Trang chủ Thế giới ý tưởng Ý tưởng làm búp bê…kỳ dị của thiếu nữ Hà Thành

Ý tưởng làm búp bê…kỳ dị của thiếu nữ Hà Thành

Những tác phẩm của Hằng sinh động đến ngỡ ngàng nhưng rất khác lạ bởi sự gồ ghề và hơi nhớp nháp, ai không hiểu thấy "sờ sợ", còn người thích thì cho rằng đó thực sự là nghệ thuật.

Các tác phẩm độc đáo
Một buổi chiều đầy nắng, chúng tôi hẹn nhau tại quán cà phê nhỏ xinh trên phố Hà Nội. Hằng khệ nệ bê những hộp vuông trong suốt chứa sản phẩm của cô xuống cho tôi xem.
 
Nhìn từ xa, đó là những con búp bê rất xinh, xù xì, bụi bặm với các họa tiết xung quanh cũng rất đáng yêu. Tuy nhiên, khi từng sản phẩm được mở ra, tôi thực sự bất ngờ trước nét độc đáo của chúng, đó là những búp bê được làm bằng gỗ một cách vô cùng tỉ mỉ, giàu sắc thái cảm xúc với gương mặt gồ ghề và nhớp nháp của những đứa trẻ nghịch ngợm.
 
Chỉ vào đôi búp bê bà – cháu, Hằng cho biết: “Đây là tác phẩm đầu tay của em đấy! Hôm đó mẹ em ôm nên trùm khăn lên đầu, ngồi khật khừ khật khừ, cháu em – con chị gái thì yêu bà lắm, thấy bà ngồi thế thì cũng ngồi theo và gật gật đầu theo bà. Em thấy yêu cảnh này quá nên đã đi mua gỗ và về gọt giũa nên “hai bà cháu”’.
 
 
Bà ngoại và cháu gái
 
Bên cạnh đó là hình ảnh một cô gái nhỏ đỏm dáng đang trang điểm trước gương. Có lẽ bất kỳ một người con gái nào khi nhìn sản phẩm này cũng sẽ nhận ra mình trong đó, bởi thời còn nhỏ, chúng ta đều từng ít nhất một lần thích được mặc quần áo người lớn, nghịch ngợm những đồ trang điểm của mẹ rồi len lén …vẽ lên mặt mình xem có xinh không. Đó cũng chính là nguồn cảm hứng để Hằng sáng tạo cô bé trang điểm trước gương.
 
 
Cô bé trang điểm trước gương
 
Trong một dãy những tác phẩm của Hằng, khá nhiều người ngồi quanh quán tỏ ra thích thú với hình ảnh hai anh em trần truồng đang chạy nhong nhong trên đường. Người anh một tay quẹt mồ hôi một tay ôm con lợn con, người em theo sau một tay vẫn cầm que, gương mặt nhóng lên đầy hồn nhiên.
 
 
Hai anh em trần truồng chạy nhông trên đường
 
Cũng nét trong sáng của trẻ thơ, Hằng còn tạo nên một tác phẩm rất ấn tượng khác là cậu bé ngồi bô. Nhiều người lớn sẽ bật cười khi nhìn thấy cậu bé này, cậu có gương mặt rất bầu bĩnh, tóc lơ thơ chổng ngược, mặc chiếc áo len kẻ đen trắng, cậu ngồi với kiểu… căng thẳng trên chiếc bô đỏ. Dưới chân cậu là đôi dép xanh đi trong nhà to tướng, và đặc biệt là má cậu phồng lên vì đang ngậm kẹo.
 
 
Cậu bé ngồi bô
 
Hằng cho biết hầu hết những tác phẩm của mình đều là trẻ em, bởi Hằng yêu thế giới trẻ thơ, Hằng cũng thường nhớ đến những ngày tháng mình còn nhỏ, từ đó, Hằng làm nên những búp bê với từng khoảnh khắc ngày còn thơ bé.
 
“Trẻ con bây giờ thì được bố mẹ ông bà chăm sóc kỹ nên sạch sẽ quá. Chứ trẻ con trong ký ức em thường bẩn bẩn với ngố ngố, và rất nghịch ngợm, cho nên em thích làm những búp bê trông hơi nhớp nháp như thế” – Hằng lý giải về hầu hết các gương mặt, trang phục của búp bê không sạch tinh tươm của mình.
 
 
Sự tài hoa của thiếu nữ Hà thành
 
Hằng học ĐH Mỹ thuật, hiện tại cô làm việc tự do ở nhà, công việc chủ yếu là họa sĩ truyện tranh hoặc thực hiện các hợp đồng về vẽ tranh. Ngoài ra, thời gian và công sức còn lại của cô đều giành cho búp bê gỗ. Một số cô làm theo ý thích của mình, một số thì cô làm theo đơn đặt hàng.
 
Mỗi tác phẩm của Hằng, không đơn giản là có một hình mẫu rồi cô đi mua gỗ về gọt, đẽo… cho giống. Hằng vốn dĩ sống có chiều sâu, luôn khát khao được thể hiện con người theo một cách thật khác, vừa có nét giống chân dung thật mà vừa có sự sinh động một cách đặc biệt khiến người khác không thể nào quên.
 
Chính vì thế, với những tác phẩm được đặt làm, mẫu của Hằng không đơn thuần là một bức ảnh, một gương mặt ngồi cứng đơ phía trước. Hằng chia sẻ: “Em phải dành ít nhất là 3 buổi để tiếp xúc với các nhân vật do mình được đặt vẽ. Em sẽ chơi đùa, trò chuyện và quan sát với các em để bắt được nét thần thái nhất. Từ đó, em mới định hình cho tác phẩm và tạo hình sao cho có hồn nhất”.
 
Nói thì chỉ đơn giản là thế thôi, nhưng quan sát kỹ toàn bộ tác phẩm của Hằng, người xem sẽ thấy sự kỳ công đến tột cùng. Từ chiếc lược nhỏ xíu bằng nhựa, chiếc bàn với từng ngăn nhỏ làm bằng gỗ cho đến các hộp nữ trang bé…tin hin…đều tự tay Hằng lên ý tưởng và thực hiện.
 
     
Tự tay Hằng xây lò sưởi, chẻ và đốt củi, tự đập những viên ngói
nhỏ xíu hoặc làm giỏ hoa

 
Cô bé ôm mèo ngồi vắt vẻo trên cây rất đáng yêu. Để hoàn thành
một tác phẩm như thế này Hằng phải mất một tháng
 
Để làm được điều đó, đôi tay mảnh khảnh của cô thiếu nữ Hà thành đã tự cầm cưa, cầm máy khoan, cầm búa… đục, đẽo, khoét… trên từng thớ gỗ hoặc xây từ vữa, cát rồi quét vôi lên thành một cái lò sưởi….Hay như tác phẩm em bé ôm con mèo ngồi vắt vẻo trên cành cây, toàn bộ thân cây, cành lá do Hằng cắt, ghép, chiếc mũ nan nho nhỏ cũng do Hằng đan, và đến chú mèo bé bằng 3 đốt tay cũng một mình Hằng tạo nên.
 
Chính vì thế, bàn tay của Hằng nhận quá nhiều thương tích, không ít lần người thân đã can ngăn thậm chí là cấm cô đụng đến những dụng cụ đục đẽo kia. Nhưng để tự mình làm nên một tác phẩm, thì đó là điều không thể.
 
 
“Mọi người cáu và lo cho em thì mắng thế thôi, nhưng đã đam mê rồi thì không ngừng lại được. Hơn nữa, một tác phẩm do chính mình nghĩ ra, chính mình hoàn thiện thì công đoạn quan trọng nhất lại càng phải tự tay mình thực hiện “- Hằng tâm sự.
 
Cầu kỳ và đam mê, cho nên thường một tác phẩm búp bê gỗ của Hằng phải mất một tháng mới được hoàn thành. Với những tác phẩm đặt làm, giá thường có mức từ 800-1.000 USD. Đối với đa số người Việt thì để sở hữu một búp bê gỗ thì như thế là hơi cao, nhưng có những người đã không ngại ngần chi chừng ấy tiền ra để có một món quà kỷ niệm giàu tính nghệ thuật và sắc thái tình cảm cho con cái mình.
 
 
Hằng đang ấp ủ mở một triển lãm búp bê gỗ do mình sáng tạo
 
Ngoài ra, Hằng vẫn thường tự để tâm hồn mình trôi theo ý thích, từ đó cô sáng tạo những búp bê gỗ cho thế giới riêng cô, với mong muốn một thời gian tới sẽ tổ chức cuộc triển lãm các tác phẩm của mình.
 
 
Theo Zing.vn
 

CÁC TIN KHÁC

Sinh viên làm siêu tụ điện từ vỏ sầu riêng

Nhóm sinh viên Đại học Quốc gia TPHCM đã chế tạo siêu tụ điện từ vỏ sầu riêng để lưu trữ năng lượng ổn định và thân thiện với môi trường.

Sinh viên sáng chế cà phê túi lọc

Làm thế nào để có tách cà phê truyền thống đậm vị mà không mất nhiều công đoạn pha chế?

Sinh viên biến phế thải thành vật liệu xây dựng

Nhóm sinh viên đã sử dụng các phế thải nông nghiệp (bã mía, rơm rạ...) và phế thải công nghiệp để chế tạo loại vật liệu mới thân thiện với môi trường.

Xây bể chứa nước, bổ sung muối khoáng ‘chống khát’ cho thú rừng

Trước tình trạng nguồn nước tự nhiên trong rừng đang dần khô cạn, hàng loạt bể chứa nước đã được xây dựng để cung cấp nguồn nước uống cho các loại thú rừng

Sinh viên hàng không chế tạo hộp thông minh chỉ dẫn hành khách ở sân bay

Nhóm sinh viên Học viện Hàng không Việt Nam chế tạo hộp thiết bị gắn ở các vị trí khác nhau trong sân bay giúp hành khách tìm cửa ra máy bay, nhà vệ sinh, tra cứu thông tin.

Ví tái chế từ màn chiếu cũ của CGV Việt Nam gây sốt vì ý tưởng độc đáo

Chỉ trong thời gian ngắn, ví đựng thẻ tái chế từ màn chiếu cũ của CGV Việt Nam đã thu hút sự chú ý của giới trẻ vì ý tưởng tận dụng các vật liệu cũ từ rạp phim vô cùng độc đáo.

Bài viết nổi bật

Đại học Sư phạm TP.HCM ‘bắt tay’ doanh nghiệp công nghệ Việt thúc đẩy chuyển đổi số

Theo hợp tác mới ký kết với Viettel Solutions, Đại học Sư phạm TP.HCM sẽ cùng doanh nghiệp này xây dựng các giải pháp công nghệ trong giáo dục tập trung vào 4 nội dung chính.

Nhóm sinh viên trường ĐH Ngoại thương giành giải ‘Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng’

Ngày 12/6, tại Học viện Tài chính diễn ra Chung khảo Hội thi khoa học sinh viên toàn quốc 'Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng' lần thứ VII, năm 2022. Ban Giám khảo đã chọn ra nhóm sinh viên ĐH Ngoại thương TP. Hồ Chí Minh giành giải Đặc biệt.

Bài viết mới nhất

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.58) Đền Kiếp Bạc (Hải Dương): Khúc tráng ca về Hưng Đạo đại vương – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Ở Kiếp Bạc những ngày không mùa lễ hội, ta có dịp lắng lòng nghe tiếng sóng sông Lục Đầu hay gió từ thung lũng dội về như âm vang, khí thế của ba quân. Mỗi dấu tích, cảnh vật nơi đây đều là minh chứng của thời kỳ chống giặc Nguyên - Mông.

Thú vị với lớp học lập trình dành cho trẻ

Dạy lập trình máy tính cho trẻ em đang được coi là xu hướng giáo dục mới trên thế giới và Việt Nam. Không phải là những giờ học khô khan theo kiểu đọc, chép một chiều, các em nhỏ tại lớp học lập trình có thể rèn luyện tư duy logic, tư duy giải quyết vấn đề và thỏa sức sáng tạo.

[WOWTIMES – VIETKINGS] Đại học Quốc gia Hà Nội (1906-2024) – 30 năm tiên phong đổi mới – Top 100 đơn vị trên 100 tuổi còn hoạt động tại Việt Nam 2024 – P.17

(nienlich.vn) Sau gần 118 năm hình thành và phát triển, Đại học Quốc gia Hà Nội đã trở thành trung tâm đào tạo chất lượng cao, hướng tới làm nòng cốt và đầu tàu cho hệ thống giáo dục nước nhà.

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.57) Tháp cổ Chiềng Sơ (Điện Biên): Dấu ấn kiến trúc và nghệ thuật Việt-Lào – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Di tích tháp Chiềng Sơ thuộc bản Nà Muông, xã Chiềng Sơ, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên Đó là di tích kiến trúc thẩm mỹ và nghệ thuật khá độc đáo và khác biệt thể hiện quan hệ đoàn kết, hữu nghị của nhân dân hai nước Việt – Lào.

Nhà hát lớn Hà Nội – TOP 5 sân khấu – nhà hát kịch lâu đời của Việt Nam thu hút nhiều khách tham quan (P.2) – [VIETKINGS-TOPPLUS – Hành trình TOP Việt Nam]

(kyluc.vn) Với chiều dài lịch sử 113 năm, Nhà hát Lớn Hà Nội hiện hữu như một biểu tượng trường tồn về văn hóa, kiến trúc nghệ thuật, lịch sử, hội nhập và giao thoa văn hóa Đông - Tây, đóng góp to lớn vào lĩnh vực văn hóa và mở rộng giao lưu văn hóa, góp phần quảng bá đất nước và con người Việt Nam đến với bạn bè quốc tế và kiều bào ta ở nước ngoài.

Tiến sĩ, Nghệ sĩ, Kỷ lục gia Chu Bảo Quế đón nhận bằng Giáo sư Danh dự từ Viện Đại học Kỷ lục Thế giới WRU

(kyluc.vn) Vào ngày 30/4/2024 tại Việt Nam, Viện Đại học Kỷ lục Thế giới (WRU) đã chính thức trao bằng Giáo sư Danh dự đến Tiến sĩ - Nghệ sĩ - Kỷ lục gia Chu Bảo Quế với những đóng góp của ông trong sự nghiệp văn hóa, giáo dục của quê hương và nỗ lực quảng bá các giá trị văn hóa của Việt Nam ra toàn Thế giới. Là một người có tình yêu sâu sắc với nhiều loại hình nghệ thuật dân tộc, Tiến sĩ - Nghệ sĩ - Kỷ lục gia Chu Bảo Quế đã cống hiến phần lớn thời gian, tâm huyết, trí tuệ của mình cho sự nghiệp bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của Việt Nam. Đặc biệt trong việc giữ gìn, bảo tồn và phát huy giá trị của những làn điệu Dân ca Quan họ cổ và những làn điệu Chèo cổ của Việt Nam.