Trang chủ Thế giới ý tưởng Máy thu hái hồi tự động của học sinh Lạng Sơn

Máy thu hái hồi tự động của học sinh Lạng Sơn

Trước thực trạng mỗi năm có hàng trăm ca thương tích do hái hồi, thầy và trò Trường THPT Chu Văn An, thành phố Lạng Sơn đã chế tạo máy thu hái hồi tự động với năng suất cao gấp 5 lần so với thu hái thủ công, kích thước gọn nhẹ, dễ vận chuyển.
Giảm tai nạn nghề nghiệp
 
Lạng Sơn là tỉnh có diện tích hồi lớn nhất cả nước với 33.503ha. Để thu hoạch hồi, bà con bao đời nay phải trèo cây để hái từng quả. Cây hồi cao từ 10-15m, cành giòn, rất dễ gãy. Hằng năm, Bệnh viên Đa khoa Lạng Sơn tiếp nhận khoảng 150 ca tai nạn khi hái hồi.
 
Trước thực tế đó, thầy Tạ Văn Hữu – giáo viên môn công nghệ Trường THPT Chu Văn An – có ý tưởng chế tạo một chiếc máy hái hồi giúp bà con tăng năng suất và giảm tai nạn. Thầy trao đổi ý tưởng với hai học trò cưng là Hoàng Việt Bách (lớp 10) và Lương Gia Khánh (lớp 12); các em rất hứng khởi. Vậy là các buổi hội ý diễn ra thường xuyên sau giờ học với hàng trăm bản vẽ kỹ thuật, từ những nét nguệch ngoạc trên đất tới bản thiết kế trên máy tính.
 
Hằng năm, Bệnh viện Đa khoa Lạng Sơn tiếp nhận khoảng 150 ca tai nạn khi hái hồi.

Hằng năm, Bệnh viện Đa khoa Lạng Sơn tiếp nhận khoảng 150 ca tai nạn khi hái hồi.
“Ở Lạng Sơn, hồi được trồng chủ yếu trên địa hình đồi núi có độ dốc khoảng 25-30 độ, có nơi tới 40 độ. Do đó, yêu cầu đầu tiên là máy phải gọn, nhẹ, dễ mang vác, điều khiển và đảm bảo an toàn. Đã gọi là máy, tất nhiên năng suất phải cao hơn hái thủ công và phải đảm bảo chất lượng sản phẩm như hái thủ công, tức không được giập nát, vỡ cánh hoặc rơi vãi hao hụt” – thầy Hữu cho biết. Với những yêu cầu ấy, thầy và trò cần tính toán kỹ từ khâu chọn vật liệu, cấu tạo hình dáng đến sử dụng nguồn điện phù hợp.
 
Sau 3 tháng, máy thu hái hồi ra đời, cấu tạo gồm 3 phần: Đầu hái, cần hái và tay điều khiển. Điểm đặc biệt của máy là lôrăng – hộp tròn bên trong gắn những cái móc được bố trí so le trên một trục quay – để khi hái hồi không bị rụng lá, vướng cành. Cần hái làm bằng inox, có thể điều chỉnh chiều dài do cấu tạo theo kiểu ống luồn như ăngten đài bán dẫn, rất phù hợp với độ cao của cây. Cần hái rất nhẹ nên người dùng có thế cầm liên tục mà không bị mỏi.
 
Năng suất thu hái tăng 5 lần
 
Theo ông Nguyễn Minh Huấn – Phòng Quản lý công nghệ và Quản lý chuyên ngành, Sở Khoa học và Công nghệ Lạng Sơn, máy hái hồi kể trên có cấu tạo tương đối gọn nhẹ, nguyên lý hoạt động và vận hành đơn giản, dễ sử dụng. Bà con chỉ cần bật nguồn, bấm nút, đưa cần hái lên là máy hoạt động. Thiết bị có thể tháo lắp được nên việc vận chuyển lên rừng cũng dễ dàng.
 
“Bà con bao đời nay vẫn hái hồi theo cách thủ công, năng suất không cao, thương tích rất nhiều, thậm chí còn ảnh hưởng tới tính mạng. Máy hái hồi tự động sẽ giúp bà con hái nhanh hơn và quan trọng là đảm bảo an toàn. Trong 30 phút, máy có thể hái được 20kg hồi, trong khi hái tay chỉ được 4kg” – ông Huấn nói.
 
Máy hái hồi tự động của thầy trò Trường THPT Chu Văn An, Lạng Sơn.

Máy hái hồi tự động của thầy trò Trường THPT Chu Văn An, Lạng Sơn.
Theo ông Hoàng Quang Khôn – Phó Chủ tịch thường trực Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Lạng Sơn, đây là ý tưởng mới, là sản phẩm rất sáng tạo, có thể áp dụng rộng rãi trong thực tế.
 
“Tới đây, khi đưa vào sản xuất đại trà, nên cải tiến một số chi tiết vì hiện nay máy mới chỉ thu hoạch được những cành phía dưới, chưa hái được hồi ở những cành mọc hướng lên trên hoặc mọc ngang” – ông Khôn nói.
 
Một điểm nữa cũng cần cải tiến, theo ông Nguyễn Minh Huấn là chiều dài của cần hái hiện đạt tối đa được 5m, chỉ áp dụng được cho những cây thấp. “Bên cạnh đó, pin cũng không sử dụng được lâu, chỉ 3-4 giờ. Các tác giả cần nghiên cứu để kéo dài thời gian sử dụng vì khi lên rừng, bà con không có chỗ sạc pin” – ông Huấn đề xuất.
 
Hiện sản phẩm chưa được thương mại hóa mặc dù đã có một số đơn đặt hàng, bởi việc sản xuất đơn chiếc rất khó khăn, chi phí cao. “Chúng tôi rất cần một nhà đầu tư để sớm đưa sản phẩm này ra phục vụ bà con” – thầy Hữu nói. Nhóm tác giả đang được Sở Khoa học và Công nghệ Lạng Sơn tư vấn, hỗ trợ đăng ký sở hữu công nghiệp cho sản phẩm này.
CÁC TIN KHÁC

Sinh viên làm siêu tụ điện từ vỏ sầu riêng

Nhóm sinh viên Đại học Quốc gia TPHCM đã chế tạo siêu tụ điện từ vỏ sầu riêng để lưu trữ năng lượng ổn định và thân thiện với môi trường.

Sinh viên sáng chế cà phê túi lọc

Làm thế nào để có tách cà phê truyền thống đậm vị mà không mất nhiều công đoạn pha chế?

Sinh viên biến phế thải thành vật liệu xây dựng

Nhóm sinh viên đã sử dụng các phế thải nông nghiệp (bã mía, rơm rạ...) và phế thải công nghiệp để chế tạo loại vật liệu mới thân thiện với môi trường.

Xây bể chứa nước, bổ sung muối khoáng ‘chống khát’ cho thú rừng

Trước tình trạng nguồn nước tự nhiên trong rừng đang dần khô cạn, hàng loạt bể chứa nước đã được xây dựng để cung cấp nguồn nước uống cho các loại thú rừng

Sinh viên hàng không chế tạo hộp thông minh chỉ dẫn hành khách ở sân bay

Nhóm sinh viên Học viện Hàng không Việt Nam chế tạo hộp thiết bị gắn ở các vị trí khác nhau trong sân bay giúp hành khách tìm cửa ra máy bay, nhà vệ sinh, tra cứu thông tin.

Ví tái chế từ màn chiếu cũ của CGV Việt Nam gây sốt vì ý tưởng độc đáo

Chỉ trong thời gian ngắn, ví đựng thẻ tái chế từ màn chiếu cũ của CGV Việt Nam đã thu hút sự chú ý của giới trẻ vì ý tưởng tận dụng các vật liệu cũ từ rạp phim vô cùng độc đáo.

Bài viết nổi bật

Đại học Sư phạm TP.HCM ‘bắt tay’ doanh nghiệp công nghệ Việt thúc đẩy chuyển đổi số

Theo hợp tác mới ký kết với Viettel Solutions, Đại học Sư phạm TP.HCM sẽ cùng doanh nghiệp này xây dựng các giải pháp công nghệ trong giáo dục tập trung vào 4 nội dung chính.

Nhóm sinh viên trường ĐH Ngoại thương giành giải ‘Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng’

Ngày 12/6, tại Học viện Tài chính diễn ra Chung khảo Hội thi khoa học sinh viên toàn quốc 'Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng' lần thứ VII, năm 2022. Ban Giám khảo đã chọn ra nhóm sinh viên ĐH Ngoại thương TP. Hồ Chí Minh giành giải Đặc biệt.

Bài viết mới nhất

Hé lộ sự tồn tại hành tinh thứ 9 trong Hệ Mặt trời chúng ta

Chúng ta biết rằng, có ít nhất 8 hành tinh đang tồn tại trong Hệ Mặt trời, nhưng có thể vẫn còn tồn tại những vật thể khác. Mới đây các nhà khoa học đã hé lộ thêm bằng chứng về hành tinh thứ 9.

Công ty khởi nghiệp Mỹ cấy ghép mắt khoa học cho người mù

Những người bị mù do bệnh viêm võng mạc sắc tố và bệnh thoái hóa điểm vàng khô do tuổi tác có hy vọng được nhìn thấy trở lại.

[WOWTIMES – VIETKINGS] Đại học Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh (1913-2024) – Chiếc nôi đào tạo nghệ sĩ hàng đầu cả nước – Top 100 đơn vị trên 100 tuổi còn hoạt động tại Việt Nam 2024 – P.18

Trường Đại học Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh, tiền thân là Trường vẽ Gia Định được thành lập ngày 1/9/1913, là một trong những trường mỹ thuật có truyền thống lâu đời ở Việt Nam.

Nhà khoa học kiếm tìm những bí ẩn trong lòng đất

PGS.TS Cao Đình Triều là một trong số ít những nhà khoa học, dành trọn tâm huyết, đam mê nghiên cứu địa vật lý suốt cả cuộc đời.

Nhà hát lớn Hải Phòng – TOP 5 sân khấu – nhà hát kịch lâu đời của Việt Nam thu hút nhiều khách tham quan (P.3) – [VIETKINGS-TOPPLUS – Hành trình TOP Việt Nam]

(kyluc.vn) Nhà hát lớn Hải Phòng là một trong những điểm đến thu hút du khách tham quan khi du lịch Hải Phòng. Với kiến trúc độc đáo, hài hòa giữa nét hiện đại và cổ kính, nhà hát là điểm đến lý tưởng cho những du khách yêu thích thưởng thức nghệ thuật và muốn khám phá vẻ đẹp văn hóa, lịch sử của vùng đất cảng.

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.58) Đền Kiếp Bạc (Hải Dương): Khúc tráng ca về Hưng Đạo đại vương – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Ở Kiếp Bạc những ngày không mùa lễ hội, ta có dịp lắng lòng nghe tiếng sóng sông Lục Đầu hay gió từ thung lũng dội về như âm vang, khí thế của ba quân. Mỗi dấu tích, cảnh vật nơi đây đều là minh chứng của thời kỳ chống giặc Nguyên - Mông.