Trang chủ Thế giới ý tưởng Ý tưởng phát triển năng lượng Mặt trời trên vũ trụ

Ý tưởng phát triển năng lượng Mặt trời trên vũ trụ

Trước nhu cầu năng lượng trên Trái đất tăng từng ngày, các nhà khoa học đã đề ra cao kiến xây dựng trạm năng lượng Mặt trời trên vũ trụ.

Lợi ích to lớn

Nhà văn Mỹ nổi tiếng với thể loại khoa học viễn tưởng Isaac Asimov từ năm 1941 đã đề cập đến viễn cảnh khai thác năng lượng Mặt trời trên vũ trụ. Đến thập niên 70 của thế kỷ trước, sau khi thực hiện thí nghiệm truyền năng lượng Mặt trời, kỹ sư hàng không vũ trụ Peter Glaser đã thuyết phục được Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) cấp ngân sách cho nghiên cứu sâu hơn. Tuy nhiên, dự án này bị ảnh hưởng do thay đổi chính quyền tại Mỹ. Đến năm 1999, NASA mới quay lại xem xét ý tưởng, song cuối cùng lại quyết định không triển khai. Gần đây, một người phát ngôn của NASA cho biết cơ quan này hiện không nghiên cứu năng lượng Mặt trời trên vũ trụ.

 

Tấm pin Mặt trời được lắp đặt trên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS).
Tấm pin Mặt trời được lắp đặt trên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS). (Ảnh: Getty Images).

Ông Mark Hopkins, một cựu nhân viên NASA, chia sẻ với kênh CNBC (Mỹ): “Nếu có khả năng hạ giá thành của năng lượng Mặt trời trên không gian thì bạn sẽ thâu tóm phần lớn thị trường năng lượng của thế giới”. Công trình này có cơ chế hoạt động là thu năng lượng Mặt trời trên vũ trụ và sử dụng tia laser để truyền chúng xuống Trái đất. Ưu điểm của hình thức này là điện được truyền đến gần như mọi nơi trên Trái đất, trừ Nam Cực và Bắc Cực.

 

Do vậy, Giáo sư Ali Hajimiri tại Viện Công nghệ California (Mỹ) đánh giá hệ thống năng lượng Mặt trời trên vũ trụ có thể cung cấp năng lượng cho những địa điểm không thường xuyên đón ánh nắng Mặt trời như Bắc Âu và nhiều khu vực ở Nga.

Theo dự báo của Liên hợp quốc, đến năm 2050 dân số thế giới sẽ đạt mốc 9,6 tỷ người do vậy việc tìm ra nguồn năng lượng xanh đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của thế giới là rất cần thiết. Giáo sư Ali Hajimiri chia sẻ với tạp chí Forbes: “Trên không gian không hề có chu kỳ ngày đêm, cũng chẳng có mây hoặc thời tiết ảnh hưởng nên nguồn năng lượng Mặt trời sẽ có liên tục”.

Giáo sư Michael Byers tại Đại học British Columbia Vancouver (Canada) đánh giá vấn đề lớn nhất của kế hoạch này là thời gian. Theo ông, sẽ mất vài thập niên để thiết lập một trạm năng lượng Mặt trời trên vũ trụ. Trong khi cùng thời điểm, hệ thống năng lượng Mặt trời tại Trái đất cũng đạt tiến bộ về giá thành và hiệu quả.

Ông Byes nói: “Bạn có thể lắp đặt pin Mặt trời ở bất cứ đâu, như mái nhà. Nhiều dự án nhỏ
sẽ tốt hơn là một dự án lớn”.

Nhiều quốc gia nhòm ngó

ồ họa về trạm năng lượng Mặt trời trên vũ trụ của ông John Mankins.
Đồ họa về trạm năng lượng Mặt trời trên vũ trụ của ông John Mankins. (Ảnh: CNBC).

 

Tháng 12/2019, hãng thông tấn Xinhua dẫn thông báo của Học viện Công nghệ Vũ trụ Trung Quốc (CAST) cho biết nước này dự kiến hoàn thiện trạm năng lượng Mặt trời trên vũ trụ vào năm 2035.

Trung Quốc gần đây tuyên bố trong thập niên tới nước này sẽ hoàn thành thử nghiệm truyền năng lượng điện áp cao và năng lượng không dây. Đây là nhữngyếu tố cần thiết để vận hành hệ thống năng lượng Mặt trời trên không gian.

Kế hoạch của Bắc Kinh còn bao gồm các dự án phóng các tấm pin năng lượng Mặt trời cỡ nhỏ và trung vào tầng bình lưu để đến giai đoạn 2021-2025 có thể sản xuất điện. Tiếp đó là đến năm 2030 hình thành trạm năng lượng Mặt trời có thể tạo ra tối thiểu 1 mW điện và năm 2050 là nhà máy năng lượng Mặt trời quy mô thương mại.

Ông Mankins đánh giá: “Khoảng một thập niên trước, Trung Quốc đánh giá nghiêm túc về điều này và cách đây khoảng 5 năm họ bắt đầu đến các hội nghị quốc tế”. Cựu nhân viên NASA bổ sung: “Ở thời điểm này Trung Quốc đã đạt được tiến bộ nhất định. Có khả năng đến năm 2030 họ thực hiện được điều đó”.

Trong 25 năm làm việc tại NASA, ông John Mankins đã đưa ra nhiều ý tưởng để tăng cường hiểu biết về năng lượng Mặt trời trên vũ trụ. Ông gần như hiện thực hóa được ý tưởng này trong thập niên 2000 khi nhận được ủng hộ từ Nhà Trắng dưới thời Tổng thống George W. Bush và Quốc hội Mỹ, đồng thời được Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia và Bộ Quốc phòng đánh giá cao. Nhưng chương trình này chưa được triển khai bởi nhiều lý do.

Ông Mankins hiện vận hành công ty hàng không vũ trụ tư nhân có tên Artemis Innovation Management Solutions với mục đích tìm ra cách thức để chuyển điện khai thác từ năng lượng Mặt trời trên vũ trụ xuống Trái đất.

Tuy NASA không có động tĩnh gì nhưng một nhóm các nhà khoa học Mỹ tại Viện Công nghệ California tuyên bố đã sáng chế được thiết bị có thể thu nhận và truyền năng lượng Mặt trời từ vũ trụ về Trái đất. Vào năm 2015, họ thống nhất được thỏa thuận với tập đoàn Northrop Grumman cung cấp 17,5 triệu USD dành cho nghiên cứu. Trong khi đó, các nhà khoa học tại Ấn Độ, Nhật Bản và các quốc gia châu Âu cũng đang nghiên cứu mô hình năng lượng Mặt trời trên vũ trụ.

Nguồn: https://khoahoc.tv/y-tuong-phat-trien-nang-luong-mat-troi-tren-vu-tru-114292

CÁC TIN KHÁC

Sinh viên làm siêu tụ điện từ vỏ sầu riêng

Nhóm sinh viên Đại học Quốc gia TPHCM đã chế tạo siêu tụ điện từ vỏ sầu riêng để lưu trữ năng lượng ổn định và thân thiện với môi trường.

Sinh viên sáng chế cà phê túi lọc

Làm thế nào để có tách cà phê truyền thống đậm vị mà không mất nhiều công đoạn pha chế?

Sinh viên biến phế thải thành vật liệu xây dựng

Nhóm sinh viên đã sử dụng các phế thải nông nghiệp (bã mía, rơm rạ...) và phế thải công nghiệp để chế tạo loại vật liệu mới thân thiện với môi trường.

Xây bể chứa nước, bổ sung muối khoáng ‘chống khát’ cho thú rừng

Trước tình trạng nguồn nước tự nhiên trong rừng đang dần khô cạn, hàng loạt bể chứa nước đã được xây dựng để cung cấp nguồn nước uống cho các loại thú rừng

Sinh viên hàng không chế tạo hộp thông minh chỉ dẫn hành khách ở sân bay

Nhóm sinh viên Học viện Hàng không Việt Nam chế tạo hộp thiết bị gắn ở các vị trí khác nhau trong sân bay giúp hành khách tìm cửa ra máy bay, nhà vệ sinh, tra cứu thông tin.

Ví tái chế từ màn chiếu cũ của CGV Việt Nam gây sốt vì ý tưởng độc đáo

Chỉ trong thời gian ngắn, ví đựng thẻ tái chế từ màn chiếu cũ của CGV Việt Nam đã thu hút sự chú ý của giới trẻ vì ý tưởng tận dụng các vật liệu cũ từ rạp phim vô cùng độc đáo.

Bài viết nổi bật

Đại học Sư phạm TP.HCM ‘bắt tay’ doanh nghiệp công nghệ Việt thúc đẩy chuyển đổi số

Theo hợp tác mới ký kết với Viettel Solutions, Đại học Sư phạm TP.HCM sẽ cùng doanh nghiệp này xây dựng các giải pháp công nghệ trong giáo dục tập trung vào 4 nội dung chính.

Nhóm sinh viên trường ĐH Ngoại thương giành giải ‘Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng’

Ngày 12/6, tại Học viện Tài chính diễn ra Chung khảo Hội thi khoa học sinh viên toàn quốc 'Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng' lần thứ VII, năm 2022. Ban Giám khảo đã chọn ra nhóm sinh viên ĐH Ngoại thương TP. Hồ Chí Minh giành giải Đặc biệt.

Bài viết mới nhất

Thú vị với lớp học lập trình dành cho trẻ

Dạy lập trình máy tính cho trẻ em đang được coi là xu hướng giáo dục mới trên thế giới và Việt Nam. Không phải là những giờ học khô khan theo kiểu đọc, chép một chiều, các em nhỏ tại lớp học lập trình có thể rèn luyện tư duy logic, tư duy giải quyết vấn đề và thỏa sức sáng tạo.

[WOWTIMES – VIETKINGS] Đại học Quốc gia Hà Nội (1906-2024) – 30 năm tiên phong đổi mới – Top 100 đơn vị trên 100 tuổi còn hoạt động tại Việt Nam 2024 – P.17

(nienlich.vn) Sau gần 118 năm hình thành và phát triển, Đại học Quốc gia Hà Nội đã trở thành trung tâm đào tạo chất lượng cao, hướng tới làm nòng cốt và đầu tàu cho hệ thống giáo dục nước nhà.

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.57) Tháp cổ Chiềng Sơ (Điện Biên): Dấu ấn kiến trúc và nghệ thuật Việt-Lào – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Di tích tháp Chiềng Sơ thuộc bản Nà Muông, xã Chiềng Sơ, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên Đó là di tích kiến trúc thẩm mỹ và nghệ thuật khá độc đáo và khác biệt thể hiện quan hệ đoàn kết, hữu nghị của nhân dân hai nước Việt – Lào.

Nhà hát lớn Hà Nội – TOP 5 sân khấu – nhà hát kịch lâu đời của Việt Nam thu hút nhiều khách tham quan (P.2) – [VIETKINGS-TOPPLUS – Hành trình TOP Việt Nam]

(kyluc.vn) Với chiều dài lịch sử 113 năm, Nhà hát Lớn Hà Nội hiện hữu như một biểu tượng trường tồn về văn hóa, kiến trúc nghệ thuật, lịch sử, hội nhập và giao thoa văn hóa Đông - Tây, đóng góp to lớn vào lĩnh vực văn hóa và mở rộng giao lưu văn hóa, góp phần quảng bá đất nước và con người Việt Nam đến với bạn bè quốc tế và kiều bào ta ở nước ngoài.

Tiến sĩ, Nghệ sĩ, Kỷ lục gia Chu Bảo Quế đón nhận bằng Giáo sư Danh dự từ Viện Đại học Kỷ lục Thế giới WRU

(kyluc.vn) Vào ngày 30/4/2024 tại Việt Nam, Viện Đại học Kỷ lục Thế giới (WRU) đã chính thức trao bằng Giáo sư Danh dự đến Tiến sĩ - Nghệ sĩ - Kỷ lục gia Chu Bảo Quế với những đóng góp của ông trong sự nghiệp văn hóa, giáo dục của quê hương và nỗ lực quảng bá các giá trị văn hóa của Việt Nam ra toàn Thế giới. Là một người có tình yêu sâu sắc với nhiều loại hình nghệ thuật dân tộc, Tiến sĩ - Nghệ sĩ - Kỷ lục gia Chu Bảo Quế đã cống hiến phần lớn thời gian, tâm huyết, trí tuệ của mình cho sự nghiệp bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của Việt Nam. Đặc biệt trong việc giữ gìn, bảo tồn và phát huy giá trị của những làn điệu Dân ca Quan họ cổ và những làn điệu Chèo cổ của Việt Nam.

[WOWTIMES – VIETKINGS] Trường Đại học Y Hà Nội (1902-2024) – Học tốt, mơ nhiều, yêu say đắm – Top 100 đơn vị trên 100 tuổi còn hoạt động tại Việt Nam 2024 – P.16

Trường Đại học Y Hà Nội là cái nôi của những người sáng lập ra các chuyên ngành y học hiện đại Việt Nam từ...