Trang chủ Thế giới ý tưởng Ứng dụng vật liệu Geofoam xây đường đầu cầu trên nền...

[IDEASTIME] Ứng dụng vật liệu Geofoam xây đường đầu cầu trên nền đất yếu

Nghiên cứu của PGS.TS Trần Nguyễn Hoàng Hùng và cộng sự ở Trường Đại học Bách khoa TPHCM cho thấy, Geofoam sản xuất trong nước phù hợp để xây đường đầu cầu trên nền đất yếu, rút ngắn thời gian thi công.
Đường dẫn vào cầu làm nhiệm vụ kết nối và chuyển tiếp độ cứng giữa đường và cầu thông qua kết cấu mố cầu, đảm bảo sự êm thuận cho người và phương tiện giao thông. Tuy nhiên, phần đất đắp ngay sau mố, thường xảy ra độ lún lớn, gây chênh lệch cao giữa đỉnh mố và đường sau khi công trình đưa vào khai thác. Điều này gây bất tiện cho các phương tiện giao thông khi qua lại, và tăng kinh phí bảo trì sửa chữa cầu, đường.
 
Theo PGS.TS Trần Nguyễn Hoàng Hùng, tại Việt Nam, lún đường đầu cầu xảy ra ở toàn khu vực miền Nam. Nguyên nhân là do chưa xử lý triệt để, phù hợp nền đất yếu bên dưới đường đầu cầu. Hiện nay, có nhiều phương pháp xử lý nền đất yếu bên dưới đường đầu cầu như làm tăng nhanh quá trình cố kết trong nền đất bằng bấc thấm hoặc giếng cát kết hợp gia tải trước; gia cố nền đất yếu bằng cọc đất trộn xi măng, cọc cát đầm, cọc đá;… Tuy nhiên, các phương pháp này đòi hỏi đội ngũ kỹ sư có nhiều kinh nghiệm, máy móc thiết bị hiện đại, tiêu tốn phần lớn kinh phí và thời gian thi công của công trình.
 
Xếp những

Thi công đường trên nền đất yếu bằng các tấm Geofoam. Ảnh: NNC
 
Geofoam là vật liệu nhựa tổng hợp từ polystyrene, xốp nhẹ, có khối lượng riêng từ 12 – 35kg/m3, nhỏ hơn từ 30 đến 100 lần so với các vật liệu đắp truyền thống như cát, đất, sét,…, làm giảm đáng kể tải trọng truyền xuống nền đường bên dưới, dẫn đến giảm độ lún nền đường. Vật liệu này được ứng dụng rộng rãi cho nhiều dạng công trình xây dựng như làm đắp nền đường ô tô, đường sắt, đường đầu cầu, thân đê bao, nền móng nhà,… Trong xây dựng đường đầu cầu trên nền đất yếu. Geofoam được đặt trực tiếp lên nền đất mà không cần xử lý nền. Quá trình thi công để nâng cao mặt đường chỉ sử dụng nhân công vận chuyển và lắp đặt bằng thủ công, không cần sử dụng các loại thiết bị đặc biệt, rút ngắn thời gian thi công.
 
Nhiều quốc gia trên thế giới đã sử dụng Geofoam thay thế vật liệu đắp truyền thống cho các công trình giao thông. Tuy nhiên, ở Việt Nam chưa có nghiên cứu khoa học và ứng dụng Geofoam vào xây dựng công trình giao thông. Trước thực tế đó, nhóm nghiên cứu Trường ĐH Bách khoa TPHCM đã thực hiện đề tài "Nghiên cứu ứng dụng vật liệu Geofoam xây dựng đường đầu cầu trên đất yếu ở TPHCM".
 
Vật liệu Geofoam sản xuất trong nước được nhóm nghiên cứu thử nghiệm các tính chất cơ-lý-hóa. Kết quả cho thấy, Geofoam có khả hấp thụ hơn 60% lượng nước trong 7 ngày đầu, hấp thụ hơn 90% lượng nước trong 35 ngày kế tiếp, và dưới 10% lượng nước hấp thụ ở thời gian còn lại; có khả năng thoát lượng nước đã hấp thụ nhanh, hơn 90% lượng nước đã hấp thụ thoát ra trong 3 ngày; bị hòa tan nhanh trong xăng, dầu hỏa và không bị hòa tan trong dầu nhớt; là vật liệu dễ cháy khi tiếp xúc trực tiếp với lửa;… Nghiên cứu cũng cho thấy, Geofoam sản xuất trong nước phù hợp để ứng dụng xây dựng đường đầu cầu trên nền đất yếu.
 
Thử nghiệm tải trọng của xe

Thử nghiệm tải trọng của xe trên đường sử dụng Geofoam. Ảnh: NNC
 
Vật liệu Geofoam sản xuất trong nước (khối lượng riêng 21kg/m3) đã được thử nghiệm làm đường đầu cầu có độ cao đường 2,3m, độ dốc 10% trên nền đất yếu ở Khu Công nghiệp Hiệp Phước, huyện Nhà Bè, TPHCM. Kết quả, đường ổn định dưới tác dụng của xe tải 12 tấn, đảm bảo khả năng chịu tải và biến dạng nằm trong giai đoạn đàn hồi của vật liệu.
 
Theo nhóm nghiên cứu, Geofoam trước khi đưa vào thiết kế cần có đầy đủ các thông số kỹ thuật như khối lượng riêng, cường độ nén, mô đun đàn hồi. Các thông số này đảm bảo không nhỏ hơn thông số tối thiểu theo ASTM D6817 (Tiêu chuẩn quốc tế của Hiệp hội thí nghiệm và vật lý Hoa Kỳ trong ngành vật liệu). Vị trí xây dựng đường đầu cầu phải khảo sát kỹ điều kiện địa chất, đặc biệt là thủy văn để tính toán phương án xử lý áp lực nước đẩy nổi vật liệu. Ngoài ra, Geofoam phải được bọc kín bằng vải hoặc bạt nhựa, xây dựng tường chắn kín xung quanh để hạn chế tiếp xúc với xăng, lửa, axit, mối, chuột gặm nhấm,…
 
Kết quả nghiên cứu đã được Sở KH&CN TPHCM nghiệm thu trong năm qua, là cơ sở khoa học để các đơn vị đầu tư có thể áp dụng rộng rãi vật liệu nhẹ Geofoam trong xây đường đầu cầu trên nền đất yếu.
 
Nguồn:https://khoahocphattrien.vn/cong-nghe/ung-dung-vat-lieu-geofoam-xay-duong-dau-cau-tren-nen-dat-yeu/2021042912129647p1c859.htm
CÁC TIN KHÁC

Sinh viên làm siêu tụ điện từ vỏ sầu riêng

Nhóm sinh viên Đại học Quốc gia TPHCM đã chế tạo siêu tụ điện từ vỏ sầu riêng để lưu trữ năng lượng ổn định và thân thiện với môi trường.

Sinh viên sáng chế cà phê túi lọc

Làm thế nào để có tách cà phê truyền thống đậm vị mà không mất nhiều công đoạn pha chế?

Sinh viên biến phế thải thành vật liệu xây dựng

Nhóm sinh viên đã sử dụng các phế thải nông nghiệp (bã mía, rơm rạ...) và phế thải công nghiệp để chế tạo loại vật liệu mới thân thiện với môi trường.

Xây bể chứa nước, bổ sung muối khoáng ‘chống khát’ cho thú rừng

Trước tình trạng nguồn nước tự nhiên trong rừng đang dần khô cạn, hàng loạt bể chứa nước đã được xây dựng để cung cấp nguồn nước uống cho các loại thú rừng

Sinh viên hàng không chế tạo hộp thông minh chỉ dẫn hành khách ở sân bay

Nhóm sinh viên Học viện Hàng không Việt Nam chế tạo hộp thiết bị gắn ở các vị trí khác nhau trong sân bay giúp hành khách tìm cửa ra máy bay, nhà vệ sinh, tra cứu thông tin.

Ví tái chế từ màn chiếu cũ của CGV Việt Nam gây sốt vì ý tưởng độc đáo

Chỉ trong thời gian ngắn, ví đựng thẻ tái chế từ màn chiếu cũ của CGV Việt Nam đã thu hút sự chú ý của giới trẻ vì ý tưởng tận dụng các vật liệu cũ từ rạp phim vô cùng độc đáo.

Bài viết nổi bật

Đại học Sư phạm TP.HCM ‘bắt tay’ doanh nghiệp công nghệ Việt thúc đẩy chuyển đổi số

Theo hợp tác mới ký kết với Viettel Solutions, Đại học Sư phạm TP.HCM sẽ cùng doanh nghiệp này xây dựng các giải pháp công nghệ trong giáo dục tập trung vào 4 nội dung chính.

Nhóm sinh viên trường ĐH Ngoại thương giành giải ‘Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng’

Ngày 12/6, tại Học viện Tài chính diễn ra Chung khảo Hội thi khoa học sinh viên toàn quốc 'Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng' lần thứ VII, năm 2022. Ban Giám khảo đã chọn ra nhóm sinh viên ĐH Ngoại thương TP. Hồ Chí Minh giành giải Đặc biệt.

Bài viết mới nhất

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.60) Chợ Đà Lạt (Lâm Đồng): Trái tim của thành phố ngàn hoa – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Chợ Đà Lạt hiện nay không chỉ là một ngôi chợ với các hoạt động mua bán thông thường với người bản xứ, mà còn là nơi nối tiếng thu hút khách tham quan khi đến với thành phố này.

Giới hạn chịu nóng của con người không cao như chúng ta tưởng

Theo thống kê từ EPA, khoảng 11.000 trường hợp tử vong tại Mỹ gây ra bởi các sóng nhiệt trong giai đoạn từ 1979-2018. Con số này thậm chí còn có thể nhiều hơn do nhiều nơi không liệt kê hoặc không nhận định nhiệt độ cao là nguyên nhân gây tử vong.

Tàu chữa cháy lớn nhất thế giới tự thăng bằng trong 6 giây

https://www.youtube.com/watch?v=cZdGcip4FzM Chiếc tàu chế tạo bởi xưởng đóng tàu Lungteh ở huyện Nghi Lan của Đài Loan được cho là tàu chữa cháy tự thăng...

[WOWTIMES – VIETKINGS] Trường Đại học Sài Gòn (1908-2024) – Chứng nhân lịch sử kiêu hùng – Top 100 đơn vị trên 100 tuổi còn hoạt động tại Việt Nam 2024 – P.19

(nienlich.vn) Đại học Sài Gòn được xây dựng vào năm 1908 có tiền thân là trường Trung học Pháp – Hoa. Trong hơn một thế kỷ xây dựng và phát triển, Trường hiện là cơ sở giáo dục đại học và nghiên cứu khoa học công lập, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội của Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói chung.

Ra mắt “pin” muối nóng chảy khổng lồ đầu tiên trên thế giới

Cơ sở lưu trữ năng lượng xanh bằng muối nóng chảy mới khánh thành ở Đan Mạch được ví như viên pin khổng lồ và cực kỳ hiệu quả.

Nhà hát lớn Thành phố Hồ Chí Minh – TOP 5 sân khấu – nhà hát kịch lâu đời của Việt Nam thu hút nhiều khách tham quan (P.4) – [VIETKINGS-TOPPLUS – Hành trình TOP Việt Nam]

(kyluc.vn) Được khởi công xây dựng từ năm 1898 và đưa vào sử dụng từ năm 1900, Nhà hát thành phố (tên ban đầu là Nhà hát lớn Sài Gòn- L’Opera de Saigon) từng là biểu tượng văn hoá của “Hòn ngọc viễn Đông”. Hơn 100 năm qua, theo dòng lịch sử của Sài Gòn, Nhà hát cũng có nhiều thăng trầm và trở thành một chứng nhân của lịch sử.