Trang chủ Thế giới ý tưởng Các quốc gia đã sử dụng công nghệ góp phần đẩy...

[IDEASTIME] Các quốc gia đã sử dụng công nghệ góp phần đẩy lùi Covid-19 như thế nào?

Nhiều nước trên thế giới có những cách tương đối giống nhau trong ứng dụng công nghệ thông tin để đẩy lùi đại dịch Covid-19.

Trung Quốc khoanh vùng dập dịch thần tốc nhờ công nghệ

Khi Covid-19 bắt đầu lây lan ở Vũ Hán, Trung Quốc đã áp dụng những biện pháp cách ly, giãn cách xã hội, xây dựng bệnh viện dã chiến một cách thần tốc. 

Nhưng đó chỉ là bề nổi, ở một phương diện khác Trung Quốc ứng dụng rất mạnh công nghệ để giám sát, khoanh vùng và cách ly người dân trong thành phố, giữa các tỉnh lân cận. Tất cả là nhờ hệ thống định vị vệ tinh Bắc Đẩu dùng giám sát vận tải hàng hóa, phân luồng giao thông.

Trung Quốc cũng sử dụng vệ tinh để theo dõi tiến độ xây dựng bệnh viện dã chiến, trí tuệ nhân tạo (AI) để phân tích dữ liệu và biểu đồ hóa khu vực lây nhiễm. 

Các quốc gia đã sử dụng công nghệ góp phần đẩy lùi Covid-19 như thế nào?
Trung Quốc sớm kiểm soát và cách ly vùng dịch nhờ ứng dụng công nghệ thông tin.

Tại tâm dịch Vũ Hán khi đó, Trung Quốc đã ứng dụng robot kết nối 5G cung cấp thuốc men, đồ ăn cho bệnh nhân mà không phải tiếp xúc gần với y bác sĩ. Bên ngoài, những chiếc xe tự hành di chuyển khắp đường phố giao nhu yếu phẩm, vật tư y tế.

Ngoài ra, với những khu vực đặc biệt nguy hiểm, drone điều khiển từ xa được trang bị để phun thuốc khử khuẩn, cung cấp thuốc, chuyển mẫu xét nghiệm. Drone còn được cảnh sát địa phương sử dụng để liên tục phát đi cảnh báo nhắc nhở người dân đeo khẩu trang cũng như không ra khỏi nhà. 

Khi Covid-19 lây lan rộng hơn, các công ty như Alibaba và Tencent đã phối hợp với chính phủ Trung Quốc xây dựng hệ thống đánh giá sức khỏe toàn dân gắn với smartphone. Chỉ những người có trạng thái sức khỏe xanh mới được phép di chuyển đến những nơi công cộng, đi qua các trạm kiểm soát QR. 

Sau tất cả, Trung Quốc có một hệ thống camera nhận diện khuôn mặt đặt ở mọi nơi. Kết hợp với dữ liệu lớn, máy học nhằm phân tích lịch trình di chuyển, thân nhiệt, số người tiếp xúc, Trung Quốc có thể dễ dàng phân vùng và cô lập F1, F2, F3 ngay khi phát hiện ca F0. 

Nhờ đó, Trung Quốc đã kiểm soát thành công Covid-19 trong bối cảnh nhiều nước trên thế giới, nhất là các nước phương Tây, loay hoay tìm cách ứng phó. 

Mỹ dùng siêu máy tính để phân tích chủng virus

Khi đại dịch Covid-19 bùng nổ trên phạm vi toàn cầu, Hoa Kỳ rất biết tận dụng vị thế siêu cường công nghệ của mình để đi tắt đón đầu trong việc chế tạo vắc-xin ngừa virus. 

Nhằm rút ngắn thời gian nghiên cứu, Nhà Trắng đã có được sự trợ giúp của những gã khổng lồ công nghệ trong việc cung cấp những thiết bị tối tân nhất đáp ứng cho việc phân lập mẫu virus, kể cả những biến thể mới của Covid-19, trong thời gian ngắn nhất.

Với mỗi biến thể có thể có tới 30.000 DNA gốc, bộ công cụ miễn phí của Nvidia có khả năng giải trình tự gen DNA và RNA nhanh hơn 35 – 50 lần so với truyền thống. Một ông lớn khác là Google sử dụng chương trình trí tuệ nhân tạo AlphaFold để dự đoán cấu trúc protein và chuyển giao kết quả này cho các trường đại học, viện nghiên cứu. 

Các quốc gia đã sử dụng công nghệ góp phần đẩy lùi Covid-19 như thế nào?
Mỹ tận dụng lợi thế siêu cường công nghệ để đẩy nhanh quá trình giải trình tự gen, tiến tới sản xuất vắc-xin ngừa Covid-19.
 

Siêu máy tính Mỹ có sự đóng góp của 43 công ty trong đó có IBM, Intel, Microsoft với sức mạnh xử lý của 6,8 triệu CPU và 50.000 GPU đã giúp hoàn thành gần 100 dự án nghiên cứu về Covid-19. Nhờ đó, Mỹ đi đầu trong việc cấp phép ba loại vắc-xin với hàng chục loại đang thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1 và 2. 

Khi dịch bệnh lây lan mạnh hơn, Microsoft mau chóng triển khai nền tảng hỗ trợ chăm sóc sức khỏe miễn phí trên đám mây Azure. Nền tảng này đóng vai trò như một trợ lý ảo thông minh hỗ trợ bác sĩ trong việc quản lý, thăm khám và sàng lọc bệnh nhân Covid-19.

HP, công ty chuyên sản xuất máy tính và máy in, cũng sử dụng các máy in 3D của mình để sản xuất những bộ công cụ phòng chống dịch như chốt mở cửa không dùng tay, mặt nạ, khẩu trang…

Khi việc tiêm vắc-xin được triển khai rộng khắp, Microsoft và Oracle cùng các tổ chức bắt tay nhau xây dựng hộ chiếu vắc-xin điện tử, giúp truy cập và xác thực tình trạng tiêm vắc-xin chỉ thông qua một cú quét mã QR.

Công nghệ là chìa khóa

Sau Trung Quốc, nhiều nước trên thế giới học hỏi cách thức chống dịch của đại lục. Đó là hệ thống bản đồ dịch thời gian thực của Google, Facebook ở Mỹ trước tiên.

Các nước như Hàn Quốc, Anh hay Israel cũng sớm thảo luận để đưa vào hệ thống theo dấu người dân. 

Các quốc gia đã sử dụng công nghệ góp phần đẩy lùi Covid-19 như thế nào?
Anh và các nước phương Tây đã ứng dụng triệt để QR Code trong truy vết người nhiễm Covid-19.

Như tại Vương quốc Anh (gồm Anh, Scotland, Xứ Wales và Bắc Ireland), Dịch vụ y tế quốc gia NHS đóng vai trò cơ sở dữ liệu chung cho toàn bộ người dân trong khối. Tất cả các địa điểm kinh doanh muốn mở cửa đều phải dán poster chứa mã QR để thu thập thông tin khách hàng trong ít nhất 21 ngày.

Tại các nước gặp khó khăn trong việc ứng dụng công nghệ thông tin như Ấn Độ hay Brazil, có thể thấy số ca nhiễm mới vẫn đang ở mức kỷ lục với tổng số ca nhiễm lần lượt là 21,9 triệu và 15,1 triệu ca. 

Cùng với những biến chủng mới của Covid-19, thế giới đang phải bước vào một giai đoạn mới của việc phòng chống căn bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus nCoV gây ra. Đã đến lúc cần có sự ứng dụng rất cao của công nghệ nhằm đẩy lùi dịch bệnh, đưa thế giới trở lại trạng thái bình thường. 

Nguồn: https://vietnamnet.vn/vn/cong-nghe/cac-quoc-gia-da-su-dung-cong-nghe-gop-phan-day-lui-covid-19-nhu-the-nao-734086.html

CÁC TIN KHÁC

Sinh viên làm siêu tụ điện từ vỏ sầu riêng

Nhóm sinh viên Đại học Quốc gia TPHCM đã chế tạo siêu tụ điện từ vỏ sầu riêng để lưu trữ năng lượng ổn định và thân thiện với môi trường.

Sinh viên sáng chế cà phê túi lọc

Làm thế nào để có tách cà phê truyền thống đậm vị mà không mất nhiều công đoạn pha chế?

Sinh viên biến phế thải thành vật liệu xây dựng

Nhóm sinh viên đã sử dụng các phế thải nông nghiệp (bã mía, rơm rạ...) và phế thải công nghiệp để chế tạo loại vật liệu mới thân thiện với môi trường.

Xây bể chứa nước, bổ sung muối khoáng ‘chống khát’ cho thú rừng

Trước tình trạng nguồn nước tự nhiên trong rừng đang dần khô cạn, hàng loạt bể chứa nước đã được xây dựng để cung cấp nguồn nước uống cho các loại thú rừng

Sinh viên hàng không chế tạo hộp thông minh chỉ dẫn hành khách ở sân bay

Nhóm sinh viên Học viện Hàng không Việt Nam chế tạo hộp thiết bị gắn ở các vị trí khác nhau trong sân bay giúp hành khách tìm cửa ra máy bay, nhà vệ sinh, tra cứu thông tin.

Ví tái chế từ màn chiếu cũ của CGV Việt Nam gây sốt vì ý tưởng độc đáo

Chỉ trong thời gian ngắn, ví đựng thẻ tái chế từ màn chiếu cũ của CGV Việt Nam đã thu hút sự chú ý của giới trẻ vì ý tưởng tận dụng các vật liệu cũ từ rạp phim vô cùng độc đáo.

Bài viết nổi bật

Đại học Sư phạm TP.HCM ‘bắt tay’ doanh nghiệp công nghệ Việt thúc đẩy chuyển đổi số

Theo hợp tác mới ký kết với Viettel Solutions, Đại học Sư phạm TP.HCM sẽ cùng doanh nghiệp này xây dựng các giải pháp công nghệ trong giáo dục tập trung vào 4 nội dung chính.

Nhóm sinh viên trường ĐH Ngoại thương giành giải ‘Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng’

Ngày 12/6, tại Học viện Tài chính diễn ra Chung khảo Hội thi khoa học sinh viên toàn quốc 'Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng' lần thứ VII, năm 2022. Ban Giám khảo đã chọn ra nhóm sinh viên ĐH Ngoại thương TP. Hồ Chí Minh giành giải Đặc biệt.

Bài viết mới nhất

Công ty khởi nghiệp Mỹ cấy ghép mắt khoa học cho người mù

Những người bị mù do bệnh viêm võng mạc sắc tố và bệnh thoái hóa điểm vàng khô do tuổi tác có hy vọng được nhìn thấy trở lại.

[WOWTIMES – VIETKINGS] Đại học Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh (1913-2024) – Chiếc nôi đào tạo nghệ sĩ hàng đầu cả nước – Top 100 đơn vị trên 100 tuổi còn hoạt động tại Việt Nam 2024 – P.18

Trường Đại học Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh, tiền thân là Trường vẽ Gia Định được thành lập ngày 1/9/1913, là một trong những trường mỹ thuật có truyền thống lâu đời ở Việt Nam.

Nhà khoa học kiếm tìm những bí ẩn trong lòng đất

PGS.TS Cao Đình Triều là một trong số ít những nhà khoa học, dành trọn tâm huyết, đam mê nghiên cứu địa vật lý suốt cả cuộc đời.

Nhà hát lớn Hải Phòng – TOP 5 sân khấu – nhà hát kịch lâu đời của Việt Nam thu hút nhiều khách tham quan (P.3) – [VIETKINGS-TOPPLUS – Hành trình TOP Việt Nam]

(kyluc.vn) Nhà hát lớn Hải Phòng là một trong những điểm đến thu hút du khách tham quan khi du lịch Hải Phòng. Với kiến trúc độc đáo, hài hòa giữa nét hiện đại và cổ kính, nhà hát là điểm đến lý tưởng cho những du khách yêu thích thưởng thức nghệ thuật và muốn khám phá vẻ đẹp văn hóa, lịch sử của vùng đất cảng.

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.58) Đền Kiếp Bạc (Hải Dương): Khúc tráng ca về Hưng Đạo đại vương – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Ở Kiếp Bạc những ngày không mùa lễ hội, ta có dịp lắng lòng nghe tiếng sóng sông Lục Đầu hay gió từ thung lũng dội về như âm vang, khí thế của ba quân. Mỗi dấu tích, cảnh vật nơi đây đều là minh chứng của thời kỳ chống giặc Nguyên - Mông.

Thú vị với lớp học lập trình dành cho trẻ

Dạy lập trình máy tính cho trẻ em đang được coi là xu hướng giáo dục mới trên thế giới và Việt Nam. Không phải là những giờ học khô khan theo kiểu đọc, chép một chiều, các em nhỏ tại lớp học lập trình có thể rèn luyện tư duy logic, tư duy giải quyết vấn đề và thỏa sức sáng tạo.