Trang chủ Thế giới ý tưởng Ý tưởng ứng dụng Top Ý Tưởng Sáng Tạo Việt Nam 2023 - Tiến sĩ Việt...

Top Ý Tưởng Sáng Tạo Việt Nam 2023 – Tiến sĩ Việt nhận dạng nhanh độc tố trong nông sản

Sử dụng phổ Raman, TS Nguyễn Thành Dương và cộng sự có thể nhận diện nhanh một số độc tố trong nông sản xuất khẩu.
Quy trình chế tạo đế tăng cường bề mặt từ cánh ve và ứng dụng trong xác định quang phổ Raman.
Quy trình chế tạo đế tăng cường bề mặt từ cánh ve và ứng dụng trong xác định quang phổ Raman.

Sử dụng phổ Raman, TS Nguyễn Thành Dương và cộng sự – Viện Hóa học, thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam có thể nhận diện nhanh một số độc tố trong nông sản xuất khẩu.

Xác định nhanh dư lượng độc tố

Tiến sĩ Việt nhận dạng nhanh độc tố trong nông sản ảnh 1

Chủ nhiệm đề tài TS Nguyễn Thành Dương.

Với mục tiêu phát triển phương pháp nhận dạng nhanh giúp phát hiện các độc tố trong nông sản với chi phí thấp, TS Nguyễn Thành Dương và nhóm nghiên cứu Viện Hóa học đã tiến hành đề tài: “Phát triển phương pháp nhận dạng nhanh một số độc tố bằng phổ Raman trong nông sản xuất khẩu của Việt Nam”, mã số: TĐNDTP.04/19-21. Đề tài được xếp loại xuất sắc.

Raman là phổ dao động nên có liên quan đến phổ hồng ngoại (IR) và cận hồng ngoại hay hồng ngoại gần (NIR). Hiệu ứng Raman là kết quả sự thay đổi độ phân cực của các liên kết phân tử trong một kiểu dao động xác định và được đo dưới dạng tia tán xạ không đàn hồi.

Kỹ thuật phổ Raman có ưu điểm là thường cho kết quả đúng và nhanh mà không cần phải phá hủy mẫu, không cần chuẩn bị mẫu hoặc chỉ cần chuẩn bị tối thiểu. Mẫu có thể là chất rắn, nửa rắn, lỏng và đôi khi là chất khí.

Phổ Raman cung cấp thông tin về các kiểu dao động cơ bản của phân tử trong mẫu thử mà nhờ đó ta có thể hiểu thêm cả về mẫu thử lẫn quá trình chế biến.

TS Nguyễn Thành Dương cho biết, thực tế việc xác định dư lượng (lượng vết) hóa chất độc hại còn tồn dư trong các sản phẩm từ nông nghiệp và thực phẩm là vô cùng khó khăn.

Mặc dù có một số phương pháp được sử dụng có tính chính xác cao nhưng chi phí thường đắt đỏ, tốn nhiều thời gian. Không những thế, nó còn đòi hỏi người sử dụng có chuyên môn cao và máy móc thiết bị phức tạp…

Trong khoảng chục năm trở lại đây, quang phổ Raman dần trở thành ứng viên sáng giá cho việc nhận biết các phân tử hữu cơ do cho ra kết quả nhanh, chi phí thấp và có khả năng bảo toàn mẫu thử. Tuy nhiên, hạn chế của quang phổ Raman vẫn là độ nhạy của phương pháp.

Để khắc phục vấn đề này, phổ Raman tăng cường bề mặt (SERS) được đưa ra và phát triển để phát hiện vết (với hàm lượng nằm trong vùng từ phần triệu đến phần tỷ (ppm-ppb)) của nhiều chất (đặc biệt là các chất hữu cơ) trên các nền chất khác nhau.

Việc phát triển các đế SERS có độ nhạy cao, ứng dụng phổ Raman tăng cường bề mặt để xác định các độc tố trong nông sản xuất khẩu là một việc rất cần thiết, đem lại lợi ích to lớn và lâu dài.

Phát hiện được cả nấm mốc

Tiến sĩ Việt nhận dạng nhanh độc tố trong nông sản ảnh 2

Quy trình chế tạo đế tăng cường bề mặt từ cánh hoa hồng và ứng dụng trong xác định quang phổ Raman.

TS Nguyễn Thành Dương cho biết, trong nghiên cứu này, nhóm đã bước đầu xây dựng dữ liệu phổ của 23 hợp chất. Trong đó có 10 hoá chất bảo vệ thực vật, 6 hợp chất kích thích tăng trưởng, 2 hợp chất ức chế sinh trưởng, 5 hợp chất nấm mốc bằng quang phổ Raman.

Đây là những hợp chất tiêu biểu, làm tiền đề để mở rộng cơ sở dữ liệu cho việc phân tích các hợp chất khác trong nông sản xuất khẩu trong tương lai.

Đề tài cũng đã thành công trong việc chế tạo đế SERS từ cánh ve có phủ nano bạc và đế PDMS/Ag-AgNPs mô phỏng cấu trúc cánh hoa hồng với quy trình ổn định, chi phí thấp những vẫn mang lại hiệu quả mong muốn. Khả năng tăng cường tín hiệu của đế SERS lên tới 4,7 x 107.

Từ đó, các đế SERS này được sử dụng để phát hiện các hợp chất bảo vệ thực vật, kích thích tăng trưởng và ức chế sinh trưởng cũng như nấm mốc trên mẫu chuẩn và trên nông sản.

Nhóm đã phân tích permethrin, paraquat trong dưa hấu, difenoconazole trong khoai tây, imidacloprid, acephat và carbaryl trong xoài. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng đã thành công trong việc phân tích đồng thời cả ba chất imidacloprid, acephat và carbaryl trong xoài.

Kết quả nghiên cứu góp phần quan trọng để nhân rộng quy mô áp dụng phương pháp SERS nhằm phát hiện đồng thời nhiều độc tố trong nông sản xuất khẩu của Việt Nam.

Mục tiêu của nhóm nghiên cứu, không chỉ kiểm soát tồn dư hóa chất độc hại trong nông sản xuất khẩu mà có thể kiểm tra nhanh các loại chất độc này ở nông sản trong nước. Đồng thời, phát triển phương pháp thành một công cụ kiểm soát chất lượng nông sản rộng rãi.

Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, có thể phát triển thư viện quang phổ Raman của các hợp chất, độc tố trong nông sản để ứng dụng phát hiện nhanh những hợp chất này trong nông sản ở nước ta. Nhóm nghiên cứu cũng kiến nghị phát triển mô hình quang phổ Raman cầm tay để triển khai rộng rãi phương pháp này trong thời gian tới.

Nhiều loại chất độc có mặt trong thực phẩm ở Việt Nam, có thể kể đến Bisphenol A (BPA), chì, clenbuterol, diêm tiêu (muối nitrat, nitrit), dehp và các phthalate, ethephon (thành phần chính của các thuốc ép chín)… Ngoài ra còn có formol, chất này được xếp vào nhóm chất gây ung thư hay hàn the, salbutanol, thạch tín, thủy ngân, ure, xyanua, aflatoxin…

Để xuất khẩu, nông sản phải vượt qua các kiểm tra về độ an toàn và đánh giá theo quy trình thực hành sản xuất tốt (GMP) hay thực hành nông nghiệp tốt (GAP).

Có 4 mối nguy quan trọng mà các mặt hàng thực phẩm, nông sản của Việt Nam thường gặp là: Sinh học (bao gồm ký sinh trùng và vi khuẩn gây bệnh); hóa học (phóng xạ, thuốc trừ sâu và dư lượng thuốc, độc tố tự nhiên, phân hủy thực phẩm, phụ gia, chất tạo màu không được sử dụng, các chất gây dị ứng thực phẩm); vật lý (nhiễm bẩn thủy tinh hoặc kim loại); vô tình hoặc cố ý để đạt được lợi ích kinh tế (làm giả, làm nhái…).

Theo Giáo Dục Thời Đại

CÁC TIN KHÁC

Top Ý Tưởng Sáng Tạo Việt Nam 2023 – Nhà khoa học Việt chế thuốc chữa tiểu đường từ cây thài lài trắng

Nghiên cứu về cây dược liệu lâu năm, PGS.TS Vũ Đức Lợi thấy Việt Nam có nhiều cây thuốc tiềm năng để phát triển thành sản phẩm trị đái tháo đường.

Top Ý Tưởng Sáng Tạo Việt Nam 2023 – Robot xương tay của nhóm nghiên cứu Việt cho cảm nhận giống như thật

Robot xương tay giúp người dùng có thể cử động giống như tay thật do sử dụng công nghệ cảm nhận thực tế, mô phỏng theo thời gian thực.

Top Ý Tưởng Sáng Tạo Việt Nam 2023 – Sáng chế biến cây chuối thành sợi cao cấp

Anh Bùi Khánh Dũng đã sáng chế máy tách sợi chuối nhằm tận dụng những thân cây chuối bỏ đi sau thu hoạch.

Top Ý Tưởng Sáng Tạo Việt Nam 2023 – Chế phẩm nano chữa bệnh cho cây trồng

Các nhà khoa học Việt đã phát triển dưỡng chất nano tích hợp, vi lượng và dung dịch nano chữa bệnh cho cây trồng, giúp tăng năng suất và giảm tác động tới môi trường.

Top Ý Tưởng Sáng Tạo Việt Nam 2023 – Sinh viên trường Công nghệ dùng hoa đậu biếc phát hiện thực phẩm hỏng

Sinh viên Trường Đại học Công nghệ Sài Gòn đã dùng dịch chiết hoa đậu biếc để thay thế giấy quỳ, phát hiện thực phẩm tươi sống bị hỏng qua bao bì.

Top Ý Tưởng Sáng Tạo Việt Nam 2023 – Sáng chế bồn cầu di động cho xe khách, tàu hỏa, tàu biển

Bồn cầu xả nước thế hệ mới là sáng chế của Công ty TNHH Sáng Chế Xanh (Quận 7, TPHCM).

Bài viết nổi bật

Đại học Sư phạm TP.HCM ‘bắt tay’ doanh nghiệp công nghệ Việt thúc đẩy chuyển đổi số

Theo hợp tác mới ký kết với Viettel Solutions, Đại học Sư phạm TP.HCM sẽ cùng doanh nghiệp này xây dựng các giải pháp công nghệ trong giáo dục tập trung vào 4 nội dung chính.

Nhóm sinh viên trường ĐH Ngoại thương giành giải ‘Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng’

Ngày 12/6, tại Học viện Tài chính diễn ra Chung khảo Hội thi khoa học sinh viên toàn quốc 'Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng' lần thứ VII, năm 2022. Ban Giám khảo đã chọn ra nhóm sinh viên ĐH Ngoại thương TP. Hồ Chí Minh giành giải Đặc biệt.

Bài viết mới nhất

Tập đoàn FPT thành công xác lập Kỷ lục nhân dịp kỷ niệm 35 năm thành lập với màn nhảy đồng diễn của hơn 3000 cán bộ-nhân viên và gia đình

(KYLUC.VN-VIETKINGS) – Nhân dịp kỷ niệm 35 năm thành lập, Tập đoàn FPT tổ chức giải chạy mang tên FPT Happy Run tại thành phố Đà Nẵng với mong muốn lan toả tinh thần hạnh phúc, lòng nhân ái và nối dài những cánh tay để mang những điều tốt đẹp đến với cộng đồng. Tại sự kiện đầy ý nghĩa này, Tập đoàn FPT đã thành công xác lập Kỷ lục Việt Nam với nội dung "Màn đồng diễn điệu nhảy "Kiến tạo Hạnh phúc" tại giải chạy FPT Happy Run 2023 do các Cán bộ - Nhân viên đơn vị và gia đình tham gia nhiều nhất".

Top Ý Tưởng Sáng Tạo Thế Giới Năm 2023 – Biến gạo thành đồ nhựa an toàn mang lại hy vọng cho Fukushima sau thảm họa hạt nhân

Jinichi Abe biết rằng gạo ông trồng tại thị trấn Namie, tỉnh Fukushima (Nhật Bản) vẫn sẽ có người mua ổn định, mặc dù nơi đây đang cố gắng hồi phục sau thảm họa kép động đất và sóng thần năm 2011.

Turbine gió nổi đầu tiên trên thế giới sản xuất điện

Giàn turbine được phát triển bởi X1 Wind, công ty công nghệ điện gió nổi ở Barcelona, và neo ở quần đảo Canary, gần Tây Ban Nha.

Xiaomi Việt Nam xác lập kỷ lục với logo được ghép từ nhiều bức ảnh chân dung nhất bằng điện thoại Xiaomi 13 Series

(Kyluc.vn) Sáng ngày 11.3.2023 tại TP.HCM, nhằm chào mừng dòng điện thoại flagship mới Xiaomi 13 Series được chính thức phân phối tại Việt Nam, Xiaomi Việt Nam đã xác lập kỷ lục với sự kiện chụp và ghép logo Xiaomi từ nhiều bức ảnh chân dung nhất bằng dòng smartphone nói trên. Toàn bộ quá trình thực hiện kỷ lục Việt Nam của đơn vị đã được Tổ chức Kỷ Lục Việt Nam - Vietkings kiểm tra, thẩm định và sau đó được ghi nhận vào chương trình công bố và trao kỷ lục trong buổi tối cùng ngày.

Bộ bách khoa toàn thư lớn nhất thế giới được số hóa

"Vĩnh Lạc đại điển" - bộ bách khoa toàn thư lớn nhất thế giới - vừa được hoàn tất số hóa nhằm bảo tồn những phần còn sót lại và đưa văn học cổ điển đến với đại chúng.

Top Ý Tưởng Sáng Tạo Thế Giới Năm 2023 – Công nghệ sạc đầy pin smartphone trong 5 phút

Công nghệ sạc nhanh mới của Redmi cho công suất 300 W, giúp sạc đầy viên pin 4.100 mAh trên smartphone trong thời gian ngắn.