ông hoàng của làng nhạc Việt đã thiết lập kỷ lục Việt Nam lần thứ 3 trong sự nghiệp âm nhạc của mình.

[WOWTIMES – VIETKINGS] Đại học Công nghiệp Hà Nội (1898-2024) – Truyền thống kỹ nghệ trăm năm – Top 100 đơn vị còn hoạt động tại Việt Nam

Trải qua gần 126 năm hình thành và phát triển, tính đến nay Đại học Công nghiệp Hà Nội đã và đang chứng minh được vị thế của mình trên con đường phát triển học thuật cũng như đào tạo nguồn chất lượng cao cho nước nhà trong hành trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

TOP 5 khu chợ đặc trưng ba miền của Việt Nam được nhiều người biết đến – 50 TOP các điểm đến hấp dẫn của Việt Nam 2024 (P.10) – [VIETKINGS-TOPPLUS – Hành trình TOP Việt Nam]

(kyluc.vn) Không ai biết chính xác chợ đươc hình thành từ khi nào, có bao nhiêu cái chợ và bao nhiêu loại chợ búa khác nhau ở Việt Nam. Nhưng có một điều chắc chắn rằng chợ không chỉ nằm trong phạm trù kinh tế đơn thuần mà còn biểu hiện văn hóa Việt Nam một cách đậm nét.

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.61) Nhà trăm cột (Long An): Kiến trúc nhà Rường giữa miền Tây – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Ở tả ngạn sông Vàm Cỏ Đông, thuộc xã Long Hựu Đông, huyện Cần Đước, tỉnh Long An, nhà Trăm cột là công trình kiến trúc điêu khắc cổ xây dựng theo lối nhà Rường đặc trưng của xứ Huế. Trải qua hơn 100 năm, ngôi nhà vẫn được các hậu duệ của chủ nhân ngôi nhà gìn giữ qua nhiều thế hệ.

Việt Nam có 1 loại “nấm trường thọ” chứa hơn 400 dưỡng chất quý giá

Đây là một loại dược liệu quý giúp bồi bổ sức khỏe, ngăn ngừa một số loại bệnh và tăng cường tuổi thọ.